Khái niệm:

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại pot (Trang 25 - 109)

7. Cấu trúc luận văn:

1.3.1Khái niệm:

Mục Tri thức đọc – hiểu trong SGK Ngữ văn10 nâng cao cho biết: “ Văn bia

là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc và bia lăng mộ.

Bia ghi công đức gồm có ba phần: Thứ nhất là tự ( kể), nêu lí do, quá trình làm bia, sự tích nhân vật được khắc vào bia; Thứ hai, viết bằng văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để người đọc ghi nhớ, phần này còn gọi là

minh ( ghi nhớ); thứ ba là phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia ( viết

bằng văn xuôi) dần dần phần tự trở thành quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan niệm của người làm bia.

Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba giữ vai

trò quan trọng như một lời tựa chung cho cả 28 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội”.

Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Thể loại văn học lịch sử trung đại, rất phổ biến ở các nước Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đó là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu đình...để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ, thường viết bằng văn xuôi, phần minh thường được viết bằng văn vần, gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần

ngợi ca, phẩm bình...”(11; tr 399).

Bi tức là bia, là thể văn dùng để khắc vào đá, người ta gọi là bi bản, bi biểu, bi chí, bi kệ, bi minh, bi bảng, bi trung...Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long ghi “Bi là sự đề cao hoàng đế thủa xưa khi ghi hiệu phomng thiền đều dựng bia đá trên núi cao để khắc ghi công lao cho nên được gọi là bia. Thể

văn bia đòi hỏi cái tài của nhà làm sử, việc kể sự tích để lưu truyền, còn bài văn để khắc ghi đức lớn thì phải hiện lên vẻ rực rỡ của cốt cách cao khiết, mà ghi điều tốt đẹp thì phải cho thấy công lao phi thường, đó là quy định của bia”. Từ sư Tăng đời Minh có nói: Văn bia từ đời Hán trở lại đây càng có nhiều người làm, có bia về cầu đường, có bia về đàn, giếng, có bia về đền thần, có bia về nhà thờ, có bia cổ tích, phông thổ, có bia công đức, có bia mộ, chùa, quán... Thể văn bia chủ yếu là kể chuyện dần dần về sau pha tạp nghị luận, đó là không đúng. Tự sự mới là thể chính của văn bia, có nghị luận là thể biến của văn bia, nếu có ngụ ý thì lại là thể khác.

Văn bia là thể văn hình thành sớm nhất trong các thể văn xuôi ở Việt

Nam vào thời Lí (16; tr 312, 313)

1.3.2 Đặc trƣng thể loại của Văn Bia

• Đặc trưng về chỗ đứng: Văn bia là những bài văn được khắc trên những tấm bia đá đặt ở đền, chùa, miếu, cầu đình, lăng mộ...để ghi công tích của danh nhân hoặc các sự kiện quan trọng

• Đặc trưng về nội dung: Bia ghi công đức và bia đề danh thường gồm hai phần

- Ghi chép tiểu sử, lai lịch của danh nhân, anh hùng, sự việc - Ngợi ca và phẩm bình về người hoặc sự việc ở trên

• Đặc trưng về hình thức: Văn bia thường được viết bằng văn xuôi chữ Hán theo lối thuyết minh.

Văn bản trong SGK Ngữ văn 10 được trích từ Bài kí đề danh tiến sĩ

khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba do TS Thân Nhân Trung viết năm

1484. Bài kí đó được coi như lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội. Nội dung chính của văn bản đoạn trích là:

- “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”

- Những việc triều đình đã làm để khuyến khích hiền tài - ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ

Dựa vào những tiền đề lí luận ở trên, chúng tôi khảo sát tình hình dạy và học văn bản Tựa Văn bia trong chương trình Ngữ văn 10, và xây dựng định hướng dạy học hai loại văn bản đó theo đặc trưng thể loại.

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Để xác định cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai loại văn bản này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình dạy học văn bản Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung ở một số trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn .

Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực tiễn dạy và học văn bản tựa “Trích diễm trhi tập” của Hoàng Đức Lương và văn bản “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. của Thân Nhân Trung, về những mặt được và chưa được trong năm đầu thực thi chương trình và SGK mới.

Nội dung khảo sát

Thực tiễn dạy học hai văn bản tựa “ Trích diễm thi tập”Hiền tài là

nguyên khí quốc gia trong SGK Ngữ văn 10 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể:

- Tiến trình giờ học.

- Hoạt động của thầy và trò trong giờ học - Kết quả giờ học.

Địa bàn và thời gian khảo sát

- Địa bàn khảo sát: Một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc Kạn (trường THPT Nà Phặc, huyện Ngân Sơn; THPT Chợ Mới, huyện Chợ Mới; THPT Dân tộc nội trú Bắc Kạn).

- Thời gian khảo sát: Tháng 2, năm 2008

2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập”

2.1.1 Bài dạy của cô giáo Chu Thị Hội trƣờng trung học phổ thông Nà Phặc- Ngân Sơn- Bắc Kạn:

2.1.1.1 Tiến tình của bài học được triển khai theo ba bước lớn:

I – Tìm hiểu chung

II – Hướng dẫn HS đọc – hiểu về văn bản III- Tổng kết

Nội dung cụ thể của phần Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK GV dẫn dắt HS làm rõ những thông tin cơ bản về tác giả Hoàng Đức Lương như quê quán, học vị, chức danh...và một số thông tin về Trích diễm thi tập và thể Tựa.

Nội dung phần Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản; GV dẫn dắt HS tìm hiểu về bố cục của bài tựa “Trích diễm thi tập”; phân tích nội dung bài tựa: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa bị thất truyền, quá trình sưu tầm biên soạn sách.

Nội dung phần Tổng kết là hướng dẫn HS khái quát, củng cố tri thức: GV gợi dẫn cho HS khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

2.1.1.2. Hoạt động của thầy trò trong quá trình dạy học:

I- Tìm hiểu chung

1. Tácgiả

GV hỏi: Dựa vào phần tiểu dẫn hãy nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?

HS: Trả lời

Định hướng: - Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất), nhà

sưu tầm, tuyển chọ, biên soạn; quê ở Văn Giang- Hưng Yên, sinh sống ở Hà Nội; đỗ tiến sĩ năm 1478.

- Tựa ( tự) là những bài viết đặt ở đầu cuốn sách, do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu về cuốn sách.

- Trích diễm thi tập: Tuyển tập những bài thơ hay từ thời Trần đến thời Lê.

II - Đọc – Hiểu văn bản

HS :đọc văn bản

GV: nhận xét cách đọc của HS

HS: đọc chú thích 1. Bố cục của văn bản

GV hỏi: Bài tựa có thể được chia làm mấy phần? Nội dung chính của

từng phần?

HS: thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định hướng: Bài tựa có thể chia làm 3 phần, với nội dung như sau:

- Phần 1: Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ

- Phần 2: Quá trình sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập

- Phần 3: Lạc khoản (Niên hiệu, thông tin về tác giả). 2. Phân tích nội dung văn bản

GV: Hướng dẫn HS phân tích theo phần Hướng dẫn học bài trong SGK.

a) Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ.

GV hỏi: Theo tác giả có những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền lại đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả?

HS: Trả lời.

Định hướng: - bốn nguyên nhân chủ quan:

+ Thơ văn hay nhưng kén người thưởng thức.

+ Người có năng lực cảm thụ thì hoặc vì bân việc mà không có thời gian sưu tầm hoặc không để ý tới.

+ Người thích sưu tầm thì không đủ năng lực, không đủ kiên trì. + Chính sách in ấn của nhà vua quá ngặt nghèo.

- Hai nguyên nhân khách quan: + Binh lửa, chiến tranh àn phá + Thời gian hủy hoại sách vở - Nghệ thuật lập luận của tác giả:

+ Chặt chẽ, lô gíc: Trình bày nguyên nhân và thực trạng của hiện tượng thơ văn người xưa bị thất truyền trước, từ đó khẳng định việc ra đời

của Trích diễm thi tập là yêu cầu khách quan của thời đại.

+ Kết hợp nghị luận với biểu cảm, tự sự tạo được sức thuyết phục cao. - Quá trình sưu tầm, biên soạn sách

GV hỏi: Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm, biên soạn sách?

HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày

Định hướng: Quá trình biên soạn gặp nhiều khó khăn: Tác giả phải

“Nhặt nhạnh ở giấy tàn vách nát”, “tìm quanh hỏi khắp”, “ thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quan trong triều...” Chọn bài hay, sắp xếp theo thể loại, gồm 6 quyển chia làm hai phần.

GV hỏi: Điều gì đã thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để sưu tầm, biên soạn tuyển tập thơ này? Em có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn của ông?

HS: thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhận xét

Định hướng: - Chính tấm lòng yêu nước và niềm tự hào về văn hiến

của dân tộc đã thôi thúc tác giả vượt gian khó để sưu tầm, biên soạn lại thơ văn của người xưa.

- Đó là một công việc kì công, khó khăn, vất vả nhưng cũng rất có ý nghĩa.

GV hỏi: Em hãy cho biết, trước Trích diễm thi tập đã có ý kiến nào nói

về nền văn hiến của dân tộc?

Định hướng: Đó là Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu...

III- Tổng kết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV hỏi: Hãy nêu nhận xét chung về nội dung và nghệ thuật của tác

phẩm?

Định hướng: - Nội dung: Thể hiện được niềm tự hào, sự trân trọng và ý

thức bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

- Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, lời văn giàu cảm xúc...

IV- Luyện tập

HS làm các bài tập trong SGK

2.1.1.3 Kết quả giờ học

Chúng tôi tiến hành khảo sát kết quả học tập của HS bằng hệ thống câu hỏi:

HS trả lời: Tưa được đặt ở đầu cuốn sách, do tác giả hoặc người khác viết nhằm giới thiệu về cuốn sách.

Câu hỏi 2) Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền lại đầy đủ?

HS trả lời: Có 4 nguyên nhân.

- Thơ ca là sản phẩm tinh thần đặc biệt, chỉ có thi nhân mới cảm nhận được sắc đẹp và vị ngon của thi ca.

- Các vị danh Nho làm quan to thì vì bận rộn công việc triều đình mà “không có thì giờ để biên tập”, còn các viên quan cấp thấp thì vì lận đận lo thi cử hoặc lo công việc hàng ngày nên không để ý.

- Có người sưu tầm thơ ca nhưng thấy trách nhiệm nặng nề, lượng sức yếu kém nên bỏ dở

- Nhà vua cấm không cho khắc ván

Ngoài ra còn do chiến tranh phá hủy và thời gian làm tàn phai Câu hỏi 3) Nhận xét về cách lập luận của tác giả?

HS trả lời: Lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha, lí lẽ hào hùng, có tính thuyết phục cao.

Câu hỏi 4) Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tập thơ văn của tiền nhân? HS trả lời: Tác giả tìm tòi, nhặt nhạnh, sưu tập, chọn lọc, sửa chữa, sắp xếp lại để làm nên “Trích diễm thi tập”.

Câu hỏi 5) Theo cảm nhận của em, tác giả là người như thế nào?

HS trả lời: Theo cảm nhận của em, tác giả là một người có ý thức cao trong việc bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc; có lòng tự hào, trân trọng thơ văn dân tộc.

2.1.1.4. Ý kiến của giáo viên

Cô Chu Thị Hội nói: việc lựa chọn văn bản tựa “ Trích diễm thi tập”

- Giúp cho HS có cơ hội học tập và nâng cao kĩ năng viết văn nghị luận.

- HS hiểu được nhưng khó khăn mà cha ông ta phải vượt qua để chúng ta có được nhưng di sản văn hóa như hôm nay.

- Qua bài học, HS nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.

- Bài học giáo dục ý thức độc lập tự chủ dân tộc cho HS...

Việc dạy học văn bản được SGV và các sách tham khảo hướng dẫn kĩ, nhưng tôi tự nhận thấy việc dạy học văn bản này thiếu chất văn chương, không sinh động nên thật sự khó tạo được hứng thú cho cả thầy và trò trong quá trình tìm hiểu.

Nhận xét: Bài dạy học đã thể hiện được sự đổi mới trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường: Phương pháp tổ chức dạy học linh hoạt thể hiện rõ vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương, đồng thời người thầy luôn giữ đúng vai trò là người hướng dẫn, điều khiển quá trình tiếp nhận giá trị thẩm mĩ tác phẩm văn chương của HS; bố cục bài dạy học rõ ràng, quá trình phân tích theo trình tự bố cục tác phẩm đã làm rõ được những kiến thức cơ bản của bài học.

Tuy nhiên, bài dạy học cũng bộc lộ một số điểm cần khắc phục:- Việc mở bài bằng những kiến thức có sẵn trong SGK chưa tạo được không khí cần thiết cho giờ học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Học sinh chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về thể Tựa – Một thể loại văn học hoàn toàn mới mẻ với các em.

-Yếu tố trữ tình thể hiện rõ cảm xúc của tác giả ( Một điểm quan trọng làm nên giá trị tác phẩm) chưa được khai thác rõ...

2.1.2 Bài dạy học của cô giáo Hoàng thị Hồng trƣờng trung học phổ thông Chợ Mới – Bắc Kạn

2.1.2.1. Tiến trình bài dạy được triển khai theo các phần:

I – Tiểu dẫn

Ở phần này, GV giúp HS là rõ: Những thông tin cơ bản về tác giả Hoàng Đức Lương và tác phẩm Trích diễm thi tập.

II – Đọc- hiểu văn bản

Phần này, GV dẫn dắt HS phân tích những vấn đề:

+ Hệ thống lập luận chặt chẽ về hiện tượng thơ văn bị thất truyền. + Nỗi lòng của tác giả về hiện tuợng thơ văn bị thất truyền.

+ Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

III –Tổng kết

Phương pháp dạy học: Dùng hệ thống câu hỏi tái hiện, gợi mở, nêu vấn

đề cùng với cách tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm.

2.1.2.2.Hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học

I – Tiểu dẫn

HS :đọc phần tiểu dẫn trong SGK

GV hỏi: Em hiểu những gì về tác giả Hoàng Đức Lương và Trích diễm

thi tập.

Yêu cầu: HS dựa vào phần tiểu dẫn để trả lời câu hỏi

II - Đọc – Hiểu văn bản

1. Hệ thống lập luận chặt chẽ về hiện tượng thơ văn bị thất truyền.

GV hỏi: Nội dung của văn bản được chia làm mấy phần? Xác định luận

điểm một của văn bản? Những nguyên nhân nào khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho thế hệ sau?

HS: Trả lời.

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại pot (Trang 25 - 109)