4. Ý nghĩa đề tài
3.4. Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở
thảo quả tại xã Quan Thần Sán
Kết quả phân tích SWOT của các bên liên quan tham gia công tác trồng thảo quả tại xã Quan Thần Sán ở bảng 3.10
Bảng 3.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Điểm mạnh
- Dễ trồng, ít sâu bệnh, rủi ro, kỹ thuật trồng, chăm sóc phù hợp với người nghèo
- Tận dụng được những nương thảo quả đã trồng vài chục năm nay.
- Tận dụng được đất dưới tán rừng TN - Có thu nhập cao: 1 ha cho thu nhập từ 24 - 30 triệu; hộ có 10 ha thu khoảng 300 triệu/năm
Điểm yếu
- Quĩ đất trồng khan hiếm, hầu như rất khó tìm diện tích trồng thảo quả mới dưới tán rừng tự nhiên.
- Trồng thảo quả làm giảm chất lượng rừng xung quanh khu vực trồng, làm nghèo đa dạng sinh học của rừng (độ tàn che phổ biến trong nương thảo quả chỉ còn 04, không còn tầng cây tái sinh và thảm thực vật).
- Công nghệ sấy lạc hậu, tốn nhiên liệu sấy (khoảng 1,5 - 2m3 củi cho 200kg thảo quả khô).
Cơ hội
- Có chính sách hỗ trợ từ các chương trình của tỉnh và các chương trình của Trung ương
- Có thị trường tiêu thụ
- Đa số rừng thảo quả cho thu hoạch đã trồng từ lâu
- Tận dụng không gian dinh dưỡng dưới tán rừng
- Một số xã, bản đã có qui chế riêng
Thách thức
- Nguy cơ mất trộm giống cây con và quả thảo
- Bị xử phạt nếu vi phạm các qui chế quản lý, bảo vệ rừng
- Giá cả thị trường không ổn định chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc
- Một số rủi ro, thiên tai sản xuất
3.4. Một số giải pháp nâng cao sinh trưởng và năng suất của thảo quả ở Quan Thần Sán Thần Sán
Kết quả phân tích trên đã cho thấy sinh trưởng của thảo quả liên hệ chặt chẽ với các yếu tố hoàn cảnh , trong đó những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất được xếp theo thứ tự là độ xốp tầng đất mặt, độ cao địa hình, hàm lượng mùn trong đất, độ tàn che tầng cây cao, độ dày tầng đất và độ ẩm của lớp đất mặt. Đây là căn cứ để đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao sinh trưởng của thảo quả.