0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS ĐẬU DÊ, CỪU TRÊN ĐÀN DÊ, CỪU NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH NAM TRUNG BỘ (Trang 37 -38 )

Thu thập bệnh phẩm: đối tượng lấy mẫu phải là các con vật đang trong thời kỳ nung bệnh hoặc đang phát bệnh (có hiện tượng sốt cao 40 – 410C, xuất hiện các nốt đậu ở da, sưng hạch lympho, chảy nước mắt, nước mũi và nước bọt, thở khó, kém ăn). Bệnh phẩm: virus đậu là virus hướng thượng bì nên bệnh phẩm thường lấy là các vảy mụn đậu ở trên da mỏng (vùng bụng, mặt,..), trên niêm mạc và dịch tiết ở các mụn nước chưa vỡ. Lấy 1 – 2g vảy mụn đậu của con vật bị bệnh nghi mắc bệnh đậu dê, cừu, càng vô trùng càng tốt và bỏ vào lọ có chứa 5ml môi trường vận chuyển virus (glycerin đệm phosphat, pH = 7,6). Ở trường hợp bệnh cấp tính, sốt

Dê Cừu

Loại động vật

Tuổi điều tra

Đực Cái Đực Cái Ghi chú Sơ sinh đến < 3 tháng Từ 3 đến < 6 tháng Từ 6 - < 12 tháng Trên 12 tháng Cộng

không phát hiện thấy các tổn thương lâm sàng, hoặc có thể phát hiện thấy các tổn thương < 4 ngày: lấy 10ml máu toàn phần của con vật đưa vào ống có chất chống đông chuyên dụng.

Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy từ gia súc nghi mắc bệnh đậu dê, cừu được cho vào dung dịch bảo quản đựng sẵn trong lọ thuỷ tinh dày có nút vặn. Trên mỗi lọ đựng bệnh phẩm dán nhãn ghi các nội dung:

o Số hiệu gia súc o Loại bệnh phẩm o Ngày lấy bệnh phẩm o Địa chỉ lấy

o Tên người lấy

Cho lọ đựng mẫu bệnh phẩm vào hộp thiếc theo tiêu chuẩn của tổ chức dịch tễ thế giới (OIE). Sau khi được vận chuyển về đến phòng thí nghiệm, bệnh phẩm được bảo quản ở - 800C cho đến khi dùng.

Lưu ý: trong số những con vật bị bệnh, cần chọn lọc những con có triệu chứng điển hình nhất để lấy mẫu, cần lấy đủ mẫu theo tiêu chuẩn về thể tích hay trọng lượng. Nên chụp ảnh con vật với các triệu chứng nghi bệnh.

2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu Chuẩn bị mẫu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS ĐẬU DÊ, CỪU TRÊN ĐÀN DÊ, CỪU NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH NAM TRUNG BỘ (Trang 37 -38 )

×