MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.5.MIỄN DỊCH CHỐNG VIRUS

1.5.1. Miễn dịch không đặc hiệu

 Cơ thể đáp lại sự xâm nhiễm của virus trước hết bằng cách tiết interferon (IFN) tại chỗ để ngăn cản sự nhân lên và hạn chế sự lan tràn của virus. IFN được xem là yếu tố bảo vệ cơ thể khơng đặc hiệu vì chúng được sản ra để đáp lại một virus thì cũng có hiệu quả ngăn chặn sự nhân lên của nhiều loại virus khác.

 Khi nhiễm virus, tế bào natural killer (NK) được hoạt hóa bởi IFN tăng cường phá hủy tế bào nhiễm. Trên mặt TB NK có thụ thể KCIR (killer cell inhibitory receptor) dành cho MHC-1 của tế bào đích. Khi KCIR gắn với MHC thì ức chế tín hiệu hoạt hóa. Tế bào nhiễm virus có ít MHC nên khơng bị ức chế và do đó phát huy tác dụng diệt chúng.

 Đại thực bào và bổ thể cũng tham gia vào q trình khơng đặc hiệu nhằm tiêu diệt virus.

1.5.2. Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch chủ động

Miễn dịch chủ động là đáp ứng miễn dịch của cơ thể vật chủ sau khi tiếp xúc với mầm bệnh và các kháng nguyên của chúng. Miễn dịch chủ động có đặc điểm là

cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi tiếp xúc với chính mầm bệnh đó vào những lần sau (trí nhớ miễn dịch).

 Miễn dịch chủ động tự nhiên: là các đáp ứng miễn dịch được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm mầm bệnh.

 Miễn dịch chủ động nhân tạo: là các đáp ứng được hình thành sau khi dùng vaccine [8].

Đáp ứng miễn dịch chủ động thành công:

Để thu được một đáp ứng miễn dịch chủ động có kết quả, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch phải có các khả năng sau:

 Khả năng nuốt và chế biến kháng nguyên.

 Khả năng nhận biết và kết gắn với kháng nguyên đã được chế biến.

 Khả năng đáp ứng để sản xuất kháng thể đặc hiệu và/hoặc các tế bào hoặc cả hai có khả năng loại bỏ kháng nguyên.

Điều đó có nghĩa là cơ thể phải vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch dịch thể, vừa có khả năng hình thành đáp ứng miễn dịch tế bào [8],[10].

Miễn dịch thụ động

Miễn dịch thụ động là miễn dịch thu được bằng cách truyền kháng thể đặc hiệu

hoặc là các tế bào của hệ thống miễn dịch. Có hai loại miễn dịch thụ động: tự nhiên và nhân tạo.

 Miễn dịch thụ động tự nhiên: là một yếu tố rất quan trọng trong việc tạo cho vật nuôi non sống sót được trong mơi trường đầy rẫy bệnh tật. Đây là sự miễn dịch tạm thời truyền từ mẹ sang con con.

 Miễn dịch thụ động nhân tạo: truyền từ vật chủ khác. Là các thành phần khác nhau của đáp ứng miễn dịch có thể được thu thập lại từ con vật đã được miễn dịch và truyền bị động cho một động vật khác với mục đích là truyền sự bảo hộ.

Sự nhiễm với các virus đậu gây ra cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch

qua trung gian tế bào [18],[27],[28]. Sự liên quan quan trọng của kháng thể lưu hành chống lại tế bào lympho T gây độc trong việc ngăn chặn sự nhiễm bệnh vẫn chưa được hiểu đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, rõ ràng là với sự có mặt cả kháng thể lưu hành chống lại virus, sự nhiễm vào vật chủ đã giảm xuống [15]. Kháng thể lưu

truyền của virus trong động vật, nhưng chính đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào mới loại trừ được sự nhiễm [14]. Tuy nhiên, tình trạng miễn dịch của động vật do bị nhiễm tự nhiên hay do tiêm vắc xin không liên quan đến kháng thể trung hòa [23], và các phản ứng huyết thanh học hiện nay không thể phân biệt rõ ràng giữa động vật miễn dịch và động vật cảm nhiễm.

Ở những khu vực có dịch địa phương, cả vắc xin sống giảm độc và vắc xin chết đều hữu hiệu trong việc phòng chống bệnh đậu dê, đậu cừu, nhưng vắc xin chết chỉ gây miễn dịch trong thời gian ngắn. Vắc xin sống giảm độc gây miễn dịch cao nhưng có nhược điểm là tạo ra nốt đậu hoặc có thể gây chết một số động vật được tiêm vaccin do sự phát triển của bệnh. Thông thường, việc sử dụng vắc xin gồm các chủng đang được lưu hành tại địa phương rất thành công trong việc bảo vệ đàn dê, cừu chống lại bệnh đậu dê, cừu.

Ở những nước khác nhau và những vùng khác nhau trong một nước, có rất nhiều loại vaccin sống giảm độc tồn tại để chống lại bệnh đậu dê, cừu với nhiều mức độ hiệu quả bảo hộ khác nhau. Một loại vắc xin dưới đơn vị cũng dường như được sử dụng trong việc kiểm sốt bệnh vì nó tạo ra kháng thể trung hịa cao hơn ở những dê, cừu đã miễn dịch. Hơn nữa, một loại vắc xin đơn được được sản xuất từ một chủng gây nhiễm cho cả dê và cừu có hiệu quả trong việc kiểm sốt cả đậu dê và đậu cừu ít nhất trong 12 tháng [14].

Tuy nhiên, các báo cáo về sự bảo hộ chéo giữa dê và cừu chống lại bệnh đậu dê và đậu cừu và các bệnh liên quan khác như bệnh nổi u cục ở bò thường trái ngược và bỏ lửng (không kết luận); những cố gắng để bảo vệ dê bằng vắc xin đậu cừu hoặc bảo vệ cừu bằng vắc xin đậu dê phần lớn không thành công. Yêu cầu thông thường là nên sử dụng vắc xin đồng chủng để bảo vệ dê chống lại bệnh đậu dê, bảo vệ cừu chống lại bệnh đậu cừu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lưu hành của virus đậu dê, cừu trên đàn dê, cừu nuôi tại một số tỉnh nam trung bộ (Trang 26 - 28)