Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 79 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
79
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề dinh dưỡng trẻ em trong các cộng đồng người nghèo được xem là vấn đề toàn cầu và được nhiều tổ chức quốc tế quan tâm, nghiên cứu để tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Chăm lo cải thiện đời sống nhân dân là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua với sự hỗ trợ rất lớn của các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành Y tế, nhiều chương trình chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ đó, tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của nhân dân được nâng lên, có nhiều tiến bộ đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm trên toàn quốc có giảm [32]. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan thì vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng ở nước ta đang còn nhiều thách thức cần được giải quyết. Thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng, thiếu các vi chất ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng và cấp bách hiện nay. Theo số liệu điều tra năm 1990 của Tổ chức Y tế Thế giới ở trẻ dưới 5 tuổi có 44% trẻ suy dinh dưỡng protein-năng lượng, 50% thiếu máu [22] [30]. Viện Dinh dưỡng thông báo năm 1995: suy dinh dưỡng chiếm 44,9%, năm 1999 là 36,7%, năm 2000 là: 33,1 %. Tại Thừa Thiên Huế năm 2000 là 34,4%, 2001 : 32%. Một kết quả điều tra khác ở một xã nghèo (Bùi Đăng) tỉnh Bình Phước năm 2000: tỷ lệ suy dinh dưỡng là 36,6%, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 62,9% [55]. Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể, của một quần thể không chỉ do ăn uống, mà nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như sự thiếu kiến thức nuôi con của bà mẹ, bệnh tật, cân nặng lúc sinh Mà các yếu tố này luôn thay đổi theo thời gian và không gian vì vậy việc đánh giá, giám sát tình trạng dinh dưỡng là cần thiết. Điều này không chỉ do mục tiêu hạ thấp tỷ 2 lệ suy dinh dưỡng trẻ em mà còn có ý nghĩa đánh giá kết quả tổng hợp sự phát triển của mỗi cộng đồng. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người cần phải có sức khoẻ để đáp ứng nhu cầu của xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hơn ai hết, trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cơ thể trẻ phát triển nhanh về thể chất và tinh thần, do đó nhu cầu các chất dinh dưỡng đòi hỏi rất lớn, trẻ vô cùng nhạy cảm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi [44]. Trong điều kiện một nền kinh tế kém phát triển, thiếu lương thực - thực phẩm (LTTP), hoàn cảnh môi trường kém, phần lớn các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con. Trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động của tình trạng đó mà hậu quả của nó là suy dinh dưỡng [10]. Để góp phần tìm hiểu tình hình dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe của trẻ em tại các cộng đồng dân nghèo ở Huế, góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001- 2010, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nuôi dƣỡng trẻ dƣới 5 tuổi tại một quần thể dân cƣ sống trên thuyền ở phƣờng Phú Bình Thành phố Huế” với các mục tiêu: (1) Đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi; (2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình suy dinh dưỡng của trẻ sinh sống trong một quần thể dân cư sống trên thuyền. 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NÉT SƠ LƢỢC VỀ LỊCH SỬ DINH DƢỠNG HỌC 1.1.1. Điều trị và phòng bệnh về dinh dƣỡng bằng chế độ ăn Trong y học từ thời kỳ xa xưa người ta đã biết mối liên quan giữa thực phẩm và sức khoẻ. Năm 1600 Cartier người Pháp đã biết điều trị bệnh Scorbut bằng cách dùng nước sắc lá thông, mà ngày nay người ta biết nó chứa nhiều Vitamin C. Hypocrate, ông tổ của ngành y đã rất quan tâm đến vấn đề điều trị bằng ăn uống. Ông cho rằng: "Thức ăn cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta phải cóì các chất dinh dưỡng". [ 22 ]. Từ cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIII, vấn đề ăn điều trị ngày càng được các nhà y học chú ý. Sidengai người Anh có thể coi là người kế thừa những di chúc của Hypocrate, đã vạch ra là: "Để nhằm mục đích phòng bệnh cùng như điều trị trong nhiều bệnh chỉ cần cho ăn những chế độ ăn kiêng thích hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý". Sidengai chống lại sự mê tín thuốc men và yêu cầu phải: "Lấy bếp thay thế phòng bào chế". Năm trăm năm trước đây Tuệ Tĩnh đã cho rằng: "Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn" và ông đã viết bộ Nam dược thần hiệu trong đó có rất nhiều vị thuốc là thức ăn. Tuệ Tĩnh là người đặt nền móng có thể coi là rất sớm trong việc trị bệnh bằng ăn uống ở nước ta. Ngoài những vấn đề bổ dưỡng chung trong các đơn thuốc, như một nhà dinh dưỡng hiện đại, Tuệ Tĩnh còn liệt kê các món ăn để chữa bệnh cụ thể các chứng bệnh như cảm, bị ho, lao, ỉa chảy, lỵ, phù, đau lưng Tuệ Tĩnh đã chỉ định dùng gan gà, gan lợn, cá, đậu 4 xị, hành để điều trị chứng bệnh mờ mắt. Hiện nay chúng ta biết đó là bệnh khô mắt do thiếu vitamin A. Lê Hữu Trác (1720 - 1790) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, được coi là một trong những nhà bác học uyên thâm, là nhà y học có học vấn sâu rộng về mặt dinh dưỡng, Hải Thượng Lãn Ông đã xác định được rõ tầm quan trọng của vấn đề ăn uống so với thuốc. Theo ông "có thuốc mà không có ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết". Do thấy rõ được vai trò ăn uống nên ông rất chú ý tới việc chế biến thức ăn. Trong chế biến thực phẩm, ông cũng chú ý hướng dẫn cách sử dụng thức ăn thông thường, rẻ tiền nhưng hiệu quả dinh dưỡng cao như quả khế, quả sấu, các loại đậu , ngoài ra Hải Thượng Lãn Ông còn đặc biệt chú ý tới vấn đề dinh dưỡng thực phẩm. Theo ông, thức ăn phải là chất bổ dưỡng cho cơ thể chứ không được là nguồn gây bệnh. Trong vài thập kỷ gần đây, các yếu tố dinh dưỡng đã được xem xét và nghiên cứu rất nhiều và mặc dù còn nhiều điều chưa được sáng tỏ, nhưng các chuyên gia y tế cũng đã rút ra được nhiều khuyến nghị quan trọng về chế độ ăn uống để phòng và chữa bệnh mãn tính [5]. Một tiểu ban dinh dưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Lương nông Thế giới (FAO) đã đề nghị phân loại các bệnh thuộc dinh dưỡng như sau: - Bệnh do thiếu dinh dưỡng gồm thiếu protein-năng lượng, thiếu chất khoáng, thiếu vitamin A, B, C. - Bệnh thừa dinh dưỡng gồm: béo phì, bệnh thừa vitamin A, B, C. Như vậy, cách thức dinh dưỡng và tình trạng sức khoẻ có liên quan mật thiết với nhau. Cả thiếu ăn lẫn thừa ăn nên hiểu là thừa về số lượng và thiếu về chất lượng đều có thể gây bệnh. Một chế độ ăn uống cân đối, hợp lý là cần thiết để con người sống khỏe mạnh và lâu. 5 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu suy dinh dƣỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý do nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không được đáp ứng đầy đủ [16]. Hay nói cách khác suy dinh dưỡng là hậu quả của tình trạng thiếu ăn. Thiếu ăn ảnh hưởng trước tiên đến các đối tượng có nguy cơ cao nhất đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Sức khoẻ của trẻ em gắn liền với tình trạng dinh dưỡng. Trong lịch sử y học đã có rất nhiều tên đặt ra để chỉ tình trạng suy dinh dưỡng protein-năng lượng ở trẻ em. Năm 1908 Cotrea gọi suy dinh dưỡng là bệnh "rắn nhỏ" vì trẻ em mắc bệnh có thể nhỏ bé, dự án có lằn sẫm lẫn nâu nhạt như dự án rắn. Năm 1927 tác giả Keller gọi là bệnh suy thái của trẻ ăn bột. Năm 1926 Normet bác sỹ người Pháp đã mô tả bệnh sưng phù Annam gặp nhiều ở Trung Nam bộ Việt Nam. Các tác giả Autret và Behar gọi suy dinh dưỡng là hội chứng đa khiếm khuyết ở trẻ em, vì thấy rằng đứa trẻ bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng [10] [64]. Cho đến đầu năm 1930 nữ bác sỹ Cicely Williams đã gặp nhiều trẻ suy dinh dưỡng ở vùng Châu Phi, đã dùng thuật ngữ "Kwashiokor" [54] theo ngôn ngữ của người địa phương (Ghana) có nghĩa là "Bệnh của đứa trẻ bị tách mẹ sớm" và đến nay vẫn được dùng trong y văn. Vào năm 1959, một số tác giả dùng danh từ "suy dinh dưỡng protein- calo" để chỉ những đứa trẻ vừa đói protein, vừa đói năng lượng. Năm 1962 trong bản phúc trình tại khóa họp thứ sáu, tiểu ban dinh dưỡng FAO/WHO đã chọn danh từ "suy dinh dưỡng protein calo". Năm 1966, Jellife đã đề nghị tên gọi: "Suy dinh dưỡng protein-năng lượng (protein-energy-malnutrition) để chỉ tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng ở mức độ nặng hơn, vì mối liên quan giữa thể phù và thể đét. Từ đó suy dinh dưỡng protein-năng lượng (PEM) thay thế các thuật ngữ trước" [7]. 6 1.2. TÌNH HÌNH DINH DƢỠNG TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 1.2.1.Tình hình dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi 1.2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện vấn đề sức khoẻ dinh dưỡng hoặc cả hai. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi được coi là đại diện cho tình hình dinh dưỡng và thực phẩm của toàn bộ cộng đồng [3]. Cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, trẻ tăng nhanh cả cân nặng và chiều cao. Trong năm đầu tiên, khi trẻ được 12 tháng cân nặng tăng gấp 3 lúc đẻ (9,5 kg) chiều cao tăng gấp rưỡi lúc đẻ (75cm). Sang năm thứ hai trở đi, mỗi năm cân nặng tăng trung bình 1,5kg chiều cao tăng trung bình 5cm [3]. Do đó nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi cao cả về số lượng lẫn chất lượng. Nếu thiếu ăn, nhu cầu dinh dưỡng không thỏa mãn, sẽ dẫn đến tình trạng dinh dưỡng kém. Sau đây là bảng nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cho từng lứa tuổi (<5 tuổi). Bảng 1.1. Nhu cầu năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng [6] Lứa tuổi (năm) Năng lƣợng Kcal Khoáng chất Vitamin Protei n (g) Ca (mg) Sắt (mg) A (mcg) D (UI) B1 (mg) B2 (mg) PP (mg) C (mg) <1 tuổi 3-6 tháng 6-12 tháng 620 820 21 23 300 500 10 11 325 350 10,0 10,0 0,3 0,4 0,3 0,5 5 5,4 30 30 2-3 tuổi 1300 28 500 6 400 10,0 0,8 0,8 9,0 35 4-6 tuổi 1600 36 500 7 400 10,0 1,1 1,1 12,1 45 7 Ghi chú : 1. Protein : tính theo khẩu phần có hệ số sử dụng protein = 60. 2. Vitamin A : tính theo đơn vị Retinol. 1.2.1.2. Diễn biến tình hình suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay * Trên thế giới Theo ước tính mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em có xu hướng giảm đi [4]. Mức giảm suy dinh dưỡng có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Mức giảm suy dinh dưỡng ở Châu Á mạnh hơn so với các vùng khác trên thế giới và có ý nghĩa quan trọng, vì Châu Á có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất cùng với số lượng dân số tập trung đông nhất [8]. Bảng 1.2. Tỷ lệ trẻ SDD (0 - 60 tháng) theo vùng 1985 - 1995 Vùng Tỷ lệ SDD (cân nặng/tuổi) Mức tăng giảm hàng năm (%) 1985 1990 1985 1985-1990 1990 - 1995 Cận sa mạc châu Phi 25,8 28,0 27,2 0,44 -0,16 Nam Á 55,3 50,1 48,8 -1,04 -0,26 Đông Nam Á 39,8 34,2 32,4 -1,12 -0,36 Trung Quốc 22,7 17,8 15,0 -0,98 -0,56 Nam Mỹ 9,8 8,9 8,4 -0,18 -0,1 Chung 34,3 30,7 29,3 - 0,72 - 0,28 Tại các nước đang phát triển hàng năm có trên 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và khoảng 10 triệu trẻ em tử vong [33]. Theo UNICEF, năm 1999 ở một số quốc gia trên thế giới tỷ lệ trẻ em còi cọc có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. Tỷ lệ giữa nông thôn và thành thị : Trung Quốc (4,3); Kadaxtan (2,8);péru (2,5); Nam Phi (1,7); Việt Nam (3,1).[41] 8 Nhìn chung xu hướng giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em còn chậm. Hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một thách thức có tính chất toàn cầu. Trong những năm tới, những năm đầu của thế kỷ mới. * Ở Việt Nam Hiện nay cùng với những thành tựu bước đầu của một nền kinh tế đang trên đà đổi mới và phát triển, các ngành khoa học cũng đang phát huy tác dụng, đặc biệt là ngành y tế đóng một vai trò rất quan trọng, đã cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu: nâng cao kiến thức thực hành dinh dưỡng hợp lý, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu vitamin A, thiếu iot Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm nhiều nếu tính từ năm 1985 (51,5%) đến năm 1995 (44,9%), mỗi năm giảm trung bình 0,66%. Từ năm bắt đầu kế hoạch quốc gia về dinh dưỡng (1995), chỉ sau 4 năm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm xuống còn 36,7% (1999), 33,1% (2000) trung bình mỗi năm giảm 2%, là tốc độ được quốc tế công nhận là giảm nhanh. Như vậy, mỗi năm khoảng 200.000 trẻ em dưới 5 tuổi thoát khỏi suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng nặng đã giảm hẳn (0,8%), hiện nay chủ yếu là thể nhẹ và thể vừa. Tuy nhiên, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn ở mức rất cao so với quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng liên quan đến vấn đề sinh thái và mang tính đặc thù, luôn luôn có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng, vùng nông thôn cao hơn vùng thành thị, vùng dân tộc ít người cao hơn các vùng dân tộc khác Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi thấp nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh (18,1%) và Hà Nội (21%), sau đó là vùng đồng bằng sông Cửu Long (32,3%); vùng đồng bằng sông Hồng (33,8%); vùng duyên hải Nam Trung Bộ (39,2%), vùng Bắc 9 Trung Bộ (39,2%); vùng Đông Bắc (40,9%), vùng Tây Bắc (41,6%) và cao nhất là vùng Tây Nguyên (49,1%). Ở Việt Nam không có sự khác biệt rõ ràng về giới đối với mức độ suy dinh dưỡng. Nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất là 6- 24 tháng tuổi. Đây là nhóm tuổi bắt đầu chuyển từ bú mẹ sang chế độ ăn sam; nếu chế độ ăn sam không đúng sẽ tác động rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng ở nhóm tuổi này [9] [11]. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình suy dinh dƣỡng: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình suy dinh dưỡng của trẻ như: cân nặng lúc sinh, dinh dưỡng của bà mẹ khi có thai, tình hình ăn uống (sữa mẹ và các loại thức ăn bổ sung), bệnh tật của trẻ, phong tục tập quán, các yếu tố kinh tế, môi trường, văn hóa xã hội [18] [55] Đối với trẻ nhỏ đang còn bú sữa mẹ hậu quả của việc thiếu sữa mẹ là kém phát triển và nhiễm khuẩn gây nên một vòng luẩn quẩn giứa suy dinh dưỡng và nhiễm khuẩn. Vai trò của sữa mẹ đối với trẻ là vô cùng to lớn. Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của trẻ, mặt khác trong sữa mẹ có các chất dinh dưỡng cân đối và phù hợp với sinh lý tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Ngoài ra trong sữa mẹ còn kể đến các yếu tố kháng khuẩn giúp trẻ tránh mắc bệnh nhiễm trùng nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp [50]. Đối với trẻ lớn hơn ở lứa tuổi ăn bổ sung vì lý do khác nhau trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do cách cho ăn không thích hợp như không biết lựa chọn thực phẩm thích hợp có sẵn tại địa phương, thay đổi chế độ ăn đột ngột, không biết giữ vệ sinh cho trẻ và chăm sóc khi trẻ bị bệnh Như vậy, việc thiếu thực phẩm cho trẻ liên quan nhiều đến bà mẹ và người chăm sóc. Nếu bà mẹ và người chăm sóc hiểu biết tốt về dinh dưỡng thì việc cung cấp đầy đủ thực phẩm cho trẻ là việc có thể làm được. Nhiều công trình nghiên cứu chi thấy chế độ ăn của trẻ chủ yếu là gạo và rau, thiếu về số 10 lượng và mất cân đối về chất lượng chiếm tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn [10]. Gần đây tổng kết của Viện Nghiên cứu chiến lược và chính sách dinh dưỡng quốc tế (IFPRI) cho thấy học vấn của bà mẹ đóng góp 43% đối với suy dinh dưỡng. Trong khi an ninh thực phẩm đóng góp 26,1% đối với suy dinh dưỡng. Điều này cho thấy yếu tố về cách nuôi dưỡng, cách chăm sóc trẻ (qua trình độ học vấn của người mẹ) có vai trò quan trọng đến tình hình dinh dưỡng của trẻ [9]. Nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu về vấn đề các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con, thiếu hiểu biết về dinh dưỡng và sức khoẻ đặc biệt là các bà mẹ trẻ, các bà mẹ ở vùng xa xôi hẻo lánh, vùng nông thôn, những gia đình khó khăn có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao. Nguyễn Thu Nhạn và cộng sự đã chỉ rõ sự khác biệt về trình độ văn hóa cũng như kiến thức dinh dưỡng giữa nhóm bà mẹ có con suy dinh dưỡng với nhóm khác. Trong số trẻ em suy dinh dưỡng vào nhập viện có tới 60-70% là nguyên nhân do ăn uống mà chủ yếu là mẹ thiếu kiến thức, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm dưới 3 tháng là 76,7% [10] [ 35] [37]. Các nghiên cứu của Nguyễn Đức Huệ, Phạm Thị Liên Hoa và cộng sự cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1999 sau khi triển khai dự án 3844/1 PAM có cải thiện rõ rệt, trẻ nhẹ cân giảm từ 49,6% xuống còn 37,6%; còi cọc giảm từ 56,5% xuống còn 45,7% [27]. Nghiên cứu của các tác giả Vũ Hoàng Việt [49], Phan Thị Kim Ngân [38], Đỗ Văn Dũìng [14], Đinh Thị Bích Thủy [43], Hoàng Thị Liên [35], Vũ Huy Chiến [10] cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ là cân nặng lúc sinh, chế độ ăn bổ sung. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2000, có đến 40% bà mẹ không được chăm sóc thai sản, không được theo dõi cân nặng trong quá trình mang thai. Thực hành nuôi con có nhiều tiến bộ hơn. Tuy nhiên mới chỉ [...]... Vùng thành thị < 150 .000đ/tháng 24 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1- Đối tƣợng nghiên cứu Quần thể dân cư sống trên thuyền tại phường Phú Bình - Thành phố Huế - Tất cả các hộ gia đình, bà mẹ có con dưới 5 tuổi - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi 2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.2.1- Địa điểm nghiên cứu - Nghiên cứu được tiến hành tại 3 tổ 11, 12 và 14 phường. .. Dân số trong địa bàn phường là 1.430 hộ có 10. 250 người, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi là 969 Nhân khẩu của phường được chia thành 14 tổ, trong đó có 3 tổ 11, 12 ,14 có khoảng 1.300 người dân nghèo sinh sống trên thuyền Trẻ dưới 5 tuổi khoảng 250 trẻ Mạng lưới Y tế cơ sở ở phường : - Trạm Y tế : 02 Bác sĩ, 02 Y sĩ dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trung tâm Y tế thành phố và UBND phường Phú Bình 25 - Thuyền. .. phường Phú Bình Thành phố Huế - Đặc điểm chung về địa điểm nghiên cứu: Phú Bình là một phường nằm ở phía Bắc sông Hương, có một nhánh nhỏ của dòng sông đi qua cách trung tâm thành phố Huế khoảng 2km Địa phận của phường kéo dài từ cầu Thanh Long đến cầu Bạch Yến với diện tích khoảng 2,5km2 Trong địa bàn phường có 01 trường Tiểu học, 01 trường Mẫu giáo và trung tâm giao dịch buôn bán ở phường là chợ Phú Bình. .. 4/2002 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo thiết kế ngang mô tả, có phân tích 2.2.2 Chọn mẫu - Tất cả hộ gia đình, bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại 3 tổ 11,12 và 14 phường Phú Bình - thành phố Huế - Tất cả trẻ em dưới 5 tuổi ở 3 tổ 11,12 và 14 được đưa vào danh sách điều tra dựa vào sổ theo dõi tiêm chủng Trẻ được phân theo các nhóm tuổi như sau: Nhóm 1: 0-12... trọng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và được nhiều tác giả đề cập đến Theo Lê Thị Bạch Mai, nghiên cứu tại 2 xã phường ngoại thành Hà Nội cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về tỷ lệ suy dinh dưỡng (chiều cao /tuổi) ở trẻ 2 tuổi Trẻ. .. quanh bờ thành Mang Cá Phong tục tập quán vẫn còn lạc hậu Trong những năm qua với sự nỗ lực quan tâm rất lớn của các cấp chính quyền, các ngành, đặc biệt là mạng lưới Y tế cơ sở, các hoạt động văn hóa xã hội và chăm sóc sức khỏe đều được triển khai ở phường nhưng vấn đề sức khỏe của người dân ở đây đang là điều đáng quan tâm Một số hình ảnh tại quần thể dân cư sống trên thuyền phường Phú Bình Ảnh 2.1... Bác sĩ, 02 Y tá dưới sự lãnh đạo trực tiếp của trung tâm Y tế thành phố tham gia khám chữa bệnh định kỳ cho những người dân sống trên thuyền một ngày trong tuần - Học sinh trường Trung học Y tế thường xuyên đến thực tập tại Trạm Y tế Tuy cách trung tâm thành phố Huế không xa, nhưng chất lượng cuộc sống của những người dân ở đây còn rất thấp, 2 đến 3 thế hệ cùng sống trên một chiếc thuyền hoặc trong... cao theo tuổi: Từ - 2SD trở lên: bình thường Từ dưới -2SD: phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡNg kéo dài hoặc suy dinh dưỡng thể còi cọc (stunting) Cân nặng theo chiều cao: Từ -2SD trở lên: bình thường Từ dưới -2SD: phản ảnh tình trạng thiếu dinh dưỡng ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra còn gọi là suy dinh dưỡng cấp tính hoặc suy dinh dưỡng thể gầy còm (wasting) Khi cả 2 chỉ tiêu chiều cao theo tuổi và . quần thể dân cƣ sống trên thuyền ở phƣờng Phú Bình Thành phố Huế với các mục tiêu: (1) Đánh giá tình hình dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi; (2) Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình. khác ở một xã nghèo (Bùi Đăng) tỉnh Bình Phước năm 2000: tỷ lệ suy dinh dưỡng là 36,6%, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 62,9% [55 ]. Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể, của một quần thể. DƢỠNG TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG 1.2.1 .Tình hình dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi 1.2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là