10/2008)
Mùa vụ liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ, độ ẩm môi trường, bên cạnh đó là những điều kiện về ngoại cảnh khác nhau cho sự xuất hiện và phát triển của mầm bệnh. Mặt khác, sự thay đổi của mùa có những tác động và ảnh hưởng lớn tới sức đề kháng của cơ thể động vật… Chúng tôi cũng tiến hành điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo 2 mùa: mùa khô (từ tháng 1 – 8/2008) và mùa mưa (từ tháng 9 – 10/2008). Tỷ lệ dê, cừu nghi mắc bệnh ở từng địa phương theo từng mùa được thể hiện ở hình 3.1 và bảng 3.2 (xem phụ lục 3): 4,86,21 5,49 4,49 12,97 10,34 0 2 4 6 8 10 12 14
Khánh Hòa Ninh Thuận Đắc Lắc
Địa phương
Tỷ lệ (%)
Mùa khô Mùa mưa
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn kết quả điều tra tỷ lệ dê, cừu mắc bệnh đậu theo mùa
Từ hình 3.1 cho thấy: ở mùa khô, tỷ lệ dê, cừu nghi mắc bệnh đậu cao nhất ở Ninh Thuận với tỷ lệ (5,49%), tiếp đến là ở Khánh Hòa (4,80%) và thấp nhất ở Đắc Lắc (4,49%).
Mùa mưa, nổi bật cao nhất ở Ninh Thuận với tỷ lệ dê, cừu nghi mắc bệnh đậu là (12,97%), thấp nhất là ở Khánh Hòa (6,21%), còn ở Đắc Lắc (10,34%). Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh ở mùa mưa (chỉ điều tra trong 2 tháng đầu mùa mưa là tháng 9 và tháng 10) cao hơn rất nhiều so với mùa khô nhất là ở 2 tỉnh Ninh
Thuận và Đắc Lắc. Điều này phù hợp với đặc tính của dê, cừu ưa khí hậu khô không chịu được khí hậu ẩm ướt. Vào mùa mưa, lượng mưa nhiều làm độ ẩm không khí tăng cao, nhiệt độ giảm, đặc biệt ở Ninh Thuận và Đắc Lắc vào mùa mưa thời tiết khắc nhiệt hơn mưa nhiều, khu vực chăn nuôi luôn ẩm ướt. Bên cạnh đó với phương thức chăn nuôi bán chăn thả khâu vệ sinh phòng bệnh không đảm bảo dẫn đến dê, cừu dễ mắc bệnh. Trong chăn nuôi dê, cừu cũng như chăn nuôi gia súc nói chung, ngoài việc cung cấp đủ thức ăn thì việc phòng chống các bệnh, kết hợp với giữ ấm và vệ sinh sạch sẽ cho gia súc đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giảm thấp nhất nguy cơ nhiễm bệnh, thiệt hại do tác động của thời tiết gây ra.