1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc

61 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 917,5 KB

Nội dung

Ban Giám đốc Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 ba người: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Doanh nghiệp là một nhân tố cực kỳ quan trọng của nền kinh tế, hoạt động củadoanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nộilực vào phát triển kinh tế xã hội Để thực hiện được vai trò đó các doanh nghiệp phảikhông ngừng cải thiện, nâng cao và ngày càng hoàn thiện tổ chức của mình Hoạt độngcủa doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mỗi một yếu tố góp phần vào sự pháttriển của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đi lên từng ngày Doanh nghiệp muốn pháttriển ổn định thì phải cân bằng hài hoà các yếu tố đó, phát triển đồng bộ và hoàn thiệnchúng

Để tìm hiểu về cách thức các doanh nghiệp đã làm thế nào nhằm tồn tại, phát triển,sinh viên chúng em đã được tạo cơ hội đi thực tập với mục đích tìm hiểu hoạt động sảnxuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, tìm hiểu các nghiệp vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh, củng cố lý luận đã học ở trong nhà trường, biết cách vận dụng thực tế, từ đó sosánh hoạt động thực tiễn với lý luận Bên cạnh đó còn rèn luyện cho chúng em khả nănglàm việc độc lập, chủ động nghiên cứu, tự đề ra một số yêu cầu ch phù hợp với nội dụngthực tập, tăng cường khả năng giao tiếp, tìm hiểu quan hệ thực thi trong sản xuất nơi diễn

ra thực tập, rèn luyện tác phong công nghiệp

Công ty mà em được thực tập là công ty Bia Hà Nội - Hải Phòng, một công ty sảnxuất đồ uống giải khát đã được thành lập một thời gian dài tại Hải Phòng Nội dung củađợt thực tập gồm những phần chính sau:

1 Giới thiệu chung về công ty bia Hà Nội - Hải Phòng

2 Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng

3 Đánh giá chung, nhận xét của bản thân sau đợt thực tập

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH

NGHIỆP

Trang 2

1.TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI HẢI PHÒNG

1 Tên Công ty: Công ty Cổ phần Bia Hà Nội –Hải Phòng (BHP)

2 Trụ sở chính: 16 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

6 Vốn điều lệ: 91.792.900.000 đồng (Chín mươi mốt tỷ bẩy trăm chín hai triệu chín trăm

ngàn đồng)

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng tiền thân là Xí nghiệp Nước đá Việt Hoađược thành lập ngày 15 tháng 6 năm 1960 theo quyết định số 150/ QĐUB của UBHCThành phố Hải Phòng theo hình thức Công ty hợp doanh

- Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp Nước ngọtHải Phòng

- Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phòng được đổi tên thành Nhà máy bianước ngọt Hải Phòng

- Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy bia nướcngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phòng (Quyết định số 81/QĐ-TCCQ ngày14/1/1993)

- Năm 1995 thực hiện chủ trương về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, UBNDthành phố Hải Phòng đã có quyết định đổi tên Nhà máy bia Hải Phòng thành Công ty biaHải Phòng (Quyết định số 1655 QĐ/ĐMDN ngày 4/10/1995)

- Ngày 23/9/2004 UBND Thành phố Hải Phòng ra quyết định số 2519/QĐUBchuyển đổi Công ty bia Hải Phòng là Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần biaHải Phòng Công ty cổ phần bia Hải Phòng được thành lập với số vốn điều lệ là25.500.200.000 VNĐ, với tỷ lệ vốn của cổ đông nhà nước là 65 %, vốn của các cổ đôngtrong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đông ngoài doanh nghiệp là 5,5% Công ty

cổ phần Bia Hải Phòng chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phốHải Phòng cấp ngày 20/09/2004

Trang 3

- Tháng 10 năm 2005, UBND Thành Phố Hải Phòng đồng ý chuyển nhượng phầnvốn Nhà nước tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng cho Tổng Công ty Bia – Rươụ – Nướcgiải khát Hà Nội (theo thông báo số 4510/UBND-KHTH, ngày 24/8/2005) và Hội đồngQuản trị Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội đồng ý nhận chuyển nhượngphần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần bia Hải Phòng (số 45/QĐ-TCKT ngày06/09/2005) Công ty cổ phần bia Hải Phòng gia nhập Tổng công ty Bia – Rượu – Nướcgiải khát Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.

- Theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty cổ phần Bia HảiPhòng họp ngày 23/10/2005: Công ty cổ phần Bia Hải Phòng được đổi tên thành Công ty

cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng, với số vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ, trong đó tỷ

lệ vốn của cổ đông nhà nước do Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội nắmgiữ là 65 %, vốn của các cổ đông trong doanh nghiệp là 29,5%, vốn của các cổ đôngngoài doanh nghiệp là 5,5%

III CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP

1 Nguồn lực tài chính của công ty:

Tình hình tiền mặt và tổng số vốn kinh doanh của công ty đến ngày 31/12/2010được thể hiện ở bảng sau:

Trang 4

Tổng số vốn kinh doanh của công ty được hình thành từ các nguồn theo bảng sau: Đơn vị: VNĐ

Trang 5

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 27,91

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Nợ phải trả chiếm 29,29% Trong đó nợ ngắn hạn là 20,78%, nợ dài hạn chiếm8,5% Số nợ phải trả của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ

Vốn chủ sở hữu chiếm 70,71% trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm 42,8%

Ta thấy vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ lệ hợp lý trong tổng nguồn vốn

2 Cơ sở vật chất kĩ thuật:

Thiết bị công nghệ (phần cứng) chủ yếu là nhập từ các nước Châu Âu và được sựgiúp đỡ của các nước như Đức, Tiệp Khắc… Hệ thống cán bộ kỹ thuật của Công ty đangtừng bước trưởng thành về số lượng và chất lượng, có thể đảm nhiệm cũng như cải tiếnmột số khâu – giai đoạn trong quy trình sản xuất chế biến

Hiện tại Công ty đang sở hữu một dây truyền trang thiết bị tương đối hiện đại baogồm:

- Hệ thống thiết bị nấu và nhà nấu của Đức công suất 100 triệu lít/năm

- Hệ thống lên men của CHLB Đức công suất 50 triệu lít/năm

- Hệ thống thu hồi CO2 của Đan Mạch

- Hệ thống chiết bia chai của CHLB Đức 150000 chai/h

- Hệ thống lạnh của Nhật

- Hệ thống lũ dầu của Đài Loan 10 tấn hơi/h

- Hệ thống xử lý nước hiện đại của Đức

Hệ thống trang thiết bị hiện có của Công ty cho phép sản xuất những sản phẩm cóchất lượng cao tuy nhiên với công suất hiện tại chưa thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụcủa thị trường Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ củaCông ty

Trang 6

Tỷ trọng

%

Số tuyệt đối

-Theo phân công lao động

Trang 7

Qua bảng cơ cấu nhân lực trên có thể thấy trình độ của cán bộ công nhân viênngày càng được nâng cao, đó là kết quả của công tác đào tạo cũng như công tác tuyểndụng trong công ty Bên cạnh số lao động trên, Công ty cũng sử dụng lao động mùa vụ

để thực hiện các công việc đơn giản như sếp chai bia vào hộp giấy, dọn dẹp,… Tuy là laođộng mùa vụ nhưng Công ty cũng thực hiện đầy đủ các điều kiện về an toàn lao động,khen thưởng

Chất lượng lao động dần được nâng cao điều này được thể hiện qua chỉ tiêu: Sốlao động có trình độ đại học năm 2011 đã tăng lên 10,35% Số lao động phổ thông giảmđáng kể từ 58,55% năm 2010 xuống còn 48,83% năm 2011 Điều này là do yêu cầu củahoạt động sản xuất kinh doanh được trang bị các thiết bị hiện đại, do vậy đòi hỏi đội ngũlao động phải qua đào tạo Chính vì vậy mà lao động có trình độ ngày một tăng lên

4.SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC – CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TỪNG PHÒNG BAN

A.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHÒNG

Trang 8

2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban

Hiện nay cơ cấu bộ máy quản lý Công ty Cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng gồm:

Đại hội đồng cổ đông.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty

Hội đồng quản trị.

Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-HảiPhòng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thànhviên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với

số nhiệm kỳ không hạn chế Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điềuhành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị Hội đồng quảntrị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi củaCông ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ HĐQT có trách nhiệm giámsát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty Quyền vànghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết

Ban kiểm soát.

Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần Bia Hà Nội – Hải Phòng bao gồm 04 (bốn)thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm)năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Bankiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩntrọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông Ban kiểm soáthoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc

Ban Giám đốc

Ban Giám đốc của Công ty bao gồm 03 (ba người): 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao Các Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trong từng lĩnh vực cụ thể và

Trang 9

chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ độnggiải quyết những công việc được Giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và

Phòng tiêu thụ sản phẩm:

Chịu trách nhiệm thu thập thông tin, đánh giá tình tình thị trường, xây dựng kế hoạch tiêuthụ sản phẩm Tham mưu cho Giám đốc về giá bán sản phẩm, chính sách quảng cáo,phương thức bán hàng, hỗ trợ khách hàng, lập các hợp đồng đại lý Tư vấn cho kháchhàng về sử dụng thiết bị bảo quản, kỹ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo Theo dõi vàquản lý tài sản, thiết bị, công cụ, dụng cụ bán hàng: keg chứa bia hơi, tủ bảo quản, vỏbình CO2 , vỏ chai, két nhựa trong lưu thông, biển quảng cáo của Công ty trên thịtrường v.v Kết hợp với phòng Kế toán Tài chính quản lý công nợ các đại lý và kháchhàng tiêu thụ sản phẩm; Quản lý hóa đơn và viết hóa đơn, thu tiền bán hàng

Phòng Tổng hợp:

Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinhdoanh hàng tháng, quý, năm; Mua sắm, làm thủ tục nhập, xuất vật tư, nguyên liệu, phụtùng thay thế, dụng cụ cho sản xuất; Tham mưu và làm các thủ tục pháp lý trong việc kýkết, giám sát thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch giá thành sản phẩm của Công ty; Tổnghợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và các báo cáo thống kêtheo quy định và yêu cầu quản trị của Công ty

Đảm nhận và chịu trách nhiệm trong công tác tham mưu xây dựng cơ cấu tổ chức quản lýsản xuất kinh doanh, quy hoạch cán bộ; Lập kế hoạch đào tạo và tuyển dụng lao động,xây dựng định mức lao động và đơn giá tiền lương hàng năm; tham mưu cho Ban giámđốc xây dựng quy chế trả lương, thưởng Thực hiện các chế độ chính sách cho người laođộng theo luật định và quy chế của Công ty; Theo dõi, giám sát việc chấp hành nội quylao động, nội quy, quy chế của Công ty và thực hiện công tác kỷ luật Thực hiện cácnhiệm vụ của công tác hành chính, văn thư lưu trữ, quản lý xe ôtô con, vệ sinh môitrường, ngoại cảnh, công tác bảo vệ 2 nhà máy Phối hợp xây dựng và tổ chức thực hiệncác kế hoạch bảo vệ, an ninh, quốc phòng, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt

Trang 10

phẩm hàng hóa đầu ra, chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất; Quản lý hồ

sơ lý lịch hệ thống máy móc thiết bị; xây dựng và theo dõi kế hoạch duy tu bảo dưỡngmáy móc thiết bị; Kết hợp với các bộ phận liên quan xây dựng và thực hiện nội dungchương trình đào tạo, tổ chức thi nâng bậc kỹ thuật cho công nhân hàng năm Chỉ đạothực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 và hệ thống vệsinh an toàn thực phẩm HACCP Chịu trách nhiệm về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản

và công tác môi trường Theo dõi và thực hiện công tác thi đua khen thưởng

Phòng Tài chính Kế toán:

Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước Công ty về lĩnh vực tài chính kế toán Phòng cóchức năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm; Tổ chức công táchạch toán kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định và các báo cáo quản trị theo yêucầu của Công ty; Thực hiện thu tiền bán hàng, quản lý kho quỹ; Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc lập hóa đơn chứng từ ban đầu cho công tác hạch toán kế

Đội kho:

Quản lý các kho vật tư, nguyên liệu, thành phẩm, bao bì, chai két, công cụ dụng cụ phục

vụ sản xuất, bán hàng; Thực hiện công tác xuất, nhập vật tư, nguyên liệu, theo dõi, đốichiếu, lập các bảng kê bán hàng, báo cáo nhập xuất tồn hàng ngày, tuần, tháng gửi cácphòng Nghiệp vụ của công ty và Tổng Công ty theo quy định

Phân xưởng Bia số 1 – 16 Lạch Tray:

Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi các loại Thực hiện các công đoạn sản xuất theo

đúng quy trình công nghệ từ khâu nghiền nguyên liệu đến nấu bia, bảo quản và xử lý mengiống, lên men bia, lọc trong bia và chiết rót phục vụ bán hàng tại 16 Lạch Tray Thựchiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng cho các bộ

Phân xưởng bia số 2 – Quán Trữ:

Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm bia hơi, bia chai các loại Chiết rót bia hơi thành phẩmnhập kho và giao cho khách hàng Thực hiện các công đoạn trong sản xuất bia chai, chiếtrót, hoàn thiện sản phẩm bia chai và nhập kho theo đúng quy trình công nghệ; Thực hiện việc ghi chép, lưu trữ và báo cáo số liệu sản xuất hàng ngày, tuần, tháng chocác bộ phận quản lý của Công ty và Tổng Công ty theo quy định

5 TÌM HIỂU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

Báo cáo tài chính năm 2009

Trang 11

I.Bảng cân đối kế toán

ĐVT:đồng

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 1 372 057 221 3 797 119 276

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Trang 12

- Nguyên giá 233 150 817 836 201 567 801 657

2.2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 32 363 455 173 28 610 029 054

1.5 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15 031 023 025 5 620 037 813

Tổng cộng nguồn vốn 195 914 040 443 181 913 345 454

II.Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 364 530 962 125 218 126 114 508

Trang 13

6 Doanh thu hoạt động tài chính 482 475 198 1 274 693 619

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 27 679 381 563 11 517 203 213

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27 572 842 492 15 539 186 560

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 25 128 242 025 13 470 097 813

III.Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

1 Cơ cấu tài sản

2 Cơ cấu nguồn vốn

3 Khả năng thanh toán (lần)

4 Tỉ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (%) 14,07 8,54

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu (%) 6,87 6,00

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn CSH (%) 20,25 12,32

Báo cáo tài chính năm 2010

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010

Mẫu số B01-DN

Trang 14

2 Các khoản tương đương tiền 112 1.690.000.000

-III- Các khoản phải thu 130 17.125.448.537 3.904.688.907

1 Phải thu khách hàng 131 7.826.159.480 3.137.787.840

2 Trả trước cho người bán 132 8.111.288.074 41.537.114

5 Các khoản phải thu khác 135 06 1.188.000.983 725.363.953

Trang 15

- Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (484.507.954) (225.396.752)

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 12 37.328.016.163 32.363.455.173

IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 22.500.000.000 18.000.000.000

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 13 22.500.000.000 18.000.000.000

Trang 16

2 Phải trả cho người bán 312 4.748.971.640 7.797.781.147

Trang 18

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010

Mẫu số B03-DN

Đơn vị tính: VND

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm 2010 Năm 2009

I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1 Lợi nhuận trước thuế 01 33.973.714.748 27.572.842.492

2 Điều chỉnh cho các khoản

- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 - (503.202)

- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 22 (409.314.200) (480.907.376)

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước

thay đổi vốn lưu động 08 64.391.612.819 56.384.611.837

- Tăng, giảm các khoản phải thu 09 (18.421.205.019) 6.028.328.696

- Tăng, giảm hàng tồn kho 10 (1.998.116.282) (2.927.497.876)

- Tăng, giảm các khoản phải trả 11 (3.677.423.343) 182.730.748

- Tăng, giảm chi phí trả trước 12 5.373.821.693 1.592.702.986

- Tiền lãi vay đã trả 13 (4.369.093.938) (6.375.566.620)

- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (4.334.291.550) (1.011.239.369)

Trang 19

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 16 (1.016.500.000) (260.162.000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh

II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1 Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ 21 (8.736.211.486) (35.708.222.298)

3 Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của

-4 Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ

-5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 25 (4.500.000.000) (9.000.000.000)

7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27

22 409.314.200 480.907.376

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (12.826.897.286) (44.227.314.922) III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

3 Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 41.965.785.051 69.761.208.609

4 Tiền chi trả nợ gốc vay 34 (61.446.293.454) (71.481.748.346)

6 Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

- (10.097.219.000)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 50 3.641.398.691 (2.425.565.257)

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 60 05 1.372.057.221 3.797.119.276

Trang 20

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 70 05 5.013.455.912 1.372.057.221

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2010

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 20 106.727.599.771 124.597.226.653

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

Trang 21

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 15.570.017.296 13.121.464.255

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 25 8.499.742.026 2.444.600.467

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60=50-51-52) 60 25.473.972.722 25.128.242.025

6.Phương hướng phát triển của công ty

Với mục tiêu thực hiện sự đổi mới cả về nội dung và hình thức, về tổ chức quản lý vàđiều hành Từ đó phát huy truyền thống năng động sáng tạo trong phát triển, hiệu quảtrong kinh doanh Bia Hà Nội- Hải Phòng không ngừng phát triển với tốc độ cao, hiệu quả

đủ sức cạnh tranh trong hội nhập với nền kinh tế thị trường năng động Xứng đáng vớitruyền thống vẻ vang tự hào của Bia Hà Nội – Hải Phòng Từ đó xác định nhiệm vụ trọngtâm, cơ bản và chủ yếu trong hai năm 2009-2010 và phương hướng đến năm 2015 vớicác nội dung chủ yếu sau đây:

Về sắp xếp tổ chức quản lý:

Thực hiện triệt để lợi thế cơ cấu tổ chức quản lý của một công ty cổ phần để đổi mớiquản trị doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý hiệu quả và năng động sángtạo Với việc tổ chức sắp xếp công ty CP Bia Hà Nội – Hải Phòng, từng bước nghiên cứusắp xếp sao cho phù hợp với công ty mẹ HABECO, công ty liên kết theo hướng phát triểnkhu vực và chuyên ngành nhằm tạo sự liên kết gắn bó chặt chẽ về vốn – thương hiệu - thịtrường – công nghệ của tổ hợp công ty mẹ- công ty con

Về đầu tư phát triển:

Tập trung chỉ đạo, điều hành Nhà máy Bia sản xuất trong quý III năm 2011 là 45triệulít/năm Từ đó đưa năng lực, công suất của công ty mẹ HABECO đạt 400 triệu lít/nămvào năm 2011 Đồng thời với việc đầu tư dây chuyền hiện đại để từng bước tăng năng lựcsản xuất cho các năm 2011-2012 và những năm tiếp theo

Về tiêu thụ và thị trường:

Trong điều kiện hội nhập với nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh phát triểnthị trường là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng và hiệu quả của sản xuất kinh doanh.Với mục tiêu đến năm 2015 sản lượng bia tiêu thụ mang thương hiệu Hải Phòng phấn

Trang 22

đấu đạt 350 triệu lít thì công tác thị trường cần được tập trung đầu tư phát triển theohướng vừa phát triển thị trường phía Bắc từ Quảng Trị trở ra đồng thời từng bước pháttriển thị trường phía Nam Thực hiện sắp xếp tổ chức lại hệ thống quản lý thị trường vàtiêu thụ đồng thời với tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác phát triển thị trường.

Về đầu tư nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và công nghệ:

Tiếp tục đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra thêm sản phẩm mới làmphong phú thương hiệu Bia Hà Nội - Hải Phòng Thực hiện tốt các tiêu chuẩn quy địnhquản lý theo ISO để bảo đảm chất lượng sản phẩm tập trung đào tạo nguồn nhân lực,nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý ở tất cả các mặt từ kỹ thuật, côngnghệ, thị trường, đầu tư, quản lý kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu sự phát triển các mặtcủa công ty

Trong thế và lực mới, cán bộ công nhân viên và lao động trong Công ty cổ phần Bia

Hà Nội _ Hải Phòng đoàn kết chung sức xây dựng hình ảnh, thương hiệu Bia Hải Phònglên một tầm cao mới đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế và khu vực góp phần vào

sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ QUY TRÌNH BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA

HÀ NỘI – HẢI PHÒNG

Trang 23

1.THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY VÀ CÁCH THỨC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG

A Thị trường

- Một thị trường đầy tiềm năng và phát triển mạnh

Theo báo cáo quý I, năm 2009 của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát ViệtNam, mức tiêu thụ các sản phẩm bia tăng trưởng hàng năm 17% Đến năm 2010, thịtrường bia có thể đạt mức tiêu thụ 3,5 tỷ lít Nhu cầu tiêu thụ bia ở Việt Nam tăng khoảng12-14%/năm trong 5 năm qua và sẽ tiếp tục tăng 18%/năm trong 5 năm tới

Thị trường bia VN đang phát triển mạnh với tổng sản lượng 10 triệu hecto lít mỗinăm, tuy nhiên mức tiêu thụ còn rất khiêm tốn 12 lít/người/năm trong khi tại Mỹ là 85 lít,tại Séc 171 lít Theo đó Việt Nam sẽ đứng thứ ba Châu Á về sản lượng Những dự báonày lại hứa hẹn những cuộc chiến bia khốc liệt, với 3 loại "vũ khí" chiến lược là sảnphẩm, kênh phân phối và chiến dịch quảng bá

Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người, là nướcđông dân thứ ba ở Ðông - Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và đứng thứ 13 trong

số những nước đông dân nhất thế giới Bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người Mặc dùvậy, với quy mô dân số lớn, đà tăng dân số vẫn còn cao và duy trì trong vòng nhiều nămnữa, theo dự báo dân số nước ta sắp công bố tới đây, sẽ còn tiếp tục tăng đến giữa thế kỷ

21 (tức vào những năm 2048-2050 dân số nước ta mới ổn định và không tiếp tục tăng)với quy mô dân số hơn 100 triệu người và có thể sẽ thuộc vào nhóm mười nước có dân sốlớn nhất thế giới Theo phân tích và nhận định của các nhà nhân khẩu học kinh tế trong

và ngoài nước, cơ cấu dân số Việt Nam đã bước vào giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng" hay

" cửa sổ cơ hội dân số" hoặc "dư lợi dân số" Theo các chuyên gia, cơ cấu dân số “vàng”được coi là cơ hội phát triển của một quốc gia, bởi hiện tượng này thường chỉ xuất hiệnmột lần trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư.Với khoảng 53 triệu ngườitrong độ tuổi lao động, mỗi năm lại được bổ sung 1,5 triệu người nữa thì đây thực sự

là tiền đề để phát triển kinh tế Đây chính là độ tuổi khách hàng mà công tia bia phục vụ

Số lượng người ở độ tuổi lao động cao tương ứng với quy mô tiềm năng phát triển ngànhbia rượu càng lớn

Trang 24

Quy hoạch phát triển ngành bia - rượu - nước giải khát Việt Nam đến năm 2015,tầm nhìn đến 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, năm 2010 cũng được coi nhưmột đòn bẩy để thị trường đồ uống nội nói riêng, thị trường bia nội nói chung có thể pháttriển Theo đó, Việt Nam sẽ sản xuất và tiêu thụ 3,1 - 3,2 tỷ lít bia (bình quân mỗi người

sẽ sử dụng 35 36 một năm) trong năm 2010, đến năm 2015 sẽ sản xuất và tiêu thụ 4,6 4,7 tỷ lít bia còn đến năm 2025, sức tiêu thụ bia sẽ lên tới 7 - 7,5 tỷ lít

Một thị trường cạnh tranh khốc liệt

Thị trường bia Việt Nam chủ yếu được cung cấp bởi các nhà cung cấp trong nước,chiếm 90% lượng tiêu thụ, bia nhập khẩu chỉ chiếm 10%, và được nhập khẩu chủ yếu từ

2 thị trường Mỹ và Đức Sản lượng bia sản xuất trong nước được tập trung vào một sốcông ty chính, các công ty này chiếm phần lớn thị phần trong toàn ngành Trong đó, 3công ty hàng đầu Sabeco, VBL, Habeco đã chiếm hơn 60% tổng giá trị của thị trườngtrong năm 2006 Đứng đầu là Sabeco, chiếm 31% thị phần, đến VBL chiếm 20% thịphần, và Habeco chiếm 10% thị phần

Một vài gương mặt điển hình làm nên bức tranh ngành bia Việt Nam:

1.Sabeco: Lâu đời và danh tiếng phải kể đến Sabeco, tổng công ty bia - rượu - nước giải

khát Sài Gòn, với các thương hiệu Bia Sài Gòn, Saigon special, 333, bia hơi, có nhà máy

ở khắp 3 miền, Sài Gòn, Sóc Trăng, Cần Thơ, Phú Yên, Quy Nhơn, Daklak, Hà Tĩnh, HàNam, Hà Nội Sabeco chiếm lĩnh phân khúc bia phổ thông, đặc biệt mạnh ở khu vực phíaNam và đang phát triển ra Trung Bộ

2.Habeco: Kế đến là Habeco, một tổng công ty bia rượu nữa ở phía Bắc, tiền thân là nhà

máy bia Hommel có từ thời Pháp Habeco đang phát triển mạnh thị trường phía Bắc vàcác tỉnh Bắc Trung Bộ Habeco cũng có nhà máy tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh,Hải Dương, Thanh Hoá, Quảng Bình Habeco cũng chiếm lĩnh thị trường bia phân khúcphổ thông, nổi tiếng với các thương hiệu bia Hà Nội chai, lon, bia hơi Chỉ riêng hai tổngcông ty nhà nước này đã chiếm đến trên 50% sản lượng bia của Việt Nam

3 Heniken và Tiger của VBL : Thương hiệu bia quốc tế sản xuất ở Việt Nam tăng

trưởng mạnh mẽ nhất phải kể đến 2 thương hiệu: Tiger, Heineken ( 2 sản phẩm nổi tiếngcủa công ty APB) Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam là đơn vị liên doanh giữaTổng Công Ty Thương mại Sài Gòn và Tập đoàn Asia Pacific Breweries Ltd., ( APBL -

có trụ sở tại Singapore ) với đơn vị liên kết là tập đoàn Heineken N.V – Hà Lan VớiHeineken là thương hiệu thống lĩnh phân khúc thị trường bia cao cấp và Tiger phát triểnmạnh ở phân khúc trung cao Với sản lượng từ 150 triệu lít năm tăng vọt lên đến 230triệu lít trong năm 2006, APB Việt Nam đóng góp nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kểvào tập đoàn APB đang ra sức bành trước và củng cố thế lực của mình tại Việt Nam

4 Các thương hiệu khác: Các thương hiệu quốc tế khác còn có thể kể đến là San

Miguel, thương hiệu bia số một tại Philipines, Calsberg đến từ Đan Mạch, Foster's từ Úc,BGI đến từ Pháp quốc Các nhà máy bia địa phương như Huda Huế, Bến Thành Phong

Trang 25

Dinh, v.v cũng đóng góp hương sắc vào bức tranh ngành bia thông qua các phân khúc thịtrường hẹp có tính địa phương.

Trên đại bàn Hải Phòng nói riêng, đối thủ chính của công ty cổ phần bia Hà Nội –Hải Phòng là công bia cổ phần Tây Âu là Công ty Cổ phần Rượu - Bia - Nước giải khátLan Hương với sản phẩm cạnh tranh chính là bia hơi

B Cách thức phân đoạn thị trường

Trong ngành công nghiệp bia người ta phân loại sản phầm thành 4 dòng : siêu caocấp (thông thường là dòng bia nhập khẩu), cao cấp, dòng phổ thông và bia hơi

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng cung cấp bia cho hai thị trường chính làbia dòng phổ thông và bia hơi

1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong trong thời gian qua

A Giới thiệu các sản phẩm chính của công ty

Bia chai Hải Phòng

Đặc tính : Sản phẩm của quá trình lên men dịch đường nhờ men bia, là loại bia được

thanh trùng để bảo quản

Trạng thái : Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ

Màu sắc : Màu vàng rơm đặc trưng của bia

Bọt : Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn có vết bọt bám ở thành cốc Mùi : Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon, không có

mùi lạ

Vị : Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon,

không có vị lạ

Bia chai 999

Trang 26

Đặc tính : Sản phẩm của quá trình lên men dịch đường nhờ men bia, là loại bia được

thanh trùng để bảo quản

Trạng thái : Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ

Màu sắc : Màu vàng rơm đặc trưng của bia

Bọt : Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn có vết bọt bám ở thành cốc Mùi : Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon, không có

mùi lạ

Vị : Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon,

không có vị lạ

Bia tươi Hải Phòng

Đặc tính : Là sản phẩm của quá trình lên men dịch đường nhờ men bia Bia được tàng

trữ và lắng trong tự nhiên, không qua lọc

Trạng thái : Lỏng, không trong suốt, không có tạp chất lạ.

Màu sắc : Màu vàng rơm đặc trưng của bia.

Bọt : Khi rót ra cốc, bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn có vết bọt bám ở thành cốc Mùi : Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon, không có

Trang 27

Đặc tính : Sản phẩm của quá trình lên men dịch đường nhờ men bia

Trạng thái : Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ

Màu sắc : Màu vàng rơm đặc trưng của bia

Bọt : Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn có vết bọt bám ở thành cốc Mùi : Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon, không có

mùi lạ

Vị : Vị đắng dịu, hài hoà dễ chịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon,

không có vị lạ

Bia hơi Hải Phòng

Đặc tính : Là sản phẩm của quá trình lên men dịch đường nhờ men bia

Trạng thái : Lỏng, trong suốt, không có tạp chất lạ

Màu sắc : Màu vàng rơm sáng, đặc trưng của bia

Bọt : Khi rót ra cốc bia có bọt trắng mịn, khi tan hết vẫn có vết bọt bám ở thành cốc Mùi : Mùi thơm dịu đặc trưng của bia được sản xuất từ malt và hoa houblon, không có

Như vậy, cùng với các sản phẩm khác như bia hơi Hải Phòng, bia hơi Hải Hà, biachai HAIPHONG BEER là bước tiến mới của Công ty cổ phần Bia Hà Nội- Hải Phòng

Trang 28

trong quá trình nâng cao sản lượng, công suất, chất lượng sản phẩm, đóng góp tích cựcvào sự phát triển của thành phố.

B Tình hình tiêu thụ

* Cầu về bia Hà Nội - Hải Phòng

Vì hoạt động ở phần thị trường bình dân lên lượng khách hàng có nhu cầu về biacủa Công ty ngày càng lớn Ngoài việc lựa chọn về giá, khách hàng còn ưa thích hương

vị đặc trưng của bia Hà Nội - Hải Phòng, uy tín của công ty ngày càng lớn khi xu hướngngười tiêu dùng đang trở lại với "hàng quốc doanh" và là đối với hàng công nghệ thựcphẩm Cầu về bia tăng mạnh qua các năm Từ 38 triệu lít năm 2006 đến 70 triệu lít năm

2010 Có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là cầu về bia các tháng trong năm lại tương đối ổnđịnh Hiện tượng này được giải thích dưới hai góc độ:

+ Về phía Công ty: Do Công ty ký hợp đồng mua bán với các đại lý cấp I theonăm, nên sản lượng được phân bố theo các tháng Nếu vào tháng ế ẩm mà các đại lý vẫntrung thành thì những tháng tiếp sau (tháng khan hiếm) đại lý sẽ được nhận số hàng căn

cứ vào tháng trước đó Vào những tháng cầu tăng, cung không đáp ứng kịp Khi đó giá cảtrên thị trường sẽ tăng, các nhà bán sỉ sẽ tăng thêm lợi nhuận do họ bán được giá cao màchỉ phải trả giá mua của công ty như cũ Như vậy, vì mục đích lâu dài, buộc các nhà bán

sỉ phải theo đuổi mức sản lượng tối đa mà họ nhận được sự cung cấp từ công ty

+ Về phía thị trường: Vào mùa đông, nhu cầu tiêu dùng bia khách hàng nhỏ lẻgiảm, song lại đúng vào mùa cưới nên sản lượng tiêu thụ vào các tháng này không bị biếnđộng mạnh Vào mùa hè cầu tăng nhưng người tiêu dùng có thể sử dụng hàng thay thếbia hơi thay cho bia chai vì giá rẻ lại tươi mát Với cơ cấu sản phẩm hiện tại của Công ty,

có thể tạo sự ổn định về doanh thu các tháng 5, 6, 7 khi mà bia chai giảm sút thì đã có biahơi lên ngôi Hai sản phẩm này bổ trợ cho nhau tạo nên sự ổn định tương đối của doanhthu trong các tháng Vào tháng 2, 3 sản lượng tiêu thụ bị giảm là do tình trạng chung củangày "8/3" Một mặt cần lưu ý nữa là tháng 12, 1 đúng vào dịp tết Nguyên đán, khi mànhu cầu tiêu dùng bia lon của Công ty tăng đột biến mà doanh số của Công ty vẫn ổnđịnh, điều này phản ánh cầu về bia của Công ty ít biến động do ảnh hưởng của cơ cấu.Như vậy, trong tương lai Công ty nên cơ cấu lại mặt hàng, tăng sản lượng bia lon, khôngnên bỏ phí các thị trường này, vì nế đẩy mạnh tiêu thụ vào ngày Tết sẽ đem hai cái lợicho Công ty đó là lợi nhuận và lợi ích trong việc tạo hình ảnh về sản phẩm của Công ty

* Cung về bia của công ty:

Nhu cầu về bia tăng nhanh trong khi cung không đáp ứng được kịp thời, có thángcông ty chỉ có khả năng cung cấp được 90% hợp đồng đã ký Điều này dễ gây ra rối loạntrên thị trường về giá cả Đầu năm 2011 công ty đang triển khai kế hoạch nâng công suất

Trang 29

hiện có lên 100 triệu lít/năm Tuy nhiên dự án này phải đến năm 2014 , 2015 mới có thểđưa vào khai thác sử dụng được.

- Tình hình tiêu thụ theo thị trường khu vực:

STT Thị trường

Doanh Thu ( nghìnđồng)

Tỷtrọng( %) ( nghìn đồng)Doanh Thu

Tỷtrọng( %)

Doanh Thu ( nghìnđồng)

Tỷtrọng( %)

Thị trường bia của công ty bia Hà Nội -Hải Phòng tập trung và cao nhất tại HảiPhòng và vẫn giữ vị trí đứng đầu trong 3 năm qua ( gần 32% ) , tiếp theo vị trí thứ haiHải Dương ( gần 11%), và các tỉnh khác Có thể nhận ra rằng, thị trường của bia HN-HPtập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, điều này sở dĩ là do công ty nằm trên địa bàn HảiPhòng, nên gần với các tỉnh lân cận như, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc… tạo điềukiện thuận lợi cho việc vận chuyển và thực hiện các hoạt động xúc tiến bán tốt hơn Qua

đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí quản lý và các hoạt động Marketing kịpthời, nắm tốt hơn về nhu cầu thị hiếu của khách hàng

Trang 30

Mặc dù doanh thu cao nhất vẫn thuộc về thị trường Hải Phòng nhưng tỷ trọng màthị phần Hải Dương đóng góp lại có xu hướng ngày càng giảm ( năm 2008 là 32,19%,đến năm 2010 là 31,87%), thêm vào nữa thị trường của một số tỉnh ở miền bắc nhưQuảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình cũng có xu hướng giảm dần tỷ trọng,riêng Hà Nội thì lại có xu hướng tăng

-Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu sản phẩm:

Năm 2010, sản lượng bia các loại đạt hơn 72 triệu lít; doanh thu tăng 67% so vớinăm 2009; nộp ngân sách tới hơn 180 tỉ đồng, tăng 85% so với năm 2009; Thu nhập bìnhquân của người lao động đạt 7 triệu đồng/người/tháng

Con số này là niềm tự hào của Công ty, nó cũng đánh dấu một bước ngoặt mới củaCông ty kể từ khi quyết định đầu tư dây chuyền để sản xuất bia chai mang thương hiệubia Hà Nội Bởi lẽ, với cơ cấu sản phẩm với 70% là bia hơi, công ty không có nhiều lợinhuận vì doanh thu bia hơi không cao, lại sử dụng nhiều lao động

Tuy nhiên, bia hơi lại được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng hơn cả Theothống kê chưa đầy đủ, mỗi năm, người dân Việt Nam đã tiêu tốn khoảng 20.000 tỷ đồngcho bia bọt, trung bình mỗi ngày trên 50 tỷ đồng đã “chảy” theo bia Hiện mức tiêu thụbình quân đầu người của Việt Nam là 18 lit mỗi năm, nhưng với mức thu nhập tăng, cộngvới sự thay đổi tập quán uống (chuyển từ rượu tự nấu sang uống bia) thì sang năm 2011,mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam ước sẽ tăng đến 28 lít mỗi năm

Bia hơi của Công ty Bia Hà Nội-Hải phòng từ năm 2000 đến nay luôn được ngườitiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao Năm 2009, lượng bia hơi tiêu thụ

là khoảng 180.000 lít/ngày, thì đến năm 2010 đã tăng lên 200.000 lít/ngày, số lượng tiêuthụ nửa đầu năm 2011 đạt khoảng 215.000 lít/ngày Như vậy, khối lượng tiêu thụ bia hơicủa công ty ngày càng tăng cho thấy cái nhìn lạc quan về nhu cầu của người tiêu dùng.Tại các đại lý phân phối bia hơi của công ty, số lượng có khi lên đến 2000 lít/ngày, thậmchí có thời điểm cung không đủ cầu

Còn với bia chai của công ty thì số lượng tiêu thụ ít hơn vì phần lớn người dân ưachuộng bia hơi hơn, nhưng điều đó không có nghĩa số lượng tiêu thụ bia chai của công ty

Hà Nội - Hải Phòng là thấp Như sản phẩm HAIPHONG BEER được đưa ra thị trườngtiêu thụ từ tháng 11- 2010, bước đầu được người tiêu dùng Hải Phòng, các tỉnh QuảngNinh, Bắc Ninh, Hải Dương… ưa chuộng, trong 2 tháng cuối năm 2010, công ty sản xuất

và tiêu thụ khoảng 100.000 lít, tương ứng với 220.000 chai Bia chai của công ty cũngđược ưa chuộng ở các tỉnh thành lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên

Bảng số liệu về tình hình tiêu thụ bia của công ty năm 2010 Đơn vị: lít

Ngày đăng: 07/08/2014, 14:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CễNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHềNG - Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CễNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI – HẢI PHềNG (Trang 7)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 - Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc
i ngày 31 tháng 12 năm 2010 (Trang 14)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (TIẾP) Tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 - Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc
i ngày 31 tháng 12 năm 2010 (Trang 16)
Bảng số liệu về tình hình tiêu thụ bia của công ty năm 2010 Đơn vị: lít - Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc
Bảng s ố liệu về tình hình tiêu thụ bia của công ty năm 2010 Đơn vị: lít (Trang 31)
Sơ đồ cụ thể quy trình bán hàng cho các đại lý: - Đề tài : Quy trình bán hàng và tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia Hà Nội - Hải Phòng doc
Sơ đồ c ụ thể quy trình bán hàng cho các đại lý: (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w