Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 37 - 100)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

2.2.2.Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

2.2.3. Đánh giá khả năng phát triển của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang

2.2.4. Đề xuất những giải pháp phát triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng nghiên cứu. nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở vùng nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện (theo các đặc trưng về địa hình, đất đai, điều kiện kinh tế xã hội) ở những vùng có các loại hình sử dụng đất chính (trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản) của huyện, trên cơ sở đó xác định các loại hình sử dụng đất có ý nghĩa theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện.

2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp:

môn như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn …của huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ thông qua phiếu điều tra (tình hình sản xuất, kinh tế, xu hướng sản xuất hàng hóa,…) tại 2 tiểu vùng có

23 xã, thị trấn. Trong đó:

Tiểu vùng đồng bằng là các xã có hình đồi núi thấp độ cao từ 100 - 700m và địa hình thung lũng gồm: xã Quang Minh, Hùng An, Tiên Kiều, Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Vĩnh Hảo, Đông Thành, thị trấn Vĩnh Tuy và thị trấn Việt Quang. Tổng số hộ điều tra là 40 hộ tại xã Quang Minh, Hùng An, Đồng Yên, Vĩnh Hảo, Đông Thành, thị trấn Vĩnh Tuy và thị trấn Việt Quang.

Tiểu vùng chuyển tiếp là các xã có địa hình núi trung bình với độ cao từ 700-1.500m gồm: xã Tân Lập, Tân Thành, Tân Quang, Việt Vinh, Việt Hồng, Đồng Tâm, Thượng Bình, Bằng Hành, Liên Hiệp, Hữu Sản, Đức Xuân, Kim Ngọc, Vô Điếm và xã Đồng Tiến. Tổng số hộ điều tra là 40 hộ tại xã Tân Lập, Tân Thành, Việt Vinh, Việt Hồng, Đồng Tâm, Tân Quang và xã Kim Ngọc.

+ Những tác động ảnh hưởng đến sản xuất bền vững (trên cơ sở cân

nhắc hiệu quả sử dụng về các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường)

2.3.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Trên cơ sở số liệu, tài liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp theo hệ thống sử dụng đất, loại hình sử dụng đất (LUT) và các kiểu sử dụng đất.

- Các số liệu thống kê được xử lý bằng chương trình Excel. Kết quả được trình bày bằng các bảng số liệu và biểu đồ.

2.3.4 Phương pháp đánh giá khả năng sử dụng đất bền vững dựa trên cơ sở định tính theo 3 tiêu chí định tính theo 3 tiêu chí

- Bền vững về mặt kinh tế: Các hệ thống sử dụng đất (LUS), các loại hình sử dụng đất (LUT) có hiệu quả cao (dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả đồng vốn).

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất (ha). + Giá trị sản xuất Go lha là toàn bộ giá trị sản phẩm được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) trên 1 ha đất.

GO = Sản lượng sản phẩm x giá bán sản phẩm.

Giá trị gia tăng VA/ha (Value added) là giá trị tăng thêm hay giá trị sản phẩm mới tạo ra trong quá trình sản xuất trên 1ha đất. Để tính VA cần phải tính được chi phí trung gian IE (Intermediate Expenditure) hoặc chi phí trực tiếp DC (Direct cost) đó là toàn bộ chi phí trực tiếp cho sản xuất như: Giốn, phân bón, bảo vệ thực vật, nước và các dịch vụ sản xuất khác như vận tải, khuyến nông, lãi vay ngân hàng, tiền thuê lao động ngoài v.v…

VA = GO – DC hoặc VA = GO – IE

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất quan nhiều đến giá trị gia tăng, đặc biệt về các quyết định ngắn hạn trong sản xuất. Nó là kết quả trong việc đầu tư chi phí vật chất và lao động sống của từng hộ nông dân hoặc doanh nghiệp và khả năng quản lý của họ.

Thu nhập hỗn hợp NVA/ha (Net Value Added)

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất của 1 ha. Đây chính là phần thu nhập đảm bảo đời sống cho người lao động và tích lũy cho tái sản xuất mở rộng.

NVA = VA – DP – T

Trong đó: Dp là khấu hao tài sản cố định. T là thuế sử dụng đất.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị chi phí vật chất (Thường tính cho 1000 đồng chi phí)

+ Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất : HCGO = GO/DC + Giá trị gia tăng trên chi phí vật chất : HCVA = VA/DC + Thu nhập hỗn hợp trên chi phí vật chất : HCNVA = NVA/DC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là các chỉ tiêu tương đối hiệu quả. Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng 1000 đồng chi phí trung gian (hoặc chi phí trực tiếp). Khi sản xuất cạnh tranh các chỉ tiêu này sẽ quyết định sự thành bại của một loại sản phẩm.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trên một đơn vị lao động (lao động quy đổi hoặc 1 ngày công chuẩn).

+ Giá trị sản xuất trên lao động : HLGO = GO/LD + Giá trị gia tăng trên lao động : HLVA = VA/LD

+ Thu nhập hỗn hợp trên lao động : HLNVA = NVA/LD.

Các chỉ tiêu này đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại hình sử dụng đất, có thể dùng làm cơ sở để so sánh chi phí cơ hội lao động.

+ Hiệu quả đồng vốn (H): H = TNT/ IC

- Bền vững về mặt xã hội: Liên quan đến khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm, khả năng sản xuất hàng hoá và tính ổn định của thị trường tiêu thụ.

- Bền vững về mặt môi trường: Duy trì độ phì nhiêu của đất sản xuất nông nghiệp đảm bảo cho mục tiêu sản xuất lâu dài theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững.

- Tiêu chí đánh giá hướng sản xuất hàng hóa:

+ Sản phẩm sản xuất ra được bán trên thị trường (xác định theo tỷ lệ %) + Giá trị sản phẩm hàng hóa (xác định theo giá trị thu nhập thuần). + Định hướng về nhu cầu thị trường.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và khả năng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Quang là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang - trung tâm của tỉnh khoảng 60 km dọc theo trục quốc lộ 2. Vị trí địa lý của huyện nằm trong tọa độ từ 22010' đến 22036' vĩ độ Bắc và từ 104043' đến 105007' kinh độ Đông. Với các vị trí tiếp giáp các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Vị Xuyên;

- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Quang Bình và huyện Hoàng Su Phì; - Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;

- Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang.

Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính cấp xã gồm 21 xã và 02 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 109.873,69 ha, dân số 107.130 người.

3.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo

Huyện Bắc Quang có địa hình tương đối phức tạp so với địa hình của tỉnh Hà Giang nói chung, có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:

- Địa hình núi cao trung bình: Tập trung nhiều ở các xã Tân Lập, Liên Hiệp, Đức Xuân với độ cao từ 700 - 1.500 m. Phần lớn đất ở khu vực địa hình này có độ dốc trên 250, đá mẹ lộ thiên tạo thành cụm và chủ yếu là đá Granit, đá vôi và phiến thạch mica. Địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng với các điều kiện khí hậu khác nhau.

- Địa hình đồi núi thấp: Có độ cao thay đổi từ 100 - 700 m, phân bố ở tất cả các xã, kể cả các xã vùng cao như Tân Lập, địa hình đồi bát úp hoặc lượn sóng thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

- Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng thoải hoặc lượng sóng ven sông Lô, sông Con, sông Sảo và sông Bạc. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa [19].

3.1.1.3.Về khí hậu, thời tiết

Bắc Quang chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều, có một mùa đông lạnh. Hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa nên thường bị mưa bão trong mùa hè và thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

Nhiệt độ bình quân cả năm 22,50C, nền nhiệt độ được phân hoá theo mùa khá rõ rệt, trong năm có 5 tháng nhiệt độ trung bình nhỏ hơn 200C (tháng 12 đến tháng 4 năm sau); tổng tích ôn đạt trên 8.2000C.

- Lượng mưa bình quân hằng năm 4.665 mm nhưng phân bố không đồng đều. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, lượng mưa chiếm khoảng 90% tổng lượng mưa cả năm, đặc biệt tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên thường gây úng ngập cục bộ ở các vùng thấp trũng.

- Lượng bốc hơi bình quân của huyện bằng 63,8% lượng mưa trung bình hàng năm. Đặc biệt trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bốc hơi hàng tháng cao hơn lượng mưa từ 2 - 4 lần, gây khô hạn cho cây trồng vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 87%, tuy nhiên trong mùa khô, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 77% [19].

- Sương muối và mưa đá chỉ xuất hiện đột xuất, ít ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

Nhìn chung Bắc Quang có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý. Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích.

3.1.1.4. Điều kiện thủy văn

Huyện Bắc Quang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lơns nhất, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 50 km, các sông nhỏ hơn là sông Sảo, sông Bạc, sông Con.

Với một hệ thống sông suối khá dày đặc, có độ dốc lớn nên việc sử dụng nguồn nước này gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, huyện còn có nhiều khe suối chủ chủ yếu chỉ có nước vào mùa mưa và có khả năng cung cấp nước t- ưới bổ sung cho sản xuất vụ hè thu. Do địa hình của huyện phức tạp và lượng mưa phân bố không đều, đồng thời do tình trạng phá rừng làm rẫy nên có hiện tượng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Đất đai của Bắc Quang được hình thành do hai nguồn gốc phát sinh gồm: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa sông bồi tụ. Do đó có thể chia đất của huyện thành 5 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Diện tích 6.369 ha chiếm khoảng 5,80% tổng diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở hầu hết các xã dọc theo các sông suối. Phản ứng của đất thay đổi từ trung bình đến khá; lân và kali tổng số

trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; thành phần cơ giới biến động phức tạp, thay đổi từ nhẹ đến trung bình và nặng. Đây là nhóm đất thích hợp với các cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.

- Nhóm đất Gley (Gleysols): Có diện tích 1.962,05 ha chiếm khoảng 1,79% diện tích tự nhiên, phân bố ở khu vực các xã có địa hình thấp trũng, khó thoát nước. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động phức tạp, chủ yếu là trung bình và nặng. Nhóm đất này chủ yếu là trồng lúa nước, đất thường chặt, bí, quá trình khử mạnh hơn quá trình oxy hoá.

- Nhóm đất than bùn (Histosols): Nhóm đất này có diện tích không đáng kể 36 ha chiếm 0,03% tập trung ở xã Vô Điếm. Đất có phản ứng chua vừa, hàm lượng mùn, đạm và lân tổng số rất cao. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.

- Nhóm đất xám (Acrisols): Nhóm đất này có diện tích khá lớn cả huyện có 101.021,64 ha chiếm đến 91,94% diện tích tự nhiên, phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua đến rất chua; thành phần cơ giới biến động từ nhẹ đến nặng. Vùng đất có địa hình thấp thích hợp với các cây ngắn ngày, cây hoa màu; vùng địa hình cao phù hợp trồng cây lâu năm.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): 485,00 ha chiếm 0,44% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Liên Hiệp. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số từ khá đến giàu. Đất đỏ nhìn chung có hàm lượng dinh dưỡng khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày.

3.1.1.6 Các tài nguyên khác

- Tài nguyên rừng: Là một huyện có tài nguyên rừng và thảm thực vật

khá phong phú, đa dạng chủng loại cây được phân bố đều trên địa bàn 23 xã, thị trấn, hiện nay còn tồn tại một số loài cây quý hiếm nằm trong sách đỏ như: Pơ mu, Ngọc am...

Bắc Quang có tài nguyên rừng rất lớn, nếu tính cả diện tích đất đồi núi chưa sử dụng có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp thì huyện có khoảng 79.600 ha, chiếm 72,5% diện tích tự nhiên. Diện tích rừng hiện có của

huyện là 79.104,93 ha, trong đó rừng sản xuất chiếm 52,48% tổng diện tích đất lâm nghiệp, chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy [1].

- Tài nguyên khoáng sản:

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện Bắc Quang không có tài nguyên khoáng sản nào có trữ lượng lớn; đáng quan tâm nhất là một số loại khoáng sản sau:

- Vàng sa khoáng ở sông Lô, sông Con (Vĩnh Tuy, Tiên Kiều); - Man gan ở Đồng Tâm;

- Cao Lanh ở Việt Vinh;

- Đá vôi ở Việt Quang, Vĩnh Hảo.

Hiện nay cơ bản mới chỉ thực hiện khai thác vàng sa khoáng, đá vôi, cát sỏi xây dựng ở quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ; trong tương lai có thể khai thác cao lanh, man gan theo phương pháp công nghiệp.

3.1.1.7 Tài nguyên nhân văn

Bắc Quang luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân các dân tộc trong huyện có tinh thần đoàn kết yêu quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội, trong xu hướng hội nhập với cả nước, khu vực và quốc tế; là thuận lợi để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện vững bước đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng huyện Bắc Quang giàu, đẹp, văn minh.

3.1.1.8 Cảnh quan, môi trường

Bắc Quang là một huyện miền núi với những khối núi cao và những cánh rừng tự nhiên phát triển trên địa hình có độ dốc lớn, chia cắt mạnh tạo nên một nét đẹp của cảnh quan đặc trưng của miền núi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do tập quán du canh, du cư phá nương làm rẫy của đồng bào dân tộc

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 37 - 100)