Matsushita Konosuke Người sáng lập tập đoàn Matsushita

Một phần của tài liệu Các kỹ năng của nhà quản trị (Trang 25 - 30)

III. MỘT SỐ NHÀ QUẢN TRỊ THÀNH CÔNG

3.Matsushita Konosuke Người sáng lập tập đoàn Matsushita

Matsushita Konosuke Sinh ngày 27 tháng 11 năm 1894, mất ngày 27 tháng 4 năm 1989. Là doanh nhân người Nhật Bản, là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita với các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như National, Panasonic… Ngoài ra Matsushita Konosuke còn sáng lập ra trường tư thục kinh tế chính trị Matsushita, viện nghiên cứu PHP- một nơi đào tạo nhân tài cho Nhật Bản vào thế kỷ XXI. Matsushita Konosuke còn được mệnh danh là ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật, người anh hùng dân tộc của Nhật sau thế chiến thứ 2.

Kỹ năng quản lý nhân sự Cách thu hút nhân viên tốt.

Các nhân viên tốt thường đến với những nơi nào cần họ. Thật sự như vậy, vì một nhân viên tốt sẽ chẳng bao giờ tập trung lại một chỗ nếu không có điều gì chung cùng cuốn hút họ. Họ thường tập trung vào một tập thể mà người chủ muốn có được họ. Tuy nhiên, khi tìm nhân viên, có những tiêu chuẩn cơ bản mà những công ty ít hay nhiều đều dựa vào đó là: Độ tin cậy

và tính tận tụy quan trọng hơn là sự nổi bật và tài năng đặc biệt. Bởi vì nếu chỉ thuê những người tài thì bạn có thể thất bại nều những nhân viên không thể hòa hợp với nhau Một công ty có những nhân viên tốt chắc chắn sẽ gây được thiện cảm của khách hàng. Tuy nhiên, ý định thu thập chỉ toàn người giỏi trong một đội ngũ cũng không phải là ý tuởng hay. Những người giỏi thường ít chịu nghe ý kiến của bạn hơn và cũng ít có thái độ nghiêm túc với công việc hơn. Thậm chí nếu bạn giao cho họ việc gì đó thì họ cũng luôn cố gắng biện hộ cho việc họ không muốn làm việc đó. Trí tuệ và sự sáng dạ không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với khả năng làm việc thật sự.

Cách phát triển con người

Khả năng của con người là không có giới hạn và mội người trong chúng ta đều có những năng lực tiềm ẩn. Những khả năng này chưa thể hiện ra ngoài được chừng nào chúng ta còn chưa ở trong một môi trường thuận lợi. Vì vậy việc tạo cho mỗi người một vị trí và tình huống thích hợp có ý nghĩa sống còn trong việc cho phép họ phát triển những khả năng của mình. Không chỉ cần một môi trường làm việc thuận lợi mà mỗi nhân viên của bạn cần phải được đào tạo và sẵn sàng tự hoàn thiện như những con người cá tình thì lúc đó doanh nghiệp của bạn mới có thể thành công. Konosuke Matsushita đã nói với các cộng sự trẻ của mình :"Nếu các khách hàng có hỏi các bạn, Matsushita Electric sản xuất sản phẩm gì thì các bạn hãy trả lời rằng công ty chúng ta sản xuất trước tiên là con người. Sau đó mới đến sản phẩm là các thiết bị điện tử." Có nghĩa là sản xuất các thiết bị điện tử là một sứ mệnh quan trọng, nhưng để thực hiện nó một cách tốt nhất thì trước tiên là phải ưu tiên phát triển các khả năng tiềm ẩn của các nhân viên. Không chỉ thế một nhà quản trị giỏi cần phải biết cảm thông và tỏ ra rộng lượng với các nhân viên của mình. Bạn cần phải biết, nếu bạn tuyển dụng 10 người thì bao giờ cũng sẽ có 1 người không thực hiện công việc theo đúng yêu cầu. Bạn sẽ nghĩ là bạn đã mắc sai lầm khi nhận người đó vào làm việc. Tuy nhiên, kể cả khi trong số 10 người đó có thêm 2 người nữa như vậy thì cũng chẳng có gì quan trong lắm, bởi không có họ thì công việc vẫn cứ thực hiện được như thường. Nói một cách khác là khi tuyển dụng 10 người thì ngay từ đầu bạn cần phải chuẩn bị tâm lý là bạn sẽ chẳng trông chờ được vào ít nhất là 3 người trong số họ.

Theo ông,Cuộc sống hàng ngày đòi hỏi mỗi người chúng ta phải đưa ra những quyết đoán đối với rất nhiều vấn đề. Có vấn đề thuộc về công việc, cũng có nhiều vấn đề của cuộc sống con người.

Trong hoạt động kinh doanh, trong hoạt động buôn bán, trong cuộc sống gia đình, trong hoạt động ở nhà trường, và trong nhiều hoạt động xã hội khác ..., những việc phải quyết định không ngừng ập tới. Có vấn đề quyết định khó khăn, có vấn đề không muốn quyết định, còn có khi do bối cảnh của vấn đề mà khó quyết định. Nếu như trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta không can đảm quyết định, thì công việc không thể triển khai được; nhiều vấn đề không giải quyết được thì sẽ không có thể có tình hình khả

quan hơn.

Cuộc sống đòi hỏi mỗi chúng ta phải đưa ra những quyết định trong những trường hợp cần thiết. Và đừng có do dự, phải dũng cảm khi đưa ra quyết định như vậy.

Tất nhiên, cũng có khi cần đắn đo, cân nhắc trước khi đi đến quyết định. Bởi nhiều khi chính bản thân mỗi chúng ta không biết nên làm như thế nào thì tốt.

Cái đó thật dễ hiểu. Vì đã là con người thì ai cũng có lúc như vậy thôi. Cho nên, mỗi chúng ta phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, phải biết tham khảo kinh nghiệm của người khác, phải biết tập hợp trí tuệ để có được những phán quyết và những quyết đoán mong muốn.

Như vậy, nhờ những quyết đoán đúng lúc trong sinh hoạt hàng ngày mà cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, hoạt động kinh doanh, buôn bán sẽ được phát đạt hơn, góp phần nâng cao cuộc sống chung và tạo ra thuận lợi mới để chúng ta bước vào thế kỷ XXI.

4, Nguyễn Thị Mai Thanh- Chủ tịch kiêm giám đôc điều

hành tập đoàn REE.

Năm 1968, khi mới 16 tuổi, Nguyễn Thị Mai Thanh rời quê hương Sài Gòn, khi đó đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ, để làm y tá trong một đoàn quân của miền Bắc Việt Nam do cha bà lãnh đạo ở gần khu vực

thành phố.

Ngày nay, khi ở vào tuổi 54, cuộc đời bà Mai Thanh đã có rất nhiều thay đổi. Là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của REE, một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thiết bị gia dụng, xây dựng và bất động sản, bà là một trong số những nữ doanh nhân Việt Nam thành đạt nhất và giàu có nhất. Đầu năm nay, một tạp chí kinh tế Việt Nam đã xếp bà vào vị trí người giàu thứ 9 ở Việt Nam, với tài sản ước tính khoảng 887 tỷ đồng, tương đương 55 triệu USD.

Thành công như vậy của một người phụ nữ không phải là chuyện lạ trong giới doanh nhân Việt Nam. Tại Vinamilk, công ty lớn nhất của Việt Nam về giá trị vốn hóa thị trường, chuyên các sản phẩm về sữa, trước đây thuộc sở hữu Nhà nước, cũng có nữ tổng giám đốc và 4 trong số 6 thành viên hội đồng quản trị của công ty cũng là phụ nữ.

Sacombank, tổ chức tài chính lớn nhất được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cũng có một nữ giám đốc. Chính phủ Việt Nam mới đây cũng bổ nhiệm một phụ nữ vào vị trí lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), một cơ quan phụ trách hoạt động cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp Nhà nước.

Con đường đến với vị trí ngày nay của bà Mai Thanh bắt đầu từ sau chiến tranh, khi bà rời Việt Nam tới Đức để theo học ngành cơ điện. Trong một chuyến thăm Cuba để tham dự cuộc gặp mặt thanh niên cộng sản, bà gặp lại một người bạn học cũ từ Tp.HCM. Hai người yêu nhau rồi sau đó kết hôn.

Khi hai vợ chồng trở về Việt Nam, bà Mai Thanh vào làm tại REE, công ty có trụ sở tại Tp.HCM, và nhanh chóng thăng tiến trong công ty này. Mới ngoài 30 tuổi, bà đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Ree. Nguyễn Bình, 26 tuổi, con trai bà Mai Thanh cho biết, khi anh còn bé, mẹ anh thường nấu bữa tối cho cả nhà. Rất hiếm khi thấy bà bực bội vì áp lực công việc, Bình nhớ lại. Anh nói: “Tôi thấy chúng tôi cũng bình thường như những người khác. Bây giờ tôi mới đọc những bài báo viết về mẹ tôi.” Chồng bà Mai Thanh, một giáo sư hóa học và một nhà điểu học nghiệp dư,

đã nghỉ hưu vài năm trước để dành toàn bộ thời gian quản lý tài sản mới của gia đình.

Tại REE, bà Chủ tịch Mai Thanh luôn tích cực trong việc tạo ra những thay đổi. Công ty của bà bắt đầu niêm yết trên thị trường chứng khoán mới thành lập của Việt Nam vào năm 2000. Người phụ nữ sôi nổi, luôn cười trong khi trò chuyện này nói: “Ngày nay, mỗi khi chúng tôi làm ra một sản phẩm, chúng tôi phải suy nghĩ xem ai sẽ là người sử dụng nó.”

Bà đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh của REE, đưa công ty tham gia vào lĩnh vực bất động sản bất chấp sự phản đối của một số thành viên trong Hội đồng Quản trị của công ty. Bước tiến này đã giúp tăng lợi nhuận cho công ty và giờ đây, các công ty Việt Nam khác cũng đang đổ xô vào lĩnh vực bất động sản như “một trào lưu mốt”, theo lời của Spencer White, một nhân vật trước đây từng làm việc cho Merrill Lynch và hiện đang thành lập một ngân hàng đầu tư ở Việt Nam.

Sự nhạy bén của bà Mai Thanh còn giúp bà có được mối quan hệ tốt với các nhà đầu tư nước ngoài. Bà đã nhận được sự ủng hộ từ hai công ty quản lý quỹ là VinaCapital và Dragon Capital được hậu thuẫn bởi các nhà đầu tư phương Tây và hai công ty này đều có đại diện trong Hội đồng Quản trị của REE.

Giống như nhiều người Việt Nam khác, bà Mai Thanh nói, bà gác lại quá khứ khi làm việc với người Mỹ. Mới tháng trước, bà đã có mặt trong đoàn đại biểu Việt Nam tới Mỹ trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, với tư cách là một đại diện của giới doanh nhân Việt Nam. Bà nói: “Đang có những cơ hội làm ăn để cả doanh nghiệp Việt Nam và Mỹ cùng có lợi.”

Kỹ năng dùng người là chìa khóa thành công

(Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - REE)

“Một trong những điều quan trọng nhất đối với một người lãnh đạo là nghệ thuật sử dụng con người. Bởi vì phải có con người thì mới làm nên việc và một doanh nghiệp muốn phát triển phải có được những con người có hoài bão lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai mươi năm trước, một trong những điều kiện tôi đặt ra khi được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc Công ty Cơ điện lạnh là được quyền thay đổi bộ máy nhân sự.

Đánh giá đúng năng lực của từng cá nhân, đặt họ vào đúng vị trí là một thách thức đối với người lãnh đạo. Muốn làm được thì phải hiểu nhân viên, phải biết họ đang làm gì, họ đang suy nghĩ điều gì và liệu những điều đó có

phù hợp với những định hướng phát triển của công ty hay không? Trong quỹ thời gian của mình, tôi luôn có phần dành để nói chuyện trực tiếp với cấp dưới. Người lãnh đạo có rất nhiều cách để tiếp cận nhân viên mà không làm cho họ cảm thấy e ngại.

Theo kinh nghiệm của tôi, một trong những cách mà chúng ta có thể sử dụng hiệu quả, là tham dự các cuộc họp giao ban hàng tuần lúc thì ở bộ phận này, lúc sang bộ phận khác, dù không được mời. Qua những cuộc tiếp xúc như thế tôi có thể hiểu chính xác người dưới quyền của mình cần gì, họ nắm công việc đến đâu và có thực sự quyết tâm với công việc đang làm hay không...”.

Một phần của tài liệu Các kỹ năng của nhà quản trị (Trang 25 - 30)