1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Các kỹ năng của nhà quản trị

34 5,4K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 309,5 KB

Nội dung

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị “ Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung.” “

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MÌNH

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN.

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC.

NỘI DUNG: CÁC KỸ NĂNG CỦA NHÀ QUẢN TRỊ.

GVHD: NGUYỄN HỮU NHUẬN

NHÓM SV KT 16 THỰC HIỆN:

1 TRẦN NGUYỆT THẬT MSSV: 107209634

2 NGUYỄN THỊ THU THANH MSSV: 107209633

3 LÝ THỊ BÉ THƯ MSSV: 107209637

4 PHƯƠNG THỊ ANH THƯ MSSV: 107209836

5 ĐOÀN THỊ KIM NGÂN MSSV: 107209523

6 NGUYỄN THỊ THANH TRÚC MSSV: 107209746

7 HỒ THỊ KIỀU OANH MSSV: 107209823

MỤC LỤC

Trang 2

I , KHÁI QUÁT CHUNG 1

1 Khái niệm 1

A/ Quản trị là gì 1

B/ Nhà quản trị là gì 1

C/ Chức năng của nhà quản trị 3

D/ Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị 4

1 Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) 4

2 Kỹ năng nhân sự (human skills) 5

3 Kỹ năng tư duy 6

2 Mối quan hệ giữa các kỹ năng và các cấp quản trị 6

II, CÁC KỸ NĂNG HỖ TRỢ 8

1 Năng lực lãnh đạo 9

2 Năng lực tổ chức 9

3 Kỹ năng bán hàng 9

4 Năng lực quản lý và tìm kiếm thông tin 10

5 Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại 11

6 Khả năng thuyết phục và thương thuyết 11

7 Có óc suy xét 12

8 Khả năng quản lý hành chính 12

9 Kỹ năng viết 12

Trang 3

10 Kỹ năng nói 13

11 Kỹ năng giải quyết vấn đề 14

12 Kỹ năng giao tiếp tốt 14

13 Kỹ năng khen thưởng 15

14 Kỹ năng phê bình 16

III MỘT SỐ NHÀ QUẢN TRỊ THÀNH CÔNG 17

1 Bill-Gates-Người sang lập tập đoàn Microsoft 17

2 Jack Welch-Tổng giám đốc tập đoàn General Electric 19

3 Matsushita Konosuke- Người sáng lập tập đoàn Matsushita21 4 Nguyễn Thị Mai Thanh-Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành tập đoàn REE 24

5 Trần Đăng Khoa-Chủ tịch điều hành công ty cổ phần TGM-giám đốc công ty Vietnam Enterprise tại Singapore 26

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

Giảng Viên

TSKH Ngô Công Thành

Trang 5

I/ KHÁI QUÁT CHUNG.

1.Khái niệm

A/ Quản trị là gì?

Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản trị

“ Quản trị là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức nhằm thực hiện những mục tiêu chung.”

“ Quản trị là quá trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức trong môi trường luôn thay đổi Trọng tâm của quá trình này là sử dụng nguồn lực có giới hạn”

Tóm lại trong các định nghĩa trên có thể nhận thấy:

• Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc với nhau

• Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu( có hướng đích)

• Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn kuwcj để đạt được mục tiêu

• Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị

• Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không ngùng

B/ Nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người có quyền và có trách nhiệm điều khiển công việc của người khác, họ được bố trí vào những vị trí có tầm quan trọng khác nhau trong tổ chức

Ví dụ: giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, kiểm soát viên cao cấp, trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản đốc, trưởng nhóm…

Người ta thường chia các nhà quản trị ra làm ba cấp:

Nhà quản trị cấp cao: họ có thể là giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị… các nhân viên cấp cao này thường được gọi là cấp điều khiển với số lượng nhỏ, có trách nhiệm chung về sự tồn tại và có trách nhiệm chung về sự tồn tại và phát triển của tổ chức Họ nghiên cứu môi trường, xây dựng mục tiêu

và lên kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó Họ chịu trách nhiệm về các hoạt động của các tổ chức và các hậu quả mà nó gây ra cho xã hội Công việc của họ rất phức tạp và căng thẳng, đòi hỏi thời gian, sự sang tạo, trách nhiệm và sự gắn bó

Trang 6

Nhà quản trị cấp trung: Họ ở giữa hệ thống, dưới các nhà quản trị cấp cao và chịu trách nhiệm về các nhân viên cấp dưới Họ có thể là trưởng phòng, trưởng bộ phận, quản đốc… họ có nhiệm vụ triển khai các mục tiêu chiến lược do cấp cao đề ra và điều khiển hoạt động trong bộ phận mà mình lãnh đạo.

Nhà quản trị cấp cơ sở: là những nhà quản trị ở cấp bậc cuối cùng trong

hệ thống cấp bậc quản trị, họ chiếm số lượng lớn trong số các nhà quản trị Thông thường họ là những tổ trưởng, trưởng nhóm… chịu trách nhiệm thi hành những kế hoạch hành động do quản trị viên cấp giữa soạn thảo, họ kiểm tra đôn đốc, chịu trách nhiệm, trước kết quả hàng ngày của các nhân viên Tuy nhiên do vị trí của mình mà nhà quản trị cấp cơ sở cũng thường trực tiếp tham gia vào những hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể như các nhân viên dưới quyền của họ

Tuy nhiên cần chú ý rằng các tổ chức trong xã hội đề không nhất thiết có

hệ thống các nhà quản trị trong tổ chức của họ được sắp xếp theo hình kim

tự tháp Tùy theo đặc điểm của từng tổ chức, có trường hợp có số lượng các quản trị viên cấp cao nhiều hơn quản trị viên cấp thấp và trung, ví dụ trong

tổ chức đoàn thể, chính trị…

Trang 7

Trong một tổ chức các cấp quản trị có những hoạt động với vai trò khác nhau, cấp quản trị càng lên cao thì chức năng hoạch định càng quan trọng và càng xuống thấp thì chức năng điều khiển và kiểm tra càng quan trọng.

C/ Chức năng của nhà quản trị:

Có nhiều ý kiến khác nhau về sự phân chia của các chức năng quản trị Trải qua nhiều thập niên cùng với nhiều ý kiến bàn luận khác nhau, các tác phẩm về quản trị lần lượt được ra đời, trong đó 4 hay 5 chức năng cơ bản là được đề cập đến hầu hết trong các tác phẩm, nổi bât như Henri Fayol, các nhà khoa học và quản trị của Mỹ khác… trong đó chức năng điều khiển được nhấn mạnh nhất, vì nó bao gồm việc tuyển dụng, động viên, lãng đạo, đến việc tạo nên một mạng lưới thông tin hữu hiệu nhằm hoàn thành mục tiêu của tổ chức

 Hoạch định: là chúc năng quản trị có mục đích xác lập một mô

hình( tham chiếu ) cho tương lai nhờ đó mà ta nhận ra những cơ hội

và rủi ro, căn cứ vào đó làm những việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và né tránh rủi ro Nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như :

dự báo, tiên liệu tương lai, mục tiêu và những phương thức để đạt những mục tiêu đó… Cũng có thể hiểu, hoạch định còn là nghĩ cách

sử dụng nhân tài vật lực để khai thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro, bất trắc của môi trường

 Tổ chức: là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo

dựng một cơ cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế hoạch Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi, thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu

 Điều khiển: là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy,

hướng dẫn nguồn nhân sự thực hiện mục tiêu mà công ty đã đề ra Nó còn liên quan đến quản trị nguồn nhân lực qua tuyển dụng, đào tạo và

bố trí nhân sự đồng thời đây còn là quá trình thong tin và truyền thông trong tổ chức

 Kiểm tra: là chức năng thúc đẩy thành tích của doanh nghiệp hướng

về hoàn thành mục tiêu Chính kiểm tra là chức năng khép kín 1 chu

kỳ quản trị, mở ra 1 chu kỳ mới, tạo ra sự liên tục cho cả quá trình quản trị… và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều chỉnh hoạt động, khi nào phải hoạch định mới

Trang 8

D/ Các kỹ năng cần thiết ở nhà quản trị:

Các nhà quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có thể khiến một doanh nghiệp thành công hay thất bại thông qua những quyết định đúng sai của họ

Các nhà quản trị, nhất là quản trị sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi chi phí nhiều hơn so với kết quả đạt được Không biết cách quản trị cũng có thể đạt được kết quả cần có nhưng

có thể chi phí quá cao, không chấp nhận được

Trong thực tế, hoạt động quản trị có hiệu quả khi:

− Giảm thiểu chi phí đầu vào mà vẫn giữ nguyên sản lượng ở đầu ra

− Hoặc giữ nguyên các yếu tố đầu vào trong khi sản lượng đầu ra nhiều hơn

− Hoặc vừa giảm được các chi phí đầu vào, vừa tăng sản lượng ở đầu ra

Hiệu quả tỉ lệ thuận với kết quả đạt được nhưng lại tỉ lệ nghịch với chi phí

bỏ ra Càng ít tốn kém các nguồn lực thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao

Vì vậy để thực hiện quản trị có hiệu quả cần phải có những kỹ năng chung nhất định, bất kể là nhà quản trị đó ở cấp nào trong hệ thống cấp bậc của tổ chức Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp khó khăn của mình, nhà quản trị cần phải trang bị cho họ một số kỹ năng cần thiết Robert Katz đã trình bày ba loại kỹ năng mà mỗi nhà quản trị phải có và những kỹ năng đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị phụ trách, đồng thời cũng ành hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của nhà quản trị, ba kỹ năng

đó là kỹ năng kỹ thuật,kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng kỹ năng

Trang 9

1 Kỹ năng kỹ thuật(technical skills) : là năng lực vận dụng những kiến

thức chuyên môn,kỹ thuật và các nguồn tài nguyên dể thực hiện công việc Các giám sát viên kế toán, các giám đốc kỹ thuật và những giám sát viên điều dưỡng phải có những kỹ năng của những người mà họ quản trị để thực hiện những công viêc quản trị của mình: Thí dụ: thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí v.v

Merck Co,Inc là một minh họa về tầm quan trọng của kỹ năng kỹ thuật Được nhiều chuyên gia quản trị xem là một công ty quản trị tốt nhất của Mỹ, March chuyên sản xuất các dược phẩm phục vụ y học Nguồn tài nguyên then chốt của công ty là đội ngũ các nhà khoa học siêu hạng Các kỹ năng kỹ thuật của họ đã tạo ra một dòng liên tục những dược phẩm quan trọng làm tăng doanh số bán hàng của công ty mỗi

năm 20% trong suốt nửa cuối của những

năm 80 Merck thu hút tài năng siêu hạng

bằng cách trả lương cao và duy trì những cơ

sở vất chất cùa phòng thí nghiệm hạng nhất

và môi trường làm việc khép kín.Nhiều nhà

quản trị của họ có những kỹ năng giống

nhau,ví dụ như chủ tịch quản trị công ty Roy

Vagelos là tiến sĩ y khoa

Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp

2 Kỹ năng nhân sư(human skills): :là những khả năng cần thiết để biết

cách làm việc với con người, biết động viên họ

nỗ lực làm việc Kỹ năng nhân sự là tài năng

đặc biệt của nhà quản trị trong quan hệ với

những người khác nhằm tạo sự thuân lợi và

thúc đẩy hoàn thành công việc chung Kỹ năng

nhân sự cần thiết đối với nhà quản trị thế hiện

qua: thông tin hiệu quả, có thái độ quan tâm

tích cực đối với mọi người và xây dưng không

khí làm việc hợp tác thân ái, biết cách động viên những nhân viên dưới quyền…Có thể nói bất cứ nhà quản trị nào, dù cấp cao hay cấp thấp cũng đều phải tiếp xúc và làm việc với con người, vì vậy kỹ năng nhân sự rất cần thiết đối với nhà quản trị

Tầm quan trọng của kỹ năng nhân sự với con người thể hiện rõ nhất trong những công việc quản trị đòi hỏi phải có sự tác động qua lại nhiều với những công nhân viên khác Một công trình nghiên cứu hơn 1400 nhà quản trị của các cấp khác nhau trong một hệ thống thứ bậc tổ chức đã xác nhân

Trang 10

rằng những hoạt động cốt yếu của các cá nhân trong những công việc của giám sát viên các cơ sở là những kỹ năng nhân sự với con người Những nhà quản trị cấp cơ sở phải đảm bảo thông tin phản hồi liên tục cho những người dưới quyền, giải quyết những vấn đề giữa các cá nhân và việc thực hiên nhiêm vụ, khuyến khích những người thuộc cấp cải tiến hay nâng cao kết quả công tác, cũng như trông coi những hoạt động khác có liên quan đến công việc quản trị của các cá nhân mình Công trình nghiên cứu này cũng đã xác định được những hoạt động đòi hỏi phải có sự giảng dạy và huấn luyện

Rõ ràng những hoạt động đó đòi hỏi phải có kỹ năng nhân sự của con người,

kỹ năng truyền đạt dễ hiểu những kỳ vọng đối với kết quả công tác của những cá nhân khác

3 Kỹ năng tư duy:là kỹ năng đạc biệt quan trọng đối với các nhà quản

trị, các nhà quản trị cấp cao Kỹ năng này đòi hỏi nhà quản trị phải hiểu rõ mức độ phức tạp của môi trường tác động đến

doanh nghiệp, biết phân tích và giải quyết vấn

đề một cách hệ thống và biết cách giảm thiểu

mức độ phức tạp đó xuống một mức độ có thể

đối phó được Kỹ năng tư duy khó tiếp thu

nhất và không phải nhà quản trị nào cũng đạt

được mức độ tư duy cần thiết trong công việc

Tuy nhiên, kỹ năng sẽ được gia tăng trong quá

trình làm việc và tiếp xúc với thực tế công

việc

Tóm lại: Các nhà quản trị phải có đầy đủ

các kỹ năng trên, nhưng tầm quan trọng của mỗi kỹ năng phụ thuộc theo cấp bậc của nhà quản trị trong tổ chức Nói chung, kỹ năng tư duy giảm dần độ quan trọng khi lên cao dần trong hệ thống cấp bậc của nhà quản trị Ở cấp cao, kỹ năng tư duy chiến lược đòi hỏi cao hơn Ở cấp thấp, kỹ thuật là cần thiết vì tính trực tiếp trong công việc Kỹ năng nhân sự cần thiết cho mọi nhà quản trị ở tất cả các cấp, vì ở cấp nào nhà quản trị cũng phải làm việc với con người

2 Mối quan hệ giữa các kỹ năng và các cấp quản trị.

Tất cả ba kỹ năng quản trị đều rất quan trọng đối với việc đảm bảo làm việc

có hiệu quả

Trang 11

Chú thích:

Vàng : kỹ năng tư duy.

Hồng : kỹ năng quan hệ.

Xanh : kỹ năng kỹ thuật.

Hình trên cho thấy rằng ý nghĩa quan trọng tương đối của ba kỹ năng này đối với một nhà quản trị cụ thể tùy thuộc vào cấp của người đó trong tổ chức Kỹ năng giao tiếp với con người có ý nghĩa hết sức quan trọng ở cấp quản trị cơ sở, bởi vì họ giải quyết những vấn đề hằng ngày giữa các cá nhân trong sản xuất và giáo dục, một người giám sát sản xuất và một chủ nhiệm

bộ môn cần đến kỹ năng giao tiếp với con người nhiều hơn so với tổng giám đốc điều hành một công ty hay hiệu trưởng trường đại học

Mặt khác, tầm quan trọng giữa các kỹ năng bao quát sẽ tăng lên theo cấp quản trị Một người ở cấp quản trị càng cao thì họ càng liên quan nhiều hơn đến những quyết định dài hạn hơn có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của

tổ chức toàn bộ tổ chức Vì thế kỹ năng tư duy có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những nhà quản trị cấp tối cao

Các kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho mọi cấp quản trị, song chúng có ý nghĩa quan trọng nhất đối với hiệu quản công tác của những nhà quản trị trung gian Các quyết định ở cấp này phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ

Trang 12

chuyên môn của những bộ phận chức năng chuyên môn trong một tổ chức

cụ thể Ví dụ: cấp kỹ thuật của các tổ chức sản xuất bao gồm các phòng chuyên môn khác nhau như sản xuất, nhân sự, kỹ thuật, pháp lý, nghiên cứu

và phát triển, marketing Những nhà quản trị của mọi phòng chuyên môn này đều phải có khả năng trình bày có sức thuyết phục về những chi tiết kỹ thuật của các dơn vị mà họ quản trị Năng lực của họ trong việc làm này có ý nghĩa quan trọng sống còn với hiệu quả công tác của họ ở cương vị những nhà quản trị cấp trung gian

II, CÁC KỸ NĂNG HỖ TRỢ.

Ngoài trình độ học vấn cơ bản, kinh nghiệm và bằng cấp trình độ, để đạt được một vị trí nào đó hay để khởi đầu công việc kinh doanh thì còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa mà một người chủ doanh nghiệp đòi hỏi những nhân viên của mình hay chính bản thân họ cần phải có

Trong thực tế thì thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào một vài

kĩ năng thiết yếu mà bất cứ ai cũng có thể học được nhiều hơn là phụ thuộc vào rình độ học vấn hay một kinh nghiệp cụ thể nào đó

Trong số rất nhiều bí quyết dẫn đến thành công trong kinh doanh, trong sự nghiệp thì những bí quyết sau dường như là những bí quyết quan trọng nhất:

1.Năng lực lãnh đạo

2 Khả năng tổ chức và sắp xếp thời gian

3 Các kĩ năng bán hàng

4 Năng lực tìm kiếm và quản lí thông tin

5 Việc áp dụng các công nghệ hiện đại

6 Khả năng thuyết phục và thương thuyết

7 Đưa ra những đánh giá suy xét (gồm việc đưa ra những quyết định và sự lựa chọn đúng đắn)

8 Khả năng quản lí tài chính

9 Kĩ năng viết

10 Kĩ năng nói

11 Kỹ năng giải quyết vấn đề

12 Kỹ năng giao tiếp tốt

13 Kỹ năng khen thưởng

14 Kỹ năng phê bình

1 Năng lực lãnh đạo

Trang 13

Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến người khác làm những gì mà bạn muốn họ làm Nếu bạn là một người lãnh đạo giỏi, mọi người sẽ làm những

gì mà bạn yêu cầu dù cho bạn có ở đó để giám sát việc làm của họ hay không Nếu bạn là một người lãnh đạo xuất sắc thì họ sẽ thực hiện theo yêu cầu của bạn, cố gắng hết sức để có thể làm thật tốt, họ thích được làm việc cho bạn và luôn cố gắng làm nhiều hơn những gì bạn yêu cầu mà chỉ nhằm làm bạn hài lòng Còn nếu bạn là một người lãnh đạo biết khích lệ người khác thì đương nhiên họ sẽ làm những gì mà bạn yêu cầu, cố gắng đóng góp sức mình cho công việc ấy nhiều hơn những gì bạn trông đợi, họ luôn đảm bảo rằng bất cứ những gì họ làm cũng là những gì tốt nhất mà họ có thể cống hiến, không chỉ thế họ còn coi công việc của mình không những là niềm yêu thích mà hơn thế còn là một sự chia sẻ mục tiêu với tư cách của một người đồng nghiệp đối với bạn Năng lực lãnh đạo còn bao gồm khả năng biết đem lại động lực làm việc cho người khác, khả năng tạo ra điều kiện thuận lợi mỗi khi có sự thay đổi nào đó, khả năng thay đổi hành vi của người khác và khả năng giải quyết những mối bất hòa giữa mọi người

2 Năng lực tổ chức

Năng lực tổ chức là khả năng sắp xếp thời gian, quản lí nhân sự và công việc theo cách mà mọi việc đều diễn ra theo một trình tự tốt nhất, được thực hiện bởi những cá nhân xuất sắc nhất và trong một khung thời gian hiệu quả nhất Một nhà tổ chức giỏi cũng cần phải đảm bảo rằng tất cả nguyên liệu trong quá trình sản xuất phải luôn ở đúng nơi có nhu cầu, đúng thời điểm cần thiết và luôn đủ về số lượng mà không hề đòi hỏi phải dự trữ quá nhiều

3 Kĩ năng bán hàng

Kĩ năng bán hàng là khả năng bạn khiến người khác muốn mua những

ý tưởng, những dịch vụ hay các sản phẩm của bạn Bạn có làm bất cứ điều gì thì kĩ năng này cũng là cách duy nhất để bạn có thể kiếm tiền Dù bạn có cho rằng mình là một người bán hàng kém cỏi đến mức nào đi chăng nữa thì khi phải làm một công việc gì đó bạn cũng sẽ cố gắng để bán được ít nhất một mặt hàng Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe thấy những quan điểm lệch lạc của một số người về chính kĩ năng rất cần thiết trong kinh doanh này Hầu như mọi người đều nghĩ rằng buôn bán là phải tính toán gian lận Nhưng nếu bạn dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu về nghệ thuật bán

Trang 14

hàng thì bạn sẽ thấy rằng việc buôn bán cũng tương tự như việc đưa ra những lời khuyên như bạn nên bắt đầu một ngày như thế nào, bạn chọn con đường thăng tiến trong công việc ra sao, bạn phải làm gì để ngân hàng cho bạn vay một khoản tiền và làm thế nào để được lựa chọn vào ban chủ tịch trong câu lạc bộ mà bạn đang sinh hoạt ở bên ngoài Hoạt động buôn bán sẽ không diễn ra nếu như thiếu đi việc bán hàng Nếu như phải liệt kê những kĩ năng cần thiết trong kinh doanh theo tầm quan trọng của chúng thì có thể tôi

sẽ đặt kĩ năng này lên vị trí hàng đầu Kĩ năng bán hàng cũng là một phần của kĩ năng tạo nên sự ảnh hưởng, góp phần hoàn thiện khả năng thuyết phục và thương thuyết mà tôi cũng sẽ đặt kĩ năng này trong top 10 kĩ năng hàng đầu Nó thật sự quan trọng đến mức tôi có một lời khuyên bạn là trước khi thực hiện bất cứ kĩ năng nào khác mà tôi đề cập sau đây bạn cũng nên đọc ít nhất là một trong những cuốn sách viết về những kĩ năng đó mà đang bán chạy nhất hiện nay Hãy bắt đầu với cuốn “Bán hàng cho những kẻ ngốc” do Tom Hopkins viết

4 Năng lực quản lí và tìm kiếm thông tin

Năng lực quản lí và tìm kiếm thông tin bao gồm khả năng phát hiện ra đâu là những tin tức, sách báo, băng hình, các chương trình đào tạo hay vô

số những nguồn thông tin khác có giá trị nhất, có thể giúp bạn luôn cập nhập trong lĩnh vực chuyên môn của mình cũng như trong các lĩnh vực khác mà

có tác động chặt chẽ nhất tới bạn Nhưng bên cạnh đó, có những kĩ năng quản lí và tìm kiếm thông tin tốt còn đồng nghĩa với việc có mối quan hệ với các chuyên gia- những người mà có thể giúp đỡ bạn và đồng nghĩa với việc

có một quyển sổ ghi chép một cách cụ thể những địa chỉ liên lạc của họ Đó

là bởi bạn cần phải biết cách làm thế nào để tìm ra những “mỏ quặng” mà bạn chưa biết Hay bạn cũng cần phải lưu trữ tất cả thông tin mà bạn có được, có thể tiếp cận và bổ sung một cách dễ dàng Kĩ năng này quan trọng đến mức hầu hết các công ty đều có một ban riêng chuyên phụ trách nhiệm

vụ này và được quản lí bởi một giám đốc Thông tin Đối với hầu hết mọi nguời thì việc tạo ra và sử dụng các dữ liệu thông tin, sử dụng được các chương trình Filofax, Daytimer, DayRunner hay bất cứ chương trình nào mà bạn ưa thích, để học được những kĩ năng nghiên cứu cơ bản và để có thể tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả trên mạng Interet đã là quá đủ

Trang 15

5 Khả năng áp dụng những công nghệ hiện đại

Tôi thực sự ngạc nhiên bởi có rất nhiều chuyên gia, giám đốc và các nhà quản lí vẫn đang còn bị tụt hậu khi mà họ phản đối và sợ hãi khi bước vào thế kỉ thứ 21 thế kỉ mà công nghệ là mối quan tâm hàng đầu Có một thực tế là bạn cần phải biết được và áp dụng tẩt cả những công nghệ hiện đại

có liên quan đến ngành kinh doanh nói chung và lĩnh vực của bạn nói riêng Nếu không có công nghệ thì bạn sẽ chẳng thể nào có những tiến bộ (Nếu bạn là một giám đốc điều hành của một công ty nào đó thì đừng bận tâm với những gì tôi đang nói) Ít nhất thì bạn cũng phải có được những kĩ năng sử dụng máy tính cơ bản nhất Vâng đúng như vậy điều đó có nghĩa là bạn cần phải biết cách đánh máy (hay biết cách gõ bàn phím theo như cách gọi hiện nay) Nhưng nó lại không chỉ là kĩ năng văn phòng hay kĩ năng của một người thư kí đơn thuần (Mặc dù tôi post bài báo này lên trang web của mình, nhưng tôi biết là có một số người đọc được những bài báo này là nhờ

ai đó down chúng xuống hay in ra cho họ đọc Chính vì vậy mà tôi không chắc là tất cả những độc giả của tôi đã biết và công nhận sự cần thiết của việc biết sử dụng công nghệ thời hiện đại.) Tuy nhiên để tiếp tục bài nói của tôi các bạn không thể đạt đuợc 9 kĩ năng khác như đã liệt kê phía trên mà lại không thể sử dụng thành thạo các thành quả công nghệ trong ngành kinh doanh nói chung hay trong lĩnh vực kinh doanh của bạn nói riêng (Chẳng hạn như nếu như bạn là một huấn luyện viên, một người dẫn chương trình hay khi bạn trình bày bất cứ loại bài diễn thuyết nào thì bạn cũng cần phải có những hiểu biết chung và biết cách sử dụng đèn chiếu, máy chiếu, hệ thống

âm thanh hình ảnh, các chương trình đào tạo có máy tính trợ giúp và các phương tiện âm thanh có sử dụng đèn chiếu từ máy vi tính

6 Khả năng thuyết phục và thương thuyết

Đây là những năng lực cơ bản để khiến người khác thực hiện theo những gì bạn mong muốn Những kĩ năng này rất gần với kĩ năng bán hàng

và kĩ năng tạo ra động lực làm việc Chúng thực sự cần thiết đối với tính cách của một người lãnh đạo Mặc dù bạn đã học những kĩ năng này từ khi còn bé nhưng phải khi lớn lên bạn mới sử dụng chúng Có rất nhiều hệ thống hay một loạt những phương pháp mà bạn có thể học để áp dụng vào các những tình huống trong thực tế mà có thể khiến những người khác hợp tác với bạn nhằm đạt được những mục tiêu của bạn Người nào thay mặt cho ông chủ hay các khách hàng của họ sử dụng những kĩ năng này một cách thành công thì hầu như luôn vượt lên trên những người khác

Trang 16

7 Có óc suy xét

Dù cho bạn có gọi đó là một sự suy xét khôn ngoan, một cảm giác thông thường, một lương tri chất phác hay một sự khôn ngoan thường thấy thì đây vẫn là một trong những năng lực có giá trị nhất trong bất cứ nỗ lực

cố gắng nào trong hầu hết mọi xã hội Đó là khả năng đưa ra những sự đánh giá chính xác, những lựa chọn khôn ngoan đặc biệt khi chúng có liên quan đến những người khác Đó còn là khả năng phát triển những ý kiến đã được thông tin Nhưng hơn cả thế nó còn bao gồm một trực giác nhạy bén và một kinh nghiệm đã qua kiểm chứng thực tế Năng lực này bắt đầu với sự phát triển của cái gọi là “ những kĩ năng tư duy có phê phán”

8 Khả năng quản lí tình hình tài chính

Bạn không cần phải là một thần đồng về toán học nhưng bạn lại cần phải biết về dự thảo ngân sách và lên kế hoạch nếu như bạn đang trong ban quản lí một công ty Lí do của việc này là bởi có thể bạn sẽ có một khoản ngân quỹ dành cho một phòng ban nào đó mà bạn phải quản lí Tuy nhiên nếu bạn muốn trở thành một người lãnh đạo chính trong công ty thì bạn nên biết về tầm quan trọng của việc nắm vững những vấn đề tài chính của công

ty, mà nó bao gồm việc làm tăng vốn cho công ty, vòng quay tiền mặt, quản

lí tài sản, lên kế hoạch về thuế, ngân sách tài chính, đánh giá tiền tệ, liên doanh liên kết và kết quả của chúng, quản lí tín dụng và tác động của những qui định của chính phủ Nếu bạn đã học để lấy bằng MBA thì có thể bạn sẽ được học hầu hết những vấn đề đó trong quá trình học Song vẫn còn có rất nhiều thông tin khá dễ hiểu trong các cuốn sách, trong các buổi hội thảo cũng như trong những chuyến đi làm ăn thương mại khác dành cho những người còn lại trong chúng ta

Trang 17

phẩm của bạn Khi đó bạn cần phải đem tới cho họ những bài viết đầy thuyết phục, mang tính khuyến lệ, tạo được sự tin tưởng và chứa đựng nhiều thông tin để khiến cho họ biết được những gì bạn đã làm, những gì bạn biết và những gì bạn có thể làm Không còn nghi ngờ gì nữa bạn hoàn toàn phải có

kĩ năng viết để có thể đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp, trong công việc kinh doanh hay nghề nghiệp Nếu như tôi chưa nhấn mạnh đúng mức về kĩ năng này thì hãy để tôi nhắc lại một lần nữa rằng “ bạn cần phải viết” Và nếu như trình độ ngữ pháp hay chính tả của

10 Kĩ năng nói

Ít nhất thì bạn cũng phải có khả năng điều hành hay tham dự vào các buổi họp hành Thậm chí dù cho bạn có là một nhân viên quản lí ở chức vụ bình thường thì bạn cũng phải nói lên được ý kiến của bản thân hay ý kiến của phòng bạn trong các buổi họp Nếu như bạn không thể làm như vậy thì bạn không những không thăng tiến trong công việc mà còn không thể trở thành một nhà quản lí giỏi Bạn nên biết lập luận cho mình khi bạn muốn được tăng lương hay nhận được sư ủng hộ về tài chính hay ủng hộ trong một

dự án nào đó Bạn còn nên biết cách là một người phỏng vấn hay người trả lời phỏng vấn xuất sắc Bạn phải biết cách thuyết trình một cách thuyết phục

và hiệu quả để giành lấy một công việc, để đạt được khoản tiền mà bạn mong muốn, để được giao công việc mà bạn yêu thích, để lấy được thông tin cần thiết, để phổ biến những thông tin mà bạn muốn, để khiến những người khác làm việc gì đó và để thuê được những nhân công giỏi Ít nhất thì bạn cũng phải nói tốt khi nói chuuyện chỉ với một khách hàng để có thể bán được sản phẩm Tất cả những điều trên đòi hỏi những kĩ năng tương tự như

kĩ năng diễn thuyết nơi đông người Nếu như bạn hoàn toàn không muốn thực hành kĩ năng này thì bạn có thể học chúng từ bạn bè, từ một khóa học nào đó hay luyện tập với một vài người bạn của mình Hoặc như bạn phản đối cách học như vậy thì hãy học cách diễn thuyết trước đông người bạn hưa được tốt thì bạn cần phải sửa ngay

Rất là dễ khi học những kĩ năng này nhưng một khó khăn thực sự duy nhất lại là nỗi khiếp sợ khốn khổ mà một người bình thường hay cảm thấy mỗi khi anh ta chuẩn bị cho bài nói của mình ta thậm chí là trước rất ít khán giả để thực hành những kĩ năng này Cách dễ nhất mà tôi biết để có được kĩ năng thuyết trình này, để có thể luyện tập chúng và trở nên thoải mái khi nói trước một hay thậm chí một nghìn khán giả là tham gia vào câu lạc bộ Toastmasters – câu lạc bộ Những người tuyên bố nâng cốc chúc mừng tại các bữa tiệc Tôi thực sự có được cảm giác này sau khi tham gia vào câu lạc

Ngày đăng: 04/08/2014, 21:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình trên cho thấy rằng ý nghĩa quan trọng tương đối của ba kỹ năng  này đối với một nhà quản trị cụ thể tùy thuộc vào cấp của người đó trong tổ  chức - Các kỹ năng của nhà quản trị
Hình tr ên cho thấy rằng ý nghĩa quan trọng tương đối của ba kỹ năng này đối với một nhà quản trị cụ thể tùy thuộc vào cấp của người đó trong tổ chức (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w