2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu
3.3.1. Tiềm năng sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá
3.1.1.1. Những lợi thế cho mô hình sản xuất hàng hoá tập trung
Bắc Quang là huyện được đánh giá động lực về phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang, đặc điểm địa hình cùng với hệ thống thuỷ văn nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi. Có hệ thống đường trục quốc lộ II là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh, trung tâm
huyện lỵ cách thành phố Hà Giang 60 km về phía Bắc và cách thủ đô Hà Nội 260 km về phía Nam. Đây là huyện cửa ngõ phía Nam của tỉnh, là điểm trung chuyển giữa kinh tế Tây Nam của Trung Quốc với các tỉnh miền Bắc Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế.
Nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp nên việc phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường đa dạng hoá thành phần là vấn đề được Đảng bộ và nhân dân quan tâm. Huyện đã xây dựng được nhiều mô hình kinh tế trang trại, gia trại bước đầu cho thu nhập cao. Các sản phẩm nông nghiệp đã gây dựng được thương hiệu, như Lúa nếp thơm, tẻ thơm ở Hữu Sản, khoai sọ ở Vĩnh Phúc...Mô hình trang trại đã từng bước cải tiến về quy mô sản xuất, chất lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm cho các lao động dư thừa tại địa phương. Tổng số lao động trong kinh tế trang trại năm 2012 là 96 lao động, lao động thường xuyên là 37 lao động, lao động chủ hộ là 29 lao động, lao động thuê mướn theo mùa vụ 30 lao động. Qua đó giúp cho công tác xoá đói, giảm nghèo được thực hiện thành công và định hướng nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Sản xuất nông nghiệp đã có bước tăng trưởng cao đạt 6,83%/năm. Nếu trong trồng trọt huyện xác định đưa những loại giống cây trồng mới có hiệu quả kinh tế cao vào thay thế giống cũ, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu KHKT và tăng cường tứ hóa vào đồng ruộng là hướng đi hiệu quả thì trong chăn nuôi huyện cũng thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu vật nuôi. Ngoài chăn nuôi lợn và gia cầm dựa trên ưu thế tận dụng đồng ruộng và sản phẩm từ đồng ruộng như trước đây, còn phát triển trâu, bò và một số vật nuôi khác. Trình độ sản xuất, kỹ thuật canh tác của người nông dân cao có thể tiếp cận và thực hành các tiến bộ khoa học vào sản xuất và hướng tới sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị cao, là tiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
nhập vào nền kinh tế thị trường, góp phần đưa kinh tế nông hộ lên một tầm cao mới. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả khả quan với các mô hình sản xuất như rau an toàn, lúa - cá, cây ăn quả - chăn nuôi -
dịch vụ du lịch sinh thái. Các HTX dịch vụ đã làm tốt công tác khuyến nông, tổ chức tập huấn KHKT, phòng trừ sâu bệnh, tổ chức dịch vụ thủy lợi phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện đã tương đối hoàn chỉnh và ngày càng được hoàn thiện. Đời sống người nông dân của huyện đã từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân của người nông dân không ngừng tăng lên.
3.1.1.1. Những khó khăn, hạn chế và thách thức
- Do quá trình đô thị hoá và công nghiệp nên quỹ đất nông nghiệp của huyện có xu hướng giảm. Dự kiến tới năm 2014, quỹ đất sản xuất nông nghiệp của chỉ còn lại khoảng 97.018.90ha, giảm 591,89 ha so với năm 2012. Trong bối cảnh chung của cả nước và thế giới, ngoài nhiệm vụ đối phó với những khó khăn của thời tiết, huyện còn chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế toàn cầu nên tình hình phát triển kinh tế, xã hội gặp khá nhiều vướng mắc.
- Khó khăn lớn nhất mà Bắc Quang gặp phải là nền kinh tế chủ yếu nông nghiệp độc canh cây lúa, sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ lẻ, phân tán, còn mang nặng tính tự cung, tự cấp. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi thời gian qua đã có nhiều tiến triển, song chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững. Chăn nuôi phát triển mạnh song đang đặt ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, kiểm soát và phòng chống dịch bệnh. Các HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động còn yếu kém, chưa đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển.
phát triển các mô hình kinh tế: cải tạo ao hồ, chuyển đổi thành lập trang trại sản xuất hàng hóa…Tập quán canh tác của nhiều nơi chậm đổi mới, nhận thức của một bộ phận nông dân về sản xuất hàng hoá còn hạn chế nên quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất còn chậm.
- Công nghiệp chế biến chưa phát triển đủ để trở thành động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững. Các dịch vụ về sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm còn chưa kịp thời; chưa phát triển sản xuất và cung ứng các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt; năng lực của hệ thống thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường trung và dài hạn còn có nhiều hạn chế.
- Việc chuyển đổi kinh tế trang trại còn mang tính tự phát, không theo quy hoạch, chưa được quản lý chặt chẽ nên thường kéo theo vấn đề về môi trường, đặc biệt trong vấn đề xử lý chất thải của ngành chăn nuôi còn gây ô nhiễm môi trường ở một số khu dân cư, thiên tai, dịch bệnh còn nhiều tiềm ẩn.
- Đối với trồng trọt việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi không đúng quy trình cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất và nước.
- Ngoài ra, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá vật tư hàng hóa tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân.