Một số định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1.4.2 Một số định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

hóa ở Việt Nam.

Những năm gần đây Chính phủ đã ban hành một số chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó 10 năm tới những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau:

- Về sản xuất lương thực: Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh, sản lượng ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5 - 6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.

- Về cây công nghiệp ngắn ngày: Phát triển mạnh cây có dầu (Lạc, đậu tương, vừng, hướng dương…) để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi (dâu tằm, bông…) gắn với ngành ươm tơ dệt lụa.

- Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao, tập trung phát triển cà phê, chè; sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền trung, diện tích cây cao su. Bên cạnh đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm mủ từ cao su, gỗ cao su.

- Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: Các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu… là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long … gắn với công nghiệp chế biến.

- Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể là phát triển các loại tre trúc,

keo thông, các loại bạch đàn… làm nguyên liệu cho phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất gỗ ván nhân tạo gồm ván ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, thủ công mỹ nghệ… Phát triển các loại quế hồi… các loại cây quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch… các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ để làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

- Về Chăn nuôi: Phát triển đàn lợn phù hợp với nhu cầu cảu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng chăn nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu. Phát triển đàn bò sữa, nâng cao chất lượng và năng suất sữa. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là chăn nuôi gà vịt ngan.

- Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ và tôm nước ngọt. Đồng thời phát triển mạnh nuôi các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác [4].

Ở Việt Nam, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã góp phần làm tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp: 6 tháng cuối năm 2013 của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Mard-27/6/2013) toàn ngành đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức (về thời tiết, dịch bệnh, giá cả, thị trường); Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và sự cố gắng, nỗ lực của toàn ngành khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh nên 6 tháng đầu năm 2013 toàn ngành vẫn duy trì được tăng trưởng. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt khoảng 2,14%; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá cố định năm 2010) tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,2%, giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng 5,68%, và giá trị sản xuất thuỷ sản tăng 2,53%. Sản xuất lúa vụ Đông Xuân trên cả nước đạt kết quả tốt. Diện tích gieo cấy ước đạt 3.139 nghìn ha, tăng 15 nghìn ha; sản lượng đạt 20,3 triệu tấn, tương đương năm ngoái. Tổng sản lượng thịt các loại ước đạt 2,62 triệu tấn, tăng 2,32% so với cùng kỳ năm

trước. Diện tích rừng trồng mới đạt 68 ngàn ha, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước; Rừng trồng được chăm sóc đạt 290 ngàn ha, tăng 27,6%; Rừng giao khoán bảo vệ đạt 3.225 ngàn ha, tăng 71,5%; Diện tích rừng thiệt hại - giảm 25%. Sản lượng muối đạt 796.497 tấn, bằng 146% so với cùng kỳ năm 2012. Trong lĩnh vực sản xuất thuỷ sản, sản lượng khai thác ước đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó, khai thác biển đạt gần 1,2 triệu tấn, tăng 3,8%, khai thác nội địa đạt 86 tấn, tăng 2%. Nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (như: cá ngừ, mực, cá thu, cá chim) xuất hiện nhiều, ngư dân tập trung khai thác nên các chuyến đánh bắt đa phần có lãi. Sản lượng nuôi trồng thuỷ ước giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 1,4 triệu tấn. Tổng sản lượng thuỷ sản nửa đầu năm 2013 ước đạt 1,73 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w