1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Phẩm chất kỹ năng của nhà quản trị | Đại học UEH | Tiểu luận quản trị học

34 206 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 433,15 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1.Tầm quan trọng của đề tài: 2.Lí do chọn đề tài: 3.Giới hạn đề tài: 4. Ý nghĩa đề tài NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí thuyết 1.Khái niệm cơ bản về quản trị 2.Khái niệm nhà quản trị: 3.Khái niệm phẩm chất của nhà quản trị: 4.Khái niệm các kỹ năng của quản trị: Chương 2: Phân tích đề tài 1.Phẩm chất tạo nên nhà quản trị: 2.Các kỹ năng của nhà quản trị: KẾT LUẬN Tài liệu tham khảo:

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

GVHD: Nguyễn Hữu NhuậnLớp : DH44CL001Khóa : 44Nhóm : 8Sinh viên thực hiện:MSSV

[Cite your source here.]

Môn học: QUẢN TRỊ HỌC

BÀI TIỂU

Trang 2

TP.Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2019

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tầm quan trọng của đề tài:

Trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay, một doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển cần dựa vào nhiều yếu tố như: tài chính, nguồn vốn, cơ sở hạ tầng vàcon người, trong đó con người là yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn cả Con người lànhân tố thực hiện các hoạt động điều hành, sản xuất, kinh doanh, quản lý trong công ty

Để phát triển công ty thành một thể thống nhất hướng đến mục tiêu chung, nhà quản trịcần phải nắm rõ đặc điểm, tính chất của các yếu tố và quản lý thất tốt các yếu tố đó Tuynhiên, quản lý tài chính,cơ sở hạ tầng, đều dễ dàng hơn so với việc quản lý con người,bởi lẽ, con người là thực thể sống hữu hình, có tư duy, suy nghĩ, tình cảm và tính cáchkhác nhau ở mỗi người Vì vậy vai trò của những người quản trị với công ty nói cung vàviệc điều hành quản lý nói riêng vô cùng quan trọng

Điều đó cũng đồng nghĩa với các nhà quản trị và tổ chức đang phải đối mặt vớinhững sự thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt Người quản trị là những người nắm giữ vai tròquan trọng, luôn tiên phong và mang tính quyết định trong sự phát triển của doanhnghiệp, tổ chức hay xã hội Các nhà quản trị đều phải giải quyết những vấn đề khó khăn,phải tìm cách

Thay đổi tình trạng xấu thành tình hình tốt đẹp để phát triển tổ chức Trong cáctình huống khi xuất hiện vai trò của nhà quản trị thì một nhóm, một bộ phận, một đơn vị

sẽ tốt hơn Ngày nay, bối cảnh môi trường ảnh hưởng đến kiểu nhà quản trị được ngưỡng

mộ nhất, những bất ổn trong những năm gần đây như vướng mắc về kinh tế và đạo đức,quản lý công ty, thay đổi công nghệ, thay đổi kỳ vọng của nhân viên, toàn cầu hóa, đãảnh hưởng đến phong cách quản trị tạo nên những biến chuyển về thực tiễn và cách nhìnquản trị Các đặc tính cá nhân riêng của nhà quản trị như tự tin, thông minh, trung trực kể

cả ngoại hình đều thể hiện thành công của quản trị Như vậy để trở thành một nhà quản trịgiỏi thì một các nhân phải có những phẩm chất song hành cùng các kỹ năng thật xuất sắc

Trang 4

Người quản trị được xem là tài sản quan trọng bậc nhất của doanh nghiệp –những người nắm giữ vai trò tiên phong và mang tính quyết định trong sự phát triểncủa doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung Cho nên, hiểu rõ khái niệm

“nhà quản trị” là rất quan trọng Bản chất công việc của họ và bản chất bên trong conngười họ là gì? Làm thế nào để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, phát triển khả năng lãnh đạogóp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh toàn cầu hóa?Đúng là những vấn đề hóc búa đang đặt ra trước chúng ta – những nhà lãnh đạo doanhnghiệp phải tìm cách thực hiện

2 Lí do chọn đề tài:

Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết và thực tiễn nêu trên, chúng em chọn vấn đề

“Phẩm chất- kỹ năng của Nhà Quản trị” là để làm rõ hơn vai trò của nhà quản trị vànhững kỹ năng cùng biểu hiện để đánh giá nhà lãnh đạo giỏi Từ đó, làm rõ bản chất côngviệc, các hoạt động của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp và phân tích các phẩm chất, kỹnăng của nhà lãnh đạo cần có để có thể đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp một cách hiệu quả và thành công, chúng ta có thể đào tạo, rèn luyện kịp thời pháthiện những người có phẩm chất năng lực lãnh đạo để giúp cho tổ chức doanh

Đề tài gồm 2 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phân tích đề tài gồm có hai phần: Phẩm chất tạo nên nhà quản trị và kỹ năng của nhà quản trị

3 Giới hạn đề tài:

Về mặt không gian: bài tiểu luận được tham khảo từ sách Kỉ nguyên mới, Quản trị

học và một số slide bài giảng của thầy nên nội dung vừa phải, không lang mang, khôngsâu xa Phần phẩm chất và kĩ năng của nhà quản trị bám sát vào sách, mang tính tươngđối

Về mặt thời gian: đề tài được nghiên cứu về phẩm chất và kĩ năng cả nhà quản trị

từ cổ điển đến hiện đại trải qua nhiều giai đoạn phát triển của ngành quản trị

Trang 5

Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Quản trị, trường đại học Kinh tế TPHCM

đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập và thực hiện đề tài này

Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Hữu Nhuận đã tận tìnhhướng dẫn chỉ bảo chúng em

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành khóa luận trong phạm vi và khả năng cho phépnhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sựthông cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của thầy và các bạn

Trang 6

NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lí thuyết

1) Khái niệm cơ bản về quản trị:

Quản trị bao gồm toàn bộ các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu của

tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao thông qua hoạt động hoạch định, tổ chức,lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức Định nghĩa này gồm 2 ý tưởng quantrọng: (1) bốn chức năng của quản trị bao gồm hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểmsoát; (2) cần phải đạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách thức có hiệu quả và hiệusuất cao

- Quản: là đưa đối tượng vào khuôn mẫu quy định sẵn

- Trị: là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định Nếu đốitượng không thực hiện đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyếtphục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu

Một số chức năng cơ bản của quản trị:

Hoạch định:

Hoạch định là đề cập đến việc nhận dạng các mục tiêu thực hiện trong tương laicủa tổ chức, và quyết định các công việc và sử dụng những nguồn lực cần thiết để đạt cácmục tiêu này Nói cách khác, hoạch định thể hiện việc tổ chức muốn đi đến đâu trongtương lai và làm thế nào để đi đến đó

Tổ chức:

Hoạt động tổ chức thường đi sau hoạch định và nó phản ánh cách thức mà tổ chức

nỗ lực để hoàn thành kế hoạch như thế nào Tổ chức bao hàm việc phân công các côngviệc, hợp nhóm các công việc vào một bộ phận, ủy quyền, và phân bổ các nguồn lực trongtoàn tổ chức

Trang 7

Lãnh đạo:

Lãnh đạo thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạt được cácmục tiêu của tổ chức Lãnh đạo bao hàm việc tạo ra những giá trị và văn hóa được chia sẻ,truyền thông các mục tiêu đến mọi người trong toàn bộ tổ chức, và truyền cảm hứng đếnnhân viên với mong muốn họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao hơn Rất nhiều nhàquản trị làm việc một cách thầm lặng trong cả những tổ chức lớn và nhỏ trên thế giới này

đã thể hiện một năng lực lãnh đạo mạnh mẽ trong phạm vi bộ phận, đội, các tổ chức philợi nhuận và các doanh nghiệp nhỏ

Kiểm soát:

Kiểm soát bao hàm việc giám sát hoạt động của nhân viên, xác định tổ chức có điđúng hướng trong quá trình thực hiện mục tiêu hay không, và tiến hành các điều chỉnh khicần thiết Một xu hướng trong những năm gần đây đó là các công ty ngày càng ít nhấnmạnh dạng kiểm soát từ trên xuống và nhấn mạnh nhiều hơn đến việc đào tạo nhân viên

để họ có thể tự giám sát và thực hiện các hành động điểu chỉnh Tuy nhiên, trách nhiệmcuối cùng của việc kiểm soát vẫn thuộc về nhà quản trị

Các chức năng trên của nhà quản trị là những yếu tố cần và đủ để một nhà quảntrị có thể hoàn thành tốt công việc của mình Thiếu đi một trong bốn chức năng, nhà quảntrị sẽ trở nên thiếu kĩ năng, thiếu sự cân bằng trong việc ra quyết định dẫn đến các sai lầm

dễ mắc phải Vấn đề của công ty Dạ Lan, một công ty trong nước chuyên về sản xuất kemđánh răng đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong chiến lược khi hợp tác làm ăn với Colgate

và sau đó bị chính đối tác này thâu tóm Đó là sai lầm về hoạch định, khi ban điền hành

đã không thể tỉnh táo khi đất nước ta đổi mới và mở rộng Việc nắm bắt những xu thế,những chiến lược, chiến thuật là ngày cầng cấp thiết cho Dạ Lan lúc bấy giờ

2) Khái niệm nhà quản trị:

a Nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị hay quản trị viên là người làm việc trong tổ chức, những người cónhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được

Trang 8

giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quảhoạt động của những người đó Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo vàkiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả đểgiúp tổ chức đạt mục tiêu.

b Phân loại nhà quản trị:

Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc:

Đối với nhà quản trị ở cấp cơ sở: công việc chủ yếu chính là việc hỗ trợ cho việcthực hiện công việc của từng người lao động Họ nằm trong cấp thứ nhất hay thứ hai của

hệ thống quản trị và thường mang các chức danh như quản đốc, trưởng dây chuyền sảnxuất, trưởng bộ phận, trưởng phòng

Đối với nhà quản trị cấp trung: sẽ quan tâm đến việc thực hiện công việc của từng

cá nhân ít hơn nhưng lại quan tâm nhiều hơn việc liên kết các nhóm làm việc chẳng hạnnhư phân bổ nguồn lực, phối hợp hoạt động của các đội, hay triển khai các kế hoạc củanhà quản trị cấp cao xuyên suốt các bộ phận trong tổ chức Các nhà quản trị cấp trung baogồm trưởng các bộ phận, trưởng ngành, giám đốc kiểm soát chất lượng và giảm đốc cácphòng thí nghiệm- nghiên cứu

Đối với nhà quản trị cấp cao: chịu trách nhiệm về hoạt động của toàn bộ tổ chức,tập trung chủ yếu vào việc giám sát môi trường bên ngoài và xác định chiến lược tốt nhất

để tổ chức có tính cạnh tranh hơn Các chức danh của nhóm này thường là chủ tịch, chủtịch hội đồng quản trị, giám đốc cấp cao, tổng giám đốc, hay phó tổng giám đốc diềuhành

Phân loại nhà quản trị theo chiều ngang:

Các nhà quản trị chức năng: chịu trách nhiệm về các bộ phận chuyên thực hiện mộtchức năng đơn lẻ và bộ phận chức năng này bao gồm những con người có cùng kỹ năng

và lĩnh vực được đào tạo Các bộ phận chức năng trong một tổ chức thường bao gồm:quảng cáo, bán hàng tài chính, nguồn nhân lực, sản xuất và kế toán

Trang 9

Các nhà quản trị theo tuyến: sẽ chịu trách nhiệm của bộ phận sản xuất vàmarketing để thực hiện hoạt động sản xuất hay bán hàng cho một loại sản phẩm hay dịch

Phân loại nhà quản trị:

- Nhóm vai trò thông tin:

Mô tả các hoạt động được tiến hành để duy trì và phát triển mạng lưới thông tin.Vai trò của người giám sát liên quan đến việc tìm kiếm những thông tin hiện tại từ nhiềunguồn khác nhau Nhà quản trị thu thập thông tin từ những người khác và sàng lọc các tàiliệu viết ra thành văn bản để luôn ở trong tình trạng nắm bắt thông tin đầy đủ Vai tròngười truyền tin và phát ngôn thì ngược lại với vai trò người giám sát: nhà quản trị truyềnnhững thông tin hiện tại đến người khác, kể cả bên trong và bên ngoài tổ chức, là nhữngngười sử dụng các thông tin này

- Nhóm vai trò tương tác cá nhân:

Liên quan đến mối quan hệ với người khác và chúng có quan hệ với kỹ năng nhân

sự của nhà quản trị Vai trò người đại diện mang tính biểu tượng liên quan đến việc thựchiện các nghi lễ và các hoạt động mang tính biểu tượng cho bộ phận hay tổ chức Vai tròngười lãnh đạo bao hàm các mối quan hệ với nhân viên, chúng bao gồm việc động viên,truyền thông và gây ảnh hưởng hay tác động Vai trò người liên kết liên quan đến việcphát triển các nguồn thông tin kể cả bên trong và bên ngoài tổ chức

- Nhóm các vai trò quyết định:

Liên quan đến những sự việc mà nhà quản trị cần phải tiến hành lựa chọn và thựchiện hành động Đê thực hiện những vai trò này nhà quản trị cần phải có kỹ năng nhận

Trang 10

thức và kỹ năng nhân sự Vai trò của người khởi xướng kinh doanh liên quan đến việckhởi xướng sự thay đổi Các nhà quản trị phải suy nghĩ không ngừng về tương lai và làmthế nào để đi đến đó Vai trò người giải quyết vướng mắc bao hàm việc giải quyết nhữngxung đột giữa nhân viên hoặc giữa bộ phận này với bộ phận khác trong tổ chức Vai tròngười phân phối nguồn lực liên quan đến việc ra các quyết định về cách thức phân côngcon người, thời gian, tài chính, thiết bị và các nguồn lực khác để đạt được kết quả mongmuốn Với vai trò người thương thuyết, nhà quản trị đại diện cho quyền lợi của đội hay bộphận, đại diện cho bộ phận trong suốt quá trình đàm phán về ngân sách, các hợp đồng vớinghiệp đoàn, các hợp đồng mua hàng.

3) Khái niệm phẩm chất của nhà quản trị:

a Phẩm chất là gì?

Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật Khái niệm phẩm chất vừa

có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm sinh lý học, chỉđặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận động Đặcđiểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý và thuộctính tâm lý Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý chí,hứng thú, tính khí, phong cách của con người Như vậy có thể hiểu phẩm chất của ngườiquản trị không chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng hòa cácyếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm lý thôngqua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của ngườiquản trị

b Phẩm chất bao gồm những gì?

Nhân cách được định hình bởi hệ thống những phẩm giá Thể hiện qua các mốiquan hệ của con người xuất phát từ tâm lý, tình cảm, nhân sinh quan, nhận thức về bảnthân và xã hội

Trang 11

Phẩm chất là đặc trưng của từng cá nhân, là bản chất thực của con người Phíatrước mọi người, trong cuộc đời, luôn có nhiều con đường Người thiếu nhân cách sẽ mấtphương hướng khi chọn con đường chính đáng cho mình.

c Phẩm chất của nhà quản trị:

Hướng đi ban đầu trong các nghiên cứu về lãnh đạo liên quan đến việc tìm kiếmnhững đặc trưng phổ quát hay các đặc điểm cá nhân nổi bật để phân biệt lãnh đạo có hiệuquả và không hiệu quả Đôi khi lý thuyết được hình thành theo hướng này còn gọi là lýthuyết vĩ nhân (Great person Theory), và kết quả nhiều năm của hướng nghiên cứu tiếpcận nay có thể được tóm lược như sau: các đặc điểm về thể chất như chiều cao, trọnglượng, thể lực,… không tạo nên sự khác biệt trong thành công của lãnh đạo Trái lại, một

số đặc điểm cá nhân phổ biến được tìm ra từ những nhà lãnh đạo giỏi Trong một nghiêncứu điều tra với mẫu gồm 3400 nhà quản trị đã phát hiện nhân viên thường ngưỡng mộnhững nhà lãnh đạo có phẩm chất trung thực, có trình độ, tầm nhìn về tương lai, tạo sựcảm hứng cho nhân viên, và đáng tin cậy Một nghiên cứu khác của Sheelley Kirpatrick

và Edwin Locke đã nhận dạng những phẩm chất cá nhân của những nhà quản trị thànhcông như sau:

 Có nghị lực: có năng lực tiềm tàng, sáng kiến và kiên trì

 Tự tin: tin tưởng vào bản thân và tin tưởng vào khả năng của họ

 Sáng tạo: sáng tạo và độc đáo trong tư duy

 Khả năng nhân thức: trí thông minh để tích hợp và diễn giải thông tin

 Kiến thức nghề nghiệp: hiểu biết về ngành kinh doanh và các nền tảng kiến thức kinh doanh trong ngành

 Động viên: tác động vào người khác để đạt mục tiêu chung

 Linh hoạt: thích nghi để đáp ứng nhu cầu của nhân viên và yêu cầu của tình huống

 Trung thực và liêm chính: đáng tin cậy, trung thực, dễ dự báo và tin cậy

4) Khái niệm các kỹ năng của quản trị:

a Kỹ năng là gì?

Trang 12

Kỹ năng (Skill) là khả năng của con người trong việc vận dụng kiến thức để thựchiện một nhiệm vụ nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý vàgiao tiếp.

b Kỹ năng của nhà quản trị:

Công việc của nhà quản trị đòi hỏi phải có một loạt các kỹ năng Mặc dù một số lýthuyết gia về quản trị đề xuất một danh mục dài về các kỹ năng, nhưng các kỹ năng cầnthiết cho việc quản trị trong một bộ phận trong tổ chức hay toàn bộ tổ chức có thể đượctập hợp thành ba nhóm chính: kỹ năng về nhận thức, kỹ năng về quan hệ con người, và kỹnăng chuyên môn Việc sử dụng các kỹ năng này thay đổi lớn khi một người được thăngtiến trong hệ thống thang bậc quản trị Mặc dù mức độ của mỗi kỹ năng được yêu cầu ởtừng cấp quản trị khác nhau sẽ thay đổi, nhưng mọi nhà quản trị đều cần phải sở hữu một

số kỹ năng trong từng lĩnh vực quan trọng để thực hiện công việc một cách có hiệu quả

Sự thành công nghề nghiệp phụ thuộc vào hành vi của con người phát triển các kỹnăng để đối phó những phức tạp của tổ chức

Kỹ năng: là khả năng sử dụng các hành vi và năng lực chuyển hóa các kiến thức,

hành động nhằm đạt được mong muốn

Để hoàn thành nhiệm vụ phức tạp, khó khăn của mình nhà quản trị cần phải có một

số kỹ năng cần thiết Robert Katz đã trình bày 3 loại kỹ năng mà mỗi nhà quản trị phải có,những kỹ năng đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà nhà quản trị phụ trách,đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp của nhà quản trị, 3 kỹ năng đó là

kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân sự, kỹ năng tư duy

o Kỹ năng nhận thức và phân tích (tư duy): (conceptual skills)

Kỹ năng nhận thức thể hiện khả năng hiểu biết để xem xét tổ chức dưới một gócnhìn tổng thể và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên tổng thể đó Kỹ năng nhậnthức bao hàm việc thấu hiểu con người thuộc đội nào là phù hợp ở đâu trong một tổ chức,

và làm thế nào để tổ chức trở nên tương hợp với ngành, cộng đồng, hoạt động kinh doanh

Trang 13

theo nghĩa rộng hơn, và môi trường xã hội Nó thể hiện năng lực tự duy ở tầm chiến lược– có quan điểm tổng quát và dài hạn – và nhận dạng đánh giá và giải quyết các vấn đềphức tạp.

o Kỹ năng quan hệ con người (nhân sự): (human skills)

Kỹ năng nhân sự thể hiện khả năng của nhà quản trị khi tiến hành công việc cùng

với và thông qua người khác để thực hiện công việc một cách có hiệu quả với tư cách làthành viên của nhóm

o Kỹ năng chuyên môn (kỹ thuật): (technical skills)

Kỹ năng chuyên môn thể hiện sự thông hiểu và thành thạo trong việc thực hiệncông việc Kỹ năng chuyên môn bao gồm sự thông thạo về các phương pháp, kỹ thuật,công cụ làm việc cần phải có khi thực hiện các chức năng cụ thể như kỹ thuật, chế tạo,hay tài chính Ví dụ như viết chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng, phân tíchđược các báo cáo tài chính, lập kế hoạch kinh doanh

Chương 2: Phân tích đề tài

1 Phẩm chất tạo nên nhà quản trị:

Nhà quản trị giỏi là người luôn hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ của mình, với kếtquả và hiệu quả cao, bất kể trong môi trường thuận lợi hay khó khăn Chính vì vậy, bất kểtrong một xã hội nào họ luôn được xã hội cần đến Sự thành công của một tổ chức thườnggắn liền với quá trình hoạt động của nhà quản trị, vì thế có một nhà quản trị giỏi trong tổchức như có một kho báu tiềm tàng Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trở thành nhàquản trị giỏi, họ phải có những phẩm chất cần thiết cho quá trình quản trị của mình Mộtnghiên cứu của Sheelley Kirpatrick và Edwin Locke đã nhận dạng những phẩm chất cánhân của những nhà lãnh đạo thành công như sau:

Trang 14

1.1 Nghị lực ở nhà quản trị:

"Nếu bạn định bước qua địa ngục, hãy cứ tiếp tục” - Winston Churchill

Thành công chưa bao giờ là dễ dàng Một doanh nghiệp, một tổ chức muốn tiếp tụctồn tại và phát triển cũng không hề đơn giản Sẽ có vô số những khó khăn, trở ngại mànhà quản trị đã và đang đối mặt Tuy nhiên, những khó khăn trở ngại hay thậm chí là thấtbại đó sẽ rèn cho họ tính nghị lực, bền bỉ và cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ Ngườilãnh đạo không được phép đầu hàng khó khăn khi chưa thật sự đối đầu với nó Mọi thứkhông phải luôn luôn dễ dàng đối với họ và bởi vì họ là người đứng đầu nên họ cần biếtkiên trì, thử trải nghiệm thật nhiều cho đến khi nào thành công thì thôi

Nhà quản trị có những đức tính này, khi gặp sự cố thường hết sức bình tĩnh và sángsuốt Còn đối với những nhà quản trị không có các đức tính này, ngay khi gặp thử thách

đã hoang mang lo sợ, hành động rối loạn, kết quả là đưa tổ chức đến chỗ đổ vỡ thậm chí

là bờ vực phá sản Trong thực tế để có ý chí và nghị lực sắt đá, có lòng kiên nhẫn và sựquyết tâm cao, nhà quản trị phải không ngừng rèn luyện, đặc biệt từ lúc còn trẻ Có biếtbao tấm gương sáng cho chúng ta noi theo về những người nhờ có ý chí, nghị lực, lòngkiên nhẫn và sự quyết tâm mà đã vươn tới đỉnh cao của sự thành công, để lại danh tiếnglẫy lừng trên thế giới

Ví dụ như Trịnh Chu Vĩnh- “Nhà doanh nghiệp giàu nhất châu á” Tập đoàn củaông hoạt động và nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như đóng tàu, kiến trúc, ô tô Tuy nhiên cómột điều đáng lưu ý là ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó và đông con,sau biết bao gian nan khổ cực tìm đường thoát ra khỏi nơi “rừng thiêng nước độc”, ông đãtìm ra được con đường đi của mình Câu chuyện về nghị lực ý chí của ông mãi là một bàihọc đáng quý cho chúng ta noi theo Trên thực tế, cho dù chúng ta làm việc gì, không chỉquyết định dứt khoát sau khi đã suy nghĩ kỹ, mà còn phải có một tinh thần không biết hốihận, không biết mệt mỏi để thực hiện quyết định của mình, không có tinh thần này làmsao chúng ta có thể làm nên đại sự?

1.2.Sự tự tin ở nhà quản trị:

Trang 15

Một cuộc nghiên cứu ở Đại học bang Georgia tìm ra rằng 33% những người thànhđạt cảm thấy rằng họ không xứng đáng với vị trí mình đạt được Triệu chứng này lànguyên nhân mà một số người từ bỏ cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp bởi vì họ không đạtđược sự tự tin mà công việc yêu cầu

Một người bạn mà Mareo Mccracken đã từng làm việc chung hay cảm thấy khôngthoải mái khi thể hiện mình trước mọi người mặc dù anh ấy có một sản phẩm tuyệt vời.Cho đến khi anh bắt đầu thực hành kỹ năng thuyết trình, sự tự tin của anh tăng lên, vàcuối cùng cũng phát triển thành công việc kinh doanh của mình Anh ấy bắt đầu nóichuyện tại các sự kiện trong ngành để thu hút sự quan tâm đến sản phẩm của mình Anhngày càng trình bày tốt hơn trước các đối tác giúp mang lại nhiều khách hàng tiềm năngmới

Tự tin yêu cầu nhà quản trị phải chấp nhận những điều chưa tốt Một số người làmsếp không đủ can đảm để thừa nhận mình sai hoặc có điểm yếu, họ luôn tìm ra những lý

do Tuy nhiên, nếu họ thành thật thừa nhận điểm yếu và cho thấy họ đang cố gắng để cảithiện, họ sẽ được chấp nhận Các nhà quản trị luôn tôn trọng sự trung thực

Thông thường, tự tin đòi hỏi người làm sếp phải biết buông bỏ Bỏ đi thể diện và

sự điều khiển của mình là điều khó nhất Buông bỏ đòi hỏi sẽ mất đi kiểm soát tạm thời,nhưng họ biết rằng tầm nhìn dài hạn vẫn không thay đổi

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, chưa học hết lớp năm nhưng sau gần nửa thế kỷ

tự tin, mạnh dạn kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, từ bất động sản, đến mua bán nhà máy,doanh nghiệp, bà Trần Thị Hường (Tư Hường) được giới doanh nhân Việt Nam nhìn nhận

là một trong những gương mặt nữ doanh nhân kỳ cựu nhất hiện nay Tập đoàn Hoàn Cầucủa gia đình bà là cổ đông lớn của ngân hàng Nam Á và sở hữa hàng ngàn hecta bất độngsản trên cả nước, trong đó nổi tiếng nhất có dự án như Diamond Bay (Nha Trang) Thậtvậy, những nhà quản trị thành công họ không ngại khó, họ luôn tin vào bản thân, tin vàonhững cấp dưới và đồng nghiệp, tự tin rằng họ xứng đáng có được những điều tốt đẹp

1.3.Sự sáng tạo và độc đáo trong tư duy của nhà quản trị:

Trang 16

Hoạt động sáng tạo có thể diễn ra tại bất cứ nơi đâu Khi các vấn đề liên quan đếncông nghệ và các yếu tố xã hội ngày càng trở nên phức tạp, có vẻ như không đúng lắmkhi khẳng định rằng những ý tưởng hoặc những đề xuất sáng tạo thường được tiến hànhmột cách độc lập, riêng rẽ Trình độ và kinh nghiệm khác nhau cũng mang lại cái nhìn vớinhững chiều sâu khác nhau cho từng cá nhân Trong quá trình thảo luận để đưa ra các ýtưởng, có nhiều đề xuất cần được cân nhắc khi đưa ra quyết định lựa chọn cuối cùng.Chúng ta có thể thấy được rằng có rất nhiều những phát minh và sáng kiến khoa học rađời từ giao điểm giữa hai hoặc nhiều giới hạn Bằng cách này hay cách khác chúng ta cóthể thu hút ý tưởng sáng tạo bằng cách ứng dụng những kiến thức, kinh nghiệm tích lũyđược trong quá trình hoạt động, và ứng dụng một cách công khai Chúng ta cũng có thểthiết lập các hệ thống nhất quán và dễ triển khai đến tất cả mọi nhân viên để họ biết đượccách thu hút quản trị chú ý đến các đề xuất của họ đồng thời tạo điều kiện để các đề xuất

ấy được coi trọng như những đề xuất khác Nhìn chung khi đưa ra ý tưởng đổi mới, thay

vì hướng đến những phần thưởng có giá trị vật chất lớn, người ta thường muốn được đảmbảo rằng những nỗ lực đóng góp của họ (bằng các ý tưởng mà họ đề xuất) không phải là

vô ích trong sự phát triển của công ty

Sinh năm 1956, ông Trương Gia Bình xuất thân từ con đường nghiên cứu khóa họctrước khi gặp gỡ và sáng lập nên FPT vào năm 1988 “Tôi có một niềm tin rằng sức mạnhđến từ việc phát huy tối đa được tiềm lực của mỗi người trong tổ chức vì một mục tiêuchung Nếu có yếu tố đó, tôi tin không có trở ngại nào cản trở được bước tiến của FPT.Suy rộng ra, Việt Nam cũng sẽ hưng thịnh khi mỗi người dân, mỗi tổ chức đều có ý chívươn lên và có tinh thần đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp”, ông Bình nói

Vì vậy, các nhà quản trị cần phải đổi mới, sáng tạo trong tầm nhìn cũng như việcquản lí và điều hành mới có thể phát triển bền vững tổ chức, doanh nghiệp

1.4.Khả năng nhận thức và tư duy của nhà quản trị:

Khả năng tư duy là khả năng tuyệt vời nhất của con người mà nhờ đó loài ngườimới là chúa tể của muôn loài Mặc dù quý giá như vậy nhưng không phải ai cũng có khảnăng tư duy như nhau Điều hiển nhiên là các nhà quản trị cần phải có khả năng tư duy tốt

Trang 17

Chức vụ càng cao đòi hỏi khả năng tư duy càng lớn Một trong những phẩm chất quantrọng về khả năng tư duy ở mỗi nhà quản trị là khả năng xét đoán Xét đoán là khả năngđánh giá và dự đoán các sự kiện, sự việc tin tức một cách khôn ngoa Muốn có khả năngxét đoán tốt, các nhà quản trị có lương tri, sự chín chắn, am hiểu lý luận sâu sắc và kinhnghiệm thực tế phong phú Người ta thường thấy năng lực xét đoán thường tăng lên cùngvới tuổi tác, trình độ học vấn và kinh nghiệm Điều này giải thích tại sao khi tuyển ngườivào các vị trí quản trị các doanh nghiệp thường yêu cầu các ứng viên phải có kinh nghiệmtrong lĩnh vực tuyển dụng Tuy nhiên không phải ai học nhiều, tuổi cao hoặc có nhiềukinh nghiệm là có khả năng xét đoán tốt Người có trí xét đoán tốt có thể suy xét vấn đềmột cách khách quan, nhanh chóng tìm ra lời giải đáp thông minh, dự báo được các sựviệc với độ chính xác cao Quyết định sáng suốt ngay cả trong những tình huống xấu ,hiểm nghèo mà ngời bình thu nhạy cảm, nhạy bén, năng động quyết đoán Khả năng nhậnthức tức là người quản trị có khả năng tư duy, sau đó diễn giải các nội dung, thông tin chonhân viên một cách rõ ràng, minh bạch

Trung Nguyên là một doanh nghiệp đặc biệt Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm càphê, Trung Nguyên còn được nhắc đến bởi tư duy đáng chú ý của người chủ công ty, ôngĐặng Lê Nguyên Vũ Ngoài việc kinh doanh, vị doanh nhân này thường xuyên đăng đàn

cổ vũ thanh niên ra sức sáng tạo, lập nghiệp để thành công Không dừng lại ở lời nói, ông

Vũ còn hiện thực hóa lời kêu gọi của mình bằng nhiều cách như kế hoạch in 100 triệucuốn sách để tặng cho giới trẻ

Nhờ có những nhà quản trị với lối tư duy và khả năng nhận thức tốt, họ đã làmnên những thành công không chỉ riêng cho công ty, doanh nghiệp của mình mà còn gópphần đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu, chinh phục và có tầm ảnh hưởng trên thếgiới

1.5.Kiến thức nghề nghiệp của nhà quản trị:

Câu hỏi mà người chắc hẳn còn thắc mắc và tìm hiểu là kiến thức chuyên môn làgì? Hiểu thieo nghĩa đơn giản, kiến thức chuyên môn là những kiến thức nền tảng, cácnguyên lý, định nghĩa, đặc thù chủ yếu mang tính lý thuyết và chính là cơ sở người lao

Ngày đăng: 05/08/2021, 11:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w