- Hạn chế:
+ Cơ sở hạ tầng cho TMĐT của ta quá nhỏ bé. Công nghệ tính toán còn rất đơn giản cụ thể như doanh số về công nghệ tin học Việt Nam 1997 bằng 1,7% GDP, ta nhập mạng chậm nên TMĐT còn quá mới mẻ trong nhận thức. Công nghệ phần mềm còn non yếu, nạn sao chép bản quyền bất hợp pháp vẫn xảy ra ngày càng tăng, hoạt động phần mềm chủ yếu là cài đặt .
+ Các thiết bị điện tử hầu như ở thế hệ cũ lỗi thời. Thiết bị nhập ngoại ở các doanh nghiệp bị lừa nhiều dẫn đến chất lượng phương tiện kém.
+ Hệ thống luật pháp giản đơn, chưa đầy đủ và đồng bộ là một rào cản lớn cho phát triển TMĐT.
+ Điện lực yếu kém, liên tục bị thiếu hụt trong vài năm gần đây gây khó khăn cho công nghệ tính toán và truyền thông,
+Mức sống qua thấp là nguyên nhân lớn ngăn cản tiếp xúc và thử nghiệm TMĐT.
+ Nhân lực của ta dồi dào song ta không tận dụng được do chưa có chính sách thu hút hợp lý, dẫn đến chảy máu chất xám. Hơn nữa hệ thống đào tạo tin học của ta rất sơ sài chủ yếu là đào tạo văn bản đơn giản.
+ Các thế lực thù địch và các thế lực phản xã hội vẫn thường xuyên tấn công chúng ta dưới nhiều hình thức, phổ biến là thông qua internet sử dụng những văn hóa phẩm thiếu lành mạnh đầu độc giới trẻ- những tương lai đất nước.
+ Trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin là công cụ chiến lược. Các chuyên gia thế giới cho rằng sự bất bình đẳng nổi bật nhất giữa các doanh nghiệp của các nước đang phát triển và các nước phát triển là sự truy cập thông tin. Hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam không thể thực hiện được lợi thế cạnh tranh của mình vì họ không thâm nhập được vào những thông tin liên quan tới thương mại trong các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa quen với hoạt động kinh doanh trên mạng.
+ Việt Nam đang trong quá trình cắt giảm thuế quan. Xu thế thương mại không giấy tờ dựa trên cơ sở trao đổi TMĐT đang mạnh dần. Nó cho phép xác định ngay lập tức các cơ hội xuất khẩu, mà doanh nghiệp lại thiếu thông tin. Trước thực tế trên Việt Nam cần có chiến lược cụ thể để phát triển TMĐT.
- Nguyên nhân:
+ Thứ nhất: Cước truy cập mạng Internet tai Việt Nam còn ở mức khá cao, trong khi tốc độ truy cập lại thấp. Hiện nay tại cac nước trong khu vực, cáp sợi quang và băng
thông rộng đã được sử dụng phổ biến, nâng cao được tốc độ truy cập Internet, còn ở nước ta cá tiện ích này còn phải phấn đấu đạt được trong những năm tới.
+ Thứ hai: Các doanh nghiệp phải trả một mức phí cao so với lợi ích thu được để xây dựng những trang web, hoặc biến trang web thành phục vụ hữu hiệu cho TMĐT.
+ Thứ ba: Hệ thống thanh toán điện tử của các ngân hàng chưa phát triển để đáp ứng đủ nhu cầu về TMĐT. Do mức đầu tư cho công nghệ thông tin ở phần lớn các ngân hàng Việt Nam còn quá thấp, nên việc thanh toán không dùng tiền mặt cũng như việc phát triển các loại thẻ thanh toán còn bị hạn chế trong phạm vi hẹp, hoặc còn mang tính thử nghiệm, chưa trở thành giải pháp tổng thể đối với từng ngân hàng.
+ Thứ tư: Còn nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại tiêu chuẩn công nghiệp và thương mại đối với thương mại truyền thống. Để bảo vệ và xây dựng hệ thống này cần phải có một thời gian dài. Chính tiến trình này là một trong những cản trở của việc chấp nhận thanh toán điện tử trong TMĐT ở Việt Nam.
+ Thứ năm: công nghệ bảo mật thông tin trong TMĐT chưa phát triển và đang còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy việc bảo vệ thông tin giao dịch kinh tế - thương mại và ngân hàng trong xã hội còn hạn chế.
+ Thứ sáu: Đa số doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ bé, tiềm lực tài chính có hạn và gặp nhiều khó khăn trong đầu tư lao động, cơ sở vật chất để áp dụng TMĐT. Phần lớn các sản phẩm hàng hóa dịch vụ củ doanh nghiệp Việt Nam không có tên tuổi trong thị trường thế giới, và các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc quan hệ hợp tác quốc tế, chưa thông thạo luật pháp và tập quán của thị trường.
+ Thứ bảy: Không chỉ người dân mà cả những lãnh đạo của doanh nghiệp cũng như các cơ quan Nhà nước chưa tin tưởng và chưa có quyết tâm vận dụng TMĐT. Họ cho rằng TMĐT có nhiều trục trặc rủi ro và hay bị tin tắc tấn công hoặc dễ bị đánh cắp thông tin, thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân và người tiêu dùng, không dễ dàng xóa bỏ ngay được. Ngoài ra, thực trạng đào tạo nhân lực cho phương thức làm ăn kinh doanh mới vẫn còn nhiều bất cập.
Chương 3: Phương hướng và biện pháp phát triển TMĐT cho doanh nghiệp Việt nam.