Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 34 - 39)

4. Ý nghĩa đề tài

2.2.2.Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Điều tra cấu trúc rừng

Đề tài tập trung nghiên cứu ở hai trạng thái rừng chính là rừng trồng thuần loài Tống Quá Sủ và rừng tự nhiên. Lập 30 OTC mỗi ô 1000m2, lập 30 ô ở 30 hộ với 2 loại rừng có trồng thảo quả. Trên mỗi OTC tiến hành đo đếm tầng cây gỗ về số lượng, tình hình sinh trưởng, trữ lượng, độ tàn che và độ che phủ của rừng.

2.2.2.2. Điều tra phân tích đất nơi nghiên cứu

Lập 30 ô tiêu chuẩn ở 30 hộ có trồng thảo quả trên 2 kiểu rừng khác nhau để phân tích xác định thành phần cơ giới, độ dày trung bình, màu sắc, độ xốp, tỷ lệ đá lẫn, tỷ lệ mùn, pHKCL và độ ẩm

2.2.2.3. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của thảo quả ở khu vực nghiên cứu

Điều tra sinh trưởng của thảo quả

Các chỉ tiêu sinh trưởng của thảo quả được điều tra gồm: chiều cao bình quân của những cây đã có quả (H), số cây của bụi (nt), số hoa của bụi (Ft), đường kính cách gốc 10cm (D), chiều dài lá bình quân (Dla), chiều rộng lá (Rla), số lá (nla).

Chiều cao bụi (H): được đo bằng sào có khắc vạch tới cm và đo tất cả các cây của bụi. Chiều cao bụi là giá trị trung bình tất cả các cây trong bụi.

Đường kính trung bình các cây trong bụi (D): Đường kính các cây trong bụi được đo bằng thước kẹp với độ chính xác tới mm. Sau đó tính bình quân cho cả bụi; Chiều dài (Dla), chiều rộng lá (Rla) được đo bằng thước có khắc vạch tới cm. Giá trị chiều dài và chiều rộng lá của bụi là giá trị trung bình.

Điều tra năng suất của thảo quả

Thời gian điều tra thu thập số liệu hiện trường không trùng với thời kỳ ra quả nên đề tài chỉ điều tra được số chùm hoa trên mỗi bụi mà không điều tra trực tiếp được năng suất quả. Vì vậy, đề tài đã áp dụng phương pháp đánh giá nhanh để xác định năng suất của 40 bụi thảo quả điển hình cho khu vực nghiên cứu. Những bụi điều tra khác nhau về số cây, chiều cao trung bình, đường kính gốc v.v... Tại mỗi bụi điển hình, phỏng vấn 5 chủ hộ về số quả của một chùm hoa.

Trên cơ sở các thông tin điều tra trực tiếp và phỏng vấn được đề tài xác định năng suất cho từng bụi điển hình theo công thức sau.

NS = mi . Ft . P .N/1000 (kg/ha) Trong đó: NS là năng suất thảo quả tươi mi là số quả của 1 chùm hoa của bụi, được xác định bằng phỏng vấn trực tiếp tại mỗi bụi điều tra thứ i.

Ft là số chùm hoa của bụi, được xác định bằng cách đếm trực tiếp trên các bụi điều tra thứ t.

P (gam) là trọng lượng trung bình của 1 quả, được xác định thông qua phỏng vấn người dân (P =12gam).

Nt là mật độ thảo quả (Nt=1650 bụi / ha)

2.2.2.4. Thu thập các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu đã có

- Những kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm về quản lý rừng của các nước trên thế giới.

- Những tài liệu về thể chế, chính sách trong nông lâm nghiệp ở Việt Nam như Luật đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Chính sách giao đất lâm nghiệp, Chính sách khoán bảo vệ rừng; quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; trách nhiệm quản lý Nhà nước các cấp về rừng và đất lâm nghiệp,...

- Những tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Si Ma Cai và Xã Quan Thần Sán.

- Những tài liệu, kết quả nghiên cứu về tài nguyên động thực vật, tại huyện Si Ma Cai.

2.2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA và đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA

+ Lựa chọn 30 hộ gia đình và cán bộ địa phương để phỏng vấn theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA. Các hộ gia đình và cán bộ được lựa chọn từ các xã lân cận. Tiêu chí để lựa chọn là các hộ gia đình phải đại diện cho các địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý (nếu là cán bộ) khác nhau.

+ Địa điểm khu vực thu thập thông tin có tính đại diện cao, phản ánh đúng thực trạng vấn đề nghiên cứu.

+ Các chủ đề phỏng vấn tập trung vào: Mức sống của các hộ gia đình, những hoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, sự phụ thuộc của người dân vào rừng, vai trò của người dân đối với công tác bảo tồn tài nguyên rừng và những kiến nghị, đề xuất của họ,…

+ Công cụ điều tra chủ yếu là bảng các câu hỏi phỏng vấn với những câu hỏi định hướng, bán định hướng và không định hướng.

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia PRA được áp dụng để kiểm tra kết quả, củng cố những thông tin thu được từ phương pháp kế thừa cũng như phương pháp đánh giá nhanh nông thôn; xác định những cơ hội, thách thức đến quá trình quản lý rừng; lựa chọn các giải pháp ưu tiên cũng như đề xuất và kiến nghị những biện pháp quản lý sử dụng có hiệu quả và hợp lý tài nguyên rừng.

+ Đề tài thực hiện những cuộc trao đổi, thảo luận với các đối tượng đại diện cho các xã lân cận khu vực nghiên cứu với những chủ đề có liên quan đến trồng thảo quả và quản lý rừng. Trong quá trình trao đổi, thảo luận, người thực hiện đề tài giữ vai trò là người thúc đẩy và định hướng cuộc trao đổi mà không đưa ra những ý kiến mang tính quyết định và không áp đặt tư tưởng của mình cho những thành viên tham gia thảo luận.

+ Lựa chọn đối tượng: Nhóm đối tượng phỏng vấn, thảo luận thu thập thông tin đa dạng, phong phú về địa vị xã hội, mức sống, địa bàn cư trú, nhận thức, thành phần dân tộc, khả năng tiếp cận, lĩnh vực quản lý khác nhau nhưng đều có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến trồng thảo quả.

+ Nội dung trao đổi, thảo luận tập trung vào: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch sử thôn bản: Lịch sử thôn bản được sử dụng để tìm hiểu quá trình hình thành, định cư của các thôn bản, quá trình chuyển đổi các phương thức tổ chức sản xuất, diễn biến của hoạt động sử dụng rừng và đất rừng, sự thay đổi về nhận thức, kiến thức của người dân và những nguyên nhân thay đổi trong trồng thảo quả dưới tán rừng biện pháp quản lý rừng của cư dân địa phương.

+ Công cụ được lựa chọn cho phương pháp này là bảng câu hỏi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn là những câu hỏi bán định hướng và được sắp xếp theo chủ đề phỏng vấn.

2.2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Với phương pháp này, kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài được gửi đến một số chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh

vực quản lý rừng bền vững, các nhà quản lý và tổ chức cộng đồng của địa phương đóng góp ý kiến. Những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý sẽ được sử dụng để điều chỉnh và hoàn thiện các thông tin đó thu thập ở địa phương.

2.2.2.7. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu

Các số liệu, thông tin thu thập được trong thời gian ngoại nghiệp sẽ được thống kê, sắp xếp theo thư tự ưu tiên, mức độ quan trọng của từng vấn đề, từng ý kiến và từng quan điểm. Sau đó, thông tin được tổng hợp, phân tích và đánh giá theo phương pháp SWOT, khung, đối chiếu với kết quả điều tra nhanh. Những thông tin thu được bằng phân tích định tính và định lượng đều có tầm quan trọng như nhau và được sử dụng làm tư liệu cơ bản để xây dựng báo cáo tổng kết đề tài. Các thông tin, số liệu được tổng hợp, phân tích, đánh giá theo các nội dung sau:

- Phân tích, đánh giá các thông tin về điều kiện tự nhiên liên quan đến trồng thảo quả dưới tán rừng.

- Phân tích, đánh giá các thông tin về kinh tế liên quan đến trồng thảo quả dưới tán rừng.

- Phân tích các thông tin về thực trạng quản lý rừng trong vùng nghiên cứu. - Phân tích, đánh giá các thông tin về xã hội liên quan đến trồng thảo quả dưới tán rừng.

- Phân tích, đánh giá các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong trồng thảo quả dưới tán rừng.

2.2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

- Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi tính thông dụng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ mô HÌNH TRỒNG THẢO QUẢ (AMOMUM AROMATICUM ROXB) dưới tán RỪNG (Trang 34 - 39)