Đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quan g–

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 59 - 70)

2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

3.2.1. Đánh giá các loại hình sử dụng đất chính theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Bắc Quan g–

Với lợi thế là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã hình thành và phát triển, cho nên tại đây các kiểu sử dụng đất cũng mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá gồm các loại hình sử dụng đất thể hiện dưới bảng 4.4: Trong đó đất chuyên lúa là 3.254,7 ha (chiếm 3,34% diện tích đất nông nghiệp), đất lúa – màu là 2.536,13 ha (chiếm 2,60% đất nông nghiệp), đất chuyên rau màu 3.539,12 ha (chiếm 3,62% đất nông nghiệp), đất chuyên cá là 611,03 ha (chiếm 0,62% diện tích nông nghiệp).

- LUT chuyên lúa (lúa xuân, lúa mùa) với diện tích cây lúa cả năm là 8.151,5 ha, phân bố nhiều nhất ở vùng đồng ruộng bằng phẳng, màu mỡ phân bố hầu hết ở các xã trong huyên nhưng xã có tỷ lệ diện tích lớn nhất gồm:

Việt Vinh, Quang Minh, Vĩnh Phúc, Đồng Tâm, Bằng Hành, Liên Hiệp, Vô Điếm, Đồng Yên, Hữu Sản, thị trấn Việt Quang...

- LUT lúa - màu với 10 kiểu sử dụng đất, có diện tích là 2.536,13 ha (chiếm 2,60% đất nông nghiệp). Trong đó kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Ngô đông, chiếm diện tích lớn nhất 1.619,0 ha, tiếp đó là kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa – Khoai lang (1.237,0 ha). Các kiểu sử dụng đất này tập trung chủ yếu ở các chân đất vàn, vàn cao tập trung hầu hết ở các xã trong đó có diện tích nhiều nhất: xã Quang Minh, Vĩnh Phúc, Vô Điếm, Liên Hiệp, Bằng Hành...

- LUT chuyên rau, màu có 10 kiểu sử dụng đất với diện tích 3.539,12 ha (chiếm 3,62% đất nông nghiệp), phân bố chủ yếu trên đất đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển ngô, rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày phân bố hầu hết ở các xã trong toàn huyện.

Trong những năm qua do huyện đã chú trọng quan tâm đầu tư các lĩnh vực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi nên sản xuất nông nghiệp đã có sự phát triển mạnh về năng suất, sản lượng và giá trị. Đáng chú ý là trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của huyện.

- LUT nuôi trồng thuỷ sản tồn tại 2 kiểu sử dụng đất chính là nuôi cá, lúa - cá, có diện tích 611,03 ha chiếm 0,62% diện tích đất canh tác. Kiểu sử dụng đất này tập trung phân bố hầu hết ở các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Bảng 3.4: Một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đặc trưng tại 2 tiểu vùng điều tra

Tiểu vùng Địa hình LUT Kiểu hình sử dụng đất 1. Trồng trọt

Cao Chuyên rau, màu

Sắn

Dưa gang - Khoai tây – Bí xanh Cà chua – Mướp - Bắp cải Ngô xuân - Đỗ tương

Dưa gang – Cà chua – Khoai Lang Rau thơm các loại

Vàn

Chuyên rau, màu Lạc xuân – Khoai Lang

Lạc xuân - Đỗ tương – Khoai Tây 2 lúa – Rau, màu

Lúa xuân - Lúa mùa - Ngô đông Lúa xuân - Lúa mùa – Khoai lang Lúa xuân - Lúa mùa - Đỗ tương đông Lúa xuân - Lúa mùa – Khoai Tây Lúa xuân - Lúa mùa – rau cải 1 lúa – Rau, màu Lúa xuân - Lạc – Ngô đôngRau ăn lá- Lúa mùa – Su Hào Hành - Lúa mùa – Khoai Tây

2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa

Trũng 2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa

Lúa - Cá Lúa xuân – Cá

Vùng chuyển tiếp

Cao Chuyên rau, màu

Lạc xuân - Ngô đông Rau thơm các loại Sắn

Vàn

2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa

2 Lúa - 1 màu Lúa xuân - lúa mùa - Ngô đông Lúa xuân - lúa mùa – khoai lang 1 Lúa - 1 màu Ngô xuân - Lúa mùa

1 Lúa - 2 màu Lạc xuân - Lúa mùa

Trũng 2 Lúa Lúa xuân - Lúa mùa

2. Chăn nuôi

Lợn Gà Thủy sản

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ ) 3.2.1.1 Các loại hình sản xuất hàng hoá đặc trưng của 2 tiểu vùng 3.2.1.1.1 Trồng trọt

Mặc dù chưa tạo ra được những vùng sản xuất sản phẩm nông sản hàng hoá tập trung có quy mô đủ lớn, song một số sản phẩm có tính chất hàng hoá của huyện bước đầu đã hình thành, cung cấp sản phẩm cho thị trường và là nguồn thu nhập đáng kể cho người sản xuất nông nghiệp trong huyện.

Do nhận thức được vai trò của cây thực phẩm là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, vì vậy trong những năm qua Huyện uỷ, UBND huyện đã chỉ đạo tăng cường mở rộng diện tích sản xuất cây thực phẩm, trong đó vụ đông là vụ sản xuất chính và được xác định là vụ thứ 3 trong năm, để đảm bảo sản xuất cây vụ đông đạt kết quả cao trong giai đoạn 2005 - 2012 huyện Bắc Quang chỉ đạo đẩy mạnh công tác chuyển giao KHKT sản xuất cây vụ đông, khuyến khích ký kết hợp đồng thu mua, chế biến với các doanh nghiệp và các tư thương, tăng cường xây dựng các cơ sở bảo quản giống trên địa bàn, đảm bảo cho người dân chủ động được nguồn giống, xác định và chỉ đạo đưa các loại cây vụ đông chủ lực, như Ngô đông, khoai lang, rau đậu các loại…vào sản xuất.

Năm 2012, toàn huyện gieo trồng được 15.476,0 ha cây thực phẩm các loại tăng so với năm 2005 là 567,0 ha và tăng so với năm 2010 là 396,5 ha, sản lượng đạt 58.850,2 tấn tăng so với năm 2005 là 18.502,0 tấn và tăng so với năm 2010 là 7.322,9 tấn, trong đó cây chủ lực là cây ngô diện tích trồng cả năm 3.305,5 ha sản lượng ngô ước đạt: 11.855,8 tấn, diện tích lạc năm 2012 là 1.860,3 ha, Sản lượng lạc 5.199,8 tấn, còn lại là thực phẩm khác.

- Cây Đậu Tương: Các giống đậu tương được trồng phổ biến là giống DT84, AK02, DT99, AK03,...Hiện tại do trồng các giống có năng suất cao, áp dụng các biện pháp thâm canh nên cây đậu tương là cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người dân. Đậu tương đang dần thay thế các cây trồng vụ đông khác kém hiệu quả, vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại vừa có khả năng cải tạo đất. Diện tích đậu tương năm 2005 đạt 200,0 ha, đến năm 2010 có diện tích là 213,6 ha; năm 2012 tăng lên 264,9 ha; Sản lượng đậu tương năm 2005 là 204,0 tấn, năm 2010 đạt 256,4 tấn và năm 2012 đạt 354,7 tấn.

Về thị trường tiêu thụ của sản phẩm này chủ yếu là tiêu thụ tại địa phương (phục vụ đời sống nhân dân và chăn nuôi).

- Cây lạc: Lạc được trồng nhiều vào vụ xuân trên đất trồng màu với Diện tích lạc tăng từ 1.500 ha (2005), năm 2010 là 1.685,8 ha và năm 2012 tăng lên 1.860,3 ha. Sản lượng lạc năm 2010 đạt 3.484,6 tấn, năm 2012 đạt 5.199,8 tấn. Giống lạc đang được trồng nhiều trong huyện là L14, MD7, MD9,… Ngoài ra

cây lạc còn được trồng rải rác ở đất bãi ngoài sông, đất vườn tạp trong các khu dân cư. Về thị trường tiêu thụ chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, phục vụ nhu cầu dân cư trên địa bàn huyện.

- Rau các loại: Đất chuyên trồng rau trong vòng 5 năm gần đây biến động theo hướng ngày càng tăng. Diện tích gieo trồng rau năm 2005 đạt 400,0 ha, năm 2012 tăng lên 944,7 ha chủ yếu là các loại rau như: Bắp Cải, su hào, cà chua, dưa chuột,...được trồng rải rác trên toàn huyện. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện và đem đi tiêu thụ tại thành phố Hà Giang, các vùng lân cận.

*)Sản xuất hoa, cây cảnh

Hoa, cây cảnh là hướng phát triển mới, thích hợp, có hiệu quả cao cho phát triển nông nghiệp huyện. Nhiều nơi trong huyện đã phát triển loại này, tập trung ở một số xã Tân Quang, xã Hùng An, thị trấn Việt Quang và thị trấn Vĩnh Tuy, đã có những mô hình trồng cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Tuy nhiên số lượng còn ít và chưa tạo ra những vùng tập trung với quy mô lớn.

*) Nhóm Cây Lương thực

Mặc dù diện tích đất canh tác cây lương thực của huyện có xu hướng giảm, song sản lượng lương thực trong những năm gần đây vẫn chiếm tỷ lệ lớn và sản lượng lương thực có xu hướng tăng. Tổng sản lượng lương thực quy thóc năm 2005 đạt 40.000,0 tấn thì năm 2012 đạt 58.203,0 tấn

- Cây lúa: Lúa là cây lương thực chính với diện tích gieo trồng năm 2005 là 7.668,0 ha, năm 2012 là 8.151,5 ha. Trong giai đoạn vừa qua diện tích gieo trồng lúa ổn định về diện tích, năng suất lúa có chiều hướng tăng và ổn định, nếu năng suất lúa bình quân năm 2005 là 45,02 tạ/ha thì năm 2012 là 57,08 tạ/ha.

+ Về cơ cấu, mùa vụ: Cơ cấu mùa vụ có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm trà xuân sớm, xuân trung và trà lúa mùa muộn, tăng trà xuân muộn và trà mùa trung vì trà này thường có điều kiện, thời tiết thuận lợi để bố

trí các các loại giống chịu thâm canh nên cho năng suất cao. Tập trung ở các chân đất vàn và chân đất trũng.

+ Cơ cấu giống: Đã được chú trọng đầu tư theo hướng tăng cường các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất, chất lượng cao, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết và sâu bệnh như các giống KD, VH1, lúa lai, các loại LT2, nếp các loại…và trong năm 2012 huyện đã đưa tròng khảo nghiệm giống lúa với 6 mô hình gồm các giống: SYN6, PC6, Thục Hưng 6, Đại Dương 1, BG1, BG 6 để từng bước thay thế các giống có năng suất thấp như bao thai, DT10… ngoài ra còn chú trọng đầu tư và mở rộng diện tích một số giống đặc sản để xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hoá. Trong năm 2012 các giống được gieo cấy trên địa bàn huyện tổng diện tích gieo cấy lúa nước cả năm đạt: 8.151,5 ha (Vụ Đông xuân: 3.254,7 ha; vụ mùa: 4.896,8 ha) đạt 100,1% so với kế hoạch. Diện tích thâm canh 7.779,3 ha (vụ xuân: 3.068,5 ha; vụ mùa: 4.710,8 ha), đạt 100% so với kế hoạch. Diện tích lúa chất lượng cao: 2.088,1 ha (vụ đông xuân: 654,0 ha; vụ mùa: 1.434,3 ha). Diện tích lúa lai: 5.729,7 ha (vụ đông xuân: 2.441,0 ha; vụ mùa: 3.288,7 ha).

Về thị trường tiêu thụ ngoài việc tiêu thụ tại địa phương phục vụ nhu cầu của nhân dân thì những loại gạo đặc sản còn được đem tiêu thụ ở các tỉnh ngoài lân cận, phục vụ cho mục đích phát triển lúa hàng hóa chất lượng cao.

- Ngô: Tổng diện tích gieo trồng ngô cả năm 2012 đạt 3.305,2 ha (Vụ Đông xuân: 1.691,2 ha, vụ mùa: 1.064,0 ha, vụ đông đạt: 550 ha), tăng 524,6 ha so với năm 2011. Diện tích thâm canh đạt 3.066,4 ha (vụ xuân: 1.528,9 ha, vụ mùa đạt: 1.015,0 ha, vụ đông đạt 523 ha). Diện tích thâm canh đạt 3.066,4 ha (vụ xuân: 1.528,9 ha, vụ mùa đạt: 1.015,0 ha, vụ đông đạt 523 ha) đạt 96,4% so với kế hoạch. Do đầu tư thâm canh nên năng suất ngô tăng lên từ 24,9 tạ/ha (2005) lên 35,87 tạ/ha năm 2012 (Vụ xuân: 37,6 tạ/ha, vụ mùa đạt 36,5 tạ/ha, vụ đông ước đạt 29,33 tạ/ha). Cây ngô là cây trồng khá thích hợp với điều kiện đất đai của huyện. Các giống ngô được trồng đại trà trên địa bàn

huyện như: LVN885, NK4300, NK5, LVN10, CP999, CP989, C919,…Ngô được trồng chủ yếu trong vụ đông trên chân đất 2 lúa, đất bãi. Những năm gần đây, diện tích gieo trồng có xu hướng tăng (chủ yếu vụ đông trên đất lúa). Vụ xuân có diện tích nhỏ do có sự cạnh tranh về đất đai của các cây trồng khác có lợi thế hơn như lúa, rau ...

Sản phẩm chủ yếu của ngô ngoài làm lương thực cho người dân còn phục vụ cho chăn nuôi.

- Cây khoai lang: Đây là loại cây được trồng khá thông dụng trước đây ở vụ xuân và vụ đông. Trong những năm gần đây cây trồng này đã tăng nhiều cả về diện tích và sản lượng. Trong giai đoạn 2009 - 2011, diện tích cây khoai lang tăng từ 211,2 ha (2009) lên 236,1 ha (2011). Sản lượng cũng tăng tương ứng từ 1.320,2 tấn (2009) lên 1.523,6 tấn (2011). Nhìn chung, loại cây này không phát triển mạnh do giá trị kinh tế thấp, không có thị trường tiêu thụ ổn định, đòi hỏi chi phí sản xuất cũng khá cao.

*) Nhóm Cây lâu năm: các loại cây công nghiệp, cây ăn quả của huyện đã

được đầu tư phát triển, đã tạo thành các tiểu vùng sản xuất hàng hóa tập trung: - Cây chè: là cây công nghiệp động lực của huyện, trong giai đoạn 2005 - 2012, diện tích 2005 là 3.229,0 ha tăng lên 5.193,0 năm 2012. Trong đó: Diện tích trồng mới 312,5 ha, diện tích cho thu hoạch 4.764,0 ha; do trong năm lượng mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho cây chè phát triển, cộng với giá thành thu mua chè búp tươi được ổn định, nên người dân đã tập trung đầu tư thâm canh để tăng năng suất.

Năng suất chè búp tươi bình quân năm 2012 ước đạt 48,6 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi ước đạt 22.494,3 tấn.

- Cây cam, quýt: được đánh giá là cây kinh tế múi nhọn, tổng diện tích trồng cây cam, quýt năm 2012 là 1.140,5 ha ( diện tích cho thu hoạch 953,98 ha; Diện tích trồng mới 68,8 ha) giảm so với năm 2010 là 3.286,0 ha.

Do giá cam ổn định, nên người làm vườn đã yên tâm tập trung vào đầu tư thâm canh, nhờ đó năng suất và chất lượng quả đã tăng. Năng suất bình quân ước đạt 65,0 tạ/ha, sản lượng quả ước đạt 6.200,0 tấn.

*) Một số loại cây trồng khác:

- Trồng cỏ chăn nuôi: Giai đoạn 2005 - 2012, đàn gia súc của huyện phát triển với tốc độ khá, việc trồng cỏ để tạo thức ăn cho trâu, bò đã được các cấp, các ngành và người dân quan tâm, song diện tích còn ít cụ thể năm 2012 diện tích trồng cỏ cả huyện ước đạt 517,7 ha, trong đó diện tích trồng mới ước đạt 170,0/200,0 ha đạt 85% so với kế hoạch giao trồng cả năm 2012. Nguyên nhân không đạt so với chỉ tiêu kế hoach1à do người dân chưa chú trọng trồng cỏ để sản xuất thức ăn cho gia súc.

Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một số cây trồng chính

Loại cây trồng Diện tích(ha) Năng suất(tạ/ha) Sản lượng(tấn)

Tỷ lệ sử dụng trong gia đình (%) Tỷ lệ hàng hoá (%)

1. Lúa Đông xuân 3.254,7 55,80 18.161,5 85,00 15,00

2. Lúa mùa 4.896,8 57,93 28.367,0 80,00 20,00 3. Ngô 3.305,5 35,90 11.857,0 45,00 55,00 4. Khoai lang 236,1 64,53 1.523,6 70,00 30,00 5. Sắn 1.331,7 9.950 13.243,2 20,00 80,00 6. Lạc 1.860,3 27,95 5.199,8 20,00 80,00 7. Đậu tương 264,9 13,40 354,7 25,00 75,00 8 Khoai sọ 165,1 7.792,80 1.286,6 25,00 75,00 9. Rau các loại 44,7 82,70 7.808,1 20,00 80,00

10. Cây cam, quýt 1.140,5 65,00 6.200,0 0,05 99,95

11. Cây chè 5.193,0 48,60 22.494,3 0,01 99,99

( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ )

3.2.1.1.2. Tình hình chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và phát triển trang trại

Do kinh tế trang trại là mũi nhọn cho sản xuất hàng hoá, đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, vì vậy huyện Bắc Quang đã tạo mọi điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại như: Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với chính sách ưu đãi, dồn ô, đổi thửa, mở rộng diện tích... đã khuyến khích

kinh tế trang trại đã phát triển mạnh. Năm 2010 huyện Bắc Quang có tổng số 170 trang trại, với tổng số 852 lao động chủ yếu là trang trại nông nghiệp kết hợp chăn nuôi, trồng cây ăn quả, với tổng số vốn đã đầu tư cho hoạt động sản xuất là 30.600 triệu đồng, bình quân vốn của một trang trại là 180 triệu đồng. Doanh thu bình quân của một trang trại là 150 triệu đồng.

Cụ thể có 03 trang trại chăn nuôi (trong đó 01 trang trại chăn nuôi lợn thịt, 02 trang trại nuôi bò thịt); 18 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, 123 trang trại nông nghiệp và 265 trang trại lâm nghiệp.

Năm 2012 theo thống kê toàn huyện có 07 trang trại nông nghiệp với tổng số là 29 lao đông ( Số trang trại năm 2012 giảm vì được thống kê theo hướng dẫn tiêu chí của thông tư 27/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).

- Nhìn chung các trang trại hoạt động tổ chức sản xuất theo hình thức sản xuất tiên tiến, phát triển quy mô lớn cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng chú ý là hai loại mô hình trang trại cho giá trị kinh tế cao là:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w