1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thương mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam

43 324 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 178,5 KB

Nội dung

bước đầu tiến tới. Việt Nam tuy cơ sở hạ tầng TMĐT chưa hình thành hoàn thiện, xong cũng với xu hướng hội nhập, chúng ta là thành viên của các tổ chức ASEAN, APEC, WTO. Việt Nam đã đưa và áp dụng TMĐT. TMĐT mang lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được những thông tin phong phú về kinh tế văn hóa –xã hội cũng như thông tin về thị trường, đối tác trong doanh nghiệp, làm giảm chi phí, mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô của doanh nghệp và đặc biệt với các nước đang phát triển thì đây là cơ hội tạo bước nhảy vọt rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Khoa thương mại và kinh tế quốc tế Đề án môn học. Đề tài: Thương mại điện tử trong doạnh nghiệp Việt Nam. Sinh viên : Đặng văn Giang Chuyên ngành : QTKD Thương mại Lớp : Thương mại 48 B Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Hoàng Đức Thân Hà nội - 2009 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Thương mại điện tử ( TMĐT ) ra đời là kết quả hợp thành của nền “kinh tế số hóa” và xã hội thông tin. TMĐT bao trùm một phạm vi rất lớn các hoạt động về kinh tế xã hội, nó mang đến lơi ích tiền năng và đồng thời là cả thách thức lớn đối với người sử dụng. TMĐT đang phát triển nhanh chóng trên bình diện toàn cầu, Tuy nhiên hiện nay TMĐT chủ yếu áp dụng ở các nước công nghệ phát triển và các nước đang phát triển cũng đang dần dần bước đầu tiến tới. Việt Nam tuy cơ sở hạ tầng TMĐT chưa hình thành hoàn thiện, xong cũng với xu hướng hội nhập, chúng ta là thành viên của các tổ chức ASEAN, APEC, WTO. Việt Nam đã đưa và áp dụng TMĐT. TMĐT mang lại lợi ích tiềm tàng giúp người tham gia thu được những thông tin phong phú về kinh tế -văn hóa –xã hội cũng như thông tin về thị trường, đối tác trong doanh nghiệp, làm giảm chi phí, mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô của doanh nghệp và đặc biệt với các nước đang phát triển thì đây là cơ hội tạo bước nhảy vọt rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Nhận thức được vai trò của TMĐT trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước ngay cả trong điều kiện thực tế ở Việt Nam môi trường cho TMĐT chưa hình thành ngay cả việc nhận thức về TMĐT còn sơ sài trong quần chúng. Xong Việt nam đang bắt đầu xây dựng các quy định chung để hình thành chiến lược TMĐT và tiếp sức xây dựng, phát triển, thực hiện chiến lược đó để thúc đẩy phát triển TMĐT ở Việt Nam. Với vai trò quan trọng của TMĐT đối với đất nước để có thể phát triển đất nước sanh ngang cùng với đất nước phát triển thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh để nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước có thể mở rộng thị trường đẩy mạnh nền kinh tế của đất nước. Chương 1: Cơ sở lý luận về TM ĐT trong doanh nghiệp Việt Nam 1.1/ khái quát về TMĐT. 1.1.1/ Khái niệm TMĐT . TMĐT –“Electrolic Commerce”, một số yếu tố hợp thành của nền kinh tế số hóa, là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử, là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là “thương mại không có giấy tờ”). “Thông tin” trong khái niệm trên được hiểu là bất cứ gì có thể truyền tải bằng kĩ thuật điện tử, bao gồm các thư từ, các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, bản vẽ thiết kế bằng máy tính điện tử, các hình đồ họa, quảng cáo,… “Thương mại” –“Commerce” được hiểu là mọi vấn đề nảy sinh ra từ mọi mối quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thỏa thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, ứng thác hoa hồng, tư vấn, xây dưng công trình… Như vậy, phạm vi của TMĐT rất rộng bao quát hầu như mọi hình thái hoạt động kinh tế. 1.1.2/ Cơ sở phát triển TMĐT ở Việt Nam. Việt nam tham gia vào nền kinh tế thị trường muộn hơn so với nhiều nước trong khu vực và quốc tế nên mọi hoạt động đều chậm chạp trong đó có hoạt động về kinh tế, giáo dục… Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX thì máy tính điện tử mới được mọi người biết đến nhưng vẫn ở trạng thái dè dặt và cũng chỉ được ứng dụng trong một số ngành,một số tổ chức nhà nước nhưng còn rất hạn chế. Và nhiều năm sau đó,đến năm 1995 kế hoạch tin học hóa và ứng dụng công nghệ thông tin mới bắt đầu trong các tổ chức doanh nghiệp và giáo dục. Và ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên đánh dấu sự hoạt động của Internet tai Việt Nam. Nếu cuối năm 2003 số người truy cập Internet ở Việt Nam là khoảng 3,2 triệu người, đến cuối năm 2004 con số này đã tăng lên gần gấp đôi, tức khoảng 6,2 triệu người, sáu tháng sau đó, con số này đã lên đến hơn 10 triệu, dự đoán đến cuối năm 2005, số người Việt Nam truy cập Internet có thể lên đến 13 đến 15 triệu người, chiếm tỷ lệ 16% - 18% dân số cả nước. Những thống kê này cho thấy một tín hiệu lạc quan về sự phát triển Thương mại điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010 Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền .vn (như .com.vn, .net.vn, ) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Năm 2003, 2004 là năm các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C đua nhau ra đời. Tuy nhiên, các website này vẫn còn phát triển hạn chế, chưa có website nào thực sự phát triển đột phá vì nhiều nguyên do. Những mặt hàng được bán phổ biến trên mạng tại Việt Nam hiện nay gồm: hàng điện tử, kỹ thuật số, sản phẩm thông tin (sách điện tử, CD, VCD, nhạc ), thiệp, hoa, quà tặng, hàng thủ công mỹ nghệ. Các dịch vụ ứng dụng Thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin . Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về quan điểm của doanh nghiệp về tác dụng của website đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.1.3/ Vai trò của TMĐT ở doanh nghiệp. Hiện nay TMĐT đang được nhiều quốc gia quan tâm,coi là một trong những động lực để phát triển kinh tế: TMĐT trước hết giúp doanh nghiệp có thể truy cập thông tin nhanh, va phong phú về thông tin thị trường, nhờ đó mà doanh nghiệp xây dựng được các chiên lược sản xuất kinh doanh, và thị trường quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - động lực phát triển chủ yếu trong các nền kinh tế hiện nay. TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng,các văn phòng không có giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần. TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị. Bằng Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch có thể giao dịch được nhiều khách hàng. Đồng thời còn giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Thời gian giao dịch qua Internet/web chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng 0,5% giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet/web chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay bưu điện chuyển phát nhanh, và chi phí thanh toán điện tử qua Internet/web chỉ bằng 10%-20% chi phí theo thanh toán thông tường. Trong hai yếu tố cắt giảm này thì yếu tố về thời gian là đáng kể hơn, vì việc nắm bắt thông tin thị trường, hàng hóa tới người tiêu dùng có ý nghĩa sống còn trong thị trường kinh doanh. TMĐT tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ giữa các nhân tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp va giao dịch trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục.Tạo điều kiện tìm kiếm bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện toàn quốc và khu vực thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số hóa: TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao nhất và đóng vai trò ngày càng to lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này có một ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận vào nền kinh tế số hóa thi sau khoảng một thập kỷ nữa các nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn. 1.2/ Hoạt động TMĐT trong doanh nghiệp. 1.2.1/ Các hình thức TMĐT ở Việt Nam. - Thư tín điện tử: Các đối tác( người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng , gọi là thư tín điện tử -“Electronic mail, còn gọi là e-mail). Đây là một thứ thông tin dưới dạng “phi cấu trúc”, nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thỏa thuận. - Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử -“Electronic Payment” la việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử -“Electronic Message” thay cho việc trao tay tiền mặt, việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng .v.v đã quen thuộc lâu nay thực chất đều là các dạng thanh toán điện tử. Trao dữ liệu điện tử tài chính –“Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI” chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền mặt Internet –“Internet cash” là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành( ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng) sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi cả nước cũng như giữa các quốc gia. Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” –“Digital cash”. Công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hóa khóa công khai/bí mật” –“Public/Private key Cryptography”. Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ rồi dùng Internet để chuyển cho người bán hàng. Túi tiền điện tử -“Smart card, còn goi la thẻ thông minh” nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng, nhưng mặt sau của thẻ thay vì cho dải từ, lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu chữ tiền số hóa. Tiền ấy chỉ được chi trả khi người sử dụng và thông điệp được xác nhận là đúng. Giao dịch ngân hàng số hóa –“Digital Banking”, và giao dịch chứng khoán số hóa –“Digital securities trading”. Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống: + Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, các điểm bán lẻ,các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại nhà,tại trụ sở khách hàng,qua mạng Internet,chuyển tiền điện tử,thẻ tín dụng ). + Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lí thang toán (nhà hàng, siêu thị) + Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng. + Thanh toán giữa các hệ thống ngân hàng này với ngân hàng khác. - Trao đổi dữ liệu điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử -“Electronic Data Interchange, gọi tắt là EDI” là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “ có cấu trúc” từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. EDI này ngày càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng, nhưng cũng dùng cho cả các mục đích khác nữa như thang toán khám bệnh, trao đổi kết quả xét nghiệp v.v EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoài bộ( Extranet) và “thương mại võng mạc” –“Net – commerce”. Cũng có cả hình thức “EDI hỗn hợp” –“Hybrid EDI” dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia vẫn dùng các phương pháp thông thường như Fax, thư tin qua bưu điện. - Thương mại điện tử qua biên giới “Cross –border electronic commerce” về bản chất chính là sự trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung: + Giao dịc kết nối. + Đặt hàng. + Giao dịch gửi hàng –“Shipping”. + Thanh toán. Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý,đặc biệt là buôn bán giữa các nước có chính sách, và pháp luật thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất về tự do hóa thương mại và tự do hóa việc sử dụng Internet. Chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi,tính an toàn,và tính có hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện tử -“EDI”. - Giao gửi số hóa của các dung liệu: Dung liệu –“content” là các hàng hóa mà người ta cần đến nội dung của nó (chính nội dung là hàng hóa). Các ý kiến tư vấn,vé máy bay, vé xem fim, xen hát, hợp đồng bảo hiểm v.v. cũng được đưa vào danh mục các dung liệu. Trước đây dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào băng đĩa, in thành sách báo v.v. để người sử dụng đến mua hoặc nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” –“Digital Delivery”. Ở Mỹ hiện nay 96% dân số dùng Internet/web để thu thập thông tin. 1.2.2/ Nội dung hoạt động TMĐT ở doanh nghiệp. Như chúng ta đã biết, thế giới đang trải qua một thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ mà theo cách gọi của nhiều nhà kinh tế,nghiên cứu trong nước và quốc tế thì đó là thời kỳ quá độ của một nền “kinh tế cũ” thàng một nền “kinh tế mới”. Trong nền kinh tế đó thì TMĐT đóng một vai trò là một bộ phận cấu thành hết sức quan trọng. Sự phát triển đi lên một nền kinh tế trí thức là một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế, nếu như không muốn tụt hậu so với các nước trên thế giới. Nhận thức được rõ điều này thi nhà nước và các doanh nghiệp trong nước đã tiến hành va từng bươc đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng TMĐT. Thương mại điện tử chỉ có thể phát triển khi và chỉ khi các yếu tố nền tảng thiết yếu như hạ tầng công nghệ thông tin,hạ tầng pháp lý thì doanh nghiệp cần phải có những bước đầu chuẩn bị đồng thời luôn luôn nắm bắt thông tin của thế giới về những ứng dụng, công nghệ mới để áp dụng thử nghiệm đưa vào thực tiễn. Bởi vì tận dụng cơ hội “đi tắt, đón đầu” thì kinh doanh mới phát triển cao nhất. Đồng thời các doanh nghiệp cận nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tốt và có chất lượng,cần phải được bồi dưỡng, tiếp thu công nghệ mới của thế giới. Cần thiết lập mạng lưới Internet/web để các doanh nghiệp cũng như chính khách hàng và người tiêu dùng có thể nắm bắt rõ thông tin và học hỏi kinh nghiệm. 1.2.3/ Yêu cầu TMĐT ở doanh nghiệp. - Hạ tầng cơ sở công nghệ: Chỉ có thể tiến hành thực tế và một cách có hiệu quả thì TMĐT khi đã có một hạ tầng cơ sở thông tin công nghệ đủ năng lực gồm nhánh là: Tính toán và truyền thông ngoài ra cần phải có ngành điện lực đủ mạnh. Hiện nay đang có xu hướng đưa cả công nghệ bảo mật và an toàn vào cơ sở hạ tầng công nghệ của TMĐT. Đòi hỏi về cơ sở hạ tầng công nghệ gồm hai mặt: một là tính tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiêt bị; hai là tính phổ cập về kinh tế. - Hạ tầng cơ sở về nhân lực: TMĐT là hoạt động có liên quan tới con người từ tiêu thụ đến người sản xuất, phân phối các cơ quan chính phủ, các nhà công nghệ. Nên việc áp dụng TMĐT đòi hỏi đa số con người phải có đủ năng lực kỹ thuật thực tế ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả,có thói quen là việc trên vi tính,trên mạng và cần phai có một đội ngũ chuyên môn thông tin đủ mạnh. - Bảo mật an toàn: Giao dịch TMĐT ở dạng số hóa đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, tránh mất tiền, thông tin,dữ liệu là các rủi ro ngày càng một lớn, không chỉ với người buôn bán và cả với người quản lý,vơi các quốc gia. Chính vì thế mà cần đòi hỏi phải có hệ thống bảo mật, an toàn được thiêt kế trên cơ sở kỹ thuật số hóa hiện đại, và một cơ chế an ninh hiệu quả. - Môi trường kinh tế pháp lý: TMĐT chỉ được tiến hàng khi tính pháp lý của nó được thừa nhận và có cơ quan xác nhận chứng thực chữ ký điện tử, ngoài ra còn đòi hỏi các doanh nghiệp hàng hóa và [...]... điểm nhất quán trong việc tham gia và các hoạt động liên quan tới TMĐT trong khuôn khổ ASEAN, Cộng đồng Pháp ngữ, APEC, WTO 2.2/ Phân tích thực trạng TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.2.1/ Thực trạng chung về TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam Có thể nói rằng việc ứng dụng vào TMĐT vào Việt Nam hiện nay mới chỉ là mang tính khởi đầu Có thể kể đến một số doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vưc... chuyên kinh doanh TMĐT cũng được thành lập như Vietnamthink.com.vn; B2Vn.com.vn, Trong điều kiện kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng tham gia TMĐT cũng thu được thành công, mà chỉ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sau đây mới có triển vọng phát triển: - Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet - Các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ và du lịch - Các doanh nghiệp xuất... thông tin giao dịch kinh tế - thương mại và ngân hàng trong xã hội còn hạn chế + Thứ sáu: Đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé, tiềm lực tài chính có hạn và gặp nhiều khó khăn trong đầu tư lao động, cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT Phần lớn các sản phẩm hàng hóa dịch vụ củ doanh nghiệp Việt Nam không có tên tuổi trong thị trường thế giới, và các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc quan hệ hợp tác... chuyển phát qua bưu điện - Đẩy cao mối quan hệ đối tác kinh tế, nhờ có công nghệ thông tin mà các công ty doanh nghiệp có thể tìm hiểu rõ bạn hàng cũng như dễ dành trao đổi thông tin - Đồng thời giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh với TMĐT, tạo bước nhay vot trong nền kinh tế số hóa 2.3/ Đánh giá thực trạng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp 2.3.1/ Những kết quả Việt Nam tuy mới có khái... Chương 2: Thực trạng TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam 2.1/ Thực trạng TMĐT ở Việt Nam 2.1.1/ Cơ sở hạ tầng vật chất cho TMĐT Việt Nam Thứ nhất: Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin cho TMĐT - Công nghệ tính toán Ở Việt Nam thì máy tính đầu tiên được sử dụng vào năm 1968 do Liên xô lắp đặt tại Hà Nội, năm 1970 thì phía trong nam sử dụng máy tính của Mỹ Cuối năm 1970 thì Việt Nam có khoảng 40 dàn máy tính... nhau về việc phân loại tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại đối với thương mại truyền thống Để bảo vệ và xây dựng hệ thống này cần phải có một thời gian dài Chính tiến trình này là một trong những cản trở của việc chấp nhận thanh toán điện tử trong TMĐT ở Việt Nam + Thứ năm: công nghệ bảo mật thông tin trong TMĐT chưa phát triển và đang còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới Chính... tại các doanh ngiệp + Triển khai mạng máy tính tại các bộ, cơ quan xí nghiệp quốc doanh và tư nhân Mạng VINANET (hiện phát triển thành Vietranet ) Bộ thương mại là mạng thông tin thương mại Đây là mạng chuyên hiện lại thông tin thương mại từ các nguồn thông tin của phóng viên trên khắp cả nước của các hãng thông tin lớn như AP, UPI, Router Mạng VCCINET thuộc phòng thương mại và công nghệ Việt Nam Mạng... tin liên quan tới thương mại trong các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với hoạt động kinh doanh trên mạng + Việt Nam đang trong quá trình cắt giảm thuế quan Xu thế thương mại không giấy tờ dựa trên cơ sở trao đổi TMĐT đang mạnh dần Nó cho phép xác định ngay lập tức các cơ hội xuất khẩu, mà doanh nghiệp lại thiếu thông tin Trước thực tế trên Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để phát triển TMĐT - Nguyên... số doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp đã nhận thức vai trò và xu thế phát triển tất yếu của TMĐT trên toàn thế giới và Việt Nam, đã có ý thức chủ động đầu tư xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng TMĐT 2.2.2/ Thực trạng một số doanh nghiệp áp dụng và phát triển TMĐT Phần này nói về hai siêu thị điện tử đang hoạt động là siêu thị Cybermall và dữ liệu cảng Hải Phòng: - Siêu thị bách hóa Việt Nam. .. kinh doanh và 50% chỉ khoảng 4 người biết gửi và nhận thư điện tử Đánh giá một cách tổng quát, có thể chia các doanh nghiệp Việt nam thành 3 nhóm chính dưới đây: Nhóm 1: Có tới 90% số doanh nghiệp chưa hề biết và không quan tâm tới TMĐT , không hiểu biết nội dung, lợi ích và xu thế phát triển tất yếu của nó và cho rằng ở Việt nam hoàn toàn chưa có điều kiện để áp dụng TMĐT , rằng đó là việc của các doanh . DÂN Khoa thương mại và kinh tế quốc tế Đề án môn học. Đề tài: Thương mại điện tử trong doạnh nghiệp Việt Nam. Sinh viên : Đặng văn Giang Chuyên ngành : QTKD Thương mại Lớp : Thương mại 48 B Giáo. điện tử ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 -2010 Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2004, Việt Nam đã có khoảng 17.500 website của các doanh nghiệp, trong đó. Hoạt động TMĐT trong doanh nghiệp. 1.2.1/ Các hình thức TMĐT ở Việt Nam. - Thư tín điện tử: Các đối tác( người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư

Ngày đăng: 07/08/2014, 13:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w