Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 100 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
100
Dung lượng
14,55 MB
Nội dung
MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT III DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU IV MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2 2.1. Mục đích 2 2.2. Yêu cầu 2 2.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 1.1 Sản xuất nông nghiệp và hướng phát triển sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam 4 1.1.1 Tổng quát về tình hình và những phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới 4 1.1.2 Tình hình sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam 6 1.2 Những hệ thống nông nghiệp và hệ thống sử dụng đất thích hợp ở Việt Nam 11 1.2.1 Một số đặc trưng của hệ thống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 11 1.2.2 Nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp và các hệ thống sử dụng đất thích hợp ở Việt Nam 12 1.3 Sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững 14 1.3.1 Sự cần thiết phải sử dụng đất nông nghiệp theo quan điểm phát triển bền vững 14 1.3.2 Quan điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững 16 1.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 19 1.4.1. Khái niệm về sản xuất nông nghiệp 19 1.4.2 Một số định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 20 1.4.3 Thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam 22 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Phạm vi nghiên cứu 32 2.2 . Nội dung nghiên cứu 32 2.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp ở huyện Bắc Quang 32 2.2.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 32 2.2.3. Đánh giá khả năng phát triển của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 32 2.2.4. Đề xuất những giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng nghiên cứu 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu 32 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 32 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 32 2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 33 2.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất bền vững dựa trên cơ sở định tính theo 3 tiêu chí.33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Xác định điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá 36 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 3.1.2. Thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bắc Quang 42 3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất 50 3.2. Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 54 3.2.1. Đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang 54 3.2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số loại hình sử dụng đất 65 3.2.2. Tiêu thụ nông sản và dịch vụ sản xuất nông nghiệp 78 3.3. Đánh giá khả năng phát triển của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 78 3.3.1. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 78 3.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 81 3.4.2. Các giải pháp thực hiện cho xây dựng các đề xuất 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 1. Kết luận 88 2. Kiến nghị 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC I DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CPSX Chi phí sản xuất TCP Tổng chi phí CLĐ Công lao động CVĐ Cây vụ đông CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá DV-TM Dịch vụ - Thương mại ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HTX Hợp tác xã NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NTTS Nuôi trồng thủy sản LUT Loại hình sử dụng đất LUS Hệ thống sử dụng đất KHKT Khoa học kỹ thuật GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GTSX Giá trị sản xuất SP Sản phẩm SXNN Sản xuất nông nghiệp FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực thế giới. Tr.đ Triệu đồng UBND Ủy ban nhân dân VAC Vườn, ao, chuồng WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai đoạn 2005 - 2012 43 Bảng 3.2: Diện tích, Cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2012 51 Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2012 53 Bảng 3.4: Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đặc trưng 55 tại 2 tiểu vùng điều tra 55 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một số cây trồng chính 61 Bảng 3.6: Biến động gia súc – gia cầm huyện Bắc Quang 62 Bảng 3.7: Diện tích nuôi trồng và khai thác thuỷ sản năm 2012 65 Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại hình sử dụng đất ở các tiểu vùng đặc trưng của huyện Bắc Quang 67 Bảng 3.9: Đánh giá hiệu quả kinh tế của LUT NTTS và chăn nuôi 70 Bảng 3.10: Mức độ đầu tư phân bón của một số loại cây trồng trên địa bàn huyện 75 Bảng 3.11: Đánh giá hiệu quả LUT có hiệu quả bền vững 76 Bảng 3.12: Đề xuất diện tích các loại hình sử dụng đất trong tương lai 84 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Cơ cấu chuyển dịch kinh tế huyện giai đoạn 2005 – 2012 43 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2012 51 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với tất cả các quốc gia, đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố và tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Trong nông nghiệp, đất đai không những là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Do sức ép của gia tăng dân số và nhu cầu phát triển xã hội, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Hiện nay, việc sử dụng đất đai một cách hiệu quả, bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Nền sản xuất nông nghiệp nước ta với những đặc trưng như: sản xuất còn manh mún, công nghệ lạc hậu, năng suất chất lượng còn chưa cao, khả năng hợp tác, liên kết cạnh tranh trên thị trường và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa còn yếu. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá là hướng đi hết sức cần thiết nhằm tạo ra hiệu quả cao về kinh tế đồng thời tạo ra tính đột phá cho phát triển nông nghiệp của từng địa phương cũng như cả nước. Bắc Quang là một huyện phía Nam tỉnh Hà Giang, có diện tích đất tự nhiên 109.873,69 ha, trong đó đất nông nghiệp 97.610,79 ha, chiếm 88,84% diện tích đất tự nhiên. Đất đai của huyện tương đối màu mỡ phù hợp với nhiều loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được nhu cầu của kinh tế thị trường mở cửa hiện nay. Huyện là một vành đai quan trọng trong cung cấp lương thực, thực phẩm và nhiều loại sản phẩm nông nghiệp khác đáp ứng tiêu dùng ngày một cao của thị trường tiêu dùng một số huyện lân cận. Với xu 1 thế công nghiệp hoá, đô thị hoá, Bắc Quang là một trong những huyện diễn ra mạnh mẽ trong tỉnh làm cho diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm nhanh chóng trong khi nhu cầu lương thực ngày càng lớn và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng thay đổi theo hướng chất lượng ngày càng cao, chủng loại ngày càng đa dạng, đòi hỏi việc sản xuất vừa phải mở rộng quy mô vừa phải thâm canh đi đôi với ứng dụng một số công nghệ cao. Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa cho các nông hộ là hướng đi hết sức cần thiết cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện, đồng thời giải quyết được yêu cầu của thị trường tiêu thụ trong thời gian tới. Từ những lý do nêu trên với sự hướng dẫn của cô giáo: PGS.TS. Đỗ Thị Lan tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện Bắc Quang - Tỉnh Hà Giang” 2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 2.1. Mục đích - Nghiên cứu đánh giá một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với điều kiện đất đai ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang. - Định hướng và đề xuất những giải pháp phát triển các loại hình có triển vọng theo hướng sản xuất hàng hóa cho phát triển kinh tế nông hộ trong vùng nghiên cứu. 2.2. Yêu cầu - Các thông tin, số liệu, tài liệu, điều tra phải trung thực, chính xác, bảo đảm độ tin cậy và phản ánh đúng thực tiễn trên địa bàn nghiên cứu. - Đề tài phải mang tính khách quan, khoa học, chính xác, phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn tỉnh và phù hợp với các chính sách quản lý của Nhà nước. 2 - Các phương án đề xuất phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng nhằm tiết kiệm quỹ đất, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ môi trường thiên nhiên. 2.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Góp phần bổ sung lý luận về sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả và bền vững để phục vụ cho công tác đánh giá, quy hoạch và quản lý đất đai. - Đóng góp định hướng xác định các loại hình và mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Sản xuất nông nghiệp và hướng phát triển sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam. 1.1.1 Tổng quát về tình hình và những phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới 1.1.1.1. Tổng quát về tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên thế giới Nông nghiệp là một ngành sản xuất chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người mà còn tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho quốc gia. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) [26], tổng sản lượng lương thực sản xuất hiện tại chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 6 tỉ người trên thế giới, tuy nhiên sản lượng sản xuất ra có sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng. Hiện nay trên thế giới có khoảng 3,3 tỉ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỉ ha; còn lại đa phần là đất xấu, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Qui mô đất nông nghiệp được phân bố như sau: châu Mỹ chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu Phi chiếm 20%, châu Đại Dương chiếm 6% [24]. Để đáp ứng được lương thực, thực phẩm cho con người trong hiện tại và tương lai, con đường duy nhất là thâm canh tăng năng suất cây trồng trong điều kiện hầu hết đất canh tác trong khu vực đều bị nghèo về độ phì, đòi hỏi phải bổ sung cho đất một lượng dinh dưỡng cần thiết qua con đường sử dụng phân bón. Hiện tượng suy thoái đất có liên quan chặt chẽ đến chất lượng đất và môi trường. Báo cáo của Viện Tài nguyên thế giới [33], cho thấy gần 20% diện tích đất đai châu Á bị suy thoái do những hoạt động của con người. Trong đó hoạt động sản xuất nông nghiệp là một nguyên nhân không nhỏ làm suy thoái đất. 4 1.1.1.2. Những phương hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới Theo Đường Hồng Dật (1995) [6], trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư; - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động quản lý và tổ chức; - Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường. Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng: * Nông nghiệp công nghiệp hoá: Sử dụng nhiều thành tựu và kết quả của công nghiệp, sử dụng nhiều vật tư kỹ thuật, dùng trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và năng suất lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nông nghiệp công nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, gây ô nhiễm môi trường làm giảm tính đa dạng sinh học, làm hao hụt nguồn gen thiên nhiên [2]. * Nông nghiệp sinh thái: Đưa ra nhằm khắc phục những nhược điểm của nông nghiệp công nghiệp hoá, nông nghiệp sinh thái nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc về sinh học trong nông nghiệp, với mục tiêu: Cải thiện chất lượng dinh dưỡng thức ăn; Nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng phân bón hữu cơ, tăng chất mùn trong đất…; Hạn chế mọi dạng ô nhiễm môi trường với đất, nước, môi trường, thức ăn. Gần đây nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nền nông nghiệp bền vững, 5 [...]... 1.4 Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa 1.4.1 Khái niệm về sản xuất nông nghiệp - Đối với nông dân, những sản phẩm được bán ra ngoài thì gọi là sản phẩm hàng hóa - Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hóa sản xuất được bán ra thị trường dưới 50% gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa một phần, nếu trên 50% gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa ( sản xuất theo hướng hàng hóa) ... sản xuất theo hướng hàng hóa) - Hàng hóa là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi, Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần giá trị thặng dư để tái sản xuất và mở rộng quy mô Hàng hóa là sản phẩm do lao động tạo ra, dùng để trao đổi, sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất vá sự phân công lao động xã... Long” Hàng loạt các dự án nghiên cứu, các chương trình thử nghiệm ứng dụng qui trình đánh giá đất đai theo FAO được tiến hành ở cấp từ vùng sinh thái đến tỉnh, huyện và tổng hợp thành cấp quốc gia đã được triển khai từ Bắc tới Nam và đã thu được kết quả khả quan, các nhà khoa học đất trên toàn quốc đã hoàn thành các nghiên cứ đánh giá đất phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất ở các. .. lại tăng nhanh làm cho bình quân diện tích đất trên người sẽ tiếp tục giảm Trong khi đó diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm nhanh do chuyển mục đích sử dụng Vì thế nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam trong những năm tới 1.3.2 Quan điểm sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững Sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững luôn là mong muốn cho sự tồn... cho thị trường những lô hàng nông sản lớn Thực hiện cơ giới hóa, hiện đại hóa, xây dựng vùng sản xuất chuyên môn hóa nguyên liệu gần với nhà máy chế biến và thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, phát triển các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần nông nghiệp, các trang trại kinh doanh nông, lâm, thủy sản qui mô vừa và nhỏ - Đánh giá cụ thể sức cạnh tranh của từng loại nông sản xuất khẩu chủ lực để có... lệ bản đồ 1:500.000 trên cơ sở dựa vào nguyên tắc phân loại khả năng đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình, được phân công nhằm mục đích sử dụng đất đai tổng hợp, bao gồm 7 nhóm đất đai được phân lớp cho sản xuất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác - Trong nghiên cứu đánh giá và qui hoạch sử dụng đất khai hoang ở Việt Nam (Bùi Quang Toản và nhóm... kiến nghị Nhà nước cho triển khai ứng dụng Kết quả là đã xây dựng tài liệu Đánh giá đất và đề xuất sử dụng tài nguyên đất phát triển nông nghiệp bền vững” (thời kỳ 1996-2000 và 2010) Từ những năm 1996 đến nay các chương trình đánh giá đất cho các vùng sinh thái khác nhau, các tỉnh đến các huyện trọng điểm đã được thực hiện và những tư liệu, thông tin có giá trị cho các dự án quy hoạch sử dụng đất và chuyển... môn hóa 20 cao thì sản xuất hàng hóa càng phát triển, đời sống người dân ngày một tăng lên Điều đó làm cho quá trình trao đổi diễn ra mạnh hơn, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển đa dạng hơn 1.4.2 Một số định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Theo. .. áp dụng và phân loại khả năng của FAO Tuy nhiên, chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn, tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp) Trong nghiên cứu này, hệ thống phân vị chỉ dừng lại ở lớp (class) thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất Các nhà khoa học đất với các nhà qui hoạch sử dụng đất, quản lý đất đai ở nước ta đã tiếp thu nhanh chóng tài liệu đánh giá đất đai của FAO, những kinh nghiệp. .. ở cấp cơ sở, xuất phát từ những nhu cầu sử dụng và quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu đất trên cơ sở đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam hiện nay là cần thiết nhằm điều tra phân hạng và định hướng sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất một cách hữu hiệu gắn với quan điểm sinh thái bền vững và bảo vệ môi trường Các kết quả bước đầu của các hoạt động đánh giá đất đai trong . điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 54 3.2.1. Đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang 54 3.2.1.2 nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 78 3.3.1. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 78 3.3.2. Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản. trên với sự hướng dẫn của cô giáo: PGS.TS. Đỗ Thị Lan tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " ;Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn