Biện pháp phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 43)

3.2.1/ Một số vấn đề về hoàn thiện môi trường thuận lợi cho TMĐT.

- Xây dựng hạ tầng cơ sở kinh tế pháp lý cho TMĐT:

Thứ nhất: Cơ sở kinh tế của ta quá nghèo nàn để khắc phục tình trạng này cần cs nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan, của tất cả các ngành không riêng gì lĩnh vực TMĐT.

+ Hình thành hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống thông tin quốc gia tương ứng với quốc tế và khu vực ASEAN, phải có hệ thống mã hóa quốc gia.

+ Do mức sống thấp nên tạm thời Nhà nước cần bù lỗ trong kinh doanh TMĐT như giảm chi phí hòa mạng Internet, vì phí hòa mạng của ta hiện nay tính trung bình một tháng truy cập 30h thì khoảng 54 USD trong khi đó của Thái Lan là 25,5 USD. Cần phải có chương trình Marketing cho TM ĐT tại các trường đại học và bước đầu ở các thành phố lớn. Nhằm khuyến khích dân chúng tiếp cận với nền “kinh tế số hóa”.

+ Hình thành hệ thống thanh toán tài chính tự động, thẻ khôn minh, thẻ tín dụng,...dần dần từ thành phố lớn tới các địa phương xa hơn, phải liên tục quảng cáo trên truyền hình và hệ thống máy và nêu rõ tác dụng của nó.

+ Mã hóa và tiêu chuẩn hóa cho doanh nghiệp, hàng hóa, dich vụ cần thiết. Có chiến lược mã hóa quốc gia làm cơ sở phát triển công nghệ mã hóa.

Thứ hai: Về pháp lý.

+ Cần xây dựng ngay các luật như luật về giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử, xác thực và chứng nhận chữ kí điện tử, về bảo vệ quyền sở hữu về chống xâm phạm trái phép vào các dữ liệu.

+ Hải quan và thuế khóa.

Ở Mỹ và một số nước phát triển thuế khóa của họ không lưu tâm. Song với điều kiện Việt Nam tình hình kinh tế không mạnh, kẻ thù ngòm ngó, sự xâm nhập văn hóa độc hại luôn tác động không tốt với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Hệ thống thuế quan của nước ta cần phải: Không bóp méo cũng như không gây trở ngại cho hoạt động thương mại, hệ thống thuế không được phân biệt đối xử giữa các phương thức giao dịch; Hệ thống thuế quan phải đơn giản dễ thực hiện; Phải phù hợ với hệ thống quốc gia.

+ Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Thương mại trên Internet thường liên quan tới bán hay chuyển nhượng một phần quyền sở hữu trí tuệ. Để thúc đẩy TMĐT thì người bán phải tin tưởng rằng quyền sở hữu trí tuệ của họ không bị đánh cắp vầ người mua cũng nhận được rằng họ nhận được bản gốc.

+ Bảo mật: Tính riêng từ cá nhân và độ an toàn là yêu cầu đầu tiên. Ở Việt Nam tuy Mới truy cập Internet các tác hại xấu xảy ra chưa nhiều nhưng nó lại đang phát triển và chưa có biện pháp ngăn chặn. Nhiều doanh nghiệp không tin tưởng vào hệ thống bảo mật nên e dè gia nhập Internet.

- Phát triển nâng cấp công nghệ thông tin.

Hiện nay ở Việt Nam dịch vụ viến thông quá đắt, là rào cản quá trình tham gia TMĐT. Bên cạnh đó nước ta còn duy trì hàng rào thuế quan ngay cả nhập khẩu những thiết bị điện tử cả phần mền và phần cứng.

Thứ nhất: Công nghệ tính toán.

+ Khuyến khích quản lý dữ liệu có cấu trúc được quản lý bằng hệ cơ sở dữ liệu khác nhau ( Fox, Access, Paskan...) tại các doanh ngiệp.

+ Triển khai mạng máy tính tại các bộ, cơ quan xí nghiệp quốc doanh và tư nhân.

Mạng VINANET (hiện phát triển thành Vietranet ) Bộ thương mại là mạng thông tin thương mại. Đây là mạng chuyên hiện lại thông tin thương mại từ các nguồn thông tin của phóng viên trên khắp cả nước của các hãng thông tin lớn như AP, UPI, Router.

Mạng VCCINET thuộc phòng thương mại và công nghệ Việt Nam. Mạng này cung cấp một dữ liệu cơ sở thông tin phong phú cho các doanh nghệp hội viên trong cả nước bao gồm các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm thông tin xúc tiến thương mại và đầu tư, thông tin pháp luật, tư vấn thị trường kinh tế thế giới, các dịch vụ có liên quan.

Mạng ECONET của thông tấn xă Việt Nam, đây là bản tin kinh tế Việt Nam của tế giới bằng hai ngôn ngữ Việt –Anh.

+ Thay đổi mô hình phân bố máy có thể là 60% ở các cơ quan xí nghiệp Nhà nước,15% các cơ quan nghiên cứu và quốc phòng, 5% ở các hộ gia đình.

+ Có chính sách hợp lý khi nhập máy vi tính vì hiện nay một số cơ quan Nhà nước do kém hiểu biết nên nhập máy tính đời cũ về, hoặc là máy đã bị hư hỏng.

+ Tiêu chuẩn hóa đội ngũ lập trình viên: Mở các lớp đào tạo và nâng cao về công nghệ thông tin.

Thứ hai: Ngành truyền thông.

Hiện nay dịch vụ ngành truyền thông đã phát triển vượt bội khi mới ban đầu chỉ có 232 triệu máy điện thoại trên toàn quốc thì cho đến tháng 12/1999 thi mạng Vinaphone và Mobicard có hơn 300.000 thuê bao, và tới nay theo thông kê năm 26/6/2008 riêng mạng Vinaphone đã phủ sóng 100% các huyện, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo và có 12 triệu thuê bao đang sử dụng. Chính vì vậy mà ngành truyền thông cần đẩy mạng phát triển hơn nữa:

+ Tăng tính năng tin cậy trong ngành bằng các bộ luật và bảo mật.

+ Giảm chi phí dịch vụ truyền thông, nhằm đẩy mạnh và kết nối được nhiều thuê bao, nâng cấp hệ thông thông tin, đường truyền và dịch vụ.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT

Thực tế việc giảng dạy và học tin học hiện nay ở Việt Nam chưa phát huy được hết hiệu quả,máy tính phân bố không đồng đều tập trung nhiều ở những thành phố lớn, còn các vùng chiến tỉ lệ rất ít. Tin học phat triển vẫn còn thô sơ do quan niệm ứng dụng tin học còn giản đơn.

+ Chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng: Thế kỉ 21 cần 200.000 cán bộ có trình độ kỹ sư tin học mới đáp ứng được nhu cầu cho Việt Nam phát triển. Trong khi đó năm 1998 có 2.000 kỹ sư phần mềm và tới năm 1999 mới có 3.000 kỹ sư phần mềm.

+ Chất lượng kém: Ước tính chỉ có khoảng 40% - 50% người được đào tạo ra trường tương xứng với bậc học. Đồng thời định hướng về các loại kỹ sư riêng biệt còn chưa rõ ràng.

+ Chất lượng giảng dạy còn chưa hết,chỉ có khoảng 70%giáo viên giảng dạy do môn học còn mới. Và thiếu tài liệu giáo trình nghiêm trọng, do tài liệu trong nước còn ít chưa phát triển trong khi giá cả của giáo trình nước ngoài quá cao so với sinh viên Việt Nam.

Do vậy, từ thực tế trên cho thấy Nhà nước cần phải có chính sách hữu hiệu ngay từ bây giờ:

Thứ nhất: Đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin.

+ Trường Bách khoa, Công nghệ, Tổng hợp cần mở rộng lớp đào tạo phần mềm,phần cứng để tránh sự thiếu hụt.

+ Dần dần từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững trắc tạo điều kiên cho các chuyên gia phát huy khả năng, Đồng thời đẩy mạnh quy mô tổ chức hoạt động của công nghệ thông tin.

+ Song song với đào tạo là việc liên kết mở rộng cho nghiên cứu nước ngoài, cũng như việc đầu tư chuyển giao công nghệ và giảng dạy. Như cũng cần có các biện pháp tránh việc chảy chất xám ra ngoài.

Thứ hai: Với dân chúng.

+ Cần trang bị cho trường phổ thông thiêt bị để có thể phát triển công nghệ thông tin ngay từ trong trường phổ thông. Đưa các chương trình học nâng cao hiệu quả cũng như sự hiểu biết của học sinh cũng như dân chúng thêm rõ về công nghệ thông tin có vai trò to lớn.

+Cần đầu tư đồng bộ và cân đối giữa thành phố và các vùng sâu vùng xa.

+ Liên tục mở các lớp hội thảo và các cuộc thi về công nghệ thông tin nhằm nâng cao tầm hiểu biết và phát huy tính sáng tạo cho tin học Nhà nước.

Thứ ba: Liên kết với các tổ chức nước ngoài về đào tạo tin học cho TMĐT. + Tham gia các hội thảo của khu vực ASEAN, APEC và WTO để cùng học hỏi kinh nghiệm.

+ Trang thủ vốn đầu tư liên kết của nước ngoài cùng với công nghệ của họ. + Tập hợp các chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước biên soạn giáo trình phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.

Nguồn nhân lực cho TMĐT là điều kiện sống còn lâu dài cho sự phát triển của TMĐT, nó khẳng định được định hướng phát triển TMĐT có đúng đắn hay không.

3.2.2/ Xây dựng và tổ chức chuyên trách tư vấn.

Quan điểm chỉ đạo và thực thi TMĐT liên quan rất nhiều ngành công nghệ sản xuất và quản lý kinh tế xã hội và an ninh quốc gia.

Với nước ta cần có mô hình vừa có “hội đồng quốc gia về TMĐT” như cơ quan tư vấn và vừa có “ủy ban quốc gia về TMĐT” như cơ quan pháp lý và điều hành. Đây là đầu mối quốc gia về “kinh tế số hóa” và TMĐT.

- Hội đồng quốc gia về TMĐT: Gồm đại diện của các bộ ngành và các giới hạn kinh doanh nghiệp, tin học thương mại,... là một tổ chức cần có để hội tụ được kiến thức và sự nhìn nhận từ nhiều góc cạnh. Hội đồng đóng vai trò tư vấn là chủ yếu.

- Ủy ban quốc gia và TMĐT: Có chức năng quyền hạn ra quyết định chỉ đạo và xử lý giải quyết. Hội đồng và ủy ban sẽ là đầu mối vạch chiến lược cũng như chương trình hành động trước mắt đồng thời chỉ đạo thực hiện chiến lược tránh được xu hướng thiếu toàn diện hoặc cho là chưa làm gì với TMĐT hoặc ngược lại tiến hành quá nóng vộ thành “phô diễn” không thu lại được kết quả gì mà còn để lại hậu quả về an ninh và chính trị sau này.

Trong khi vạch chiến lược hội đồng quốc gia và ủy ban quốc gia về TMĐT sẽ tham khảo chiến lược và chương trình đã có của các nước và cùng kết hợp với đặc thù của Việt Nam.

3.2.3/ Triển khai TMĐT có thử nghiệm.

TMĐT là một lĩnh vực mới mẻ,và đầy phức tạp không phải một sớm một chiều có thể tham gia vào TMĐT được ngay, và không phải cứ tham gia là thu được lợi nhuận.

Thực tế cho thấy vào năm 1997 thì công ty TNHH Tin học Duy Việt xây dựng mạng Intrant có tên là Infornet và lần đầu thử nghiệm bán hàng qua mạng nhưng nay đã ngừng hoạt động.

Rồi đến mạng “ảo”, ngân hàng ảo, nước ta còn quá sơ sài về thẻ thanh toán tín dụng. Ước tính năm 2002 thi ngân hàng Vietcombank mới phát hành được có 6000 thẻ tín dụng cả nước và cũng chi co khoảng hơn 10 máy rút tiền tự động ATM. Song thực tế cho thấy kết quả và hiệu quả còn thấp, nên khách hàng vẫn chọn phương thức giao dịch hàng và thanh toán tực tiếp tiền mặt.

Vì vậy, ngay cả các nước phát triển hơn nước ta thì họ vẫn phải coi trọng việc thử nghiệm TMĐT là rất cần thiết.

Như vậy có thể nói thử nghiệm là cần thiết vì có thử nghiệm thì sẽ tránh được nhưng rủi ro có thể xảy ra trên phạm vi rộng.

Nhà nước và các công ty thường xuyên theo dõi và rà soát các chương trình thử nghiệm để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Đặc biệt với tư cách là một nước đang phát triển nước ta nên tham gia vào các chương trình TRADE POINT của Liên Hợp Quốc như một trong những hoạt động thí điển có liên quan tới TMĐT.

Ta có thể lập 1 -2 “tâm điểm mậu dịch” –“Trade Point” ở đó các trung tâm kinh tế lớn trong nước có tư cách tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị, giao dịch sơ bộ trên mạng với nước ngoài, và các dịch vụ huấn luyện đào tạo.

Các TRANDE POINT thành lập phải:

- Đủ mạnh về công nghệ thông tin kỹ thuật và giao dịch mạng.

- Đủ mạnh về kỹ thuật thương mại.

- Đủ mạnh về ngoại ngữ và đặc biệt là anh ngữ, nhất là với anh ngữ thương mại va anh ngữ TMĐT.

- Có quan điển đúng để vừa kinh doanh vừa phục vụ thiết thực cho việc xúc tiến hội nhập vào nền kinh tế số hóa nói chung và TMĐT nói riêng.

Kết luận :

Sự phát triển của TMĐT một mặt là kết quả của xu hướng tất yếu khách quan của quá trình “số hóa” toàn bộ hoạt động con người, một mặt là kết quả của của sự nỗ lực chủ quan của từng điều kiện mỗi nước. Trên bình diện tạo môi trường pháp lý và đường nối chính sách đồng bộ cho “kinh tế số hóa” nói chung và TMĐT nói riêng.

TMĐT mở ra cơ hội lớn, cùng cới thách thức mới, tham gia TMĐT để tận dụng cơ hội phát triển, và hạn chế rủi ro khả dĩ mỗi quốc gia có chiến lược chung về TMĐT chương trình tổng thể, phương án hành động từng bước, có tổ chức chuyên trách tư vấn. Song cách nhìn nhận đánh giá, cách chuẩn bị triển khai và bước đi của mỗi nước khác nhau tùy theo đặc điểm và ý đồ của từng nước.

Việt Nam bước đầu tham gia vào TMĐT chúng ta gặp không ít khó khăn cả về khách quan và chủ quan, tuy vậy nhận thức tầm quan trọng của TMĐT với sự nghiệp phát triển đất nước. Việt Nam bước đầu đạt được những thành tựu to lớn từ TMĐT mang lai và mở ra một tương lai mới cho Việt Nam. Để đạt được những thành công khi tham gia vao TMĐT phải có sự kết hợp thống nhất thể hiện trên chiến lược chung và chiến lược tổng thể, chiến lược hành động thống nhất và đồng bộ, góp phần tạo bước nhảy vọt cho nền kinh tế cũng như Việt Nam.

Chương 1: Cơ sở lý luận về TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam

1.1/ Khái quát về TMĐT...1

1.1.1/ Khái niệm TMĐT...1

1.1.2/ Cơ sở phát triển TMĐT ở doanh nghiệp...1

1.1.3/ Vai trò của TMĐT ở doanh nghiệp...2

1.2/ Hoạt động TMĐT trong doanh nghiệp...3

1.2.1/ Các hình thức TMĐT ở doanh nghiệp...4

1.2.2/ Nội dung hoạt động TMĐT ở doanh nghiệp...6

1.2.3/ Yêu cầu TMĐT ở doanh nghiệp...7

1.3/ Kinh nghiệm thế giới về phát triển TMĐT ở doanh nghiệp...9

1.3.1/ Kinh nghiệm thế giới...9

1.3.2/ Bài học rút ra cho Việt Nam...10

Chương 2 : Thực trạng TMĐT trong doanh nghiệp Việt Nam...11

2.1/ Thực trạng TMĐT ở Việt Nam...11

2.1.1/ Cơ sở hạ tầng vật chất cho TMĐT ở Việt Nam...11

2.1.2/ Cơ sở phương hướng cho TMĐT ở Việt Nam...14

2.2/ Phân tích thực trạng TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam...16

2.2.1/ Thực trạng chung về Thương mại trong các doanh nghiệp Việt Nam...16

2.2.2/ Thực trạng một số doanh nghiệp áp dụng và phát triển TMĐT. .19 2.2.3/ Tác động của TMĐT đến các doanh nghiệp Việt Nam...22

2.3/ Đánh giá thực trạng TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam...22

2.3.1/ Những kết quả...22

Chương 3 : Phương hướng và biện pháp phát triển TMĐT trong

doanh nghiệp Việt Nam...26

3.1/ Phương hướng phát triển công nghệ thông tin của Việt Nam để đáp ứng đòi hỏi của TMĐT...26

3.1.1/ Những kiến nghị đối với nhà quản lý vĩ mô của Nhà nước...26

3.1.2/ phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp để đáp ứng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quá trình kinh doanh...28

3.2/ Biện pháp phát triển TMĐT trong các doanh nghiệp Việt Nam...30

3.2.1/ Một số vấn đề hoàn thiện môi trường thuận lợi cho TMĐT...30

3.2.2/ Xây dựng và tổ chức chuyên trách tư vấn...35

3.2.3/ Triển khai TMĐT có thử nghiệm...35

Kết luận : ...

Tài liệu tham khảo:

1/ Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam năm 2008. 2/ Giáo trình : Thương mại điện tử căn bản.

3/ Trang web : www.haiphong.gov.vn www.fpt.com www.ICB.com,vn www.Vnnetsoft.com www.Vnemart.com.vn www.Vietsmall.com www.Vinaphone.com.vn www.vinhtoday.vn

Một phần của tài liệu Thương mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w