1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản trị chiến lược công ty tnhh thế giới di động (mobile world co, ltd)

34 8,9K 73

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 712 KB

Nội dung

Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Thế giới di động Tầm nhìn chiến lược: Thế Giới Di Động nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thànhthương hiệu hàng đầu về cung

Trang 1

I Giới thiệu khái quát về công ty Thế giới di động

1.1 Xác định hoạt động kinh doanh chiến lược của Thế giới di động (SBU)

Tên đầy đủ của DN: Công ty TNHH Thế Giới Di Động (Mobile World Co,LTD)

Tên viết tắt của DN:

Ngày thành lập: 03/2004

Loại hình DN: Công ty cổ phần

Tell: 1900.561.292

Website: http://www.thegioididong.com/

Ngành nghề kinh doanh của DN: GPĐKKD số: 41020980 do Sở KHĐT

Tp.HCM cấp ngày 25/03/2004 Cty chuyên mua bán sửa chữa các thiết bị liên quanđến điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến thươngmại điện tử

Từ những hoạt động kinh doanh trên của Thế giới di động có nhiều SBU vàchúng tôi chọn SBU điện thoại với thị trường kinh doanh truyền thống làm đề tàithảo luận

1.2 Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của Thế giới di động

Tầm nhìn chiến lược:

Thế Giới Di Động nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thànhthương hiệu hàng đầu về cung cấp các sản phẩm kỹ thuật số công nghệ cao tại ViệtNam mang tầm cỡ quốc tế Dựa vào nội lực của chính mình và mở rộng hợp tácvới các đối tác trong và ngoài nước, Thế Giới Di Động sẽ mang tới những sảnphẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đem lại lợi nhuận cho các cổ đông, cho

sự nghiệp cá nhân của mỗi nhân viên

Sứ mạng kinh doanh:

Trang 2

Thế Giới Di Động không chỉ bán sản phẩm mà còn “Bán sự hài lòng” Chấtlượng dịch vụ luôn được nâng cấp để phục vụ tốt nhất cho “Ông Chủ” của tất cả

Giá trị cốt lõi:

Thế Giới Di Động xác định các yếu tố chính tạo nên sự thành công của 1doanh nghiệp:

Nguồn nhân lực: Thế Giới Di Động xác định nguồn nhân lực là yếu tố sản

sinh ra mọi nguồn lực của Công ty Công ty Thế Giới Di Động chú trọng thu hútnhân tài, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn và công nghệ, đãi ngộ thỏa đáng để xâydựng một lực lượng hùng hậu cho sự phát triển bền vững của Công ty

Chất lượng lượng sản phẩm và dịch vụ: Thế Giới Di Động nhận thức rằng sự

trung thành của khách hàng sẽ đưa Thế Giới Di Động tới thành công và chỉ có chấtlượng của sản phẩm và dịch vụ mới là phương tiện mang tính quyết định để giữvững sự trung thành của khách hàng

Quan hệ hợp tác: Thế Giới Di Động mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác

trong và ngoài nước nhằm kịp thời đưa những sản phẩm công nghệ mới nhất vàdịch vụ theo các yêu cầu đặc thù của khách hàng

1.3 Chặng đường phát triển của công ty

04/2004, ra quyết định thành lập công ty

Trang 3

07/2004, website www.thegioididong.com được chính thức ra mắt (các tên

miền khác: www.thegioimobi.com, www.thegioimobile.com)

10/2004, tại siêu thị Điện Thoại Di Động - 89A Nguyễn Đình Chiểu siêu thịđầu tiên của hệ thống khai trương với chương trình ra mắt ấn tượng “Đi săn ĐiệnThoại Di Đông kiểu thổ dân”

09/2005, khai trương siêu thị thứ 2 của hệ thống, siêu thị ĐTDĐ – 330 CộngHoà

Trong năm 2006, khai trương thêm 2 siêu thị mới tại: 26 Phan Đăng Lưu, 182Nguyễn Thị Minh Khai

Đến nay, các hệ thống siêu thị của công ty không ngừng được mở rộng raphạm vi toàn quốc, các website luôn được nâng cấp và đầu tư, từng bước gây đượctiếng vang trong thị trường Thương mại điện tử Việt Nam

Hiện nay số lượng điện thoại bán ra trung bình tại Thế Giới Di Động khoảng60.000 máy/tháng doanh thu trung bình 7 triệu USD chiếm khoảng 6% thị phầnhàng chính hãng cả nước Dự kiến đến cuối năm 2008 Thế Giới Di Động&nbspsẽ

mở rộng hệ thống thành 41 siêu thị và có mặt ở 16 tỉnh thành, nâng doanh số lên100.000 máy/ tháng và doanh thu 12 triệu USD/ tháng chiếm từ 10 – 12% thị phầnbán lẻ toàn Việt Nam

Thế Giới Di Động tham gia thị trường bán lẻ Laptop từ tháng 12 năm 2006tại TP.HCM với showroom trưng bày tại 182 Nguyễn Thị Minh Khai Q3, đến nay

đã mở rộng thêm các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng… Ngoài ra việc bán hàng quamạng và giao hàng tận nhà trên phạm vi toàn quốc cũng được triển khai từ đầunăm 2007, hiện nay lượng khách hàng mua hàng Laptop thông qua websitewww.thegioididong.com và tổng đài 1900.561.292 đã tăng lên đáng kể

Sự rót vốn và hỗ trợ về mặt quản trị doanh nghiệp của Mekong Capital năm

2007 đã giúp Công ty nhanh chóng gia tăng số lượng cửa hàng trong các năm sau

đó (lên đến 15, 30, 40 cửa hàng qua các năm 2007, 2008, 2009) với tốc độ tăng

Trang 4

trưởng tương ứng về doanh thu và lợi nhuận Năm 2010 có 93 cửa hàng và năm

2011 có khoảng 150 cửa hàng Và tính đến nay có 219 cửa hàng(nguồn thế giới diđộng)

1.4 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Doanh thu năm 2010 tăng gấp đôi năm trước lên 150 triệu USD và hứa hẹn

sẽ tiếp tục tăng gấp đôi trong năm 2011(theo số liệu phân tích cũ)

Trang 5

II Phân tích môi trường bên ngoài

2.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực trạng ngành bán lẻ nói chung ở Việt Nam:

Vào thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đã có các nhận định trái chiều, lo sợ

về khả năng sụp đổ kênh phân phối bán lẻ truyền thống cũng như hiện đại Nhiềuchuyên gia kinh tế cũng lo ngại việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các các tập đoànphân phối đa quốc gia với thế mạnh tài chính, công nghệ và mạng lưới sẽ đẩy hoạtđộng kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh.Tuy nhiên, những thống kê cho thấy, trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch

vụ của Việt Nam, bán lẻ luôn giữ tỷ lệ áp đảo với hơn 79% so với các phân ngànhkhác như dịch vụ lưu trú, ăn uống chiếm khoảng 11% và dịch vụ du lịch chiếm gần10% theo số liệu năm 2010

Bán lẻ hiện đại tiếp tục phát triển mạnh tại Việt Nam với gần 640 siêu thị và

100 trung tâm mua sắm Kênh bán lẻ truyền thống chuyển mình, thay đổi về chấtdưới áp lực cạnh tranh Đến cuối năm 2010, Việt Nam có gần 8.600 chợ các loại

Thị trường còn rất nhiều khoảng trống

Theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011

-2020 và định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hànghóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 -20% trong giai đoạn 2011 và 20 - 21%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020

Các động lực của ngành bán lẻ Việt Nam đó là dân số tương đối trẻ với ảnhhưởng của internet, truyền hình, du lịch, v.v làm tăng nhu cầu mua sắm, nhất làphân khúc khách hàng có lối sống hiện đại, đặc biệt ưa thích các sản phẩm côngnghệ cao

Ngoài ra, quá trình đô thị hóa và phong cách sống công nghiệp sẽ làm tăngnhu cầu tiện lợi, tiết kiệm thời gian Internet, mạng xã hội và điện thoại di động là

cơ hội mới cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong tương lai

Trang 6

Thị trường bán lẻ tiếp tục tăng trưởng tại Việt Nam

Theo nhận định của Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan - Phó Chủ tịch, Tổng Thư kýHiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) tại diễn đàn “Toàn cảnh phân phối bán lẻViệt Nam 2011về xu hướng bán lẻ hiện đại sẽ nở rộ và thị trường bán lẻ nông thônđược dự báo có nhiều khởi sắc

Lĩnh vực bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ theo xu hướng: Siêuthị lớn phát triển tới mức cao nhất trong năm 2011-2012 và chậm dần lại tại các đôthị lớn Các siêu thị quy mô nhỏ hơn ngày càng phổ biến; hệ thống siêu thị tổnghợp và chuyên lương thực, thực phẩm sẽ hình thành

Bên cạnh đó, hình thức kết hợp bán lẻ truyền thống và hiện đại tại cùng mộtđịa điểm có thể hình thành tại Việt Nam Dân số trẻ và đang lớn mạnh, tốc độ đôthị hóa cao, thị trường nông thôn rộng lớn vẫn tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng củathị trường bán lẻ Việt Nam

Bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc bộ phận Quan hệ khách hàng Hà Nội, Công tyNghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho rằng, Việt Nam vẫn là một trongnhững nước có mức tăng trưởng bán lẻ cao nhất thế giới Bà Hà dẫn chứng khảosát của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) năm 2010 về tăng trưởng bán lẻ một số nướccho thấy: Tỷ lệ tăng trưởng trung bình của thế giới trong lĩnh vực này năm 2010 là3,6%; các nước phát triển là 2,3% Tỷ lệ này ở Việt Nam là 6%, ngang bằng vớiIndonesia và cao hơn cả Thái Lan, Singapore, Philippines

Thế giới di động thuộc lĩnh vực kinh doanh bán lẻ công nghệ, kĩ thuật.

Sự xuất hiện hàng loạt hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn, nhỏ trong hơn 5năm qua đã cho thấy sức hút của thị trường này Tuy nhiên, hiện nay, các nhà bán

lẻ chính hãng đang đối mặt với nhiều rào cản, trong đó có sự phá bĩnh của những

Trang 7

“kẻ không chính thống” Và đã có một số dấu hiệu cho thấy, thị trường bán lẻ điệnthoại di động sẽ không còn dễ ăn trong những năm tới.

Ước tính năm nay, doanh số thị trường bán lẻ điện tử- điện máy có thể lên đếngần 9 tỉ USD Trong đó, thị trường phía Nam chiếm khoảng 60% và phía Bắckhoảng 40% So với năm 2010, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng này là khoảng25%

Việt Nam là nước đông dân (xấp xỉ 90 triệu), thu nhập bình quân đầu ngườikhá thấp, khoảng 1.000 USD/1 người/1 năm Trong đó, có nhiều người chưa thểmua các sản phẩm điện tử- điện máy thiết yếu như: máy giặt, điều hòa, tivi LCD,máy ảnh du lịch, điện thoại di động, máy tính… Do đó, thị trường vẫn còn nhiềukhoảng trống có thể gia tăng doanh số cho các doanh nghiệp bán lẻ Ngoài ra, ViệtNam là nước có độ tuổi dân số khá trẻ Có đến 60% là dân số trẻ nên họ sẵn sàngđầu tư mua sắm nhiều hơn, đồng thời cũng sẵn sàng mua những sản phẩm đắt tiềnhơn Cùng với tâm lý tiêu dùng là chạy theo thị hiếu, người Việt Nam thường thíchnhững sản phẩm đẹp, nhiều tính năng và có thương hiệu mạnh Như vậy, các công

ty bán lẻ và hãng sản xuất càng có cơ hội bán được nhiều hàng đắt tiền hơn và thuđược nhiều lãi hơn

Thành danh sớm, “trưởng thành” muộn?

Chỉ trong vòng 4 năm, từ 2006 đến 2010, chúng ta thấy sự xuất hiện của hàngloạt hệ thống siêu thị điện máy từ Nam ra Bắc như: thế giới di động, Pico, TrầnAnh, Ideas, Thiên Hòa, HC, Best carings… Tuy nhiên đó chỉ là những nhà bán lẻtrong nước, có rất ít nhà bán lẻ điện tử điện máy của nước ngoài đầu tư vào ViệtNam, vì sao vậy? Như trên đã nói, các nhà đầu tư nước ngoài như Wall- Mart, BestBuy, Tesco… vẫn đang tiếp tục theo dõi sự phát triển của thị trường điện máy ViệtNam Bởi với họ, Việt Nam vẫn đang là tiềm năng dù rất hấp dẫn Bên cạnh đó, họcòn tiếp tục phải chờ đợi cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu thực sự đi qua và người

ta sẽ mạnh dạn hơn trong các quyết định đầu tư chiến lược

Trang 8

Thêm vào đó, Việt Nam vẫn đang trong tiến trình xóa bỏ các rào cản thươngmại để tham gia WTO một cách hoàn chỉnh Dó đó, chừng nào chúng ta chưa đihết lộ trình hòa nhập vào WTO, chúng ta sẽ chưa có được 1 môi trường bán lẻ thực

sự hấp dẫn các nhà đầu tư

Ngoài ra, yếu tố thu nhập bình quân đầu người cũng là vấn đề làm cho các nhàđầu tư phải cân nhắc Bởi với thu nhập bình quân đầu người chỉ là 1.000 USD thìViệt Nam chưa thể là thị trường bán lẻ hấp dẫn được Nhìn sang các nước có thịtrường bán lẻ hấp dẫn như Trung Quốc, Nga, ta có thể hiểu được phần nào TrungQuốc năm 2010, thu nhập bình quân đầu người là gần 4.800 USD, trong khi đó, ởNga, con số này là 15.900 USD (số ước tính năm 2010) Có lẽ, chỉ khi nào ViệtNam có thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD trở lên thì mới thực sự thuhút các nhà đầu tư bán lẻ nước ngoài

Một yếu tố nữa ảnh hưởng mạnh đến việc phát triển thị trường bán lẻ, đó là

sự thông thoáng và minh bạch của cơ chế quản lý nền kinh tế Rút kinh nghiệm từHàn Quốc và Nhật Bản, các nhà đầu tư Mỹ và châu Âu đã từng gặp rất nhiều khókhăn ở 2 nước đó, có thể sẽ phải theo dõi và cân nhắc kỹ hơn khi quyết định vàothị trường Việt Nam Bởi trong kinh doanh bán lẻ điện tử điện máy, mặt bằng bán

lẻ là yếu tố vô cùng quan trọng Khi các thương hiệu nội địa đã nắm được các vị tríđẹp thì việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào sẽ gặp nhiều khó khăn nếukhông hợp tác kinh doanh với các đại gia trong nước

2.2 Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành.

Về thực chất, lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động đã hình thành từ rất lâu Năm

1996, trung tâm kinh doanh điện thoại di động của FPT (FMB) ra đời, phân phốisản phẩm của các hãng như Alcatel, Siemens, Ericsson và Samsung Đến năm

2007, FMB có khoảng 300 nhân viên với doanh thu hơn 200 triệu USD Năm

2009, FMB sáp nhập với 2 công ty thành viên khác của FPT là FDC (Công ty Phân

Trang 9

phối FPT) và FRT (Công ty Bán lẻ FPT) để trở thành Tổng Công ty Phân phối FPT(mảng phân phối của FPT năm 2010 đạt gần 700 triệu USD).

Theo kết quả thống kê được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tính đếntháng 6-2011, Việt Nam có 30,2 triệu khách thuê bao điện thoại di động, ngangngửa với lượng người sử dụng Internet trên cả nước (30,04 triệu người, tính đếntháng 8-2011) Trên thực tế, chiếc điện thoại di động đã trở thành một công cụcách mạng khi vượt qua vai trò liên lạc (communicative) để tích hợp chức năng kếtnối (connective) vào hệ thống Internet

Nhờ vào những tính năng vượt trội mà các dòng điện thoại thế hệ mới thườngđược gọi chung là điện thoại thông minh (smartphone) khi vừa là chiếc máy tính diđộng, vừa làm người bạn thông minh (intelligent) có khả năng hỗ trợ người sửdụng tìm kiếm thông tin hay chỉ dẫn nhiều vấn đề, vừa là phương tiện gần gũi nhất

để thực hiện các giao dịch (interactive) bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu

Thúc đẩy thương mại di động

Tốc độ mua sắm qua điện thoại di động trên toàn cầu hiện đang tăng lên rấtnhanh Tháng 7-2010, nhà bán lẻ Amazon.com công bố doanh thu qua thiết bị diđộng vượt quá con số 1 tỉ đô la Mỹ, cùng lúc đó eBay dự báo doanh thu thươngmại di động (mobile commerce) của hãng trong năm 2011 vào khoảng 1,5-2 tỉ đô

la Theo Công ty tư vấn Booz & Company thì doanh thu thương mại di động ở Mỹ,Đức, Pháp và Anh trong năm 2011 này chiếm khoảng 10 đến 15% doanh số bán lẻ.Bình quân một người sử dụng bình thường sẽ thay đổi điện thoại di độngtrong vòng 18 tháng, nhưng ở một số nơi ở Nhật Bản và Hàn Quốc thì người tiêudùng sẵn sàng thay máy chỉ sau sáu tháng

Hiện tại, ngành bán lẻ điện thoại di động được chia thành 3 nhóm quy mô

kinh doanh: lớn, vừa và nhỏ Viễn Thông A, Thế Giới Di Động, Phước LậpMobile, Viettel, FPT đang ngồi “chiếu trên” trong lĩnh vực này, nắm giữ hơn 30%thị phần với quy mô từ 10 trung tâm trở lên Thuộc nhóm này còn có Petrosetco và

Trang 10

Nguyễn Kim, nhà phân phối hàng điện máy gia dụng lớn có kinh doanh thêm mảngbán lẻ điện thoại di động Các nhà bán lẻ này chủ yếu phân phối hàng chính hãng.

“Chiếu giữa” thuộc về những công ty có quy mô nhỏ hơn, dưới 10 trung tâm,thị phần khoảng 10% như Mai Nguyen Mobiado (4 cửa hàng ở TP.HCM), NhậtCường Mobile (4 cửa hàng ở Hà Nội) Các hãng này hoặc phân phối hàng chínhhãng nhưng với quy mô nhỏ hơn (như Nhật Cường Mobile), hoặc chọn phân khúcngách là chỉ bán lẻ các dòng điện thoại siêu hạng như Vertu, Mobiado (MaiNguyen Mobiado)

Một phần lớn của thị trường đang nằm trong tay những nhà bán lẻ mà ôngĐào Nguyễn Tấn Tài, cửa hàng trưởng một hệ thống phân phối tại Hà Nội, gọi lànhững “kẻ không chính thống”, gọi nôm na là nhóm “chiếu dưới” Theo ông, đây

là lực lượng dễ chết nhất nhưng cũng thuộc loại “nhỏ mà có võ” Đó là các cửahàng bán lẻ điện thoại di động với quy mô rất nhỏ, không thương hiệu mọc lênkhắp nơi, mang tính tự phát và liên tục rút khỏi thị trường không kèn không trống

do cạnh tranh quá gay gắt trong chính phân khúc này Vì thế, không thể thống kê

số lượng chính xác Các cửa hàng này phân phối 100% hàng xách tay, với mứcchênh lệch giá so với hàng chính hãng lên đến 30%, nên thu hút khá đông ngườitiêu dùng

Sẽ bão hòa?

Tuy nhiên, nhìn cận cảnh hơn có thể thấy ngành bán lẻ điện thoại di độngkhông hề dễ ăn và đang có những dấu hiệu giảm nóng trong tương lai Phát Tiến,một trong những siêu thị điện thoại di động chính thống đầu tiên tại TP.HCM, làmột ví dụ Công ty đã phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác do không chịunổi mức cộng gộp của thuế nhập khẩu 3% và thuế giá trị gia tăng 10% trên giá củacác sản phẩm chính hãng, trong khi một số lượng lớn hàng xách tay giá thấp hơnnhiều đang tràn ngập thị trường

Trang 11

Các nhà phân phối chính hãng cũng cho biết, mức lợi nhuận bình quân trênmỗi sản phẩm mà họ phân phối chưa tới 5% Con số này không cao và chỉ có các

hệ thống lớn mới có thể tồn tại nhờ bán với số lượng lớn

Đó là một thách thức lớn cho những nhà kinh doanh có ý định bước vào lĩnhvực này trong thời gian tới Theo IDC, nếu năm 2010, dòng điện thoại có giá trên 3triệu đồng tại Việt Nam đạt tăng trưởng về số lượng là 240% so với năm 2009 thìnăm 2011 sẽ chỉ còn khoảng 25% Trong khi đó, dòng điện thoại giá thấp (dưới 3triệu đồng) được dự báo có mức tăng không nhỉnh hơn năm 2010 (chỉ khoảng 4-5%) Ông Nguyễn Hồng Châu, đại diện Công ty HTC tại Việt Nam, nhận định:

“Các dòng điện thoại có giá trên 3 triệu đồng đã qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ

và đang đi vào ổn định”

Vì tỉ suất lợi nhuận không cao, thị trường có dấu hiệu đi vào ổn định, nênchiến lược mở thêm nhiều siêu thị, bán càng nhiều sản phẩm càng tốt là giải phápđược nhiều công ty thuộc nhóm “chiếu trên” lựa chọn

Đại diện của Viễn Thông A cho biết, Công ty sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăngtrưởng 40-50% trong năm 2011, đồng thời mở thêm nhiều mặt bằng bán lẻ (chưatiết lộ số lượng cụ thể) Phần lớn các nhà kinh doanh khác khi được hỏi cũng chobiết sẽ tiếp tục mở rộng mặt bằng bán lẻ, không chỉ ở thành thị mà còn ở khu vựcnông thôn, nơi nhu cầu đối với các điện thoại di động có giá rất rẻ (dưới 500.000đồng/chiếc) đang tăng lên (về thực chất, ngay cả ở các thành phố, năm 2010, phânkhúc có giá dưới 500.000 đồng/chiếc đã chứng kiến sự cạnh tranh vô cùng gaygắt)

Tuy nhiên, việc thâm nhập thị trường nông thôn là điều không phải dễ dàng.Giám đốc một công ty bán lẻ (công ty này từng nổi đình nổi đám vào năm 2006với hàng loạt các chương trình khuyến mãi nhưng sau đó bị một công ty khác mualại năm 2007) cho biết: “Chúng tôi không thể cạnh tranh nổi ở thị trường nôngthôn, nơi có văn hóa và ngân sách tiêu dùng cho các sản phẩm công nghệ chưa cao

Trang 12

Các điểm bán nhỏ lẻ các hàng không chính ngạch đã giành được thị phần trong khichúng tôi không bù đắp nổi các khoản chi phí đầu tư, marketing và chịu giá báncao sau khi đã có thuế”.

Thế Giới Di Động thì chọn chiến lược mở rộng mô hình kinh doanh với việc

ra mắt siêu thị Thế Giới Điện Tử vào cuối năm 2010 Siêu thị này chuyên kinhdoanh các mặt hàng điện tử gia dụng, bao gồm cả sản phẩm di động mà Thế giới

Di Động đang kinh doanh Sự lấn sân này cho thấy có thể Công ty đã nhận ra mứctăng trưởng đối với bán lẻ điện thoại di động trong những năm tới có thể sẽ thấphơn 5 năm vừa qua do thị trường dần đi vào ổn định

Ngoài những thách thức trên, các hãng bán lẻ điện thoại di động còn vấp phảimột trở lực khác Đó là trong quý II/2010, điện thoại di động đã được đưa vàonhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu bởi mức nhập cao trong quý I/2010, tăng gần40% so với năm 2009 Bộ Công Thương cũng đã đề xuất với Bộ Tài chính đưađiện thoại di động vào nhóm sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Cho đến nay, dù chưa có động thái mới về mức thuế này nhưng các nhà kinhdoanh vẫn đang xem đây là vấn đề phải lo trước thực trạng hàng không chínhngạch vẫn đường đường chính chính vào Việt Nam Như vậy, câu chuyện bán lẻđiện thoại di động thời gian sắp tới càng trở nên khó khăn hơn và thị trường có thể

sẽ bước vào một cuộc sàng lọc khắc nghiệt để chỉ còn tồn tại những nhà kinhdoanh chuyên nghiệp, có chiến lược dài hạn

2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm 5 yếu tố chủ yếu:

a Môi trường nhân khẩu: Thể hiện sự tăng trưởng dân số trên toàn thế giới,

sự thay đổi cơ cấu tuổi tác, cơ cấu dân tộc trình độ học vấn, những sự di chuyểndân cư và sự chia nhỏ thị trường đại chúng thành những thị trường nhỏ dân sốViệt Nam là 90.549.390 người, đứng thứ 14 trên thế giới

Trang 13

Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, thời kỳ mà nhóm dân sôtrong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân sô trong độ tuổi phụ thuộc.Tuynhiên nước ta cũng đang bắt đầu vào thời kỳ già hóa dân số.Ngoài yếu tố thịtrường trẻ thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị của Việt Nam cũng tăng đáng

kể trong vài năm gần đây.Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnhhưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam

Dân số tăng lên mỗi năm và tập trung chủ yếu ở đồng bằng và các thành phốlớn, vì vây khu vực này là thị trường chủ yếu Cơ cấu dân số vàng sẽ mang lại cơhội cho các công ty trong ngành có nguồn lao động trẻ có tay nghề cao.Dân sốđông, tỷ lệ sinh cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định thu nhập dần cải thiện đờisống vật chất ngày càng cao vấn đề về thông tin trao đổi liên lạc và cập nhật tin tứccàng được chú trọng hơn giúp công ty phát triển thị trường mục tiêu của mình,dân

số đông thì nhu cầu sử dụng điện thoại hay các thiết bị số càng tăng cao

b Môi trường kinh tế: thể hiện tốc độ tăng giảm thu nhập thực tế, tích lũy

tiết kiệm, nợ nần và cách chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi Tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam chậm lại 5,9% và lạm phát tăng vọt trong năm 2011 ngay cả khichính phủ tập trung vào chiến đấu với giá cao tăng lên bằng cách thắt chặt cho vayngân hàng Tỷ lệ lạm phát tăng gấp đôi, tới 18,58% trong năm nay so với 9,19%trong năm 2010, chính phủ công bố ngày hôm qua

“Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng trong năm 2011 ở khoảng 5,9%

là tương đối cao trong bối cảnh của những nỗ lực để kiểm soát lạm phát”, chínhphủ cho biết trong một báo cáo Reuters có Năm 2010, GDP tăng trưởng là 6,78%.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 tăng 18,13% so với cùng tháng nămngoái, giảm từ 19,83% trong tháng 11, Tổng cục Thống kê cho biết trong báo cáohàng tháng.Mặc dù vậy thì khả năng kinh tế của con người ngày càng phát triển vìthế càng tạo điều kiện cho con người quan tâm hơn đến công nghệ thông tin,là cơ

Trang 14

hội để công ty phát triển các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng có đọthỏa dụng khác nhau.

Tuy nhiên thì mức sống của đại bộ phận dân Việt Nam còn thấp

Người thành thị có thu nhập cao hơn người nông thôn trung bình 2,04 lần =>khách hàng mục tiêu của công ty vẫn là những người sống ở thành thị và 1 số ítkhách hàng tỉnh lẻ

Thu nhập trung bình của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cảnước vì vậy những người dân vùng cao sẽ ít có nhu cầu hơn về thiết bị điện tử sảnphẩm của công ty

c Môi trường công nghệ: thể hiện sự thay đổi công nghệ đang tăng tốc,

những cơ hội đổi mới vô hạn, ngân sách nghiên cứu và phát triển lớn, sự tập trungvào những cải tiến nhỏ và khám phá lớn, sự điều tiết quá trình thay đổi côngnghệ.phát triển công nghệ sẽ thu hút được khách hàng hơn, các sản phẩm có tínhnăng cao giá cả phù hớp sẽ khiến người tiêu dùng thích thú hơn, hay là những sảnphẩm có mẫu mã kiểu dáng tinh tế thích hợp với họ hơn.Một điều nữa trong môitrường công nghệ là việc bán hàng trực tuyến, dịch vụ thanh toán trực tuyến cũngđáp ứng được khách hàng

d Môi trường chính trị: thể hiện việc điều tiết hoạt động kinh doanh cơ bản,

các cơ quan nhà nước được củng cố và sự phát triển các nhóm bảo vệ lợi ích quantrọng.hệ thống pháp luật tác động đến các doanh nghiệp ngày càng gia tăng; luậtchống độc quyền; quyền sở hữu trí tuệ, bằng phát minh sáng chế,…sẽ tạo ra cơ hộicạnh tranh lành mạnh giữa các công ty trong ngành Với sự phát triển hiện nay củacác nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là sự đe dọa với các công ty vì điều này

sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn

về an toàn sản phẩm điện tử của mình, quảng cáo trung thực và có văn hóa,…Ngày19/6/2009: kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa XII đã ra nghị quyết số 32 năm 2009/QH12với nội dung: “ tập trung mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì

Trang 15

tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững và giữ ổn định kinh tế vĩ mô, chủ độngphòng ngừa lạm phát cao trở lại trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chăn suy giảmkinh tế”

e Môi trường văn hoá: thể hiện xu hướng lâu dài muốn tự khẳng định mình,

hưởng thụ ngay và một định hướng thế tục hơn Người tiêu dùng Việt Nam trẻkhỏe và ham vui, họ rất yêu nước và tự hào dân tộc, yêu thích thể thao Người ViệtNam rất thích thể hiện bản thân và quan tâm nhiều đến thương hiệu Giới trẻ ViệtNam rất sáng tạo và thích thể hiện, muốn thể hiện bản thân và thử nghiệm nhữngđiều mới mẻ Đây là đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt Nam Trong giới trẻhiện nay rất nhiều người đam mê về công nghệ và thích các trò chơi điện tử, cácchương trình giải trí hơn là xem truyền hình, và công nghệ thông tin dường như làphần không thể thiếu trong xã hội hiện nay điều này là cơ hội cho các công ty vềcông nghệ số phát triển sản phẩm phục vụ khách hàng => nắm bắt được yếu tố này

sẽ là cơ hội cho các nhà marketing thu hút và nhận được sự quan tâm của giới trẻnhiều hơn

2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành

Đe dọa giai nhập mới

Các rào cản giai nhập: Công ty thế giới di động khi mới thành lập đã gặp rấtnhiều khó khăn và công ty đã vượt qua khó khăn và đạt mức tăng trưởng doanh thu200% trong giai đoạn 2007-2010, đây là hệ thống bán lẻ có mặt khá sớm trên thịtrường và trở thành một thương hiệu khá có tiếng trong ngành vì vậy nó đã ảnhhưởng không nhỏ tới các công ty muốn tham gia thị trường Và năm 2010 công tythế giới di động đã lọt vào top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu á Đi tiên phong xâydựng mô hình “Tư vấn tại bàn” và triết lý kinh doanh “Bán sự tận tâm”,thegioididong.com đã khẳng định tên tuổi và uy tín của mình thông qua việc giúpngười tiêu dùng tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm công nghệ - kỹ thuật sốtiên tiến nhất trên thế giới Công ty đã tổ chức nhiều chương trình mua sắm hiệu

Trang 16

quả với dịch vụ bảo hành và hậu mãi tốt tại hệ thống gần 60 siêu thị trên toàn quốcnhư “Mua Nokia trúng xe Mercedes”, “Tặng 2 xe Mini Cooper trị giá hơn 2 tỷ”,

“200 LCD đón WorldCup”, “Mua laptop mới tặng điện thoại xinh cho sinh viên”,

“6 tuần sôi động cùng các thư cùng các thương hiệu hàng đầu

Ngành bán lẻ điện - điện tử cần chi phí đầu vào lớn để xây dựng cửa hàng Yêu cầu về chuyên biệt hóa sản phẩm thì thấp không cần quá nhiều kinhnghiệm

Tính kinh tế theo quy mô tác động lớn tới ngành này

Ngành bán lẻ điện thoại điện tử đang trên đà tăng trưởng và chuẩn bị bướcsang giai đoạn bão hòa vì vậy các rào cản giai nhập khá nhiều nên cường độ cạnhtranh trong ngành sẽ không cao

Thang điểm đánh giá là 6/10

Đe dọa từ các sản phẩm dịch vụ thay thế

Chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm là không cao và khách hàng có xuhướng sử dụng thay thế các sản phẩm bình dân bằng các dòng sản phẩm chất lượngcao do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện

Vì vậy sự thay đổi giữa các dòng sản phẩm là khá lớn

Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế là cao vì đây

là sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao luôn cần sự cải tiến của sự phát triểncông nghệ Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành khá cao

Thang điểm đánh giá: 7/10

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng

Phụ thuộc rất lớn vào từng dòng sản phẩm như quyền lực thương lượng củahãng điện thoại iphone 4G lại cao hơn quyền lực thương lượng của các công tycung cấp các dòng sản phẩm khác như nokia loại 1280 lại khác với nokia đời caohơn Khi quyền lực thương lượng của nhà cung ứng càng lớn thì giá bán sản phẩmcàng cao dẫn tới thị phần giảm và cường độ cạnh tranh cao và ngược lại Tuy nhiên

Trang 17

nhìn chung thì quyền lực thương lượng của nhà cung ứng trong ngành là khá cao

và nó ảnh hưởng lớn tới công ty Mức độ tập trung trong ngành cao ,chu kỳ sốngsản phẩm phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của khoa học công nghệ Chi phíchuyển đổi giữa các nhà cung ứng không cao

Thang điểm đánh giá: 5/10.

Quyền lực thương lượng của khách hàng :

Vì đây là sản phẩm công nghệ nên quyền lực thương lượng của khách hàngkhá là thấp, với số lượng người mua rất lớn và yêu cầu về đặc tính trong một dòngsản phẩm không có sự khác biệt khá lớn từ đó thấy được cường độ cạnh tranh thấp

Thang điểm đánh giá : 5/10.

Đối thủ cạnh tranh

Rào cản rút lui khỏi ngành không cao nhờ hình thức chuyển nhượng, bán cửahàng….mức độ tăng trưởng của ngành là mạnh thể hiện Với tốc độ phát triển thuêbao chóng mặt tại các quốc gia đang phát triển, số người sử dụng điện thoại diđộng trên toàn thế giới sẽ vượt qua con số 50% dân số trong khi con số này củanăm 2000 chỉ là 12%

Riêng tại Việt Nam, theo số liệu của các báo cáo mới nhất, tính đến cuối năm

2007, cả nước có khoảng 40 triệu thuê bao di động thuộc 6 nhà cung cấp dịch vụ(MobiFone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom và HT Mobile), trong đóthuê bao trả trước chiếm 70-80%, 2007 cũng là năm có tốc độ phát triển thuê bao

di động cao nhất từ trước đến nay Chỉ 2 trong số 5 người dùng tại Việt Nam hiệnnay vào mạng qua điện thoại di động, tỷ lệ thấp nhất trong khu vực Tuy nhiên,tình hình sẽ thay đổi nhanh chóng trong vòng 12 tháng tới

Nhận định này được hãng nghiên cứu thị trường Nielsen đưa ra trong báo cáo mang tên Người tiêu dùng công nghệ số khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ ra mắt vào 30/9.

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w