b. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thừa hành, nhân viên phục vụ:
2.9. Những hạn chế trong bộ máy quản lý của bệnh viện
Xét về tổng thể, bộ máy quản lý trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định cho sự phát triển của Bệnh viện. Tuy nhiên, khi Bệnh viện hội nhập với tốc độ phát triển của ngành Bưu chính viễn thông nói riêng và tốc độ phát triển về chuyên môn hóa trong khám chữa bệnh, đa dạng hóa về loại bệnh và đối tượng đến khám, điều trị tại Bệnh viện thì mô hình hiện nay bộc lộ một số hạn chế chính.
- Cũng như nhiều Bệnh viện Nhà nước, bộ máy quản lý của Bệnh viện Bưu điện được tổ chức theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Hiện nay với sự phát triển như vũ bão về kỹ thuật trong khám và điều trị bệnh, Chủng loại bệnh đa dạng và tăng nhanh. Chủ trương của Tập đoàn và Ban Giám đốc của Bệnh viện thành lập các khoa khám và điều trị chuyên sâu, tạo thành mũi nhọn của Bệnh viện, là tiền đề phát triển cho Bệnh viện. Để điều hành tốt cho Bệnh viện tiến kịp với tốc độ phát
Việc Ban Giám đốc quyết định giữ nguyên tổ chức bộ máy quản lý của bệnh viện theo từng bộ phận phòng ban tương ứng để thực hiện tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc cho thấy bộ máy quản lý không theo kịp sự thay đổi.
• Về phân công, hiệp tác lao động của lao động quản lý
Kết quả phân tích về phân công và hiệp tác lao động cho thấy các hạn chế chính:
+ Tại một số ban chức năng, việc bố trí, sắp xếp cán bộ chưa phù hợp. Một số cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo không phù hợp với công việc được giao. Trong số các cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành, một số cán bộ nhiều tuổi còn chịu nhiều ảnh hưởng của cách làm việc theo cơ chế cũ, không tự bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, đổi mới về mặt nhận thức cũng như phương pháp làm việc dẫn đến nguy cơ tụt hậu về kiến thức, trình độ chuyên môn so với yêu cầu công việc hiện nay.
+ Việc định biên lao động tại một số ban chức năng chưa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc đưa giao. Một số bộ phận thiếu cán bộ, một số bộ phận thừa cán bộ.