Phân tích về chất lượng lao động quản lý trong bộ máy quản lý

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện (Trang 57 - 59)

b. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, thừa hành, nhân viên phục vụ:

2.8. Phân tích về chất lượng lao động quản lý trong bộ máy quản lý

Cuối năm 2010, cơ cấu lao động quản lý tại Bệnh viện Bưu điện phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ được đào tạo, chuyên môn được đào tạo cụ thể như sau:

Về số lượng, tổng số lao động trong bộ máy quản lý là 41 người trong đó có 22 nam chiếm 54% và 19 nữ chiếm 46%

Bảng: cơ cấu lao động chia theo giới tính

STT Bộ phận công tác Nam Nữ Tổng số

n % n %

1 Ban Giám Đốc Bệnh viện 3 100% 0 0% 3

2 Phòng Tổ chức cán bộ 2 50% 2 50% 4

3 Phòng Tài chính kế toán 1 13% 7 87% 8

4 Phòng Kế hoạch tổng hợp 4 36.5% 7 63.5% 11

5 Phòng Điều dưỡng 0 0% 3 100% 3

Tổng cộng 22 19 41

Nguồn: Bệnh viện Bưu Điện

Trình độ đào tạo chuyên môn đào tạo là một trong các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực của lao động quản lý. Số liệu thống kê cho thấy 91% lao động có trình độ đại học. Là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên hầu hết cán bộ được đào tạo chuyên ngành về kinh tế (59%). Số cán bộ còn lại (41%) được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật, luật, khoa học xã hội và nhân văn được bố trí phù hợp tương ứng vào các lĩnh vực chuyên môn như Công nghệ thông tin, pháp chế, quản trị website và viết các bản tin phục vụ hoạt động của Bệnh viện Bưu điện.

nhất tập trung vào nhóm dưới 40 tuổi là 31 người chiếm 77%. Đây là độ tuổi để tiếp thu những trí thức khoa học mới với sức sáng tạo lớn và đã góp phần tạo nên những thành công đáng kể trong hoạt động kinh doanh của Bệnh viện.

Về trình độ ngoại ngữ của lao động quản lý còn yếu. Qua xem xét hồ sơ cá nhân và kết quả điều tra, 84% cá nhân được điều tra cho biết cần phải đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, trong đó có 60% cá nhân hoàn toàn đồng ý. Trong điều kiện Bệnh viện có sự tham gia cộng tác với các bệnh viện Quốc tế tại Pháp, úc và một số nước khác. Về các kỹ năng quản lý: Các cán bộ nhìn chung đã trang bị đầy đủ các kỹ năng quản lý để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay. Tuy nhiên, các cán bộ quản lý đã nhìn nhận thấy sự thiếu hụt một số kỹ năng quản lý và cần phải đào tạo thêm. Các kỹ năng quan trọng và hạn chế nhất của cán bộ quản lý là kỹ năng tổng hợp, lập kế hoạch (79%) và kỹ năng đàm phán thuyết trình (70%). Đây là nhóm kỹ năng khá quan trọng có tính chất định hướng cho hoạt động của bệnh viện và Tập đoàn. Tiếp theo là các nhóm kỹ năng mang tính chuyên ngành như kỹ năng quản lý thời gian, sắp xếp công việc (77%), kỹ năng sử dụng các phần mềm tin học (57%). Đây là các kỹ năng mang tính chuyên môn dùng để thực hiện nhiệm vụ được giao rất quan trọng đối với các chuyên viên, cán sự, nhân viên thừa hành. Vì vậy, việc có kế hoạch đào tạo các kỹ năng này để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai là cần thiết.

Về mức độ phù hợp giữa trình độ chuyên môn được đào tạo với công việc hiện tại, kết quả điều tra cho thấy, 73% cá nhân cho rằng chuyên ngành được đào tạo phù hợp với công việc hiện nay của bản thân, 20% cho rằng chuyên ngành được đào tạo phù hợp ở mức bình thường và chỉ có 2 người chiếm 7% cho rằng chuyên ngành đào tạo không phù hợp.

Về mức độ hoàn thành công việc: mức độ hoàn thành công việc là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cán bộ. Kết quả công việc thực hiện được chính là mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, là thước đo phản ánh chân thực nhất về chất lượng lao động. Kết quả điều tra cho thấy 84% hoàn toàn đồng ý và 38% đồng ý. Điều này đã khẳng định được chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý tại Bệnh viện.

Sau khi xem xét con số 16% cán bộ quản lý cho rằng mình hoàn thành công việc được giao ở mức bình thường và tiến hành phỏng vấn, trao đổi, nhiều cán bộ cho rằng lý do để thực hiện công việc một cách vừa phải để cấp trên có thể chấp nhận được mà chưa nỗ lực hết sức đáp ứng yêu cầu đòi hỏi công việc, vì nếu hoàn thành công việc càng tốt sẽ bị giao cho nhiều việc. Hơn nữa, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc và tiền lương chưa thực sự công bằng. Kết quả điều tra cũng cho thấy chỉ có 30% cá nhân cho rằng khi hoàn thành công việc được giao sẽ được đánh giá tốt và 46% cá nhân cho rằng tiền lương, phân phối thu nhập là cồng bằng. Điều này có vẻ bất hợp lý, tuy nhiên theo nhận định của tác giả mặc dù việc đánh giá kết quả thực hiện công việc và tiền lương, chưa thực sự công bằng nhưng với mức thu nhập bình quân ở Bệnh viện cao hơn so với mức trung bình trên thị trường, cuộc sống của cán bộ, nhân viên khá ổn định nên đã động viên kích thích tâm lý cán bộ hăng say làm việc. Một vài cá nhân có thái độ làm việc chưa tốt cũng không gây ảnh hưởng đến không khí làm việc chung.

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại bệnh viện bưu điện (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w