Nội dung của đề tài: Điều tra tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu ở một số tỉnh Nam Trung bộ Xác định tỉ lệ nhiễm virus đậu dê, cừu trong các mẫu bệnh phẩm đã thu thập... Virus đậu là lo
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang, Ban lãnh đạo Phân viện thú y Miền Trung, các thầy cô giáo trong Viện công nghệ sinh học và môi trường, trong Khoa Chế biến, các cán bộ - Bộ môn Nghiên cứu Siêu Vi Trùng
và tập thể cán bộ công nhân viên ở Phân viện, cùng các cô chú cán bộ thú y cơ sở và các bạn học cùng lớp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nha Trang và Ban lãnh đạo Phân viện thú y Miền Trung
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa, người đã hướng dẫn tôi
cùng các thầy cô giáo trong bộ môn, trong Viện công nghệ sinh học và môi trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths Đỗ Văn Khiên, người đã trực tiếp hướng dẫn
tôi thực hiện và hoàn thành đồ án tốt nghiệp trong bộ môn nghiên cứu Siêu Vi Trùng – Phân viện thú y Miền Trung Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể cô chú, anh chị trong bộ môn Siêu Vi Trùng đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong thời gian tôi thực tập ở đây
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người thân trong gia đình đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm đồ án Tôi cũng xin cảm ơn các cô chú cán bộ thú y cơ sở và các bạn học cùng lớp
Nha Trang, ngày 18 tháng 11 năm 2008
Sinh viên Lâm Thị Huế
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG 3
1.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ, CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 4
1.2.1 Trên Thế Giới 4
1.2.2 Tại Việt Nam 5
1.3 BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP VARIOLA) 7
1.3.1 Giới thiệu chung về bệnh 7
1.3.2 Tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu trên Thế giới và tại Việt Nam 8
1.3.3 Động vật cảm nhiễm 13
1.3.4 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích 14
1.4 VIRUS ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP POX VIRUS) 15
1.4.1 Phân loại virus 15
1.4.2 Hình thái - cấu tạo 16
1.4.3 Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus 18
1.4.4 Sức đề kháng của virus 18
1.4.5 Đường truyền bệnh 19
1.5 MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS 19
1.5.1 Miễn dịch không đặc hiệu 19
1.5.2 Miễn dịch đặc hiệu 19
1.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU 21
1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng 21
1.6.2 Bệnh tích mổ khám 22
1.6.3 Chẩn đoán phân biệt 22
1.6.3 Chẩn đoán thí nghiệm 22
Trang 31.7 PHÒNG BỆNH 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 28
NGHIÊN CỨU 28
2.1 ĐỐI TƯỢNG 28
2.2 NGUYÊN LIỆU 28
2.3 DỤNG CỤ VÀ HOÁ CHẤT 28
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.4.1 Phương pháp điều tra dịch tễ 29
2.4.2 Phương pháp lấy mẫu 30
2.4.3 Phương pháp xử lý mẫu 31
2.4.4 Phương pháp PCR 33
2.4.4.1 Chuẩn bị phản ứng 37
2.4.4.2 Thực hiện phản ứng 38
2.4.4.3 Chạy điện di 38
2.4.4.4 Đọc kết quả 39
2.5 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH TỄ 40
3.1.1 Kết quả điều tra tình hình bệnh đậu trên dê, cừu theo tổng đàn điều tra 40
3.1.2 Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa vụ (tháng 1-10/2008) 42
3.1.3 Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo độ tuổi 43
3.1.4 Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh đậu theo phương thức chăn nuôi 44
3.2 KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM VIRUS ĐẬU DÊ TRONG CÁC MẪU BỆNH PHẨM THU THẬP BẰNG PHƯƠNG PHÁP PCR 46
3.2.1 Tỷ lệ nhiễm virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi 46
3.2.2 Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo đối tượng gia súc 48
3.2.3 Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm virus đậu theo độ tuổi dê , cừu 49
Trang 4KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
KẾT LUẬN 50
ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng các gia súc chính qua các năm 2000-2003 5
Bảng 1.2: Mười tỉnh có số lượng đàn dê, cừu nhiều nhất nước 6
Bảng 1.3: Kế hoạch phát triển dê, cừu giai đoạn 2006-2010; 2015 7
Bảng 1.4: Phân bố tình hình bệnh đậu dê, cừu trên thế giới 9
Bảng 2.1: Thành phần Master Mix cho một mẫu phản ứng PCR 38
Bảng 3.1: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo tổng đàn điều tra 41
Bảng 3.2: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa vụ 58
Bảng 3.3: Kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu dê theo độ tuổi 43
Bảng 3.4: Kết quả điều tra tỷ lệ mắc bệnh đậu dê theo phương thức chăn nuôi 58
Bảng 3.5: Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo khu vực chăn nuôi 47
Bảng 3.6: Tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo đối tượng 48
Bảng 3.7: Tỷ lệ nhiễm virus đậu theo độ tuổi dê, cừu 59
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của Phân Viện 3
Hình 1.2 Bệnh tích đậu trên da mặt và trên da bụng của dê 15
Hình 1.3 Cấu trúc của virus Capripoxvirus 17
Hình 2.1 Quy trình tách chiết ADN từ vảy mụn đậu 32
Hình 2.2 Các bước thực hiện phản ứng PCR 36
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa 42 Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo phương thức chăn nuôi 45
Hình 3.3 Sản phẩm chạy PCR 46
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ mẫu dương tính với virus đậu dê theo độ tuổi 49
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ADN : Desoxyribonucleic acid
Bp : Base pair EDTA: Ethylenediaminetetraacetic acid
Kb : Kilobase PCR : Polymeration Chain Reaction
UV : Ultraviolete TBE: Tris-aminimethane Boric acid EDTA TE: Tris-aminomethane EDTA
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, chăn nuôi có vai trò quan trọng trong cung cấp thực phẩm thịt sữa và sức kéo cho cả nhân loại trên thế giới Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc đẩy mạnh phát triển về số lượng gia súc đang được nhiều quốc gia quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về thịt, sữa và các sản phẩm khác của chăn nuôi
Chăn nuôi dê, cừu cần ít vốn, quay vòng vốn nhanh, tận dụng được lao động và điều kiện tự nhiên ở mọi vùng sinh thái Chăn nuôi dê, cừu là định hướng hợp lý cho phát triển chăn nuôi của nông dân nghèo Khuyến khích chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ là cuộc cách mạng thích hợp để giải quyết các vấn đề đói nghèo cho nhân dân các tỉnh trung du và miền núi hơn các chương trình phát triển đại gia súc khác Chăn nuôi gia súc lớn đầu tư vượt quá khả năng của đa số nông dân, thời gian thu hồi lâu hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về kinh tế Chăn nuôi dê, cừu phát triển góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, ổn định kinh tế và xã hội, giảm đói nghèo, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp
Những năm gần đây, nhờ có chính sách đầu tư và hỗ trợ của nhà nước cùng nhiều tiến bộ trong việc lai tạo giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi cho nên chăn nuôi dê, cừu được nhiều hộ nông dân ở khu vực Miền Trung quan tâm đầu tư phát triển với quy mô từ vài chục đến vài trăm con cho mỗi đàn Một số tỉnh như Khánh Hòa, Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi và người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi dê, cừu giống và dê, cừu thương phẩm Theo số liệu thống kê của Cục chăn nuôi, cả nước hiện có 757 trang trại nuôi dê, cừu trong đó Ninh Thuận dẫn đầu với 470 trang trại [41], tuy nhiên dịch bệnh vẫn đang là lực cản lớn Ngoài các bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, viêm loét miệng truyền nhiễm, bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa,…hiện nay còn xuất hiện bệnh đậu dê, cừu gây nhiều thiệt hại đáng kể, làm giảm khả năng sinh sản và chất lượng của thịt, lông, da và thiệt hại lớn về kinh tế
Trang 9Bệnh đậu dê, cừu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê và cừu được tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A- bảng các bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm Bệnh xuất hiện trên thế giới từ rất lâu khoảng năm 200 sau Công nguyên, nhưng đến năm 1879, Hansen ở Nauy thông báo phát hiện bệnh đậu dê [3],[4],[31] Ở Việt Nam, bệnh mới chỉ xuất hiện từ đầu năm 2005, năm 2006 -2007 bệnh bùng phát thành dịch ở nhiều địa phương, đã gây nhiều thiệt hại về kinh tế đặc biệt đối với hộ chăn nuôi nghèo và ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội khác
Bệnh đậu dê, cừu do virus Capripoxvirus thuộc họ Poxvidae gây nên, bệnh lây
lan rất nhanh, có thể xảy ra ở dê và cừu mọi lứa tuổi, mọi giống, trên cả con đực và con cái [3],[4] Bệnh đậu dê là bệnh quan trọng nhất trong số các bệnh đậu của loài nhai lại, gây tỉ lệ chết cao trong dê con
Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu: “Nghiên
cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh Nam Trung bộ” Với mục đích: giám sát sự lưu hành của virus đậu dê, cừu làm cơ sở
khoa học để đề ra biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu dê, cừu đạt hiệu quả
Nội dung của đề tài:
Điều tra tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu ở một số tỉnh Nam Trung bộ
Xác định tỉ lệ nhiễm virus đậu dê, cừu trong các mẫu bệnh phẩm đã thu thập
Trang 10CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU MỘT VÀI NÉT VỀ PHÂN VIỆN THÚ Y MIỀN TRUNG Phân viện trưởng Phân Viện Thú Y Miền Trung: TS Nguyễn Đức Tân
Phân Viện Thú Y Miền Trung được thành lập theo quyết định số 213
NN/TC-QĐ ngày 23 tháng 7 năm 1977 của Bộ Nông Nghiệp (nay là Bộ Nông Nghiệp và PTNT)
Phân Viện Thú y hoạt động theo cơ chế 115 từ ngày 27/06/2007 theo QĐ – 178/QĐ – BNN – TCCB của Bộ NN & PTNT Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số 05/2007/SKHCN ngày 04/12/2007
Sơ đồ bộ máy hoạt động của phân viện:
Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của Phân Viện
Ghi chú: - SX VX: sản xuất vắc xin
ĐV
Các phòng chức
năng
Các bộ môn nghiên cứu
Kế hoạch vật tư
Tài chính
kế toán
Kí sinh trùng
Vi trùng
Virus Chuyển
giao TBKT
Tổ SX VX
vi trùng
Tổ kiểm nghiệm
Tổ SX VX virus
Hành
chính
quản
trị
Trang 11Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Thú y
Sản xuất các loại vắc xin và sinh phẩm Thú y
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Thú y
Chẩn đoán bệnh động vật
Lực lượng cán bộ khoa học:
Biên chế bộ máy nghiên cứu khoa học của Phân Viện là 43 cán bộ, viên chức
Trong đó có 5 tiến sỹ, 8 thạc sỹ, 22 đại học, 8 nhân viên kỹ thuật
Danh hiệu mà Phân viện đã đạt được trong hơn 30 năm qua:
Huân chương lao động hạng ba (1983)
Huân chương lao động hạng hai (1987)
Huân chương lao động hạng nhất (2003)
1.2 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI DÊ, CỪU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Trên Thế Giới
Chăn nuôi cừu
Cừu thuộc loại gia súc nhỏ, được nuôi để lấy thịt, lông, sữa, mỡ và da, nhưng quan trọng nhất là lấy thịt và lông Giống cừu lấy thịt nổi tiếng là cừu Linh Côn (Anh) Thịt cừu là thức ăn hàng ngày của người Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Á và Ô-xtrây-li-a Giống cừu lấy lông tốt nhất là cừu Merinốt
Cừu là loại dễ tính, có thể ăn các loại cỏ khô cằn Cừu ưa khí hậu khô, không chịu được ẩm ướt Đàn cừu của thế giới hiện có trên 1 tỉ con Cừu được nuôi nhiều
ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc, đặc biệt ở vùng cận nhiệt đới [38],[40],[43]
Chăn nuôi dê
Dê cũng thuộc loài gia súc nhỏ và dễ tính như cừu, được nuôi để lấy thịt và sữa
Với nông dân các nước hoặc các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt
và nghèo như Nam Á (Ấn Độ, Pa-kit-xtan, Băng-la-đét…), châu Phi (Xu-đăng, giê-ri-a, Ê-ti-ô-pi…), Indonêxia, dê là nguồn đạm động vật quan trọng [38],[43]
Dê được coi là “con bò sữa của người nghèo” Đàn dê trên thế giới hiện có trên
700 triệu con [38]
Trang 12Bảng 1.1: Số lượng các gia súc chính trên toàn thế giới qua các năm 2000-2003
Bò 1.336.940.650 1.349.477.690 1.355.947.790 1.371.116.510 Trâu 164.296.647 165.458.021 167.440.966 170.661.098 Lợn 906.066.043 921.225.020 943.417.236 956.016.932 Cừu 1.049.502.502 1.031.075.470 1.025.582.590 1.024.039.610
Dê 722.224.119 737.416.818 751.146.881 767.930.400 Ngựa 56.721.627 56.349.016 55.199.858 55.469.833
Nguồn tổ chức nông lương thế giới FAO, 2004
1.2.2 Tại Việt Nam
Nước ta có điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiều đồi núi, nơi có nhiều cây cỏ phát
triển thích hợp với việc nuôi dê Chăn nuôi dê, cừu cần ít vốn, dê sinh sản nhanh nên nhanh quay vòng vốn Thời gian cho sữa nhanh (17 tháng tuổi) hơn bò (36 - 48 tháng tuổi) Dê, cừu cho nhiều sản phẩm: thịt, sữa, da, lông Phân dê còn tận dụng nuôi giun nuôi thủy sản, phân bón rất hiệu quả Dê có tính thích nghi cao, có thể phát triển ở cả những vùng khô cằn, đồi núi hoang hóa nên có thể phát triển ở những vùng không thể nuôi bò Nhiều thành tựu về nghiên cứu, đầu tư và phát triển thị trường đã phát huy hiệu quả rõ rệt, kể cả những vùng sâu, xa như các huyện của Hà Giang, Nghệ An, …
Thịt dê, cừu là đặc sản và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân Định kiến về thịt dê, sữa dê hôi đã được xóa bỏ, chuyển biến tích cực của người tiêu dùng với sản phẩm chăn nuôi dê, cừu đã và đang là động lực mạnh mẽ cho chăn nuôi dê, cừu phát triển
Chăn nuôi dê, cừu ở nước ta đã và đang bắt đầu được đầu tư cả về chính sách, nguồn lực và có một hứa hẹn thị trường trong và ngoài nước không ngừng được phát triển Công tác nghiên cứu về giống, thức ăn, thú y, mô hình chuồng trại và sản xuất, kinh doanh đã và đang có nhiều thành tựu Đa số các tỉnh đều có kế hoạch tăng trưởng đàn dê Một số dự án nghiên cứu, điều tra, quy hoạch phục vụ chăn nuôi dê, cừu ở Việt Nam đã được hoàn thành Thu hút được nhiều tổ chức Quốc tế
Trang 13như FAO, DED (của Đức), ILRI, SAREC - SIDA Thụy Điển, Hà Lan, Hội đồng Anh, … tham gia hiệu quả vào công tác nghiên cứu, đầu tư và phát triển sản xuất [42]
Bảng 1.2: Mười tỉnh có số lượng đàn dê, cừu nhiều nhất nước
Mục tiêu phát triển đàn dê, cừu giai đoạn 2006-2010-2015
Năm 2010 cả nước đạt 2.486.277 con, miền Bắc đạt 1.383.558 con, miền Nam đạt 1.102.719 con Năm 2015 cả nước đạt 4.176.946 con, miền Bắc đạt 2.324.377 con, miền Nam đạt 1.852.567 con Tập trung vào vùng Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 10,8
Trang 14%/năm, giai đoạn 2010-2015 trung bình là 8,2 %/năm Đưa tỷ lệ dê lai các loại lên 40% so với tổng đàn năm 2006, 45% năm 2010 và 50% năm 2015 [42]
Bảng 1.3: Kế hoạch phát triển dê, cừu giai đoạn 2006-2010; 2015
1.3 BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP VARIOLA)
1.3.1 Giới thiệu chung về bệnh
Bệnh đậu dê, cừu là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho dê và cừu được Tổ
chức dịch tễ thế giới (OIE) xếp vào bảng A-bảng các bệnh truyền nhiễm cực kỳ
Trang 15Dê, cừu các lứa tuổi đều mắc bệnh, bệnh đậu lây lan rất nhanh, dê trưởng thành
có khả năng mắc bệnh lên đến 80% bầy đàn và dê con là 100% Nếu thiếu biện pháp chữa trị hữu hiệu thì tỉ lệ chết là 50% đối với dê lớn và 95% đối với dê con [44] Virus đậu là loại virus hướng thượng bì, gây nên các mụn nổi có mủ (pox: mụn mủ), có dạng như hạt đậu trên da, trên niêm mạc của động vật mắc bệnh [7]
1.3.2 Tình hình dịch bệnh đậu dê, cừu trên Thế giới và tại Việt Nam
Trên Thế giới
Trong các tài liệu cổ, khoảng năm 200 sau Công nguyên, người ta đã mô tả khá chi tiết những trường hợp dê, cừu mắc bệnh có triệu chứng như bệnh đậu dê ngày nay Đến năm 1879, Hansen ở Nauy đã thông báo phát hiện ra bệnh đậu dê [4],[31] Sau đó, bệnh được phát hiện tại Macedonia trong thế chiến thứ I và trở thành dịch địa phương năm 1926 với tỷ lệ chết 15% Bệnh đã gây thiệt hại đáng kể, làm giảm khả năng sinh sản và chất lượng của thịt, sữa, lông và da Nó thách thức lớn cho ngành chăn nuôi dê, cừu và cũng tác động rất mạnh tới nền thương mại thế giới Châu Âu: bệnh xảy ra tại Bungary, Hy Lạp, Liên Bang Nga (vùng châu Âu), Macedonia, Nauy, Thuỵ Điển, Ý
Châu Á: bệnh xuất hiện tại các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Afghanistan, Băng la đet, Ba ranh, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ, Iran, Jordan, Cô-oet, Lebanon, Sri lanka, Myanma, Mông Cổ, Malaysia, Nêpan, Oman, Pakistan, Quatar, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Liên Bang Nga (vùng châu Á)
Châu Phi: bệnh có mặt ở Burkina Faso, Benin, Cộng hoà Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Djibouti, Angiêri, Ai Cập, Eritrea, Ethiopia, Ghinê, Kenya, Libia, Maroc, Mali, Mauritania, Mozambic, Niger, Nigeria, Sudan, Senegal, Somalia, Chad, Togo, Tunisia, Tanzania, Uganda
Châu Mỹ: bang Washington của Mỹ
Trang 16
Bảng 1.4: Phân bố tình hình bệnh đậu dê trên thế giới
(World Animal Health, 2004)Nước/vùng lãnh thổ
có dịch
Phân bố hiện tại Thiệt hại về kinh tế Tác giả công bố
Europe
Bulgaria Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1996
Greece Đang tồn tại Không có số liệu Kitching, 1994
Italy Đang tồn tại Không có số liệu Kitching, 1994
Norway Đang tồn tại Không có số liệu Hutyra et al., 1949 Russia (Europe) Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1995
Sweden Đang tồn tại Không có số liệu Bakos, Brag, 1957
Asia
United Arab
Emirates Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1998
Afghanistan Lây lan rộng Không có số liệu Kitching, 1994
Bangladesh Lây lan rộng Không có số liệu Kitching et al.,
1987 Bahrain Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
[China]
-Fujian Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
-Heilongjiang Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
-Jiangxi Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
-Liaoning Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
-Ningxia Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
-Qinghai Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1999
Trang 17Nước/vùng lãnh thổ
có dịch Phân bố hiện tại Thiệt hại về kinh tế Tác giả công bố -Sichuan Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1994
-Shandong Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
-Shanxi Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
-Shaanxi Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
-Yunnan Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
Israel Dịch địa phương Không có số liệu OIE, 1999
[India]
-Andhra Pradesh Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1999
-Bihar Đang tồn tại Không có số liệu Soman et al.,
1985
-Gujarat Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
-Himachal Pradesh Dịch địa phương Không có số liệu Batta et al., 1999 -Haryana Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
-Kerala Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1994
-Karnataka Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1999
-Lakshadweep Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
-Maharashtra Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1998
-Madhya Pradesh Đang tồn tại Không có số liệu Joshi et al., 1999 -Nagaland Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1995
-Orissa Lây lan rộng Không có số liệu Bandyopadhyay
et al., 1984 -Rajasthan Đang tồn tại Không có số liệu Nagpal et al.,
1990 -Tamil Nadu Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1998
-Uttar Pradesh Đang tồn tại Không có số liệu Das et al., 1978
-West Bengal Lây lan rộng Không có số liệu Bhowmik et al.,
1986
Trang 18Nước/vùng lãnh thổ
có dịch Phân bố hiện tại Thiệt hại về kinh tế Tác giả công bố Iraq Lây lan rộng Không có số liệu Hussein et al.,
1989 Iran Lây lan rộng Không có số liệu Fernandez, 1991
1990 Kirgizia Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1996
Kuwait Đang tồn tại Không có số liệu Fernan dez, 1991 Lebanon Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1993
Sri Lanka Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1996
Myanmar Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1990
Mongolia Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
Nepal Đang tồn tại Không có số liệu Kitching, 1994
Pakistan Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1995
-Russia (Asia) Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1995
Tajikistan Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1997
Turkey Lây lan rộng Không có số liệu Fernandez, 1991
Yemen Lây lan rộng Không có số liệu Kitching et al.,
1986
Africa
Burkina Faso Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
Benin Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1986
Central African
Republic Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
CTMte d’Ivoire Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
Cameroon Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
Trang 19Nước/vùng lãnh thổ
có dịch Phân bố hiện tại Thiệt hại về kinh tế Tác giả công bố Djibouti Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1986
Algeria Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1990
Egypt Đang tồn tại Không có số liệu Soad et al., 1996 Eritrea Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1998
Ethiopia Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1999
Guinea Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1994
Kenya Lây lan rộng Không có số liệu Kilelu, 1991
Libya Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1992
Morocco Đang tồn tại Không có số liệu Fernandez, 1991
Mauritania Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1998
Mozambique Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1997
Niger Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1991
Nigeria Lây lan rộng Không có số liệu Okaiyeto et al.,
1995 Sudan Đang tồn tại Không có số liệu Hajer et al., 1988 Senegal Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1999
Somali Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1985
Chad Đang tồn tại Không có số liệu Bidjieh et al., 1990
Tunisia Lây lan rộng Không có số liệu OIE, 1998
Tanzania Đang tồn tại Không có số liệu Kavishe, 1998 Uganda Đang tồn tại Không có số liệu OIE, 1985
North America
USA Dịch địa phương Không có số liệu Renshaw, Dodd,
1978 -Washington Đang tồn tại Không có số liệu Renshaw, Dodd,
1978
Trang 20Tại Việt Nam
Bệnh đậu dê trước đây chưa từng xuất hiện ở Việt Nam Đến ngày 3/1/2005, dịch bệnh đã xuất hiện tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đe doạ 1.000 con dê của các hộ chăn nuôi với số lượng dê mắc bệnh là 598 con và số chết là 515 con Sau đó bệnh xảy ra trên dê của huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ngày 13/1/2005, tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn ngày 25/1/2005 và huyện Mỹ Đức tháng 03/2005, tỉnh Hà Tây ngày 18/3/2005 (số liệu do cục thú y gửi OIE ngày 2/5/2005) [4]
Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm chẩn đoán Thú y trung ương, các mẫu bệnh phẩm lấy từ các ổ dịch khác tại Hà Nam tháng 9/2005, Tp.HCM tháng 1/2006
và Thanh Hoá 7/2006 đều dương tính với virus đậu dê bằng phương pháp PCR [4] Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận bệnh xuất hiện vào mùa khô năm 2005, khởi điểm từ xã Xuân Hải, Phương Hải (huyện Ninh Hải), sau đó lây lan sang xã Bắc Sơn (huyện Thuận Bắc), Phước Nam, Phước Minh, Phước Vinh (huyện Ninh Phước) Toàn Ninh Thuận hiện có khoảng 125.000 con dê chủ yếu là giống Bách Thảo Riêng xã Phước Minh toàn xã có đàn dê 4.600 con, thì có 1.210 con dê chết,
xã Phước Nam có 10.500 con, chết 250 con [41],[44] Trong đợt dịch bệnh hầu hết các hộ chăn nuôi dê điêu đứng vì dịch bệnh hoành hành dê ốm chết, hoặc người dân
lo bán tháo, giá thành rẻ gây nhiều khó khăn nhất là về kinh tế, đặc biệt đối với hộ nghèo
1.3.3 Động vật cảm nhiễm
Capripoxvirus chỉ gây nhiễm cho động vật móng guốc, và hầu hết các chủng
virus có khuynh hướng chỉ gây bệnh lâm sàng cho một loài Trong điều kiện tự nhiên, bệnh đậu dê chỉ gây nhiễm cho dê, nhưng vật chủ đặc trưng lại khác nhau qua các lần phân lập Kết quả phân lập tại Kenyan, Yemen cũng như Oman cho thấy tỷ lệ nhiễm trên dê và cừu là tương đương [17],[21] Thường thường kết quả phân lập từ Trung Đông và Ấn Độ cho thấy virus chỉ gây nhiễm cho dê mà không gây nhiễm cho cừu [12],[16],[22],[33],[34] Có thể nói rằng vật chủ ưa thích của các chủng khác nhau là do khả năng thích nghi của chúng trên dê hoặc cừu trong một vùng địa lý hạn chế Tuy nhiên, khi giám định sinh hoá các chủng phân lập được, không phát hiện sự khác nhau rõ ràng giữa virus phân lập được trên dê và trên cừu Khi giải trình tự hệ gen, hệ gen virus đậu dê và virus đậu cừu có chiều dài khoảng
Trang 21150 kb và đáng chú ý là chúng rất giống nhau, biểu hiện 96% nucleotide đồng nhất trên toàn bộ chiều dài hệ gen [35] Có một vài chủng có vật chủ ưa thích rõ ràng trong khi các chủng khác kém xác định vật chủ và sẽ nhiễm tự nhiên vào bất cứ vật chủ nào khi nó tiếp xúc [24] Cá biệt, người ta đã phát hiện thấy có một số chủng virus đậu dê có khả năng gây bệnh cho người [12],[26]
Bệnh đậu dê có thể xảy ra ở dê và cừu mọi lứa tuổi, mọi giống, trên cả con đực
và con cái, nhưng thường xảy ra nghiêm trọng trên động vật non, động vật cái cho sữa và động vật già Các giống Châu Âu cảm nhiễm nhất Tỷ lệ chết cao đặc biệt khi bị nhiễm kết hợp với các bệnh khác như các dịch bệnh của tiểu gia súc nhai lại,
hoặc do quản lý kém Không có nguyên nhân rõ ràng của ổ dịch đậu dê
1.3.4 Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích
Động vật mẫn cảm mắc bệnh đậu dê, đậu cừu có triệu chứng đặc trưng là sốt cao 40 – 410C, xuất hiện các nốt đậu ở da, sưng hạch lympho, chảy nước mắt, nước mũi và chảy nhiều dãi Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 1 - 2 tuần, con vật bắt đầu sốt, suy nhược, ủ rũ, khó thở, kém ăn, kết mạc mắt đỏ, lưng cong, sưng hạch lympho, chảy nước mũi đặc Sau 1 - 2 ngày, những vùng ban đỏ xuất hiện ở các niêm mạc nhìn thấy được (như niêm mạc mũi, niêm mạc miệng và âm hộ), ở da, đặc biệt là vùng da mỏng của cơ thể như ở đầu, cổ, phía trong chân và dưới đuôi, dần dần những nốt ban này sần lên phát triển thành mụn nước, tiếp đến là mụn mủ và kết thúc là tạo thành các vảy đậu
Thường gặp hai dạng bệnh tích đậu trên da là dạng mụn nước và dạng nốt đậu Với dạng mụn nước lúc đầu mụn đậu chuyển sang màu trắng nâu, khô dần, cứng lại thành vảy dễ bong ra Với dạng nốt đậu, mụn đậu sưng to dần thành nốt sần ăn sâu vào da, tạo thành các nốt hoại tử và khi lành biến thành sẹo không có lông
Bệnh tích của bệnh đậu dê không chỉ giới hạn trên da mà còn có thể ảnh hưởng đến bất cứ tổ chức nội tạng nào, đặc biệt là ống tiêu hoá từ miệng và lưỡi tới hậu môn, và đường hô hấp Làm tiêu bản các bệnh tích trên da có thể thấy mức độ tổn thương của biểu bì, hạ bì và mô cơ liên kết Mổ khám bệnh tích thường bao gồm sung huyết khí quản, các nốt u có dạng hạt đậu với kích thước như hạt đậu lăng và các đốm trắng trên phổi, lách sưng tấy, các hạch lympho hoại tử màu xám trắng và
Trang 22sự gia tăng số lượng dịch màng phổi có màu máu Ở một số động vật, các tổn thương hình thành trên phổi nhiều vùng cứng chắc
Hình 1.2 Bệnh tích đậu trên da mặt và trên da bụng của dê
Trong một số trường hợp, gia súc không biểu hiện triệu chứng lâm sàng Những con vật mắc bệnh nặng trở nên gầy sút và chết ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh Dê, cừu có chửa dễ sảy thai, sưng bầu vú, lưỡi và lợi có nhiều nốt loét
Con vật có thể hồi phục trong vòng 3 - 4 tuần, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, các nốt đậu có thể liền hoàn toàn hay để lại vết sẹo to sâu Vẩy đậu trên
cơ thể con bệnh có thể mang mầm bệnh trong nhiều tháng sau đó
1.4 VIRUS ĐẬU DÊ, CỪU (GOAT AND SHEEP POX VIRUS)
1.4.1 Phân loại virus
Virus đậu dê là ADN virus 2 sợi có vỏ bọc, thuộc nhóm Capripoxvirus, họ
Poxviridae [23] Trong nhóm Capripoxvirus, ngoài virus gây bệnh đậu dê còn có
virus gây bệnh đậu cừu, virus gây bệnh u da ở bò (Lumpy skin disease virus – LSDV) và một số virus gây bệnh đậu khác Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên chỉ
có virus đậu dê và đậu cừu có thể gây nhiễm chéo cho hai loài dê và cừu, còn virus gây bệnh u da ở bò không lây sang dê, cừu Khi giải trình tự hệ gen cho thấy bộ gen của virus đậu dê và virus đậu cừu có chiều dài khoảng 150 kb và đáng chú ý là chúng rất giống nhau, biểu hiện 96% thành phần các nucleotid giống nhau trên toàn
bộ chiều dài hệ gen giữa 2 chủng gây bệnh cho dê và cừu Đối với kiểu gen thông thường chúng có ít nhất 147 gen, bao gồm các gen bảo tồn sự nhân lên của virus và
Trang 23các cấu trúc gen có liên quan tới độc lực của virus và khả năng gây bệnh ở vật chủ Gen của virus đậu dê và đậu cừu rất giống nhau và giống với gen của virus gây bệnh u da ở bò, có tới 97% thành phần nucleotide giống nhau [25],[35]
Tất cả các gen của virus đậu dê, cừu đều có mặt trong hệ gen của virus gây bệnh u da ở bò Điểm khác biệt là trong bộ gen của virus đậu dê, cừu không có mặt của 9 gen quy định độc lực và hệ vật chủ của LSDV bao gồm 1 gen cho LSDV là LSDV 132 và các gen tương tự như những gen mã hoá cho thụ thể Interleukin-1, Myxoma M003.2 và M004.1 (mỗi loại 2 gen) cùng các gen virus vaccine F11L, N2L, K7L Sự vắng mặt của những gen này trong hệ gen của virus đậu dê, cừu được phỏng đoán là chúng có vai trò quan trọng trong xác định phạm vi vật chủ là bò [35],[37]
Hệ gen của virus đậu dê, cừu có chứa các nucleotide đặc hiệu khác nhau, được cho là chúng thuộc về các loài riêng biệt Một số sự thay đổi nhỏ trong bộ gen của virus đậu dê và virus đậu cừu được giải thích là sự giảm độc của virus bởi vì chúng
có chứa 7 và 71 gen thay đổi so với các chủng đậu dê, cừu ngoài thực địa Đáng chú
ý là những thay đổi về gen bao gồm đột biến hoặc đứt gãy của các gen với những chức năng quy định về độc lực và hệ vật chủ, bao gồm protein Ankyrin được lặp lại trong virus đậu cừu và 3 protein dạng Kelch trong virus đậu dê
Những số liệu so sánh về gen này chỉ ra mối quan hệ gần gũi giữa các loại virus
thuộc nhóm Capripoxvirus và chúng được phỏng đoán rằng virus đậu cừu và virus
đậu dê được tiến hoá từ một dạng virus LSDV cổ
1.4.2 Hình thái - cấu tạo
Hạt virus có dạng hình cầu, khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử có kích thước hạt virus khoảng 300*270*200 nm, lõi hình dùi trống, hai thể bên chạy dọc theo lõi, bên ngoài hạt virus được bao bọc bởi lớp vỏ lipid kép bên trên có các sợi protein Virus đậu dê chứa hệ gen cấu trúc ADN xoắn kép, trọng lượng phân tử khoảng 73-
91 Mda Bộ gen của virus đậu dê có khoảng 150.000 đến 160.000 nucleotide
Phân tử ADN được hoà hợp với chất protein để tạo thành nucleocapsid kiểu
xoắn, nó cuộn đều lại quanh một nhân trung tâm theo hình thấu kính hai mặt lõm vào, có nhiều lớp protein bao bọc xung quanh, lớp ngoài có cấu trúc hình sợi dây
Trang 24Nếu cắt ngang hạt virus, thấy mặt cắt ngang có hình tròn, hình bầu dục, giữa
có màng nhân hình chày, từ ngoài vào trong có cấu tạo:
Ngoài cùng là lớp vỏ bọc ngoài của virus
Sau lớp vỏ bọc ngoài là một lớp mịn chứa kháng nguyên hoà tan
Tiếp đến là một lớp màng protein có cấu trúc sợi đều đặn và chặt chẽ bao quanh, hình thành một cái khuôn bảo vệ nhân ADN, khuôn protein này chính là lớp
vỏ capsid được cấu tạo bởi nhiều đơn vị capsome
Sau lớp vỏ capsid là mặt bên virus và lớp màng nhân hình chày
Trong cùng là phân tử ADN hình sợi xoắn lại theo chiều ngược nhau
Hình 1.3 Cấu trúc của virus Capripoxvirus
Về cấu trúc kháng nguyên của virus đậu có khác với virus có kích thước nhỏ,
vì virus có thêm lớp vỏ bọc ngoài nên ngoài kháng nguyên nucleoprotein còn có kháng nguyên hoà tan, kháng nguyên này nằm trên bề mặt của virion Những nghiên cứu về cấu trúc chính của các polypeptide của virus đậu được xác định bằng
sự phân tích điện di gel polyacrylamide (PAGE), kết quả cho thấy có hơn 20 vạch
có thể phân biệt từ một virus đã được tinh khiết bao gồm một kháng nguyên kết tủa chính có trọng lượng phân tử 67kDa [20] Những kháng nguyên kết tủa này được gọi là kháng nguyên hoà tan, loại kháng nguyên đại diện cho một công cụ chẩn đoán có giá trị đối với sự nhiễm virus đậu [28],[30]
Trang 25Các kháng nguyên hoà tan có khả năng kích thích virus tạo ra số lượng lớn kháng nguyên trong quá trình nhân lên của virus Kháng huyết thanh kháng lại chúng tăng lên có thể trung hoà đặc hiệu tính gây bệnh của virus vì có một số kháng nguyên hoà tan có cấu trúc là thành phần của virus [30]
1.4.3 Đặc tính nuôi cấy và sự nhân lên của virus
Virus đậu dê thích hợp nuôi cấy trên các môi trường là mô tổ chức có nguồn gốc từ bò, dê, cừu, đặc biệt trên môi trường tế bào thận cừu, dịch hoàn cừu sơ cấp hoặc thứ cấp Tuy nhiên, virus đậu dê chỉ gây bệnh tích tế bào sớm nhất 4 ngày sau khi gây nhiễm, vì vậy cần kiểm tra các môi trường tế bào đã nhiễm virus trong vòng
14 ngày
Có thể nuôi cấy virus đậu trên màng nhung niệu của phôi thai gà ấp 11 - 13 ngày, sau khi gây nhiễm 3 - 4 ngày, xuất hiện bệnh tích nốt đậu trên màng thai dưới dạng màu trắng, xám đục, màng thai phù nề và dày lên
1.4.4 Sức đề kháng của virus
Virus đề kháng yếu với nhiệt độ và tính nhạy cảm với nhiệt khác nhau giữa các
chủng virus Các chủng virus đậu dê từ Iran và Ai Cập có sức đề kháng với nhiệt độ tốt hơn chủng Dushmbe Sau khi xử lý nhiệt 560C trong vòng 1h vẫn không làm giảm đáng kể hiệu giá virus Trong khi đó chủng virus đậu dê phân lập từ Ấn Độ dễ
bị vô hoạt sau vài phút ở 600C virus [33] Các chất sát trùng thông thường như focmol, cồn, thuốc tím có thể diệt virus rất nhanh, sự thối nát cũng dễ dàng diệt virus, ở dung dịch glycerin 50% có thể bảo quản virus không bị phá huỷ [25],[44] Virus đậu dê đề kháng mạnh và duy trì sự tồn tại trong thời gian dài trong vật chủ hay ngoài môi trường Thực nghiệm cho thấy chúng có thể tồn tại 6 tháng trong các bãi quây nhốt động vật dưới bóng mát, trên nền chuồng, và ít nhất là 3 tháng trong vảy mụn khô trên da, lông của động vật bị nhiễm bệnh Virus có thể phát tán qua quần áo bảo hộ, dụng cụ chăn nuôi Chưa có bằng chứng về sự lây truyền virus đậu dê qua tinh dịch hoặc phôi thai
Những nghiên cứu về sức đề kháng của virus đậu dê cho thấy, các chủng virus đậu nói chung đề kháng với điều kiện khô, tồn tại được trong điều kiện đông lạnh
và tan chảy và tồn tại nhiều tháng trong tình trạng đông khô
Trang 261.4.5 Đường truyền bệnh
Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa động vật mẫn cảm với động vật mang mầm bệnh qua không khí hoặc phối giống [21] Động vật mắc bệnh bài thải virus qua vảy đậu khô, nước mũi, nước bọt, trong sữa, nước tiểu và phân Thời gian bài thải virus có thể kéo dài từ 1 - 2 tháng Thêm nữa các vết xước trên da hay vết do côn trùng đốt cũng là nơi virus đậu dê thâm nhập vào cơ thể vật chủ [20]
Có thể gây bệnh cho dê trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng virus đậu dê cường độc tiêm vào vùng hạ bì, nội bì, cơ hoặc phun khí dung qua đường hô hấp Các virus đậu dê có sức đề kháng cao, có thể sống sót trong thời gian dài trên vật chủ hay ngoài môi trường, ví dụ chúng có thể tồn tại tới 6 tháng trên nền chuồng và
ít nhất là 3 tháng trên vẩy mụn khô nằm trên lông và trên da con vật bị bệnh Virus cũng có thể được phát tán qua quần áo bảo hộ và các dụng cụ chăn nuôi Chưa có bằng chứng về sự truyền lây virus đậu dê qua tinh dịch hoặc phôi thai
1.5 MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS
1.5.1 Miễn dịch không đặc hiệu
Cơ thể đáp lại sự xâm nhiễm của virus trước hết bằng cách tiết interferon (IFN) tại chỗ để ngăn cản sự nhân lên và hạn chế sự lan tràn của virus IFN được xem là yếu tố bảo vệ cơ thể không đặc hiệu vì chúng được sản ra để đáp lại một virus thì cũng có hiệu quả ngăn chặn sự nhân lên của nhiều loại virus khác
Khi nhiễm virus, tế bào natural killer (NK) được hoạt hóa bởi IFN tăng cường phá hủy tế bào nhiễm Trên mặt TB NK có thụ thể KCIR (killer cell inhibitory receptor) dành cho MHC-1 của tế bào đích Khi KCIR gắn với MHC thì
ức chế tín hiệu hoạt hóa Tế bào nhiễm virus có ít MHC nên không bị ức chế và do
Trang 27cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi tiếp xúc với chính mầm bệnh đó vào những lần sau (trí nhớ miễn dịch)
Miễn dịch chủ động tự nhiên: là các đáp ứng miễn dịch được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh
Miễn dịch chủ động nhân tạo: là các đáp ứng được hình thành sau khi dùng vaccine [8]
Đáp ứng miễn dịch chủ động thành công:
Để thu được một đáp ứng miễn dịch chủ động có kết quả, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch phải có các khả năng sau:
Khả năng nuốt và chế biến kháng nguyên
Khả năng nhận biết và kết gắn với kháng nguyên đã được chế biến
Khả năng đáp ứng để sản xuất kháng thể đặc hiệu và/hoặc các tế bào hoặc cả hai có khả năng loại bỏ kháng nguyên
Điều đó có nghĩa là cơ thể phải vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể, vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào [8],[10]
Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động là miễn dịch thu được bằng cách truyền kháng thể đặc hiệu
hoặc là các tế bào của hệ thống miễn dịch Có hai loại miễn dịch thụ động: tự nhiên
và nhân tạo
Miễn dịch thụ động tự nhiên: là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo cho vật nuôi non sống sót được trong môi trường đầy rẫy bệnh tật Đây là sự miễn dịch tạm thời truyền từ mẹ sang con con
Miễn dịch thụ động nhân tạo: truyền từ vật chủ khác Là các thành phần khác nhau của đáp ứng miễn dịch có thể được thu thập lại từ con vật đã được miễn dịch
và truyền bị động cho một động vật khác với mục đích là truyền sự bảo hộ
Sự nhiễm với các virus đậu gây ra cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch
qua trung gian tế bào [18],[27],[28] Sự liên quan quan trọng của kháng thể lưu hành chống lại tế bào lympho T gây độc trong việc ngăn chặn sự nhiễm bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ, rõ ràng Tuy nhiên, rõ ràng là với sự có mặt cả kháng thể lưu hành chống lại virus, sự nhiễm vào vật chủ đã giảm xuống [15] Kháng thể lưu hành được tạo ra do nhiễm tự nhiên hay do tiêm vắc xin có thể hạn chế sự lan
Trang 28truyền của virus trong động vật, nhưng chính đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào mới loại trừ được sự nhiễm [14] Tuy nhiên, tình trạng miễn dịch của động vật
do bị nhiễm tự nhiên hay do tiêm vắc xin không liên quan đến kháng thể trung hòa [23], và các phản ứng huyết thanh học hiện nay không thể phân biệt rõ ràng giữa động vật miễn dịch và động vật cảm nhiễm
Ở những khu vực có dịch địa phương, cả vắc xin sống giảm độc và vắc xin chết đều hữu hiệu trong việc phòng chống bệnh đậu dê, đậu cừu, nhưng vắc xin chết chỉ gây miễn dịch trong thời gian ngắn Vắc xin sống giảm độc gây miễn dịch cao nhưng có nhược điểm là tạo ra nốt đậu hoặc có thể gây chết một số động vật được tiêm vaccin do sự phát triển của bệnh Thông thường, việc sử dụng vắc xin gồm các chủng đang được lưu hành tại địa phương rất thành công trong việc bảo vệ đàn dê, cừu chống lại bệnh đậu dê, cừu
Ở những nước khác nhau và những vùng khác nhau trong một nước, có rất nhiều loại vaccin sống giảm độc tồn tại để chống lại bệnh đậu dê, cừu với nhiều mức độ hiệu quả bảo hộ khác nhau Một loại vắc xin dưới đơn vị cũng dường như được sử dụng trong việc kiểm soát bệnh vì nó tạo ra kháng thể trung hòa cao hơn ở những dê, cừu đã miễn dịch Hơn nữa, một loại vắc xin đơn được được sản xuất từ một chủng gây nhiễm cho cả dê và cừu có hiệu quả trong việc kiểm soát cả đậu dê
và đậu cừu ít nhất trong 12 tháng [14]
Tuy nhiên, các báo cáo về sự bảo hộ chéo giữa dê và cừu chống lại bệnh đậu
dê và đậu cừu và các bệnh liên quan khác như bệnh nổi u cục ở bò thường trái ngược và bỏ lửng (không kết luận); những cố gắng để bảo vệ dê bằng vắc xin đậu cừu hoặc bảo vệ cừu bằng vắc xin đậu dê phần lớn không thành công Yêu cầu thông thường là nên sử dụng vắc xin đồng chủng để bảo vệ dê chống lại bệnh đậu
dê, bảo vệ cừu chống lại bệnh đậu cừu
1.6 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU DÊ, CỪU
1.6.1 Chẩn đoán lâm sàng
Tại khu vực chăn nuôi dê, cừu chúng ta có thể nghi ngờ gia súc mắc bệnh đậu
dê khi con vật có các biểu hiện như: sốt cao, chảy nhiều nước mắt, nước mũi, ủ rũ, kém ăn, lưng cong lên Trên da nổi ban, bắt đầu với các vùng ban đỏ đặc biệt tại các phần cơ thể không có lông, vùng da mỏng, niêm mạc, hình thành lên các nốt đậu,
Trang 29sưng hạch lympho ở các vùng bị nhiễm: tăng sinh (có khi tới 8 lần kích thước bình thường) và tăng sinh tế bào lympho, tỷ lệ chết cao
1.6.2 Bệnh tích mổ khám
Bệnh tích trên da: sung huyết, xuất huyết, phù nề, viêm mạch máu và hoại tử Thường gặp hai dạng bệnh tích đậu trên da là dạng mụn nước và dạng nốt đậu Với dạng mụn nước lúc đầu mụn đậu chuyển sang màu trắng nâu, khô dần, cứng lại thành vảy dễ bong ra Với dạng nốt đậu, mụn đậu sưng to dần thành nốt sần ăn sâu vào da, tạo thành các nốt hoại tử và khi lành biến thành sẹo không có lông
Bệnh tích đậu trên niêm mạc mắt, miệng, mũi, hầu, nắp thanh quản, khí quản; trên niêm mạc dạ cỏ và dạ múi khế, trong âm hộ, bao quy đầu, nếp gấp âm vật, tinh hoàn, vú, núm vú
Bệnh tích ở phổi: tổn thương đậu nghiêm trọng và lan rộng, phân bố tập trung
và đồng dạng khắp lá phổi
1.6.3 Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu dê với các bệnh sau:
Bệnh viêm da có mủ truyền nhiễm (Contagious pustular dermatitis) – còn gọi là bệnh lở miệng (Scabby mouth)
Bệnh lưỡi xanh (Blue tongue)
Bệnh viêm da do nấm (Mycotic dermatitis)
Bệnh nấm vảy của Cừu (Sheep scab)
Bệnh ghẻ (Manges) và dị ứng ngoài da do nắng (Photosensitisation)
Côn trùng đốt (Insect bites)
Viêm phổi do ký sinh trùng (Parasitic pneumonia)
Ecthyma truyền nhiễm (Contagious ecthyma)
Dịch tả (Peste des petits ruminants)
Trong một số trường hợp, gia súc không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, cần lấy bệnh phẩm của các con vật bị bệnh để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
1.6.3 Chẩn đoán thí nghiệm
Có nhiều phản ứng dùng chẩn đoán thí nghiệm bệnh đậu dê Mới đầu, việc xét nghiệm bệnh đậu dê chủ yếu giới hạn bằng phản ứng AGID Sau đó, một kháng nguyên tiểu phần hòa tan, không có khả năng gây nhiễm, đã thay thế một cách hiệu
Trang 30quả virus gây nhiễm trong hàng loạt các phản ứng huyết thanh học Việc sử dụng chúng có thể tránh được nguy cơ lan truyền của virus từ phòng thí nghiệm; nó bảo đảm an toàn trong việc vận chuyển và cung cấp hóa chất thí nghiệm tới nhiều địa chỉ Hàng loạt phản ứng chẩn đoán bệnh đậu dê được thực hiện gần đây đã sử dụng kháng nguyên tiểu phần và kháng huyết thanh của nó [30],[34] Việc phát hiện ra virus đậu dê hoặc các kháng nguyên của nó có thể được thực hiện bằng phân lập virus và phản ứng trung hòa trong nuôi cấy tế bào (nuôi cấy tế bào tinh hoàn, thận cừu non) kháng thể huỳnh quang hoặc quan sát dưới kính hiển vi điện tử Tuy nhiên, việc chẩn đoán bệnh đậu dê bằng các kỹ thuật virus học hoặc huyết thanh học
cổ điển phụ thuộc những con vật còn sống là không thích hợp với các quốc gia tại
đó virus độc lực cao hoặc không có sẵn virus sống Vì vậy, các phương pháp chẩn đoán dựa trên những công cụ sinh học phân tử mới nhất như phản ứng PCR là rất
hiệu quả để phát hiện nucleic acid của virus đậu dê ở nhhững nước đó
Các bệnh phẩm dùng để chẩn đoán
Để chẩn đoán huyết thanh học, cần lấy mẫu máu kép từ con vật có biểu hiện
sốt cao Để chẩn đoán và giám định virus, bệnh phẩm có thể là mẫu máu, dịch mụn đậu, vảy mụn đậu, vết xước của tổn thương ngoài da và các tổn thương ở đường hô hấp và đường tiêu hoá Nên lấy mẫu trong tuần đầu tiên khi triệu chứng lâm sàng xuất hiện và bảo quản bệnh phẩm trong nhiệt độ âm
Phân lập virus
Capripoxvirus nói chung và virus gây bệnh đậu dê, cừu nói riêng thích nghi với
các môi trường là mô tổ chức có nguồn gốc từ bò, dê, cừu, đặc biệt là các môi trường thận cừu, dịch hoàn cừu sơ cấp hoặc thứ cấp Tuy nhiên, virus đậu dê gây bệnh tích tế bào sớm nhất là 4 ngày sau gây nhiễm, do đó cần kiểm tra các môi trường tế bào đã nhiễm bệnh phẩm trong vòng 14 ngày Một số chủng
Capripoxvirus có thể thích nghi với tế bào thận khỉ xanh Châu Phi (tế bào Vero)
Cấy vào phôi thai gà
Tiêm huyễn dịch mụn đậu vào màng nhung niệu của phôi thai gà 11 - 13 ngày, sau 3 - 4 ngày hoặc 6 - 7 ngày sẽ xuất hiện mụn đậu trên màng thai và gây bệnh tích màng thai như màng dày, phù nề giống chất gelatin
Trang 31Nuôi trên môi trường tế bào thận cừu non và tinh hoàn cừu
Cấy vào môi trường tế bào thận cừu non hoặc tinh hoàn cừu một lớp sau 24 –
72 h, tế bào bị thoái hóa, biến dạng và tan vỡ màng tế bào
Quan sát tiểu thể bao hàm chứa hạt virus dưới kính hiển vi
Chọn mụn đậu chưa vỡ, rửa 2-3 lần bằng nước cất rồi lấy mụn đậu hay mủ
trong mụn đậu phết lên kính làm tiêu bản nhuộm Giemsa hay Môrôsôp rồi xem kính, quan sát thấy tiểu thể bao hàm trong nguyên sinh chất
Phương pháp kháng thể huỳnh quang trực tiếp
Tiêu bản kiểm tra được chuẩn bị từ nốt đậu trên da, phổi được cắt lạnh trên lam
kính trong môi trường tế bào đã được gây nhiễm với bệnh phẩm Cố định tiêu bản bằng aceton, sau đó ủ với chất cộng hợp (conjugat chế từ huyết thanh thỏ tối miễn
dịch kháng Capripoxvirus đã tinh khiết) Rửa tiêu bản, hong khô rồi kiểm tra dưới
kính hiển vi huỳnh quang và đánh giá kết quả
Phương pháp miễn dịch khuếch tán trên thạch (Agar Gel Imunodiffusion Test – AGID)
Việc sử dụng kỹ thuật khuếch tán trong thạch để chẩn đoán bệnh đậu dê đã
được ứng dụng từ những năm đầu của thập kỷ 1960 [13] Sau đó, việc sử dụng kháng nguyên đánh dấu bằng Methionine [35S] đã cải thiện đáng kể độ nhạy của
phản ứng AGID dùng phát hiện kháng thể của Capripoxvirus [20] AGID rất đơn
giản và có thể áp dụng thực hiện ở bất cứ nơi nào đặc biệt ở những khu vực xa xôi hẻo lấnh vì chỉ yêu cầu các trang thiết bị thí nghiệm tối thiểu là có thể thực hiện được [30]
Pha thạch agarose 1% trong dung dịch đệm borat có pH = 8,6 Hấp vô trùng, đổ
thạch ra đĩa phản ứng, đục thành cụm gồm 1 giếng ở giữa và 6 giếng xung quanh, đường kính từng giếng là 5mm, khoảng cách tâm điểm của giếng ở giữa và các
giếng xung quanh là 7mm Nhỏ 18l huyết thanh đối chứng Capripoxvirus dương
tính vào giếng ở giữa, nhỏ vào các giếng xung quanh các mẫu huyễn dịch bệnh phẩm cần xét nghiệm Dành 2 giếng cho các mẫu kháng nguyên đối chứng dương
và âm với thể tích 18l/giếng Ủ trong hộp ấm ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày Kiểm tra vạch kết tủa của giếng giữa và các giếng xung quanh
Trang 32ELISA - Kỹ thuật chất hấp phụ miễn dịch gắn enzyme (Enzyme – link immunosorbent assays)
Đây là kỹ thuật khá nhạy và đơn giản, cho phép xác định kháng nguyên (KN) hoặc kháng thể (KT) ở nồng độ thấp (khoảng 0,1ng/ml) Hai kỹ thuật ELISA được dùng nhiều là kỹ thuật trực tiếp và kỹ thuật gián tiếp (hay kỹ thuật “sanwich” – bánh kẹp)
Kỹ thuật bánh kẹp: nhỏ kháng huyết thanh chứa KT vào giếng ở bản nhựa để cho KT bám vào thành giếng, nhỏ tiếp dịch KN cần xét nghiệm Nếu là KN đặc hiệu với KT thì sẽ gắn với KT, thêm cộng hợp KT gắn enzyme vào giếng để cho
KT cộng hợp gắn với KN mà trước đó đã gắn với KT đầu tiên, tạo nên một “bánh kẹp” KT – KN – KT gắn enzyme, cuối cùng bổ sung cơ chất của enzyme Enzyme thuỷ phân cơ chất làm thay đổi màu dung dịch Tốc độ thuỷ phân của enzyme tỷ lệ thuận với lượng KT gắn enzyme, cũng có nghĩa tỷ lệ thuận với KN cần xét nghiệm
Kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gián tiếp: nhỏ dịch KN cho hấp phụ lên thành
giếng, nhỏ tiếp kháng huyết thanh (chứa kháng thể) cần xét nghiệm rồi ủ Nếu trong huyết thanh có chứa KT đặc hiệu với KN thì sẽ gắn với nó, thêm cộng hợp kháng –
KT đã gắn enzyme, thêm cơ chất của enzyme Tốc độ thuỷ phân của cơ chất gắn liền với sự thay đổi màu dung dịch và tỷ lệ thuận với lượng KT cần xác định trong mẫu
Kỹ thuật PCR
Phương pháp PCR - phản ứng dây truyền nhờ hoạt động của enzyme ADN – polymerase – do Kary Mullis cùng cộng sự phát minh năm 1985, đã đưa lại một cuộc cách mạng trong di truyền học sinh học phân tử Đây là phương pháp hoàn toàn mới trong việc nghiên cứu, phân tích gen và hệ gen Khó khăn lớn nhất trong việc phân tích gen ở chỗ chúng là những mục tiêu đơn lẻ và rất nhỏ trong một hệ gen phức tạp khổng lồ Kỹ thuật PCR ra đời đã thay đổi tất cả, giúp chúng ta có thể tạo ra một số lượng lớn các bản sao của một đoạn ADN mong muốn
Do những ưu điểm tuyệt đối trong nghiên cứu sinh học phân tử, kỹ thuật PCR được nhanh chóng áp dụng rộng rãi để chẩn đoán các bệnh về virus, vi khuẩn, các bệnh ký sinh trùng và cho kết quả rất chính xác Mặt khác sự phân tích thành phần
và trật tự nucleotide trên phân tử ADN trong hệ gen còn có ý nghĩa to lớn trong
Trang 33phân loại các loài sinh vật Chính nhờ tính thực tiễn to lớn của kỹ thuật này tác giả của PCR, Kary Mulis, được tặng giải thưởng Nobel vào năm 1993
Kỹ thuật PCR có độ nhạy cao, cho phép xác định chính xác Capripoxviruses
trong các mẫu sinh thiết da và nuôi cấy tế bào trong khi các phương pháp trên có thể xảy ra phản ứng chéo với một số virus khác
Ưu điểm của phương pháp PCR [2]
Thời gian thực hiện nhanh, chỉ cần 3 giờ là có thể khuếch đại được một trình
tự đáng quan tâm
Thực hiện đơn giản và ít tốn kém (nó được thực hiện trong ống nghiệm plastic nhỏ gồm thành phần tối thiểu được thực hiện đồng thời), yêu cầu về độ tinh sạch của mẫu không cao (vết máu khô, mẫu vật khảo cổ, những vết tích để lại của người
đã chết)
Nhược điểm của phương pháp PCR [2]
Cần phải có ADN mồi đặc trưng cho ADN cần khuếch đại Để có đoạn mồi này ít nhất phải biết trước trình tự nucleotide cần khuyếch đại
Kích thước ADN cần khuếch đại không vượt quá 3 kb
Khả năng ngoại nhiễm lớn (do thao tác nhiều lần)
Sai sót còn do sử dụng enzyme Taq- polymerase khoảng 104 (sai sót cho một lần sao chép)
1.7 PHÒNG BỆNH
Gia súc mắc bệnh đậu dê, đậu cừu không có thuốc điều trị đặc hiệu
Đối với gia súc đã mắc bệnh có thể xử lý như sau:
Tiêu hủy toàn bộ đàn gia súc mắc bệnh Trong 1 ổ dịch, nên tiêu hủy toàn
bộ cừu, dê và xử lý bằng cách đốt hoặc chôn Hố chôn sâu tối thiểu 2,5m Đồng thời, có thể tiêm phòng cho những con vật chưa tiếp xúc với các con vật
bị bệnh; giám sát vận chuyển gia súc và các phương tiện giao thông
Thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y như tiêu độc, sát trùng chuồng trại, nơi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển gia súc bằng một
số hóa chất như Xút, Formol, Benkocid, BKA, Vime-iodin, Han-iodin