1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện

89 793 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

Tổ chức bộ máy quản lý thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của doanh nghiệp được phân công giữa các nhóm, các bộ phận lớn hay bé trong doanh nghiệp.. Việc xác định đứng đắn, hợp lý

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý giá nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, đây cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình

Vì vậy, đầu tư cho sức khoẻ mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi

cá nhân, của mỗi gia đình

Đất nước ta qua hơn 13 năm chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã thu được những thành tựu hết sức to lớn trên các lĩnh vực kinh tế -

xã hội, đời sống của nhân dân đã dần được cải thiện Do vậy nhu cầu cần được chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày một cao

Nhận thức được vai trò của con người trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước Nghị quyết Trung Ương IV đã nêu rõ:"Sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp Đảng uỷ và chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành Y tế giữ vai trò nòng cốt" Chính phủ đã có nghị quyết 37/CP ngày 20/06/1996 và định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với nòng cốt là ngành Y tế

Trong khi Quyết định số 07UB/TĐTL ngày 23/1/1975 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn cơ cấu tổ chức biên chế cán bộ của các cơ sở y tế ra đời đã hơn

20 năm đến nay có nhiều điểm không còn phù hợp nữa Hơn nữa, sự phát triển của kinh tế xã hội những năm qua đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái làm cho bệnh tật trong nhân dân ngày một gia tăng, do vậy nhiệm vụ của ngành Y tế

Trang 2

học kỹ thuật y nói riêng đòi hỏi phải có sự sắp xếp lại đội ngũ cán bộ y tế hợp lý đáp ứng nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài.

Bệnh viện Bưu Điện với nhiệm vụ là cơ quan khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên chức ngành Bưu chính Viễn thông các tỉnh phía Bắc gồm 38 tỉnh và thành phố trong đó mỗi năm khám chữa bệnh cho 35 ngàn cán bộ công nhân viên chức trong ngành nói riêng và nhân dân nói chung Như chúng ta đã biết ngành Bưu chính Viễn thông phát triển ngày càng lớn mạnh, bên cạnh đó đội ngũ cán bộ công nhân viên chức phục vụ trong ngành cũng tăng tương xứng Với khối lượng công việc ngày càng nặng nề như vậy việc nghiên cứu để hoàn thiện bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức cán bộ công chức tại Bệnh viện Bưu điện là vấn đề

cần quan tâm Chính vì lý do này mà em chọn đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện cơ

cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện”

2 Mục đích nghiên cứu của luận văn

- Những vấn đề cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu lao động trong tổ chức

- Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện

- Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu tổ chức quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện thời gian từ năm 2005 đến năm 2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh

tế như phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thống

kê mô tả, thống kê phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp, Ngoài ra, luận văn còn

Trang 3

thực hiện điều tra xã hội học, thu thập và xử lý các số liệu để hiểu rõ thực trạng về chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện Bưu Điện.

5 Đóng góp mới của luận văn

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức

- Đánh giá thực trạng việc xây dưng chiến lược nguồn nhân lực; phân tích những cơ hội và thách thức, những tồn tại và nguyên nhân trong các hoạt động xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của tại Bệnh viện Bưu Điện

- Những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết và hoàn thiện trong hoạt động xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại Bệnh viện Bưu Điện

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính chính của luận văn được kết cấu bởi 3 chương:

Chương 1 Lý luận cơ bản về tổ chức bộ máy quản lý của Bệnh viện Bưu điện Chương 2 Thực trạng cơ cấu bộ máy quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện.

Chương 3 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Bệnh viện Bưu Điện

Trang 4

CHƯƠNG 1

SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN

BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

1 1 Một số khái niệm cơ bản.

để chỉ các tổ chức kinh tế độc lập có đủ các đặc trưng pháp lý, thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định, được thành lập, hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý

và tên gọi khác nhau Ứng với mỗi hình thức pháp lý, doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật

1.1.2 Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

1.1.2.1 Bộ máy quản lý

a Quản lý

Quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý nhằm duy trì hoạt động của hệ thống, sử dụng tốt nhất mọi tiềm năng sẵn có, các

cơ hội để đưa hệ thống đến mục tiêu đã đề ra trong điều kiện biến động của môi trường2

1 Khoản 1 Điều 4, Luật doanh nghiệp 60/2005QH11 ngày 29/22/2005

2 Giáo trình quản lý đại học Đại cương, Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội năm 2007, trang 8

Trang 5

Chủ thể quản lý thực hiện hoạt động quản lý thông qua các chức năng quản lý Chức năng quản lý là những hình thức thể hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bao gồm:

- Chức năng hoạch định các mục tiêu và triển khai thực hiện các hoạt động để đạt được mục tiêu đó

- Chức năng tổ chức, tạo ra cấu trúc quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân để đạt được mục tiêu

- Chức năng lãnh đạo, điều hành các đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu

- Chức năng kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động và kết quả thực hiện đúng với chủ trương, đường lối đã đề ra nhằm thực hiện những mục tiêu đã định

b Bộ máy quản lý doanh nghiệp

Bộ máy quản lý doanh nghiệp là một hệ thống con người cùng với các phương tiện của doanh nghiệp được liên kết theo một số nguyên tắc, quy tắc nhất định mà doanh nghiệp thừa nhận để lãnh đạo quản lý toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã định Bộ máy quản lý là trung tâm chỉ huy toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, vừa là đại diện cho doanh nghiệp giải quyết các tình huống phát sinh trong tổ chức cũng như quan hệ với các tổ chức bên ngoài

Mỗi doanh nghiệp đều có sự phân chia nhất định các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ Sự phân chia có hình thành các nhóm, các bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận thực hiện một hoặc một số công việc nhất định dưới sự điều hành của những người quản lý có trình độ nhất định Mỗi nhóm, mỗi bộ phận đó thực chất cũng là một tổ chức nhỏ bên trong doanh nghiệp, có người quản lý, điều hành nhóm và tổ chức thực hiện viện phối hợp các thành viên trong nhóm với nhau

Trong bộ máy quản lý, tất cả những người tham gia vào quá trình thực hiện

Trang 6

quản lý, lao động quản lý bao gồm cán bộ lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn nghiệp

vụ thừa hành, nhân viên phục vụ

Do đặc thù về vị trí, vai trò và tính chất công việc, lao động quản lý có những đặc điểm riêng có, khác biệt với lao động trực tiếp:

- Hoạt động lao động quản lý là hoạt động trí óc mang nhiều đặc tính sáng tạo Lao động trí óc là lao động cơ bản nhất trong hoạt động lao động quản lý Đặc trưng này tạo ra tính phức tạp trong công tác xây dựng định mức lao động trong lĩnh vực quản lý và nó đặt ra các yêu cầu trong quá trình tổ chức hoạt động cho lao động quản lý

- Hoạt động quản lý là hoạt động mang tính tâm lý xã hội cao Do là loại lao động trí óc nên hoạt động lao động quản lý đặt ra các yêu cầu cao về yếu tố tinh thần

và tâm lý đối với người lao động Đó là khả năng nhận biết, khả năng thu thập và xử

lý các luồng thông tin quản lý Đồng thời trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, lao động quản lý phải thực hiện nhiều mối quan hệ giao tiếp nên đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình thực hiện công việc của lao động quản lý

- Trong quá trình lao động, lao động quản lý tiếp nhận và xử lý các luồng thông tin để phục vụ công tác quản lý, do đó thông tin vừa là đối tượng lao động, kết quả lao động, vừa là phương tiện lao động của lao động quản lý

- Hoạt động lao động quản lý có nội dung đa dạng, khó xác định và kết quả lao động không biểu hiện dưới dạng vật chất một cách trực tiếp nên hoạt động lao động quản lý khó theo dõi, khó đánh giá nên tiến hành tổ chức lao động cần có những phương pháp nghiên cứu, phương án tổ chức phù hợp

- Những thiệt hại về kinh tế do lao động quản lý gây ra thường lớn hơn những thiệt hại do lao động trực tiếp gây ra Do vậy, việc tổ chức hệ thống kiểm soát phải đảm bảo phát hiện kịp thời các quyết định quản lý không phù hợp, đem lại sự ổn định cho tổ chức

Trang 7

Ngoài các đặc điểm trên, lao động quản lý còn cần trang bị những kỹ năng quản lý như kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện các mối quan hệ con người và phát trau dồi các phẩm chất cá nhân như sự kiên nhẫn, ý chí quyết tâm, hành động đúng đắn phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội… Các yêu cầu về

kỹ năng và phẩm chất cá nhân của lao động quản lý phụ thuộc vào vị trí, vai trò của mỗi người trong bộ máy quản lý Đây là một trong những cơ sở quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp

1.1.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ về quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp3

Tổ chức bộ máy quản lý thể hiện cách thức trong đó các hoạt động của doanh nghiệp được phân công giữa các nhóm, các bộ phận lớn hay bé trong doanh nghiệp

Nó xác định rõ các mối quan hệ giữa các hoạt động cụ thể, những nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm gắn với các nhóm, các bộ phận và các mối quan hệ quyền lực tạo nên một tổng thể chung bên trong tổ chức

1.1.3 Các mối quan hệ trong bộ máy quản lý

Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, phải xác định đúng đắn, rõ ràng các mối quan hệ giữa các bộ phận, các cấp, các nhân viên quản lý doanh nghiệp Tùy theo đặc điểm, tính chất, quy mô của doanh nghiệp mà hình thành các mối quan hệ khác nhau Các mối quan hệ đó đan xen nhau theo từng cấp độ quản lý bao gồm các mối quan hệ chính sau:

- Mối quan hệ trực thuộc: Đó là các mối quan hệ không cùng cấp, thể hiện vị trí, vai trò và các mối quan hệ công tác giữa bộ phận cấp trên với cấp dưới, mối quan

Trang 8

hệ giữa người lao động, nhân viên trong một bộ phận, giữa người lánh đạo ở cấp trên

và người lãnh đạo ở cấp dưới

- Mối quan hệ chức năng: Đó là các mối quan hệ cùng cấp giữa các bộ phận chức năng với nhau trong quá trình thực hiện chức năng tham mưu tư vấn cho lãnh đạo hoặc là mối quan hệ giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới thông qua các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn

- Mối quan hệ tư vấn: Là mối quan hệ giữa lãnh đạo doanh nghiệp với các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ hoặc với các hội đồng có chức năng tư vấn theo từng loại công việc nhất định

Việc xác định đứng đắn, hợp lý những mối liên hệ trên giúp các bộ phận nhận thức rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các mối quan hệ công tác nhằm đảm bảo doanh nghiệp xây dựng được một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khoa học nhất phù hợp với môi trường trong đó doanh nghiệp đang vận động để đạt được các mục tiêu đặt ra

1.1.4 Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Một trong những yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định làm cho bộ máy tổ chức doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đạt được mục tiêu là phải xác định được một mô hình tổ chức bộ máy quản lý hợp lý Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có một

mô hình tổ chức khác nhau, tuy nhiên dựa theo đặc điểm chung có thể phân loại theo một số loại mô hình sau:

1.1.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến

Đây là loại mô hình đơn giản và tồn tại lâu nhất trong lịch sử, với các đặc trưng:

Một là, toàn bộ hoạt động tổ chức được lãnh đạo, điều hành theo tuyến thẳng

đứng (chiều dọc) Hai là, mọi thông tin đều được tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng phát ra từ đó Ba là, hai bộ quận quản trị cùng cấp

Trang 9

không liên hệ trực tiếp với nhau mà phải thông qua cấp trên chung của hai bộ phận đó.

Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến

Mô hình này có ưu điểm là gọn nhẹ, linh hoạt, chi phí quản lý thấp, đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản lý điều hành Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu của mô hình này là việc ra quyết định quản lý điều hành dài, hao phí lao động lớn

Để áp dụng mô hình này hiệu quả, đòi hỏi người lãnh đạo phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, toàn diện để chỉ đạo được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, do đó mô hình này thích hợp với các doanh nghiệp quy mô nhỏ, các hoạt động ổn định

1.1.4.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng

Mô hình này có các đặc trưng sau:

Một là, chia tổ chức thành các "tuyến" chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận

hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ

chức Hai là, các hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong

một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, thương mại, nhân sự, tài chính,

Tổng Giám đốc

Giám đốc Nhân sự

Giám đốc Tài chính

Giám đốc

Kỹ thuật

Các đối tượng quản lý

Các đối tượng quản lý

Các đối tượng quản lý

Trang 10

hình trực tuyến Cấp dưới nhận nhiệm vụ không chỉ từ người lãnh đạo trực tiếp mà còn từ lãnh đạo chức năng.

Mô hình này có ưu điểm là việc phân công nhiệm vụ rõ ràng, cho phép mức độ chuyên môn hóa cao, phản ảnh được logic của chức năng Trách nhiệm quản lí của người lãnh đạo cao nhất của hệ thống được giảm bớt Cá nhân trong mỗi bộ phận chức năng được chuyên môn hóa nên thuận lợi trong việc đào tọa, kế thừa kinh nghiệm của cá nhân khác Tuy nhiên, nhược điểm chủ yếu của mô hình này là quyền lực và trách nhiệm nhiều lúc chồng chéo, dễ xảy ra nguy cơ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác Một cấp chịu sự quản lý của nhiều cấp trên phá vỡ tính thống nhất của việc quản lý, điều hành Khuynh hướng phát triển chuyên môn hóa không tạo ra người lãnh đạo có kiến thức toàn diện Mô hình này thích hợp với cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhỏ hoặc một bộ phận sản xuất, một phân xưởng

1.1.4.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến tham mưu

Đây là mô hình trực tuyến được bổ sung thêm bộ phận tham mưu giúp việc người lãnh đạo trong quá trình quản lý, điều hành Bộ phận tham mưu chỉ có quyền

Giám đốc

Phòng chức

năng

Phòng chức năng

Phòng chức năng

Các đối tượng

quản lý 1

Các đối tượng quản lý 2

Các đối tượng quản lý 3

Trang 11

tư vấn, không có quyền ra mệnh lệnh Người lãnh đạo ra các quyết định trên cơ sở có

sự tham khảo ý kiến của bộ phận tham mưu

Mô hình này khai thác được kiến thức của bộ phận tham mưu giúp việc trong việc ra quyết định, giúp bớt gánh nặng cho lãnh đạo mà vẫn đảm bảo được tính thống nhất của hoạt động quản lý Tuy nhiên, mô hình này tác rời một cách cứng nhắc giữa bộ phận tư vấn và lãnh đạo nên không gắn được trách nhiệm của bộ phận

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ tham mưu

1.1.4.4 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng

Đây là mô hình quản lý có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì được hệ thống trực tuyến, vừa kết hợp được hệ thống chức năng Các bộ phận chức năng chủ yếu được

Tổng Giám đốc

Giám đốc

Nhân sự

Giám đốc Tài chính

Giám đốc

Kỹ thuật

Trang 12

Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

-Mô hình này phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tiếp Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi lãnh đạo phải có vai trò quan trọng tạo ra sự thống nhất giữa hệ thống trực tuyến và bộ phận hoạt động chức năng Trường hợp sử dụng nhiều bộ phận chức năng sẽ làm cho bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều đầu mối, làm tăng chi phí quản lý

1.1.4.5 Mô hình tổ chức ma trận

Mô hình tổ chức ma trận là sự kết hợp của hai hoặc nhiều mô hình tổ chức khác nhau Mô hình ma trận là sự kết hợp dạng phân công theo chiều ngang như mô hình tổ chức bộ máy quản lý theo chức năng và các hoạt động theo chiều dọc trên cơ

sở phân cấp theo sản phẩm, dự án, khu vực địa lý để thực hiện các nhiệm vụ có liên

Tổng Giám đốc

Giám đốc

Nhân sự

Giám đốc Kinh doanh

Trưởng phòng

Kỹ thuật

Trang 13

quan trong một chức năng nhất định Đây là loại hình cơ cấu tổ chức đối với các doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển mạnh.

Ưu điểm của mô hình này là sử dụng tối đa năng lực và nhiều kỹ năng chuyên môn từ nhiều lĩnh vực khác nhau và do đó có thể giải quyết những vấn đề phức tạp với hiệu quả tối đa Tuy nhiên, đây là một mô hình cồng kềnh, chi phí quản lý để vận hành mô hình này cao Quyền lực và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo các bộ phận

có thể trùng nhau tạo ra các xung đột và khoảng cách trong nỗ lực giữa các đơn vị và

sự không nhất quán

Sơ đò 1.4: Mô hình tổ chức ma trận

1.2 Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn bộ máy quản lý

1.2.1 Hình thức pháp lý của doanh nghiệp

Hình thức pháp lý đòi hỏi một số loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định bắt buộc của pháp luật trong bộ máy quản lý doanh nghiệp Ở nhiều nước trên thế giới, bộ máy quản lý của mõi loại hình doanh nghiệp được xây dựng theo

Tổng Giám đốc

Giám đốc nhân sự

Giám đốc Tài chính

Trang 14

Mô hình một cấp (Single - tier board) hiện được sử dụng phổ biến ở các nước điển hình như Bỉ, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển Theo đó toàn bộ hoạt động điều hành của Ban giám đốc điều hành doanh nghiệp chịu sự kiểm tra giám sát của HĐQT (Board of director) với các thành viên độc lập không tham gia điều hành Đối với mô hình hai cấp (two - tier board) phổ biến ở Châu Âu Lục địa, như Đức, Áo, Đan Mạch và Hà Lan, bên cạnh HĐQT còn có mtooj BKS (Supervisory board) thực hiện chức năng giám sát toàn bộ hoạt động quản lý và chiến lược của doanh nghiệp4

Ở Việt Nam, pháp luật quy định rất rõ và cụ thể bộ máy quản lý ở mỗi loại hình doanh nghiệp Đối với Công ty Nhà nước có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức quản

lý gồm HĐQT, BKS (do HĐQT thành lập), Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn, cơ cấu tổ chức quản lý gồm Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty (đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) và Kiểm soát viên, Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc Đối với Công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý gồm Đại hội đồng cổ đông, HĐQT và BKD (do Đại hội đồng cổ đông bầu), Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc Các loại hình doanh nghiệp khác như Công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhan do thành viên hợp doanh thỏa thuận hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định5 Các yếu tố này sẽ tiếp tục thay đổi theo sự hoàn thiện của pháp luật

1.2.2 Hoạt động kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp

Đây là căn cứ quan trọng để từng xây dựng bộ máy quản lý doanh nghiệp Mục tiêu của doanh nghiệp được hình thành từ chiến lược tổng thể phát triển doanh nghiệp Tùy theo từng giai đoạn phát triển, chiến lược của doanh nghiệp sẽ có nội dung cũng như tính chất phức tạp khác nhau Giữa bộ máy quản lý doanh nghiệp và chiến lược doanh nghiệp có sự liên kết với nhau chặt chẽ Khi chiến lược phát triển

4 Kết quả nghiên cứu của Graham Gilmour, Sukhumaporn Wong-Ariyaporn và Nhóm Báo cáo Toàn cầu của công ty tư vấn quốc tế PricewaterhouseCooper (PWC) - website: www.pwc.com/ifrs (Tài liệu do PWC tư vấn, cung cấp cho Bảo Việt)

5 Luật doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH 11 ngày 26/11/2003, Luật doanh nghiệp 60.2005QH11 ngày 29/12/2005

Trang 15

doanh nghiệp thay đổi, điều đòi hỏi cần thay đổi hay điều chỉnh là bộ máy quản lý nhằm thích ứng và hỗ trợ cho sự thay đổi của doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp, chiến lược phát triển doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi hoàn thiện Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất theo hướng tập trung, chuyên môn hóa cao hay mở rộng sản xuất sang lĩnh vực mới

sẽ quyết định việc sắp xếp các yếu tố sản xuất nhằm đạt được mục tiêu Mức độ chuyên môn hóa theo các lĩnh vự đòi hỏi cơ cấu tổ chức có sự phối hợp chặt chẽ với nhau hơn trên các lĩnh vực

Các doanh nghiệp theo chiến lược đổi mới, tập trung vào các sản phẩm dịch

vụ mới thường có một bộ máy quản lý phù hợp với chiến lược đó Bộ máy quản lý đòi hỏi một sự linh hoạt, phân công lao động giữa các bộ phận phải tạo sự thích ứng với chiến lược đổi mới của doanh nghiệp Ngược lại, các doanh nghiệp theo chiến lược cắt giảm chi phí lại xây dựng một bộ máy quản lý với các liên kết chặt chẽ đúng quy định và mức độ tập trung quyền lực quyết định cao

1.2.3 Lĩnh vực kinh doanh, quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Mỗi ngành nghề kinh doanh sẽ có những đặc trưng khác nhau về sản phẩm, dịch vụ cần

có một quy trình sản xuất kinh doanh đặc biệt Vì vậy, bộ máy quản lý phải xây dựng phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý gắn liền với quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh nghiệp có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như số lượng cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp; số lượng sản phẩm hoặc tổng doanh thu hoặc lợi nhuận; địa bàn hoạt động hoặc thị phần của doanh nghiệp… Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn bộ máy quản lý Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lực lượng lao động ít, vấn đề tập trung quyền lực và tổ chức quản lý điều hành doanh nghiệp có thể gặp khó khăn nếu không tổ chức doanh nghiệp hoặc đổi mới các

Trang 16

1.2.4 Kỹ thuật, công nghệ

Bộ máy tổ chức gắn liền với loại kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng để chuyển đổi những yếu tố đầu vào thành sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp sử dụng các công nghệ khác nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, bộ máy quản lý được xây dựng có khả năng thích ứng kịp thời trước sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ Các doanh nghiệp tiên phong trong việc sử dụng công nghệ mới có xu hướng sử dụng cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật Như vậy, tùy thuộc kỹ thuật, công nghệ, quy mô và hình thức sản xuất đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một bộ máy quản lý phù hợp, đảm bảo một sự điều phối chặt chẽ trong công việc ra các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh và kỹ thuật, công nghệ

1.2.5 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến bộ máy quản lý doanh nghiệp từ hai mặt: Tính phức tạp và tính ổn định của môi trường Trong điều kiện môi trường ổn định, các doanh nghiệp thường có một bộ máy quản lý ổn định, trong đó việc đưa ra các quyết định thường mang tính tập trung với những chỉ thị, nguyên tắc cứng rắn đều có thể quản lý tốt Ngược lại, những doanh nghiệp có được thành công trong môi trường càng phức tạp, càng thay đổi đòi hỏi một bộ máy tổ chức có tính thích ứng đủ mạnh,

có nhiều đối sách mềm mỏng, linh hoạt phù hợp với sự thay đổi

1.2.6 Con người

- Con người là trung tâm của hoạt động quản lý, là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp Con người tác động và chi phối với bộ máy quản lý doanh nghiệp trên các góc độ:

- Lãnh đạo doanh nghiệp: năng lực, trình độ chuyên môn, tác phong của người lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc hoạt động của Nghị định và bộ máy tổ

Trang 17

chức quản lý doanh nghiệp Người lãnh đạo làm việc mang phong cách công nghệ thường làm việc nhanh, quyết đoán, hiệu quả, các mối phân công công việc rõ ràng,

bộ máy tổ chức quản lý thường gọn nhẹ, rõ ràng, làm việc hiệu quả; người lãnh đạo theo phương cách truyền thống thường thích sự kiểm soát tập trung, thích sự ổn định nên thường sử dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo truyền thống như cơ cấu chức năng, không thích vận dụng các cơ cấu tổ chức mới khác

- Người lao động trong doanh nghiệp : Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thái

độ của người lao động trong doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy của doanh nghiệp Người lao động có tay nghề cao thường có ý thức với công việc được giao và có thể hoàn thành tốt khối lượng công việc được giao Do vậy, lãnh đạo doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình quản lý mở, không cần nhiều lao động cấp trung gian quản lý, đôn đốc công việc Bên cạnh đó, những người lao động có thái độ làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, thường không hoàn thành công việc được giao đòi hỏi có đủ lao động quản lý để kiểm tra, đôn đốc quản lý trong công việc Điều đó làm tăng số lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp

1.3 Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện bộ máy quản lý là một tất yếu khách quan trong tiến trình đổi mới sắp xếp doanh nghiệp ở Việt Nam Ngày 07/3/1994, Chính phủ đã ký quyết định 91/TTg thí điểm thành lập các tổng Công ty Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới Nghị quyết về việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp Nhà nước đã được hội nghị Trung ương lần thứ 3 khóa IX ngày 24/9/2001 thông qua với chủ trương thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng Công ty Nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế dưới những hình thức pháp l ý khác nhau, đa dạng hóa về lĩnh

Trang 18

Pháp luật hiện hành quy định, tập đoàn kinh tế là một nhóm các doanh nghiệp

có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn

bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợ kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức Công ty mẹ - Công ty con6

Như vậy, việc hình thành tập đoàn kinh tế về cơ bản làm thay đổi các mối liên kết, quy mô, ngành nghề kinh doanh… đòi hỏi doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với định hướng của Nhà nước, các yêu cầu của pháp luật, đồng thời bắt kịp những đòi hỏi của thị trường

Hoàn thiện bộ máy quản lý phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp là một yếu tố khách quan trong quá trình phát triển Tùy theo từng giai đoạn phát triển, chiến lược của doanh nghiệp sẽ có nội dung cũng như tính chất phức tạp khác nhau Trong giai đoạn hiện nay, thể chế kinh tế thị trường ở nước ta đã cơ bản hình thành

Để đáp ứng những yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh tạo được vị thế trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải nhậy bén, linh hoạt thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế và sự quản lý, định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Việc hoàn thiện bộ máy quản lý của doanh nghiệp với những con người có năng lực, trình độ và nhiệt tình trong công việc theo hướng chuyên, tinh, gọn nhẹ là một tất yếu Gọn nhẹ thể hiện sự vừa đủ, chi tiết thành phần không rườm rà, không thừa, không thiếu và có tỷ trọng nhỏ; chuyên tinh thể hiện khả năng chuyên sâu, thường xuyên có chọn lọc, có khả năng đi đến kết quả, đạt mục tiêu, mục đích của tổ chức đã đề ra

Bộ máy quản lý sẽ phát huy được sức mạnh khi phù hợp với yêu cầu thực tiễn ngược lại nó sẽ làm lực cản, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp Một bộ máy quản lý hiệu quả không chỉ vừa có đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của doanh nghiệp mà phải có một tập thể con người có đủ trình độ, kinh

6 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005

Trang 19

nghiệm và những phẩm chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao qua quá trình làm việc, con người dẫn trưởng thành về mọi mặt, tích lũy thêm được kỹ năng, kiến thức, tác phong làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của bản thân cũng đòi hỏi phải bố trí sắp xếp bộ máy quản lý hợp lý để khai thác tối đa khả năng của họ.

Bộ máy quản lý là đầu não của doanh nghiệp, điều khiển mọi hoạt động của doanh nghiệp Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp là do bộ máy quản lý quyết định Vì vậy, hoàn thiện tổ chức bộ máy là yêu cầu tất yếu và khách quan đối với mỗi doanh nghiệp

1.3.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý của Bệnh viện Bưu điện:

Nằm trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, Lãnh đạo tập đoàn Bưu chính viễn thông có sự quan tâm đặc biệt tới công tác chăm sóc, bảo vệ

và nâng cao sức khỏe của cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế đã nêu các định hướng và yêu cầu cụ thể cho hoạt động của ngành Y tế trong giai đoạn mới

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ trên thế giới trong thời gian qua, y học cũng có những tiến bộ vượt bậc nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tin học

Trước tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phát triển cho các Bệnh viện của nước ta

và bệnh viện Bưu điện cũng không thể nằm ngoài xu thế phát triển đó trong công cuộc đổi mới về công nghệ và nâng cao trình độ của cán bộ y tế

Bệnh viện Bưu điện với qui mô phát triển từ 100 giường điều trị nội trú cho đến nay lên tới hơn 500 giường bệnh, lưu lượng bệnh nhân nội trú thường xuyên lên tới 400-450 bệnh nhân Về tổ chức, lúc đầu chỉ có 14 khoa, phòng đến nay đã có 28 khoa, phòng và 01 trung tâm Y tế lao động

Một số hoạt động của bệnh viện đã đạt được thành công, được các đơn vị

Trang 20

người bệnh, tổ chức khám và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện, áp dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị, Chất lượng khám chữa bệnh ngày một tốt hơn được cán bộ trong ngành Bưu điện và nhân dân tin tưởng, là một điạ chỉ tin cậy của nhân dân.

Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ công nhân viên trong ngành Bưu điện và của nhân dân trong vùng ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ y tế, bệnh viện chưa đáp ứng được nhiều mặt như: quy mô giường bệnh thiếu, thiếu một số khoa chuyên sâu; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu và xuống cấp, chưa đáp ứng về phát triển khoa học công nghệ và phát triển năng lực cho cán bộ công nhân viên cả về chất lượng và số lượng

Chính vì vậy, sự cần thiết phải hoàn thiện bộ máy quản lý của Bệnh viện Bưu điện đến năm 2015 là nhu cầu tất yếu, nhằm thực hiện được nhiệm vụ chính của Bệnh viện là chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cán bộ công nhân viên trong ngành Bưu điện nói riêng và nhân dân trong vùng nói chung ngày một tốt hơn

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BỘ MÁY QUẢN LÝ

Trang 21

CỦA BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của bệnh viện Bưu điện

Bệnh xá Bưu Điện được thành lập ngày 16/6/1956 theo Quyết định số 54/QĐ do

Bộ trưởng Bộ Giao Thông Bưu Điện ký Bệnh xá Bưu Điện có trụ sở làm việc ở số nhà 28, phố Tăng Bạt Hổ - Hà Nội Bệnh viện Bưu Điện được thành lập cuối năm

1966 Và đầu năm 1970 Bênh Viện Bưu Điện được chuyển về số 1 Yên Bái 2 là cơ

sở đang làm việc hiện nay

Hiện nay, bệnh viện Bưu Điện có 2 cơ sở :

+ Cơ sở 1: 49 Trần Điền - Hoàng Mai - Hà Nội

+ Cơ sở 2: Số 1 Yên Bái 2, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giám đốc Bệnh Viện qua các thời kỳ:

Bệnh viện Bưu điện là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam Từ những năm 90 của thế kỷ trước cùng với sự phát triển của ngành, bệnh viện Bưu điện đã được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng trình độ của cán bộ y tế Bệnh viện đã phát triển không ngừng từ bệnh viện nhỏ lên bệnh viện hạng II rồi lên hạng I như ngày nay

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, bệnh viện Bưu điện được Tâp đoàn

Trang 22

hoạt động song song, bệnh viện Bưu điện được tổ chức gồm 28 khoa phòng và 01 Trung tâm Y tế lao động, hoạt động thống nhất, tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng

ủy và Ban Giám đốc bệnh viện

Xác định yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bệnh viện là nhân tố con người, lãnh đạo bệnh viện đã ưu tiên đầu tư, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để làm chủ và triển khai có hiệu quả các kỹ thuật

y tế mới Đến nay, đội ngũ cán bộ của đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành cả

về số lượng và chất lượng Nhiều kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, trước đây chỉ được áp dụng ở một số Bệnh viện chuyên sâu thì nay đã được triển khai có hiệu quả tại bệnh viện, góp phần nâng cao vị thế của bệnh viện

Hiện nay bệnh viện lên tới 500 giường điều trị, và đã áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến như: mổ tật khúc xạ, phẫu thuật nội soi (tiêu hóa, tiết niệu, xương khớp, tai mũi họng), phẫu thuật thẩm mỹ, lấy sỏi thận qua da, đẻ không đau, thụ tinh trong ống nghiệm, nong vành đặt stent với trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực Hệ thống thiết bị cận lâm sàng hiện đại như máy chụp cắt lớp vi tính(CT), máy chụp cộng hưởng từ (MRI), các máy siêu âm thế hệ mới như siêu âm màu 3D, 4D, các máy xét nghiệm miễn dịch, vi sinh…

Bệnh viện đã thực hiện được nhiều kỹ thuật ngang tầm với chức năng của bệnh viện đa khoa tuyến trung ương Tuy vậy, so với yêu cầu đặt ra và với chức năng nhiệm vụ là trung tâm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ nhân viên nghành Bưu điện và nhân dân khu vực phía Bắc thì bệnh viện cần phải đầu tư phát triển và hoàn thiện trong nhiều lĩnh vực mới đáp ứng được nhu cầu phục vụ người bệnh

Bệnh viện Bưu Điện là bệnh viện đầu ngành của Tập đoàn Bưu Chính Nằm trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo tập đoàn Bưu chính viễn thông có sự quan tâm đặc biệt tới công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cán bộ công nhân viên ngành Bưu điện Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế đã nêu các định hướng và yêu cầu cụ thể cho hoạt động của ngành y tế trong giai đoạn mới

Trang 23

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cánh mạng công nghệ trên thế giới trong thời gian qua, y học cũng có những tiến bộ vượt bậc nhờ ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ tin học.

Trước tình hình đó đã đặt ra yêu cầu phát triển cho các Bệnh viện của nước ta

và bệnh viện Bưu điện cũng không thể nằm ngoài xu thế phát triển đó trong công cuộc đổi mới về công nghệ và nâng cao trình độ của cán bộ y tế

2.2 Những đặc điểm cơ bản của bệnh viện

2.2.1 Đặc điểm về hình thức pháp lý:

Là một doanh nghiệp hành chính sự nghiệp có thu hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam , bộ máy quản lý của Bệnh viện được tổ chức theo các quy định tại điều 21 Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 và Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ Các phòng ban chức năng thành lập để kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Ban Giám đốc Chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của các phòng ban chức năng được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Bệnh viện

Về chuyên môn, Bệnh viện chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế, nên được thực hiện theo:

- Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ qui định chức năng quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế

- Nghị quyết 46/NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46/NQ/TW của Bộ chính trị Theo đó phải tổ chức việc xây dựng và thực hiện các đề

án y tế-sức khỏe trong giai đoạn mới để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân (BVCS&NCSK)

Trang 24

- Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010 và 2020.

- Quyết định 153/2006/QĐ-TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

- Luật Bảo hiểm y tế, Nghị định số 62/2009/NĐ-CP của Chính phủ hướng đến một

số điều của Luật BHYT và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và Nghị định 62 CP;

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

- Nghị định 276/2005/NĐ-CP ngày 1/11/2005 của Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi nghề của ngành Y tế và Thông tư 02/2005/TTLT của Bộ YT – TC – NV hướng dẫn thực hiện Nghị định 276 CP

- Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp đặc thù cho CBCC ngành y tế và Thông tư liên tịch số 09/ 2003/TTLT của Bộ NV-YT hướng dẫn thực hiện Quyết định 155 TTg

- Các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về định hướng phát triển kinh tế vùng đến năm 2010, 2015 và 2020 như Nghị quyết 37/NQ-

Trang 25

- Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

- Quyết định 260/QĐ- VNPT-HĐQT- TCCB ngày 9/10/2009 của Chủ tịch Hội đồng quản trị về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của bệnh viện Bưu điện

- Quyết định số 3172/QĐ-BYT, ngày 01/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án kiện toàn, thành lập trung tâm/phòng Đào tạo và Chỉ đạo tuyến của bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế;

2.2.2 Đặc điểm hoạt động hoạt động của bệnh viện

2.2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Bưu Điện

Bệnh viện Bưu điện là bệnh viện đầu ngành trong hệ thống của Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong ngành bưu điện và nhân dân, đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị y tế cơ sở trong Tập đoàn về chuyên môn nghiệp vụ

Tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện Bưu điện nằm trong cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam Với cấu hình tổ chức cụ thể được sơ đồ hoá trong sơ đồ sau :

Trang 26

Sơ đồ 1 : Cấu hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam

Từ mô hình tổ chức của Tập đoàn, bệnh viện Bưu điện sẽ phải lựa chọn mô hình

và cấu hình bộ máy tổ chức quản lý thích hợp để hoàn thành các nhiệm vụ được giao Hiện nay, bộ máy quản lý của bệnh viện được tổ chức cụ thể như sau :

- Về mô hình tổ chức: Là bệnh viện đa khoa, do quy mô nhỏ, định biên thiếu, cơ

sở vật chất yếu, thiếu và chật hẹp nên công tác tổ chức y tế được xây dựng trên một

mô hình tương đối đầy đủ với các khoa khám và điều trị bệnh, các phòng, ban

- Cấu hình tổ chức bộ máy quản lý: hiện nay như sau:

Ban Giám đốc là ban lãnh đạo cao nhất của bệnh viện

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

Tổng công ty Bưu chính Việt Nam

Công ty Tài chính Bưu điện

Công ty cáp quang

và phụ kiện Focal

Học viện Công nghệ BCVT

Trường Trung học BCVT&CNTT Bệnh viện Bưu điện

Bệnh viện điều dưỡng Bưu điện

Khối các công ty

cổ phần hoá

Trang 27

Bệnh viện có 28 khoa, phòng và 01 Trung tâm y tế lao động hoạt động giúp việc cho Ban Giám đốc trong việc triển khai nhiệm vụ khám và chữa bệnh:

05 phòng ban chức năng

17 khoa lâm sàng

04 khoa cận lâm sàng

02 khoa thuộc Trung tâm Y tế lao động là nhiệm vụ y tế chuyên ngành

Bộ máy quản lý của bệnh viện Bưu điện được cụ thể hoá trong sơ đồ 07

Các phòng, ban, khoa trong bệnh viện có trách nhiệm phối kết hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động Cơ chế phối kết hợp được quy định cụ thể trong Nội quy hoạt động của bệnh viện

Xác định yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bệnh viện là nhân tố con người, lãnh đạo bệnh viện đã ưu tiên đầu tư, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để làm chủ và triển khai có hiệu quả các kỹ thuật

y tế mới Đến nay, đội ngũ cán bộ của đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành cả

về số lượng và chất lượng Nhiều kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, trước đây chỉ được áp dụng ở một số Bệnh viện chuyên sâu thì nay đã được triển khai có hiệu quả tại bệnh viện, góp phần nâng cao vị thế của bệnh viện

Trang 28

Sơ đồ 2: Cấu hình tổ chức của bệnh viện Bưu Điện

Tuy nhiên, với cấu hình này, bệnh viện còn nhiều khoa chưa được thành lập, nhiều khoa phải sinh hoạt ghép với nhau Tồn tại này khiến cho công tác phát triển chuyên môn theo chuyên khoa sâu gặp nhiều bất lợi, công tác chẩn đoán và điều trị gặp không ít khó khăn

Thực trạng tổ chức cơ cấu cán bộ và công tác khám chữa bệnh của bệnh viện Bưu điện

* Về đội ngũ cán bộ : tổng số (đến ngày 31/3/2011), bệnh viện có 492 cán bộ

viên chức:

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động

Phòng Kế toán tài chính-Thống kê

Phòng Điều dưỡng chính-TTB Y Phòng Hành

CÁC KHOA CHUYÊN MÔN

1 Khoa Khám bệnh 111 Khoa Khám bệnh 22 Khoa Nội 112 Khoa Nội 23 Khoa Ngoại 113 Khoa

Ngoại 24 Khoa Hồi sức cấp cứu14 Khoa Tai-Mũi-Họng5 Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức 115

Khoa Thận nhân tạo6 Khoa Phụ Sản16 Khoa Dược7 Khoa Mắt17 Khoa Xét nghiệm 18 Khoa Vật

lý-PHCN và Đông Y18 Khoa Xét nghiệm 29 Khoa Chẩn đoán hình ảnh10 Khoa Chống nhiễm khuẩn

Trang 29

Trong đó: - Biên chế: 360

- Hợp đồng: 132

Cán bộ thuộc các phòng ban chức năng : 41 người

2.2.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của bệnh viện :

- Tổ chức kinh doanh nhà thuốc bệnh viện, vật tư y tế theo quy định của pháp luật hiện hành

+ Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật cao khi có đủ điều kiện;

+ Khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước;

+ Khám chữa bệnh và khám sức khỏe cho người nước ngoài khi đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế và các quy định của Tập đoàn;

+ Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện dịch bệnh, tổ chức thu dung điều trị bệnh nhân trong các vụ dịch theo quy định của Bộ Y tế

Trang 30

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Tập đoàn

- Nghiên cứu khoa học:

+ Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ để phục vụ việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hoật động y tế dự phòng đặc biệt trong lĩnh vực Y học lao động chuyên ngành Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho cán bộ công nhân viên của Tập đoàn và tham gia hoật động y tế cộng đồng

+ Chủ trì hoạc tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công của Tập đoàn và Bộ y tế

+ Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế và trong nước tại Bệnh viện theo quy định của Tập đoàn và quy định của pháp luật

+ Thực hiện chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Tập đoàn và của pháp luật

- Chỉ đạo tuyến:

+ Tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh; hướng dẫn hỗ trợ các cơ sở y tế trong tập đoàn về chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới của Bệnh viện;+ Theo dõi, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn y tế tại các đơ vị thuộc Tâp đoàn

và theo sự phân công của Bộ Y tế;

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Tập đoàn;

- Đào tạo:

+ Kết hợp với các trường Đại học Y, các trường Cao đẳng, Trung học y tế trong việc đào tao liên tục và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức trong Bệnh viện và Y tế các đơn vị thuộc Tập đoàn khi có nhu cầu

Trang 31

+ Là cơ sở thực hành và tham gia giảng dạy cho học sinh, sinh viên các trường Đại học y, Cao đẳng, Trung học y tế theo hướng dẫn của Bộ y tế khi được Tập đoàn cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phòng bệnh:

+ Tổ chức, triển khai công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cán bộ công nhân viên của Tập đoàn;

+ Giám sát môi trường lao động; phát hiện phòng và chữa bệnh nghề nghiệp;

+ Tổ chức giám định sức khỏe và giám định bênh nghề nghiệp;

+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tại địa phương và y tế cơ sở các đơn vị thuộc Tập đoàn trong công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cán bộ công nhân viên Tập đoàn

+ Tham gia phòng chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả do thiên tai theo hướng dẫn của Bộ y tế khi được Tập đoàn cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật;

- Hợp tác quốc tế:

+ Bệnh viện chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác về khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu; cung cấp trang thiết bị, nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ y tế của Bệnh viện;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, liên doanh, liên kết, với các

tổ chức quốc tế khi được Tập đoàn cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật;+ Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác của bệnh viện cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài và tiếp nhận các cán

bộ, học viên nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Bệnh viện khi được Tập đoàn cho phép và theo phấn cấp của tập đoànvà phù hợp với quy định của Pháp luật;

Trang 32

- Quản lý đơn vị:

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị theo quy định của Tập đoàn và quy định của pháp luật

+ Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các

cơ quan trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên

+ Thực hiện chủ trương xã hội hóa ngành y tế của Đảng và Nhà nước đẻ huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp Bệnh viện theo đúng quy định của Tập đoàn và của pháp luật

2.3 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động , qui mô và địa bàn hoạt động

2.3.1 Về lĩnh vực hoạt động:

Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người và của toàn xã hội , vậy việc chăm sóc

sức khỏe là nhiệm vụ của cán bộ, công nhân viên Bệnh viện Bưu Điện nói riêng và của ngành y tế nói chung

Hiện nay, Cán bộ, công nhân viên Bệnh viện Bưu điện thực hiện công tác khám sức khỏe định kỳ, chữa, điều trị bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên đang làm việc và đã nghỉ hưu trong ngành Bưu chính viễn thông thuộc các tỉnh phía Bắc

Ngoài ra còn phục vụ nhân dân trong cả nước có nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ,

2.3.2 Về quy mô và địa bàn hoạt động

Bệnh viện Bưu điện là bệnh viện Đa khoa hạng I và là bệnh viện đầu ngành trong hệ thống y tế của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam Nhiệm vụ chính

là khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho CBCNV ngành Bưu điện cũng như nhân dân trong cộng đồng Bệnh viện còn có nhiệm vụ đo vệ sinh môi trường lao

Trang 33

động, khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV thuộc Tập đoàn từ Thừa Thiên Huế trở

ra, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị y tế cơ sở trong Tập đoàn về chuyên môn nghiệp vụ.Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam, bệnh viện Bưu điện đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban giám đốc bệnh viện, đội ngũ cán bộ chuyên môn của Bệnh viện liên tục được cập nhật kiến thức và đầy nhiệt huyết đã đạt được nhiều thành tích rất đáng khích lệ Nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến đã được triển khai một cách có hiệu quả nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện, qua đó tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với người bệnh, không ngừng củng cố và phát triển thương hiệu của bệnh viện

Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, bệnh viện Bưu điện được Tâp đoàn giao kế hoạch 300 giường bệnh cho CBCNV trong ngành và 140 giường bệnh phục

vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng Với mô hình 1 đơn vị có 2 cơ sở hoạt động song song, bệnh viện Bưu điện được tổ chức gồm 28 khoa phòng và 01 Trung tâm Y tế lao động, hoạt động thống nhất, tập trung dưới sự lãnh đạo của Đảng

ủy và Ban Giám đốc bệnh viện

Xác định yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của bệnh viện là nhân tố con người, lãnh đạo bệnh viện đã ưu tiên đầu tư, thu hút nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chuyên môn cao để làm chủ và triển khai có hiệu quả các kỹ thuật

y tế mới Đến nay, đội ngũ cán bộ của đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành cả

về số lượng và chất lượng Nhiều kỹ thuật tiên tiến, đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu, trước đây chỉ được áp dụng ở một số Bệnh viện chuyên sâu thì nay đã được triển khai có hiệu quả tại bệnh viện, góp phần nâng cao vị thế của bệnh viện

2.4 Đặc điểm về cơ sở vật chất, kỹ thuật

• Cơ sở hạ tầng, nhà cửa:

Trang 34

Bệnh viện có diện tích 9.501m2, trong đó diện tích xây dựng là 19.680m2, Sân đường nội bộ và vườn hoa cây cảnh có diện tích 3.000m2, diện tích mặt bằng bình quân 23,0m2/giường bệnh, diện tích sử dụng bình quân 47,65m2/giường bệnh

• Trang thiết bị y tế: trang thiết bị y tế, trang thiết bị khác:

- Tài sản thuộc TBYT: Có tổng nguyên giá 46 tỷ,

- Tài sản hành chính phục vụ cho khám chữa bệnh: 5 tỷ

- Tài sản vận chuyển phục vụ cho khám chữa bệnh: 8 tỷ

- Tài sản vô hình và quản lý khác phục vụ khám chữa bệnh là: 13 tỷ

2.5 Đặc điểm về môi trường hoạt động

Cán bộ công chức, viên chức bệnh viện Bưu điện luôn phải làm việc trong môi trường độc hại, dễ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm, thường xuyên phải tiếp xúc với các chất thải như phân, nước tiểu cùng các hoá chất độc hại, các tia phóng xạ đây

là môi trường mà chính những người đang làm nhiệm vụ khám, chữa bệnh cũng dễ

bị lây nhiễm

Do đặc thù của công tác khám chữa bệnh mà ngoài 8 giờ làm việc hành chính bình thường, còn phải trực đêm, trực ngoài giờ, trực ngày lễ, ngày chủ nhật, đảm bảo sao cho 24/24 giờ trong ngày luôn luôn có người làm việc ở các cơ sở để kịp thời cấp cứu bệnh nhân, phòng chống dịch và bảo đảm cho người bệnh luôn luôn được chăm sóc, điều trị Khi dịch bệnh xảy ra thì không kể ngày đêm, lễ tết người cán bộ y tế phải đến tận ổ dịch làm nhiệm vụ phòng chống dịch

Ngoài ra, người cán bộ y tế luôn phải học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ngành nghề, phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng bệnh được tốt hơn

Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh công việc cụ thể được quy định trong quy chế bệnh viện do Bộ Y tế ban hành năm 1997

Y tế là một ngành chuyên môn mang tính chất cộng đồng, với nhiệm vụ quan trọng là chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Do đó lao động trong ngành Y

tế có tính chất đặc thù riêng, với trách nhiệm hết sức to lớn, đó là tính mạng và sức

Trang 35

khoẻ của con người Để thuận lợi cho việc sắp xếp và bố trí lao động, lao động trong ngành Y tế thường chia ra làm 3 loại là: lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật ngành Y và lao động phục vụ y tế.

2.6 Đặc điểm về con người

2.6.1.Về mặt số lượng

a Đội ngũ cán bộ lãnh đạo:

+ Trưởng (Phó) khoa phòng: 52 người

b Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thừa hành, nhân viên phục vụ:

Với tư cách là chủ thể quản lý, hệ thống quản lý tác động và hệ thống bị quản lý nhằm thống nhất hành động, đảm bảo mối quan hệ tương hỗ, thống nhất mục đích công tác của tất cả các bộ phận, các thành viên trong tổ chức để đảm bảo đưa tổ chức đạt mục tiêu chung Sự tác động có hướng đích đó của quản lý được thực hiện thông qua các quá trình hoạt động lao động của các cán bộ, nhân viên làm việc trong bộ máy quản lý để thực hiện các chức năng quản lý Do đó lao động quản lý được hiểu

Trang 36

Do đặc thù riêng của ngành Y tế cho nên lao động quản lý tại các đơn vị khám chữa bệnh của ngành thì chỉ có ban giám đốc và các trưởng phòng, phó phòng, trưởng ban, phó ban chức năng mới được tính là lao động quản lý Mặc dù các trưởng khoa, phó khoa, điều dưỡng trưởng cũng phải thực hiện các chức năng quản

lý, song những người này vẫn thực hiện lao động chuyên môn nghiệp vụ y tế của mình

Lao động chuyên môn nghiệp vụ y tế

Lao động chuyên môn nghiệp vụ y tế được quy định tại quyết định 415/TCCP-

VC ngày 29/5/93 của Bộ trưởng- trưởng ban tổ chức Chính Phủ theo tiêu chuẩn của ngạch công chức ngành Y tế bao gồm 24 ngạch:

1 Bác sỹ cao cấp 13 Kỹ thuật viên Y

8 Nhà hộ sinh cao cấp 20 Dược tá

9 Nữ hộ sinh chính 21 Nhân viên y tế (Hộ lý)

11 Kỹ thuật viên cao cấp Y 23 Y công

12 Kỹ thuật viên chính Y 24 Lương y

Tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch trên là căn cứ để các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc sử dụng, tuyển dụng bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, nâng bậc lương và

Trang 37

chuyển ngạch cho công chức ngành Y theo quy định của Nhà nước Do vậy mà chỉ những người làm việc ở các khu lâm sàng và cận lâm sàng tại các đơn vị khám và chữa bệnh mới được tính là lao động chuyên môn nghiệp vụ ngành Y tế.

Lao động phục vụ y tế

Lao động phục vụ y tế là những người làm công việc chuyên môn ngoài ngành

Y tế và những người làm công việc phục vụ nhằm duy trì mọi hoạt động cho các đơn

vị khám và chữa bệnh của ngành Y tế như là kế toán, lái xe, hành chính, thợ điện, thợ bảo dưỡng thiết bị y tế, bảo vệ

Bao gồm cán bộ các phòng ban thực hiện công tác kiểm tra, điều hành Là đội ngũ Bác sỹ, Y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, Y công, … làm trực tiếp công tác điều trị, khám chữa bệnh cho bệnh nhân

2.6.2 Về mặt chất lượng

Tính đến cuối năm 2010, cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 48%, lao động cao đẳng trung cấp chiếm 37%, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 15% trên tổng số lao động của Bệnh viện

2.7 Phân tích thực trạng bộ máy quản lý của Bệnh viện Bưu điện từ năm 2005 đến 2010

2.7.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý của Bệnh viện được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng Đây là mô hình quản lý được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp nhà nước

Cơ cấu quản lý này cho phép đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý, điều hành kinh doanh Tập đoàn (Tổng công ty) đóng vai trò điều tiết toàn

bộ hoạt động đầu tư, tài chính, nhân sự và kinh doanh giữa các đơn vị thành viên Cơ chế quản lý, phân bổ nguồn lực và kết quả hoạt động theo cơ chế hành chính, cấp phát và giao nộp

Trang 38

việc kiểm tra, kiểm soát việc thi hành các nghị quyết, quyết định của Ban Giám đốc,

và giúp việc Ban Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của bệnh viện

2.7.2 Phân tích các mối quan hệ trong bộ máy quản lý:

Việc phân công công việc trong Bệnh viện được thực hiện theo Thông báo

của Giám đốc Bệnh viện Việc phân công này đã đảm bảo thực hiện triệt để chế độ một thủ trưởng Giám đốc Bệnh viện trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng gồm: Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Tài chính kế toán, phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Hành chính – Thiết bị Y tế, Phòng Điều dưỡng Hai Phó Giám đốc giúp việc Giám đốc trên các mặt công tác:

- Phó Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh và chăm sóc người bệnh của Bệnh viện

Giám đốc, các Phó Giám đốc đều có trình độ Tiến sỹ, Thầy thuốc Ưu tú và được trưởng thành quan thực tế công tác trong ngành Y tế Với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp Ban Giám đốc đã tạo nên thành công nhất định trong hoạt động khám, chữa bệnh

Về quản lý tài chính, Giám đốc chỉ đạo trực tiếp Kế toán trưởng của bệnh viện

về việc lập kế hoạch tài chính của năm, Quản lý thu chi và nguồn chi của Bệnh viện trong năm tài chính Và Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc trong việc quản lý thu chi tài chính của Bệnh viện Thông qua báo cáo tài chính của Bệnh viện hàng năm được kiểm toán

Về quản lý nhân sự: Giám đốc chỉ đạo trực tiếp trưởng phòng Tổ chức cán bộ trong việc điều tiết, luân chuyển cán bộ, Thi đua khen thưởng, Bảo hộ lao động, và các quy chế quản lý nội bộ của toàn Bệnh viện

Trang 39

Quản lý cụ thể Y vụ, lập kế hoạch triển khai phát triển về chuyên môn của Bệnh viện, phòng Kế hoạch tổng hợp được Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo trực tiếp trưởng phòng, và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về các công tác của phòng.

Về phân công lao động

Đặc điểm chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Ban giám đốc:

về mọi hoạt động của bệnh viện

- Giám đốc là chủ tài khoản, trực tiếp quản lý việc sử dụng ngân sách của bệnh viện có hiệu quả và đúng quy định của Nhà nước và của ngành

- Căn cứ vào kế hoạch của ngành và nhiệm vụ của bệnh viện tổ chức xây dựng

kế hoạch phát triển hàng năm và lâu dài của bệnh viện trình cấp trên duyệt và tổ chức thực hiện

- Tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của cấp trên giao, giáo dục, động viên các thành viên trong bệnh viện thực hiện tốt nhiệm vụ của bệnh viện

- Tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện phù hợp với nhiệm vụ được giao Thực hiện tốt công tác cán bộ và mọi chính sách chế độ đối với các thành viên trong bệnh viện và người bệnh theo quy định

- Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước nhằm phát triển mọi nguồn lực của bệnh viện theo quy định của Nhà nước và của ngành

Phó giám đốc là người giúp giám đốc về từng mặt công tác do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những quyết định của mình Phó giám

Trang 40

Tại bệnh viện Bưu điện phó giám đốc được phân công nhiệm vụ cụ thể: một người phụ trách khối lâm sàng; một người phụ trách khối hành chính và cận lâm sàng.

Như vậy cơ cấu ban giám đốc của bệnh viện Bưu điện là rất hợp lý, có đủ khả năng lãnh đạo bệnh viện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao

Đặc điểm, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu cán bộ của Phòng Kế hoạch

tổng hợp:

Phòng Kế hoạch Tổng hợp là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám Đốc Bệnh viện, có trách nhiệm điều hoà kế hoạch hoạt động của các đơn vị, đôn đốc thực hiện các qui chế chuyên môn trong Bệnh Viện, giúp Giám Đốc tổ chức chỉ đạo công tác nghiệp vụ chuyên môn của bệnh viện

- Cơ cấu cán bộ, nhân viên như sau:

Hiện nay, Phòng có tổng số nhân viên: 8 người Trong đó trình độ: trên đại học:

4 người; đại học: 4 người

Cơ cấu cán bộ, nhân viên như sau:

Chức danh công việc Số lượng

1 phó phòng giúp việc cho trưởng phòng

Các thành viên khác trong phòng thực hiện công việc theo sự phân công, chỉ đạo của trưởng phòng và theo qui chế bệnh viện

Nhiệm vụ cụ thể:

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 : Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến (Trang 9)
Hình trực tuyến. Cấp dưới nhận nhiệm vụ không chỉ từ người lãnh đạo trực tiếp mà  còn từ lãnh đạo chức năng. - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Hình tr ực tuyến. Cấp dưới nhận nhiệm vụ không chỉ từ người lãnh đạo trực tiếp mà còn từ lãnh đạo chức năng (Trang 10)
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến tham mưu - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến tham mưu (Trang 11)
Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Sơ đồ 1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý trực tuyến chức năng (Trang 12)
Hình thức pháp lý đòi hỏi một số loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ những  quy định bắt buộc của pháp luật trong bộ máy quản lý doanh nghiệp - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Hình th ức pháp lý đòi hỏi một số loại hình doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định bắt buộc của pháp luật trong bộ máy quản lý doanh nghiệp (Trang 13)
Sơ đồ  1 : Cấu hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
1 Cấu hình tổ chức của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (Trang 26)
Sơ đồ 2: Cấu hình tổ chức của bệnh viện Bưu Điện - hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện
Sơ đồ 2 Cấu hình tổ chức của bệnh viện Bưu Điện (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w