Phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp để đáp ứng có

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 33)

quả công nghệ thông tin và quá trình kinh doanh.

- Những định hướng chung:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào doanh nghiêp đang khởi sắc. Song thực tế ở Việt Nam chưa chú ý thích đáng cho phần mềm nhất là các phần mềm ứng dụng, dẫn đến tình trạng có trang bị hệ thống mạng cũng không cải thiện được hoạt động doanh nghiệp.

Một thực tế khác các doanh nghiệp rất lúng túng trong triển khai. Do Nhà Nước chưa có chính sách thỏa đáng cùng với kiến thức, trình độ của doanh nghiệp có hạn nên họ sợ rủi ro.

Trước tình hình phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nếu ngồi đợi mọi thứ ổn định thì là một sai lầm. Nhà quản lý phải phân tích để iểu được công nghệ mới có thể làm được những gì và chọn công nghệ ứng dụng hợp lý nhất. Vấn đề chọn thời điểm và tốc độ như thế nào. Nếu bây giờ nhẩy vào TMĐT quá sớm, doanh nghiệp không có khách hàng, nhưng nếu quá chậm có thể doanh nghiệp sẽ mất cơ hội.

Trong tương lai sẽ tồn tại các công ty ảo, thực hiện kinh doanh điện tử, trong tình hình hiện nay các nhà sản xuất có khả năng biến từ triển vọng công nghệ thành hiện thực trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy tham gia TMĐT toàn cầu là tất yếu.

Song vói TMĐT các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có những hạn chế: + Thiếu hiểu biết về TMĐT và các ứng dụng của Web trên internet.

+ Không chắc chắn về lợi ích TMĐT với lĩnh vực kinh doanh của TMĐT. + Các giao dịch và thanh toán còn ở dạng phôi thai.

+ Mức độ phức tạp và chi phí của TMĐT còn cao. Thuế sản phẩm phù hợp để thực hiện TMĐT.

+ Thiếu một khung pháp lý hoàn chỉnh.

Việc sử dụng TMĐT của các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào khả năng họ nắm bắt được các cơ hội mà TMĐT có thể mang lại cho doanh nghiệp cũng như tác dụng của các cơ hội này đối với doanh nghiệp.

Vì vậy, lập chiến lược phát triển TMĐT quan tâm đến triển khai các ứng dụng trên mạng như thế nào để thúc đẩy kinh doanh.

Khi lập chiến lược phải chắc chắn rằng cả các quản trị viên cao cấp phải có liên quan.

Khi định hướng khách hàng trên internet, một công ty cần phải lập tài liệu sao cho người quản trị có thể định hướng chính xác các thuận lợi và bất lợi khi vào thị trường mới này.

Xem xét internet có phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp như thế nào.

Thực tế TMĐT không phải là một mỏ vàng tiềm năng để có thể đặt nên đó những mục tiêu không thực tế. Hiện nay có nhiều trang Website TMĐT trực tuyến từ doanh nghệp đến khách hàng của các nước trong khu vực cho đến nay chưa sinh lời. Nếu mục tiêu của doanh nghiệp là bán được hàng hơn nữa thì hãy xem internet là hình thức thứ hai để bán hàng.

Một khi các mục tiêu của công ty đã đọc lập với các thông số phát triển nhân khẩu hoc của internet được kiểm tra kỹ lưỡng. Thay vì hướng tới internet như một thị

trường duy nhất của 80 triệu dân, hãy phân đoạn internet để tìm ra phần thị trường thích hợp nhất cho dịch vụ của sản phẩm công ty.

Sự thành công của TMĐT hiện nay là khả năng ứng dụng có tôt không. Thiết kế trang Web thế nào để thu hút nhiều người nhất. Cố gắng làm nổi bật địa chỉ của công ty trên Web. Ở Vệt Nam các công ty chỉ đơn giản lập trang Web theo kiểu tự giới thiệu sản phẩm mà không phải là giới thiệu đối tượng về mình, nên không thích hợp với khả năng bán hàng tự động.

Nguồn lực trong các doanh nghiệp còn ít, nhân viên là họa sỹ thiết kế trang Web còn hạn chế, vì vậy cần phải đầu tư đào tạo hơn nữa.

Trước khi tham gia TMĐT doanh nghiệp nên xây dựng mạng nội bộ của doanh nghiệp. Đây chính là mô hình mạng mà kiểu internet thu nhỏ vào trong một cơ quan, xí nghiệp có nhiều mạng nhỏ nằm ở những vị trí khác nhau, và sử dụng những cách thức, phương tiện kỹ thuật như trong internet để trao đổi thông tin.

TMĐT có thể mang lại cho công ty nhiều cách song trước khi tham gia vào nó doanh nghiệp hãy tự tìm cho mình một hướng tham gia, phù hợp với tiềm lực của mình. Nếu các nhà quản trị doanh nghiệp không trả lời được các câu hỏi lớn đòi hỏi của TMĐT thì cũng có nghĩa họ chưa đủ tiềm lực tham gia ngay vào TMĐT, cần phải có thời gian chờ đợi hơn nữa.

Các doanh nghiệp Việt Nam điều cần làm lúc này là phải có thời gian làm quen với internet và World Wide Web. Khi có điều kiện hãy tham gia vào các diễn đàn thảo luận về TMĐT và đăng ký các tạp chí, E-mail về lĩnh vực TMĐT. Khi các quản trị viên có thể xác định được chiến lược, kế hoạch thì có thể bắt đầu hành trang vào TMĐT.

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w