Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 120 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
120
Dung lượng
0,91 MB
Nội dung
- 1 - MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước có sự chuyển biến sâu sắc. Tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng rõ rệt, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Có nhiều Doanh nghiệp mới mọc lên, có nhiều Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó cũng có nhiều Doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả dẫn đến phá sản và giải thể. Từ đó ta thấy được trong cơ chế thị trường các Doanh nghiệp đều phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển. Mọi Doanh nghiệp đều phải cố gắng sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu thị trường từ đó mang lại cho Doanh nghiệp lợi nhuận cao hơn. Muốn làm được điều đó thì mỗi Doanh nghiệp phải biết kết hợp chặt chẽ ba yếu tố của quá trình sản xuất đó là: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động một cách hài hoà và hợp lý nhất để tạo thành một phương thức tổ chức, một cách thức quản trị sản xuất có hiệu quả nhất trên cơ sở quán triệt 3 vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường đó là: sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bằng cách nào? Tuy nhiên mọi sự vật không ngừng vận động biến đổi dẫn đến ba yếu tố của quá trình sản xuất cũng tuân theo quy luật đó để thích ứng. Do đó phương pháp tổ chức sản xuất, quản trị sản xuất phải được thay đổi thường xuyên, không ngừng hoàn thiện cho phù hợp. Như vậy Doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì phải nghiên cứu về công tác quản trị sản xuất và tìm ra một phương thức sản xuất tốt nhất. Công ty TNHH Long Shin là Công ty mới được thành lập từ năm 2001 chuyên kinh doanh các mặt hàng thuỷ sản để xuất khẩu. Sản phẩm của Công ty ngày càng được nhiều người biết đến, vị thế của Công ty ngày càng được khẳng định trên thương trường. Nhưng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như ngày này để giữ vững vị thế và phát triển hơn nữa đòi hỏi Công ty vẫn phải nghiên cứu về công tác quản trị sản xuất để tìm ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác này. - 2 - Xuất phát từ lý do trên, với vốn kiến thức mà em đã học ở nhà trường và mong muốn được tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, em đã đi vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, để tài gồm 4 chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận chung. Chương 2 : Thực trạng về công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. Chương 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. 2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là: thực trạng công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. Phạm vi nghiên cứu là: Công tác quản trị sản xuất ở Công ty TNHH Long Shin, số liệu thu thập từ năm 2004 đến 2006. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp so sánh. Phương pháp thống kê và khảo sát. Phương pháp tổng hợp phân tích. Phương pháp đồ thị. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Long Shin, em đã được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo cùng toàn thể các anh chị trong Công ty, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Văn Huy đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên đề tài của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, các anh chị cùng toàn thể các bạn để đề tài của em hoàn chỉnh hơn. Nha Trang, tháng 11 năm 2007 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hà - 3 - 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất được hiểu là một quá trình tạo ra sản phẩm hay dịch vụ. Trong sản phẩm có dịch vụ và trong dịch vụ có sản phẩm. Giữa sản phẩm và dịch vụ có nhiều điểm khác nhau: Sản phẩm - Hữu hình - Có thể dự trữ được - Cần nhiều máy móc thiết bị - Ít tiếp xúc khách hàng - Dễ đánh giá chất lượng cao Dịch vụ - Vô hình - Không thể dự trữ được - Cần nhiều nhân viên - Tiếp xúc nhiều với khách hàng - Khó đánh giá chất lượng cao 1.1.2 Khái niệm về quản trị sản xuất Quản trị sản xuất là tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất và hệ thống sản xuất, có nhiệm vụ thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra với hiệu quả cao nhất. Đầu vào Quá trình biến đổi Đầu ra - Nguyên vật liệu - Vốn, lao động - Kĩ năng quản trị Doanh nghiệp chuyển đầu vào thành đầu ra thông qua sản xuất, tài chính, marketing - Máy móc thiết bị - Sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu tổng quát của quản trị sản xuất: là đảm bảo thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất yếu tố sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu tổng quát này quản trị sản xuất có các mục tiêu sau: Khách hàng - 4 - - Giảm chi phí - Đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo đúng yêu cầu khách hàng - Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ - Xây dựng hệ thống tổ chức doanh nghiệp có độ linh hoạt cao (đáp ứng nhanh với yêu cầu sản phẩm mớ hay thay đổi sản phẩm). 1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT Trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm dịch vụ các doanh nghiệp đều phải thực hiện 3 chức năng: + Marketing + Tiến hành sản xuất, thực hiện dịch vụ + Tài chính kế toán Chi phí trong khâu sản xuất dịch vụ thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí của một doanh nghiệp. Mặt khác các giải pháp nhằm tạo khả năng sinh lời trong lĩnh vực quản trị sản xuất dịch vụ lớn hơn rất nhiều so vớ các giải pháp giảm phí tổn trong tài chính và tăng doanh số thông qua hoạt động tiếp thị. Có thể nói rằng quản trị sản xuất và dịch vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu quản trị tốt, ứng dụng các phương pháp quản trị khoa học thì sẽ tạo khả năng sinh lời lớn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu quản trị xấu sẽ làm doanh nghiệp bị thua lỗ, thậm chí bị phá sản. Vì vậy các doanh nghiệp phải tăng cường thực hiện công tác quản trị sản xuất. Hoàn thiện công tác quản trị sản xuất có ý nghĩa to lớn đối với mọi doanh nghiệp, nhất là trong giai đoạn hiện nay - nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt về mọi mặt, hiệu quả kinh tế được đưa lên hàng đầu thì việc hoàn thiện công tác quản trị sản xuất là sự sống còn của doanh nghiệp, là điều kiện tiên quyết để hoàn thiện phương thức quản lý, kiện toàn bộ máy quản lý doanh nghiệp, là biện pháp đảm bảo các doanh nghiệp phát huy đến mức cao nhất mọi năng lực sản xuất, đẩy mạnh tiến độ kỹ thuật, nâng cao trình độ và cải tiến điều kiện lao động cho toàn - 5 - bộ công nhân viên chức toàn bộ doanh nghiệp, sử dụng triệt để khả năng làm việc của công nhân, máy móc thiết bị cũng như khai thác sử dụng hợp lý có hiệu quả nguyên vật liệu, góp phần tăng hiệu quả sản xuất và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Đồng thời giúp doanh nghiệp làm ăn một cách nhạy bén trước sự biến đổi về thị trường, về mối quan hệ kinh tế, giúp doanh nghiệp ở thế chủ động trong sản xuất và đạt hiệu quả cao. 1.3 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ SẢN XUẤT 1.3.1 Công tác dự báo 1.3.1.1 Khái niệm dự báo Trong quá trình sản xuất kinh doanh các nhà quản trị thường phải đưa ra quyết định liên quan đến những việc xảy ra trong tương lai. Để các quyết định này có độ tin cậy cao cần phải tiến hành dự báo, nhất là trong nền kinh tế thị trường tự do kinh doanh có cạnh tranh khốc liệt. Vậy bán hàng là cơ sở để những nhà quản trị ra quyết định. Dự báo là khoa học và nghệ thuật để tiên đoán những việc xảy ra trong tương lai. Tại sao nói dự báo là khoa học và nghệ thuật? Khoa học là dựa trên những cơ sở, những căn cứ. Nghệ thuật là những linh hoạt, khả năng chủ quan của con người. 1.3.1.2 Phân loại dự báo Căn cứ theo thời gian dự báo ta phân ra làm 3 loai : + Dự báo ngắn hạn: có thời gian dự báo ngắn hơn 3 tháng + Dự báo trung hạn: có thời đoạn dự báo từ 3 tháng tới 3 năm Căn cứ theo nội dung công việc cần dự báo có 3 loại: + Dự báo kinh tế + Dự báo công nghệ + Dự báo nhu cầu sản phẩm Loại này được các nhà quản trị sản xuất đặc biệt quan tâm. Thông qua dự báo nhu cầu các Doanh nghiệp sẽ quyết định được quy mô sản xuất, hoạt động của Công ty, là cơ sở để dự kiến về tài chính, tiếp thị, nhân sự. - 6 - 1.3.1.3 Các phương pháp dự báo Phương pháp dự báo có thể chia ra làm 2 nhóm: - Phương pháp định tính - Phương pháp định lượng Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ các phương pháp dự báo Các phương pháp định tính Lấy ý kiến của ban lãnh đạo: Theo phương pháp này, ban lãnh đạo sử dụng các số liệu thống kê của doanh nghiệp, tham khảo ý kiến của các bộ phận marketing, tài chính và sản xuất để dự báo về nhu cầu sản phẩm trong tương lai PHƯƠNG PHÁP D Ự BÁO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH PHƯƠNG PHÁP Đ ỊNH L Ư ỢNG Các mô hình nhân qu ả Các mô hình chu ỗi thờigian - Lấy ý kiến của ban lãnh đạo - Lấy ý kiến của bộ phận bán hàng - Lấy ý kiến của người tiêu dùng - Phương pháp chuyên gia - - Hồi quy - Phân tích - Bình quân đơn giản - Bình quân di động - Bình quân di động có trọng số - San bằng số mũ đơn giản - San bằng số mũ điều chỉnh xu hướng - Hoạch định theo xu hướng - Dự báo nhu cầu bi ến đổI theo m ùa - 7 - Ưu điểm: Sát thực tế với tình hình doanh nghiệp, nhanh, tiết kiệm chi phí. Nhược điểm: Mang tính chủ quan của cá nhân và những người quản lý cấp cao thường chi phối ý kiến của thuộc cấp. Lấy ý kiến của bộ phận bán hàng: Tập hợp ý kiến của nhiều người bán hàng tại nhiều khu vực khác nhau ta có được lượng dự báo tổng hợp về nhu cầu đối với loại sản phẩm đang xét. Ưu điểm: Sát với nhu cầu khách hàng Nhược điểm: Phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của lực lượng bán hàng Phương pháp lấy ý kiến của người tiêu dùng: Lấy ý kiến của người tiêu dùng hiện tại và tương lai thông qua nhiều hình thức: hỏi ý kiến khách hàng, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn qua bưu điện, gửi phiếu điều tra. Ưu điểm: Thông tin chính xác Nhược điểm: Phương pháp này tốn kém, mất nhiều thời gian. Phương pháp chuyên gia (phương pháp Delphi): Lấy ý kiến của nhiều chuyên gia trong và ngoài doanh nghiệp bằng những câu hỏi có sẵn rồi tập hợp lại thành những ý kiến chung. Ưu điểm: Khách quan và chính xác. Nhược điểm: Chi phí cao Các phương pháp định lượng Phương pháp định lượng dựa trên cơ sở của toán học và thống kê để dự báo nhu cầu trong tương lai, bao gồm các mô hình dự báo theo chuỗi thời gian (chỉ phụ thuộc vào nhân tố thời gian) và mô hình nhân quả (phụ thuộc vào nhiều nhân tố). Các mô hình chuỗi thời gian Phương pháp bình quân đơn giản Dự báo theo phương pháp bình quân đơn giản dựa trên cơ sở lấy bình quân các dữ liệu quá khứ theo công thức: N t i Ai Ft 1 1 - 8 - Trong đó: Ft : Dự báo nhu cầu cho giai đoạn t Ai : Nhu cầu thực tế của giai đoạn i N : Số giai đoạn quan sát. Phương pháp bình quân di động Phương pháp bình quân di động thường được áp dụng trong trường hợp nhu cầu có sự biến động, thời gian gần nhất có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả dự báo, thời gian càng xa ảnh hưởng càng nhỏ. Công thức tính như sau Trong đó: Ft : Dự báo nhu cầu cho giai đoạn t Ai : Nhu cầu thực tế của giai đoạn i N : Số giai đoạn quan sát. Phương pháp bình quân di động có trọng số Khi dự báo bằng phương pháp bình quân ta thấy ảnh hưởng của các số liệu sử dụng là không giống nhau, mà thường thì những số liệu mới hơn có trọng số lớn hơn. Phương pháp bình quân di động có trọng số có thể miêu tả bằng công thức toán học như sau: Trong đó: Ft : Dự báo nhu cầu cho giai đoạn t Ai : Nhu cầu thực tế của giai đoạn i N : Số giai đoạn quan sát. hi : Trọng số của giai đoạn i N Nt ti Ai Ft 1 i h Nt ti i h i A t F 1 * - 9 - Phương pháp san bằng số mũ đơn giản Dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ có tính tới sự sai lệch giữa số liệu thực tế và dự báo của giai đoạn trước. Công thức tính như sau: Trong đó: F t : Dự báo nhu cầu cho giai đoạn t F t-1 : Dự báo cho giai đoạn ngay trước đó A t-1 : Nhu cầu thực tế của giai đoạn ngay trước đó : Hệ số san bằng (0<<1 và có thể được chon theo phương pháp thử và sai) Phương pháp san bằng số mũ có điều chỉnh xu hướng Dự báo bằng phương pháp san bằng số mũ không phản ánh xu hướng biến động. Do đó, để điều chỉnh xu hướng của nhu cầu cho phù hợp hơn cần phải áp dụng kĩ thuật điều chỉnh xu hướng. Công thức tính như sau: Trong đó: FIT: Là dự báo có xu hướng F t : Dự báo theo san bằng số mũ cho giai đoạn t T t : Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t T t-1 : Hiệu chỉnh xu hướng cho giai đoạn t-1 : Hệ số điều chỉnh xu hướng 0<<1 F t-1 : Dự báo theo san bằng số mũ cho giai đoạn t-1 Phương pháp hoạch định theo xu hướng Ý tưởng chính của phương pháp này là xây dựng một đường thẳng sao cho phù hợp với các số liệu của quá khứ. Đường thẳng có dạng như sau: Y t =a+bt )( 111 tttt FAFF ttt TFFIT 11 tttt FFTT - 10 - ; ; Trong đó: Y t : Nhu cầu tính cho giai đoạn t Y i : Nhu cầu thực tế của giai đoạn i n : Số giai đoạn quan sát Phương pháp dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa Để dự báo nhu cầu đối với các mặt hàng có tính mùa vụ cao, cần phải tính đến sự biến động của nhu cầu theo mùa vụ, nghĩa là tính chỉ số mùa vụ (I s ) Trong đó: i y : Nhu cầu bình quân của các tháng trùng tên : Nhu cầu bình quân của tất cả các tháng Dự báo có tính đến mùa vụ được tính theo công thức sau: Y s =I s *Y c Trong đó : Y c được tính theo phương pháp hoạch định theo xu hướng Mô hình nhân quả: hồi quy và phân tích tương quan Y=ax+b Trong đó x: Biến số chỉ nguyên nhân y: Số thực tế 2 1 2 * *** n i i ii tnt YtntY b tbYa * n Y Y n i i 1 n t t n i i 1 0 y y I i s 0 y [...]... Giới thiệu về Công ty TNHH Long Shin 2.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty TNHH Long Shin Hình 2.1: Công ty TNHH Long Shin Công ty TNHH Long Shin là Doanh nghiệp liên doanh giữa Công ty Shin Hao Food Co.,Ltd; trụ sở đặt tại: No.2/3 Fu Chuan Town- Min Hsiung Jia Yih CityTaiwan và Công ty TNHH Long Si h; trụ sở đặt tại: 37 Hoàng Văn Thụ- Nha n Trang- Khánh Hoà, được thành lập tại Việt Nam với... lo cải thiện điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên, nâng cao mức sống cho người lao động + Được quyền thanh lý các tài sản không còn phù hợp với lao động sản xuất ở Công ty, quyền mua sắm trang thiết bị phù hợp với năng lực và tình hình sản xuất kinh doanh, tổ chức sản xuất của Công ty 2.1.1.3 Công tác tổ chức của Công ty a Công tác tổ chức quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức của công ty được... tiền lương công nhân trực tiếp cho 1 đơn vị sản phẩm Tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất chung (định phí) tính cho 1 đ ơn vị sản phẩm 1.3.9 Quản trị tiêu thụ sản phẩm 1.3.9.1 Khái niệm và chức năng của công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm a Khái niệm: Tiêu thụ sản phẩm được hiểu là toàn bộ các biện pháp tổ chức-kinh tế và biện pháp sản xuất- kinh doanh liên quan đến phân phối sản phẩm sản xuất ra -... thiết để hệ thống sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu Đảm bảo ổn định sản xuất và số lượng công nhân khi nhu cầu biến đổi Bảo vệ Công ty trước các đánh giá thấp nhu cầu Bảo vệ Công ty trước các sự kiện làm đình trệ sản xuất: đình công, thiếu hụt trong sản xuất Đảm bảo sự mềm dẻo trong sản xuất Phân loại tồn kho Tồn kho trong các Công ty có thể duy trì liên tục và cũng có thể chỉ tồn tại khoảng thời... Doanh nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ giản đơn Đối tượng tập hợp chi là sản phẩm, nhóm sản phẩm Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, nhóm sản phẩm Phương pháp tính Giá trị sản phẩm Giá thành sản = dở dang đầu kỳ phẩm hoàn thành Giá trị sản phẩm Chi phí phát + sinh trong kỳ - dở dang cuối kỳ b Phương pháp hệ số Điều kiện vận dụng Doanh nghiệp sản xuất theo quy trình công nghệ giản... đầu tư số 003/2000/QĐ-GPĐT ngày 05 tháng 6 năm 2000 và Giấy phép điều chỉnh số 003/GPĐC 1- KCN-KH ngày 23 tháng 5 năm 2002 do Ban Quản lý các Khu công nghiệp Khánh Hoà cấp Thành lập doanh nghiệp liên doanh để sản xuất chế biến hàng thủy sản và thực phẩm xuất khẩu Tên giao dịch của Công ty TNHH Long Shin là: Long Shin Corporation, tên viết tắt là Long Shin Corp, trụ sở và nhà xưởng đặt tại Khu công nghiệp... và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tạo, dịch vụ, quản lý, thông tin Kĩ thuật là kết quả của khoa học biểu hiện ở việc sản xuấtvà sử dụng những công cụ lao động, năng lượng, NVL, nhiên liệu và công nghệ 1.3.5.2 Mục tiêu của quản trị kĩ thuật -công nghệ Mục tiêu của quản trị kĩ thuật -công nghệ là tìm ra một phương thức, một quá trình tốt nhất để sản xuất đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm,... của Công ty a Chức năng: Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển như ngày hôm nay Công ty TNHH Long Shin đã thực hiện chức năng kinh doanh sản xuất chế biến thủy sản và thực phẩm xuất khẩu b Nhiệm vụ: + Căn cứ vào quyết định thành lập Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, thực hiện sản xuất kinh doanh thủy sản và thực phẩm xuất. .. giản đơn, trên cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí là nhóm sản phẩm Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm Phương pháp tính Tổng số CP của cả nhóm sản phẩm Giá thành của từng Hệ số của từng * = sản phẩm Tổng hệ số của các sản phẩm sản phẩm c Phương pháp tỉ lệ Điều kiện vận dụng Doanh nghiệp sản xuất trên quy trình công nghệ giản đơn và... hàng hơn, ngược lại tồn kho tăng Giá đơn vị hàng hoá: Một số số hàng hoá được hưởng giảm giá khi quy mô đơn hàng lớn Chi phí chuẩn bị sản xuất, kiểm soát sản xuất: Các Công ty chế tạo cần chi phí cho mỗi lần chuẩn bị sản xuất gồm: chi phí chuẩn bị tài liệu, máy móc nhàn rỗi, chi phí nhân công chuẩn bị, phế phẩm do sản xuất thử…Chi phí sản xuất giảm thì tồn kho tăng Chi phí lỡ cơ hội bán hàng: . Chương 2 : Thực trạng về công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. Chương 3 : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. 2. Phạm vi và. trạng công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin. Phạm vi nghiên cứu là: Công tác quản trị sản xuất ở Công ty TNHH Long Shin, số liệu thu thập từ năm 2004 đến 2006. 3. Phương pháp. kinh nghiệm thực tiễn, em đã đi vào nghiên cứu đề tài: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị sản xuất tại Công ty TNHH Long Shin làm đề tài tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu,