3.3. Đánh giá khả năng phát triển của các loại hình sử dụng đất nông
3.4.2. Các giải pháp thực hiện cho xây dựng các đề xuất
Đối với loại đất có độ phì thấp cần cải tạo bằng các loại phân hữu cơ.
Vấn đề đầu tư cho phân bón sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp thích hợp.
Mặt khác biện pháp bón phân còn có tác dụng cải tạo đất, tăng cường độ màu mỡ cho đất, song đồng thời cũng phải đảm bảo không gây ra hiện tượng quá lạm dụng phân hóa học và thuốc BVTV có nguy cơ gây ô nhiễm.
Để khai thác tiềm năng thế mạnh về nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời có phương án chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thời tiết, yêu cầu trong thời gian tới phải đầu tư tu sửa nâng
cấp. Cùng với đó trước thực trạng hệ thống thủy nông đang xuống cấp phải thực hiện các chương trình đầu tư các công trình nhằm mục đích:
+ Phục hồi năng lực thiết kế hoặc kéo dài tuổi thọ của hệ thống công trình;
+ Kiên cố hóa kênh mương để giảm tổn thất nguồn nước, giảm thời gian tưới mở rộng diện tích tưới chủ động, tiết kiệm nước, tiết kiệm diện tích canh tác; cần tập trung khoanh vùng tiêu úng để phục vụ sản xuất vụ đông.
- Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính: Tạo điều kiện cho các hộ vay vốn mở rộng sản xuất (theo quy hoạch) với thời hạn và mức vay phù hợp với đặc điểm, quy mô từng loại hình sản xuất.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực: Sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; Sản xuất nông sản hàng hoá giá trị kinh tế cao; công nghiệp chế biến; thương mại, dịch vụ tiêu thụ nông sản; phát triển các ngành nghề truyền thống; sản xuất các mặt hàng sử dụng nhiều lao động .v.v. Thông qua các chính sách ưu đãi về: Bố trí mặt bằng đất đai, giá và thời gian thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, tín dụng .v.v. ./.
- Giải pháp tiếp thị, tìm kiếm thị trường và xúc tiến thương mại:
+ Mở rộng các hình thức liên doanh liên kết sản xuất tập. Khuyến khích hình thức liên danh liên kết trong sản xuất và tiêu thị sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao như hoa, cây cảnh, rau an toàn.
+ Nghiên cứu xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Sớm xây dựng Website giới thiệu về những sản phẩm nông lâm thuỷ sản gắn với các vùng du lịch sinh thái.
+ Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh chóng hình thành những trục, những tụ điểm giao lưu hàng hoá trên địa bàn nông thôn. Trước mắt phát triển các thị tứ, các trung tâm “công nghiệp - dịch vụ nông thôn”, chợ đầu mối gắn với các trục giao thông chính.
- Giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng môi trường.
+ Tăng cường quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ, xử lý môi trường ở từng cơ sở trong cụm điểm công nghiệp trong vùng sản xuất nông nghiệp.
+ Sử dụng hợp lý, cân đối phân bón vô cơ trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp IPM để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường sinh thái.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường; Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư để bảo vệ môi trường (bao gồm các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, ngân sách, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế); Xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ