1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế năm 2009

58 782 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 899,4 KB

Nội dung

1  Dinh dưỡng chiếm một vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người. Thiếu dinh dưỡng nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng, phát triển, thiếu dinh dưỡng làm suy giảm sức khoẻ trẻ em, các chức năng bộ phận suy yếu, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dể mắc các bệnh nhiễm khuẩn và tử vong ở trẻ em. Bởi vậy, chương trình Quốc gia phòng chống thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em triển khai nhiều năm nay, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cho đến nay, qua các số liệu điều tra dịch tể học trên phạm vi toàn quốc cho thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em đang giảm dần, đặc biệt là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng nặng. Mặc dù vậy thiếu dinh dưỡng protein năng lượng vẫn là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng hàng đầu ở nước ta. Nguyên nhân thiếu dinh dưỡng protein năng lượng tương đối phức tạp và có những đặc trưng riêng cho từng vùng sinh thái. Vì vậy, số liệu đại diện cho từng vùng sinh thái, từng khu vực sẽ giúp cho việc đề ra các giải pháp và kế hoạch cụ thể khác nhau để giảm tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em [11], [16], [32], [41], [42]. Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em dưới 5 tuổi. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 7.000 trẻ em tử vong có liên quan đến thiếu dinh dưỡng protein năng lượng. Theo tổ chức Y tế Thế Giới, qua phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các nước đang phát triển cho thấy có đến 54% (6,3 triệu) tử vong trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến dinh dưỡng, Theo tính toán của các chuyên gia, cứ 1% tỷ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể thấp còi tồn tại có thể gây tổn hại cho nền kinh tế ước tính hơn 20 triệu USD mỗi năm [5], [12], [19]. 2 Phấn đấu để hạ thấp tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em là một việc làm cần thiết và cấp bách vì con người là động lực của phát triển mọi mặt, trẻ em là tài sản quí giá nhất của tương lai. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này bằng các chương trình dinh dưỡng Quốc gia, nhằm phấn đấu hạ thấp tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em từ 31,9% năm 2001, xuống còn 25,2% năm 2005, 21,2% năm 2007 và phấn đấu dưới 20% (thể nhẹ cân) dưới 32% (thể thấp còi) vào cuối năm 2009 như bản kế hoạch hành động về Chiến lược Quốc gia dinh dưỡng đề ra. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều nơi không đạt chỉ tiêu này [2], [6], [41], [42]. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, năm 2005 là 23,00%, năm 2008 là 19,30%, trong đó có huyện Nam Đông là một huyện miền núi nghèo của tỉnh, tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em dưới 5 tuổi rất cao, năm 2005 là 31,43%, năm 2008 là 27,31%, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em vẫn là một vấn đề sức khoẻ cần được ưu tiên, những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu dinh dưỡng protein năng lượng của trẻ dưới 5 tuổi ở địa phương như thế nào thì chưa có một nghiên cứu nào cụ thể [34], [35]. Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài:  hình thi ng l  , nhằm các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu dinh dưỡng protein năng lượng của trẻ em dưới 5 tuổi. 3 C 1     Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng (TDD Pr-NL) là một tình trạng bệnh lý do “nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không đáp ứng” [8], [12]. Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm, cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển [8]. Một đứa trẻ không được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu là bị thiếu dinh dưỡng. Đứa trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ ngừng lớn và phát triển có thể trở thành TDD Pr-NL. Tình trạng đói ăn hoặc cung cấp thức ăn không đầy đủ dẫn đến giảm cân, gầy còm và chậm phát triển của trẻ em đã biết từ hàng thế kỷ nay. Trong Y văn có nhiều công trình mô tả về tình trạng đói ăn kết hợp với sự hao mòn về thể lực và cuối cùng dẫn đến tử vong [12], [26]. Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG - WHO) đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát ở Châu Phi và bệnh thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng nhanh chóng, được coi là bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất thế giới [47]. Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu đơn thuần protein - năng lượng [3], [16].  Việt Nam là 1 trong 20 nước có gánh nặng về thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, nhất là vấn đề TDD Pr-NL thể thấp còi. Tỷ lệ TDD Pr-NL thể thấp còi năm 2008 còn ở mức 32,6%, đây là dạng TDD Pr-NL mãn tính, để lại hậu quả lâu dài về thể chất khi trưởng thành, dể mắc phải các bệnh khi trưởng thành 4 như: Thừa cân, béo phì, đái tháo đường và một số bệnh truyền nhiễm khác. Hậu quả của TDD Pr-NL là tổn hại kinh tế, giống nòi và làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ em lên 2,5-8,4 lần, hàng năm khoảng 7.000 trẻ em tử vong có liên quan đến thiếu dinh dưỡng protein năng lượng [2], [4], [5], [10]. Việc điều trị các trường hợp TDD Pr-NL nặng khá phức tạp, tốn kém trong khi đó việc phát hiện sớm TDD Pr-NL nhẹ cũng như phòng chống thiếu dinh dưỡng protein năng lượng có thể thực hiện được ngay tại cộng đồng nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Tất cả các chiến lược phòng chống TDD Pr-NL nhất thiết phải dựa trên nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng và phải có một hệ thống theo dõi giám sát thích hợp [38].  TRONG TDD Pr-NL 1.3.1. Gan Ở thể phù, gan thường bị mỡ hoá, quá trình có thể được phục hồi nếu được điều trị đúng và kịp thời.  Các tế bào tuyến tuỵ, niêm mạc ruột teo, hàm lượng các men tiêu hoá giảm gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Các biến đổi hình thái và chức phận của ống tiêu hoá kèm theo sự tăng sản các loại vi khuẩn là nguyên nhân của tình trạng ỉa chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng [13].  Cơ tim có thể bị teo, cung lượng tim giảm. Ở các ca nặng các đầu chi lạnh và tím tái, mạch nhỏ hoặc không bắt được. Các hiện tượng này thường kèm theo tử vong cao nhưng có thể phục hồi được mà không để lại di chứng.  Thời kỳ phát triển nhanh của não tương ứng với thời kỳ đe doạ cao của 5 thiếu dinh dưỡng. Các chỉ số về phát triển trí tuệ ở trẻ thiếu dinh dưỡng nặng kém hơn rõ rệt so với lô bình thường.  Ở trẻ thiếu dinh dưỡng, có hiện tượng teo tuyến ức, hạnh nhân, lách và các tổ chức lympho bào khác. Sự suy giảm miễn dịch trung gian tế bào chủ yếu do thiếu protein, thiếu cả kẽm, folat và các chất dinh dưỡng khác [13].  - Chuyển hoá Glucid: Ở trẻ thiếu dinh dưỡng, có thể xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, do đó cần chú ý khi theo dõi điều trị. - Chuyển hoá Lipid: Hấp thu Lipid thường kém gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các vitamin tan trong Lipid. Người ta thấy ở trẻ thiếu dinh dưỡng, sự hấp thu Lipid thực vật tốt hơn Lipid động vật. Đó là lý do để dùng dầu thực vật như là nguồn năng lượng trong điều trị thiếu dinh dưỡng. - Chuyển hoá Protein: Tiêu hoá Protein kém do mức tiết trypsin của tuyến tuỵ giảm, nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng và tích chứa protein khi áp dụng chế độ ăn hồi phục. Do tổng hợp protein ở gan bị ảnh hưởng nên lượng protein huyết thanh giảm. Hàm lượng Albumin trong huyết thanh ở trẻ thiếu dinh dưỡng nếu dưới 2,5 gam/100 ml là bệnh lý. - Chuyển hoá nước, điện giải: Thiếu Kali thường xãy ra do ỉa chảy. Phù là hiện tượng thường gặp ở trẻ thiếu dinh dưỡng, cơ chế chưa hoàn hoàn sáng tỏ [3], [8], [12], [26].  NG  Tháng tuổi là một yếu tố đặc thù trong TDD Pr-NL trẻ em, giai đoạn kém phát triển xảy ra trong khoảng 6-24 tháng tuổi. Phân bố TDD Pr-NL khác biệt rõ ràng theo vùng. Mức TDD Pr-NL cân nặng theo tháng tuổi và chiều cao theo tuổi ở thành phố thấp hơn nhiều so với nông thôn và tỷ lệ TDD Pr-NL giữa trẻ trai và trẻ gái không có sự khác nhau đáng kể [17], [18]. 6 1.4.1. Tình hình TDD Pr-NL   Năm 1995 Tổ chức y tế Thế giới đưa ra bảng phân loại sau: ng 1.1. Phân loại TDD Pr-NL trẻ em <5 tuổi của TCYTTG năm 1995 (theo [31])    Trung bình Cao  Nhẹ cân (Underweight) < 10 10 – 19 20 – 29 ≥ 30 Thấp còi (Stunting) < 20 20 – 29 30 – 39 ≥ 40 Gầy còm (Wasting) < 5 5 - 9 10 - 14 ≥ 15 Theo ước tính của TCYTTG, hiện nay trên thế giới có tới 150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân và khoảng 29 triệu trẻ em bị TDD Pr-NL nặng, khoảng 40 triệu trẻ em bị thiếu Vitamin A có thể dẫn tới mù loà, hàng năm vẫn còn 250.000 trẻ em do bị thiếu Vitamin A bị khô mắt, bị loét giác mạc rồi bị mù hoàn toàn. Theo TCYTTG hiện nay tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ em dưới 5 tuổi có xu hướng giảm đi. Mức giảm TDD Pr-NL ở Châu Á mạnh hơn so với các vùng khác trên thế giới và có ý nghĩa rất quan trọng, vì đây là châu lục có tỷ lệ trẻ em TDD Pr-NL cao nhất cùng với số lượng dân số tập trung đông nhất. Có ít nhất 2/3 số trẻ em TDD Pr-NL thuộc về Châu Á và dù tính theo chỉ tiêu cân nặng theo tuổi hoặc cân nặng theo chiều cao thì một nữa số trẻ em TDD Pr- NL trên thế giới sống ở 8 nước Nam Á [48].  TDD Pr-NL   Trong những năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn. Đồng thời các hoạt động chăm sóc sức khoẻ và phòng chống TDD Pr-NL đã và đang được đẩy mạnh, những cải thiện toàn diện đó cũng có tác động mạnh mẽ đến tiến triển TDD Pr-NL trẻ em [4], [5], [15], 7 [19], [20], [31], [38]. TCYTTG nhận định Việt Nam nằm trong số những nước có tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ em đang giảm nhanh nhưng do điểm xuất phát của chúng ta thấp nên hiện nay tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ em vẫn còn cao [12], [14]. Theo công trình được công bố của Viện Dinh dưỡng Việt Nam là năm 2008 tỷ lệ TDD Pr-NL thể nhẹ cân 19,9%, thể thấp còi 32,6% và thể gầy còm mức trung bình 5-6%) [41]. TDD Pr-NL  Nam Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của trẻ thường ở mức giữa -2 Z score và giá trị trung vị của quần thể NCHS, sau 3-4 tháng tỷ lệ trẻ có cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi thấp tăng lên nhanh chóng, đến khoảng sau 1 năm tuổi TDD Pr-NL theo cả hai chỉ tiêu trên đều đạt đến mức cao. Tỷ lệ trẻ em gầy còm tăng nhanh sau 5-6 tháng tuổi và cao nhất vào khoảng 13-17 tháng tuổi. Điều này cho thấy có những vấn đề về nuôi dưỡng trong giai đoạn nuôi trẻ bằng thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Sau 2 năm tuổi tỷ lệ trẻ gầy còm giảm dần, trong khi đó mức TDD Pr-NL cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi vẫn duy trì ở mức cao, thực chất đó là TDD Pr-NL tích lũy [16], [22], [23]. 1.4.4. Tình hình TDD Pr-NL  Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh nghèo của khu vực miền Trung, công nông nghiệp phát triển chậm, đời sống kinh tế nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, có sự tách biệt giữa các vùng nhất là vùng miền núi, các dân tộc thiểu số, nên các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng còn đe dọa, tỷ lệ phát triển dân số cao, ý thức của người dân trong việc tự bảo vệ sức khoẻ chưa cao, phụ nữ trong độ tuổi lao động, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai còn lao động nặng nhọc, chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo. Trong những năm qua mặc dù tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng đề ra các chủ trương chính 8 sách về phòng chống TDD Pr-NL, chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội đã có sự lồng ghép các hoạt động nhằm đẩy mạnh hoạt động về phòng chống TDD Pr-NL. Nhưng hiện nay tỉ lệ TDD Pr-NL trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn cao và nhất là các huyện miền núi Nam Đông và A Lưới [7], [22], [29], [34].  Nam Đông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 50 km đường bộ, diện tích: 650,518km2, dân số: 23.573 người, trong đó có 42,48% dân tộc Cơtu, số trẻ dưới 5 tuổi: 2.065; mật độ dân cư thưa thớt 35,79 người/km 2 . Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, có 2/11 xã có chương trình 135(xã đặc biệt khó khăn). Thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/năm (nguồn số liệu phòng Thống kê huyện năm 2009). Phương tiện sinh hoạt còn quá hạn chế: nhà cửa, nguồn nước hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh chỉ 54%, nhà tắm làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người đặc biệt trẻ em [33], [35]. Trình độ dân trí còn hạn chế, cộng đồng còn thụ động trong việc tham gia các chương trình y tế. Kiến thức của nhân viên y tế xã và y tế thôn bản còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của cộng đồng. Việc phối hợp liên ngành về các chương trình, dự án trên địa bàn chưa đồng bộ. Trong cộng đồng còn tồn tại nhiều phong tục tập quán và thói quen không có lợi cho sức khỏe của trẻ em nói riêng và người dân nói chung. Hằng năm có nhiều bệnh tật như ỉa chảy, lỵ, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, đã ảnh hưởng đến sức khoẻ và tình trạng TDD Pr-NL trẻ em dưới 5 tuổi. Chương trình Phòng chống Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em dưới 5 tuổi được triển khai tại Nam Đông từ năm 1998 với 2 xã. Đến năm 2000 triển khai ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Hàng năm hoạt động chương trình tổ chức cân đo trẻ <5 tuổi toàn huyện vào tháng 6 và tháng 12. 9 Để đánh giá các hoạt động có liên quan đến dinh dưỡng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần đánh giá tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan, đồng thời kiến nghị một số giải pháp can thiệp trước những thách thức tại huyện Nam Đông năm 2008. 2. Tỉ lệ TDD Pr-NLTE các xã của huyện Nam Đông từ năm 2005 đến 2008 [35]   2005 2006 2007 2008 Xã Thượng Quảng 29,76 33,52 32,53 32,35 Xã Thượng Long 47,15 42,33 35,49 47,84 Xã Hương Hữu 45,62 40,63 43,95 34,79 Xã Hương Giang 21,97 20,93 19,31 17,89 Xã Thượng Nhật 31,81 29,71 28,49 27,01 Xã Hương Sơn 31,15 25,00 22,97 23,84 Xã Hương Hoà 23,97 20,49 17,98 16,42 Xã Thượng Lộ 37,06 29,41 27,61 38,83 Xã Hương Lộc 20,42 19,31 18,12 20,00 Thị Trấn 19,39 20,78 18,25 16,66 Xã Hương Phú 25,86 20,40 21,54 19,92  31,43 28,75 27,16 27,31 1.5. NGUYÊN NHÂN   Thiếu dinh dưỡng là hậu quả tác động của nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia Unicef, nguyên nhân thiếu dinh dưỡng được chia làm 3 nhóm: 1.5.1.  Khẩu phần thiếu hụt và các bệnh tật là những nguyên nhân trực tiếp nổi trội nhất gây TDD Pr-NL. Tình trạng mắc bệnh (đặc biệt là nhiễm khuẩn hô 10 hấp, tiêu chảy) gây kém ăn, tăng nhu cầu và giảm khả năng hấp thu. Chức năng miễn dịch của trẻ chưa đầy đủ nên các thiếu sót về vệ sinh trong các thời kì ăn sam, cai sữa đều có thể dẫn đến tiêu chảy. Trong hầu hết các trường hợp, TDD Pr-NL là hậu quả của tác động kết hợp giữa sự thiếu ăn và nhiễm khuẩn. Mối quan hệ giữa TDD Pr-NL - nhiễm khuẩn thể hiện qua vòng xoắn bệnh lý. Các nguyên nhân khác như trẻ bị dị tật bẩm sinh: sứt môi, hở hàm ếch [8], [12], [16], [26], [37].  Sự thiếu hụt khẩu phần có thể xảy ra do thiếu thực phẩm hoặc người mẹ có ít thời gian dành cho chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn. Tương tự, nhiễm khuẩn là hậu quả của dịch vụ y tế yếu kém, thiếu nước sạch, vệ sinh kém hoặc trẻ không được chăm sóc đầy đủ [12], [28], [30]. 1.5.3.  Nguyên nhân cơ bản bao gồm những vấn đề liên quan đến cơ cấu kinh tế, các yếu tố chính trị - xã hội, văn hoá. Đó là sự phân phối không công bằng các nguồn lực, thiếu những chính sách xã hội phù hợp, tập quán ăn uống sai lầm [6], [23], [26].   Có 3 chỉ số nói lên tình trạng dinh dưỡng (TTDD): Các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm sinh hoá và các số đo nhân trắc [37], [40]. 1.6.1.1. Biểu hiện lâm sàng TDD Pr-NL nặng thể gầy đét (Marasmus): Do chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein, cai sữa quá sớm, thức ăn bổ sung không hợp lý. TDD Pr-NL thể phù (Kawashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn quá nghèo protein mà lượng glucid tạm đủ. Ngoài ra còn có thể phối hợp Marasmus – Kawashiorkor khi trẻ có biểu [...]... Bảng 3.1 Tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ dưới 5 tuổi Tình trạng dinh dƣỡng Số trẻ Tỷ lệ% Trẻ TDD Pr-NL 181 29 ,58 Trẻ bình thường 431 70,42 612 100 Tổng cộng Tỷ lệ trẻ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể nhẹ cân của huyện Nam Đông còn rất cao 3.1.1.2 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi Bảng 3.2 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể nhẹ cân theo nhóm tuổi. .. Số trẻ TDD Pr-NL 431 158 20 3 Tỷ lệ% 70,42 25, 82 3,27 0,49 612 25 Tỷ lệ % 30 25, 82 25 20 15 10 3,27 5 0,49 0 Độ I Độ II Độ III Mức độ TDD Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể nhẹ cân theo mức độ Ở biểu đồ 3.2 thì thiếu dinh dưỡng protein năng lượng tập trung vào độ I và thiếu dinh dưỡng protein năng lượng độ III vẫn còn xảy ra 3.1.1.4 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng. .. Giới tính Số trẻ điều tra Số TDD Pr-NL Tỷ lệ% Nam 322 88 27,33 Nữ 290 93 32,07 Tổng cộng 612 181 29 ,58 p p > 0, 05 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em nam thấp hơn trẻ em nữ Sự khác biệt tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê 26 3.1.2 Tỷ lệ thiếu dinh dƣỡng protein năng lƣợng thể thấp còi 3.1.2.1 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng chung... dƣỡng protein năng lƣợng thể gầy còm 3.1.3.1 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng chung thể gầy còm Bảng 3.9 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng chung thể gầy còm Tình trạng dinh dƣỡng Số trẻ Tỷ lệ% TDD Pr-NL 59 9,64 Bình thường 55 3 90,36 612 100,00 Tổng cộng Trong 612 trẻ nghiên cứu thì có 59 trẻ bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể gầy còm, có tỷ lệ rất cao 3.1.3.2 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng. .. thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể thấp còi theo giới tính Giới tính Số trẻ Số TDD Pr-NL Tỷ lệ% Nam 322 92 28 ,57 Nữ 290 78 26,90 Tổng cộng 612 170 27,78 p p > 0, 05 Trẻ em nam tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể thấp còi có tỷ lệ cao hơn trẻ em nữ Sự khác biệt tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể thấp còi giữ trẻ nam và trẻ nữ không có ý nghĩa thống kê 29 3.1.3 Tỷ lệ thiếu dinh. .. thể thấp còi theo nhóm tuổi Qua bảng 3.6, biểu đồ 3.3 nhận thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể thấp còi tập trung ở các nhóm tuổi từ 36 tháng tuổi trở lên và nhóm tuổi từ 48- 35 tuổi 77 29 48 37,66 18 – 35 tuổi 53 5 152 383 28,41 χ2 = 2,77 p > 0, 05 Tổng cộng 612 181 431 29 ,58 Nhóm con của các bà mẹ dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi có tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng cao hơn so với nhóm con của các bà mẹ từ 18 tuổi đến 35 tuổi 36 3.2.2.2 Mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ Bảng 3.21 Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ theo mức tăng cân... là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng độ III - Chiều cao theo tuổi: Được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham khảo NCHS, từ -2SD trở lên được coi là bình thường Từ dưới -2SD đến -3SD là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng độ I; từ dưới -3SD đến 4SD là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng độ II; từ dưới -4SD là thiếu dinh dưỡng protein năng lượng độ III - Cân nặng theo chiều cao: các. .. thể nhẹ cân theo nhóm tuổi Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 nhận thấy tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thể nhẹ cân tập trung ở các nhóm tuổi > 12 tháng tuổi, trong đó nhóm tuổi từ 48- . các mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến thiếu dinh. trạng thiếu dinh dưỡng protein năng lượng trẻ em vẫn là một vấn đề sức khoẻ cần được ưu tiên, những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu dinh dưỡng protein năng lượng của trẻ dưới 5 tuổi ở địa. [42]. Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn cao, năm 20 05 là 23,00%, năm 2008 là 19,30%, trong đó có huyện Nam Đông

Ngày đăng: 30/07/2014, 03:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w