4. Ý nghĩa đề tài
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả
Ở Quan Thần Sán người dân đã trồng thảo quả ở 2 khu vực với 2 kiểu rừng khác nhau rõ rệt. Kết quả điều tra 30 ô tiêu chuẩn được trình bày trong các phụ biểu 01, 02. Dưới đây là một số đặc điểm cấu trúc rừng ở từng khu vực.
3.1.1.1. Rừng trồng thuần loài (Tống quá sủ)
Khu vực trồng thảo quả thứ nhất cách trung tâm xã 2 km về phía Đông, có độ cao trung bình so với mặt nước biển 950m, dưới rừng phục hồi sau nương rẫy. Đặc điểm lâm phần được phản ảnh qua một số chỉ tiêu điều tra ở 15 ô tiêu chuẩn dưới đây.
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng trồng thuần loài Tống Quá Sủ
Chỉ tiêu N (cây/ha) D1.3 ( cm) Hvn (m) M (m3) Hdc (m) Độ TC (%) Giá trị TB 1350 15.5 9.3 97.08 4.8 37
Số liệu trên cho phép đi đến những nhận xét sau:
- Mật độ cây rừng thấp (1350 cây/ha), phần lớn cây trội đã bị chặt trong quá trình dọn rừng.
- Đường kính và chiều cao cây rừng không lớn (D1.3= 15.5cm, Hvn=9.3m). Theo kết quả phỏng vấn thì khu rừng này đã trồng 10 năm. Như vậy, lúc đầu người ta đã trồng thảo quả vào rừng mới trồng 7 năm .
- Trữ lượng rừng hiện rất thấp (97,08m3/ha). Điều này có thể ảnh hưởng đến cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cải tạo hoàn cảnh của nó.
- Độ tàn che rừng thấp (37%). Như vậy, hoàn cảnh rừng đã bị thay đổi không đáng kể so với độ tàn che thích hợp với cây thảo quả trong quá trình dọn rừng trồng thảo quả.
Tỷ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi tương đối cao (67%), chứng tỏ hoàn cảnh rừng đã mang đặc điểm tương đối rõ rệt của các khoảng trống .
Hình 3.1. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 1, Quan Thần Sán
3.1.1.2. Rừng tự nhiên
Khu vực trồng thảo quả thứ hai cách trung tâm xã 4 km về phía tây bắc, có độ cao so với mặt nước biển trung bình 1650m, dưới rừng tán rừng tự nhiên đã bị tác động mạnh. Đặc điểm lâm phần được phản ảnh qua chỉ tiêu điều tra ở 15 ô tiêu chuẩn dưới đây.
Bảng 3.2. Chỉ tiêu điều tra rừng ở nơi trồng thảo quả dưới rừng tự nhiên
Chỉ tiêu (cây/ha)N D1.3 ( cm) Hvn (m) M (m3) Hdc (m) Độ TC (%) Giá trị TB 250 31 15,6 120,6 9,5 27
Số liệu ở bảng trên cho phép đi đến những nhận xét sau.
- Mật độ cây rừng thấp (250 cây/ha), nhiều cây tầng cao đã bị chặt trong quá trình dọn rừng trồng thảo quả.
Hình 3.2. Ảnh thảo quả trồng tại ô tiêu chuẩn số 2, Quan Thần Sán
- Đường kính và chiều cao cây rừng lớn (D1.3= 31,0 cm, Hvn=15.6m). Hầu hết cây rừng để lại trong quá trình trồng thảo quả là cây có chiều cao và đường kính lớn.
- Trữ lượng rừng trung bình (120.6 m3/ha). Phần lớn là cây có kích thước lớn nên mặc dù số cây không nhiều song trữ lượng rừng còn tương đối cao. Điều này có thể duy trì cường độ trao đổi vật chất, năng lượng trong hệ sinh thái rừng và khả năng cải tạo hoàn cảnh của nó ở mức độ cao.
- Độ tàn che rừng ở mức hơi thấp (27%), tuy nhiên nó vẫn ở mức duy trì được những đặc điểm của hoàn cảnh rừng.
- Tỷ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi tương đối lớn (85%), chứng tỏ độ phì đất rừng còn cao, nó đã bù lại được phần nào hiện tượng thiếu ánh sáng dưới tán rừng. Tuy nhiên, thành phần loài của cây bụi thảm tươi đã thay đổi rõ, số lượng của các loài dương xỉ và ngọc trúc tăng lên, còn các loài ưa sáng mạnh như cỏ lào, cỏ lông sương giảm đi rõ rệt. Để phân tích đặc điểm tổ thành rừng chúng tôi đã thống kê và tính tỷ lệ tổ thành theo số cây (N) và tiết diện ngang (G) của các loài cây tầng cao, kết quả được ghi trong bảng sau.
Bảng 3.3. Thành phần loài thực vật tại Quan Thần Sán
TT Loài Tỉ lệ tổ thành (%)
G N
1 Ba soi (Macaranga denticulata Muell.Arg) 12.5 7.50
2 Bêi lêi (Litsea balansae Lecomte) 3.21 4.00
3 Sung (Ficus chapensis Gangep) 6.93 11.00
4 Kh¸o (Machilus odoratissima Nees) 3,45 4,00
5 Giæi l¸ ¸nh n©u (Mangolia faveolata Dandy) 5.47 4.10
Số liệu trên cho thấy mật độ và trữ lượng rừng trong khu vực trồng thảo quả thấp. Hầu hết các loài có giá trị đều đã bị chặt. Số cây còn lại chủ yếu với mục đích che bóng cho cây thảo quả. Theo công thức của Simpson có thể tính được chỉ số đa dạng thực vật tầng cao ở ô tiêu chuẩn 2 là Ds=0.85 theo số cây và Ds=0.82 theo tổng tiết diện ngang. Như vậy, mức đa dạng sinh học của thực vật tầng cao tính theo tổng tiết diện ngang ở ô tiêu chuẩn số 2 thấp hơn so với ô tiêu chuẩn thứ nhất. Nguyên nhân chủ yếu do sự khác biệt tương đối lớn về kích thước của các loài cây rừng thứ sinh để lại che bóng cho thảo quả.
Về tầng thứ, kiểu rừng trồng thảo quả này hình thành 3 tầng. Tầng cây gỗ có chiều cao từ 15-22m chủ yếu là các loài Ba soi, Bời lời, Sung, kháo, giổi v.v... Tầng 2 là tầng cây thảo quả có chiều cao từ 2-3.5m. Tầng thứ 3 là tầng thảm tươi, các loài thường gặp là dương xỉ và ngọc trúc.v.v.
Kết quả điều tra ở cả 30 ô tiêu chuẩn thuộc 2 kiểu rừng đều không thấy cây tái sinh. Người dân cho biết rằng trong quá trình dọn đất trồng thảo quả, họ đã phải phát dọn phần lớn những cây tầng thấp hàng năm, trong đó có cả cây tái sinh.
Nhìn chung kết quả phân tích đặc điểm cấu trúc rừng nơi trồng thảo quả ở Quan Thần Sán cho thấy: thảo quả thường được trồng ở 2 kiểu rừng khác nhau. Trong quá trình dọn đất trồng thảo quả và chăm sóc hàng năm người dân đã cải tạo rừng tự nhiên với cấu trúc phức tạp thành rừng trồng thảo quả với cấu trúc phần lớn gồm 1-2 tầng cây
gỗ, độ tàn che dao dộng từ xấp xỉ 0.3 - 0.6. Tầng cây bụi thảm tươi ở rừng trồng thảo quả không phát triển do việc làm đất và chăm sóc thảo quả hàng năm.