Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại pot (Trang 43 - 50)

2. Cơ sở thực tiễn

2.2 Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy thực tiễn việc dạy học văn bản “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” như sau:

Đa số GV đều có quan niệm rằng đây là văn bản hướng dẫn đọc thêm nên không quan trọng. Bởi vậy, việc hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản này chỉ được thực hiện một cách đại khái:

- Việc soạn giáo án cho giờ dạy học văn bản này rất sơ sài, hầu như các GV soạn không đầy một trang giấy với nội dung bài soạn đơn giản như sau:

ĐỌC THÊM “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA” 1) Tầm quan trọng của hiền tài.

Câu hỏi: Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nước? Định hướng: Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.

2) Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.

Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ?

Định hướng: Khuyến khích nhân tài, noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác; làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài.

3) Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia. - Phải biết quý trọng nhân tài.

- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước.

2.2.1. Tiến trình giờ dạy học được triển khai như sau:

I - Tiểu dẫn

II - Đọc hiểu khái quát văn bản

2.2.2. Hoạt động của thầy và trò

I - Tiểu dẫn( SGK)

II - Đọc – hiểu khái quát văn bản

1) Tầm quan trọng của hiền tài

GV hỏi: Hiền tài có vai trò quan trọng như thế nào đối với đất nước? HS trả lời

Định hướng: Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước.

2) Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ

Câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ?

Định hướng: Khuyến khích nhân tài, noi gương hiền tài ngăn ngừa điều ác; làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài.

3) Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia - Phải biết quý trọng nhân tài

- Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy của đất nước

2.2.3. Ý kiến của giáo viên:

Đa số các giáo viên đều có ý kiến rằng đây là một văn bản hay, có giá trị nhưng khó tạo được sức cuốn hút cho HS vì là văn bản nghị luận. Đây lại là văn bản hướng dẫn đọc thêm, không quan trọng nên không giành thời gian đầu tư nhiều về nó, chỉ hướng dẫn qua để HS nắm được ba điểm chính của bài học, đó là: Tầm quan trọng của hiền tài; ý nghĩa của việc khắc bia tiến sĩ; bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ.

2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn Bia

Qua quá trình khảo sát việc dạy học hai loại văn bản này ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi nhận thấy thực tế dạy và học hai loại văn bản này như sau:

2.3.1. Tình cảm của GV và HS đối với văn bản:

GV: Đa số GV đều cảm thấy đây là hai văn bản nghị luận rất hay, có giá trị về nhiều mặt nhưng để việc dạy học hai văn bản này đạt hiệu quả thì không dễ. Bởi vì đây là hai văn bản nghị luận nên khó tạo được sức cuốn hút cho HS như các văn bản nghệ thuật; tài liệu tham khảo cho hai loại văn bản này chưa nhiều.

HS: Đa số HS đều cảm thấy xa lạ, khô khan, nên không có hứng thú học.

2.3.2. Nội dung bài dạy:

Đối với văn bản tựa Trích diễm thi tập, GV đã chọn lọc những nội dung sau:

- Những thông tin về tác giả Hoàng Đức Lương, thể Tựa và tiêu đề Trích

diễm thi tập ( phần Tiểu dẫn).

- Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau.

- Nghệ thuật lập luận của tác giả.

- Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương. - Tấm lòng của tác giả với di sản văn hóa dân tộc.

Với những nội dung trên thì bài dạy học của GV đã tập trung phân tích rõ:

Những nguyên nhân khiến thơ văn người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho thế hệ sau; quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương.

Còn những nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; Nghệ thuật lập luận của tác giả; tâm tư, tình cảm của tác giả thì GV chỉ hướng dẫn HS tìm hiểu một cách sơ lựơc. Đây là những nội dung quan trọng cần phải khai thác rõ. Vì: Lần đầu

tiên HS có dịp tiếp xúc với loại văn bản này, vì thế việc nắm rõ về đặc điểm của nó là hết sức cần thiết. Có lẽ GV chưa nhận thức rõ điều này nên hầu như các bài dạy chưa chú trọng tới việc làm rõ đặc điểm thể loại của văn bản trước khi tìm hiểu chi tiết văn bản; Tâm tư, tình cảm của tác giả Hoàng Đức Lương là yếu tố tạo nên hình tượng tác giả . Vì thế, cảm nhận được tâm tư tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài viết của mình mới có thể hiểu: tác giả là một người tri thức chân chính luôn nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ dân tộc; có trái tim nhạy cảm biết đau đớn, xót xa trước những mất mát về tài sản tinh thần của dân tộc. Điều này cũng lí giải vì sao tác giả quyết tâm hoàn thành công việc sưu tầm, biên soạn của mình. HS không cảm nhận được những điều này đồng nghĩa với việc chúng ta đã làm nghèo đi giá trị của văn bản; Khi tìm hiểu về nghệ thuật lập lận của tác giả, GV đều chưa dẫn dắt HS phân tích rõ mà chủ yếu chỉ khái quát lại là: Lập luận chặt chẽ, lô gích, thuyết phục người đọc.

Đối với văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia, GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ lược các nội dung:

- Tầm quan trọng của hiền tài

- Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ

2.3.3. Phƣơng pháp dạy học

Trong quá trình dạy học, GV đã có sự cố gắng trong việc áp dụng phương pháp dạy học hiện đại. Thể hiện rõ qua hoạt động của thầy và trò trong giờ học:

- Hoạt động của thầy: Thầy luôn giữ vai trò là nguời hướng dẫn, điều khiển HS tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức. Cụ thể, ở mỗi nội dung bài học thầy đưa ra những câu hỏi gợi dẫn để HS trao đổi, thảo luận rồi đưa ra câu trả

lời. Để tránh sự suy diễn chủ quan, tùy tiện của HS, sau mỗi câu trả lời của HS thì thầy giáo luôn có sự định hướng cụ thể.

- Hoạt động của trò: Trò chủ động, tích cực khám phá tri thức trong giờ học.Trước mỗi câu hỏi gợi dẫn của thầy; HS chủ động trao đổi , thảo luận và tích cực trình bày ý kiến của mình.

2.3.4. Hiệu quả giờ học

Với việc tổ chức giờ dạy học như vậy, đa số HS nắm rõ hai nội dung cơ bản: - Những nguyên nhân khiến cho thơ văn của người xưa không được lưu truyền hết ở trên đời.

- Quá trình biên soạn Trích diễm thi tập của tác giả Hoàng Đức Lương. Còn các nội dung như: Đặc điểm thể Tựa; nghệ thuật lập luận của tác giả; hình tượng tác giả thì HS vẫn còn nhận thức một cách chung chung; chưa thật rõ ràng, đầy đủ.

Trên đây là cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia trong năm đầu thực thi SGK Ngữ văn 10. Cùng với những tiền đề lí luận thì thực tiễn này là cơ sở giúp chúng tôi đề xuất phương án dạy học hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại.

CHƢƠNG II

CÁC PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC TỰA VĂN BIA ĐÃ ĐƢỢC ĐỀ

XUẤT

Cùng với chương trình và SGK Ngữ văn mới được thực thi đại trà, những sách tham khảo cho GV và HS cũng được ấn hành. Nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào, chưa có một người nào khảo xát, nghiên cứu hệ thống sách tham khảo này để chi ra đâu là phương án dạy học tối ưu cần được triển khai. Bởi thế, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành việc này để bước đầu rút ra một vài kết luận từ góc độ một người đứng lớp.

1.1 Hai phƣơng án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lƣơng trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao)

Một phần của tài liệu Luận văn: Dạy - học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại pot (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)