1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH

12 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 123,08 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNHVÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH Thực hiện: Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm Đơ

Trang 1

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH MẮC BỆNH NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH

VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI

TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện: Lý Thị Chi Mai, Huỳnh Thanh Liêm

Đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng Trà Vinh

TÓM TẮT

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory

Infection) là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh cao, và tái diễn nhiều lần trong năm Với sự phát triển của đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao và chất lượng cuộc sống được cải thiện, dịch vụ y tế có nhiều tiến bộ và mở rộng, kỹ năng chẩn đoán và xử trí các bệnh cấp tính ở trẻ em, các tuyến y tế đặc biệt là y tế cơ sở đã được nâng cao, do chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính được triển khai mở rộng, nguồn thuốc phong phú và cung cầu tương đối đầy đủ, nhưng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em vẫn là nguyên nhân có số mắc và tử vong cao nhất ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT và tìm hiểu một số yếu tố liên

quan đến NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên

Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi trong 2 tuần là

36,5% Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng: 50%

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng: 35,5%.Các bà

mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%)

Kết luận: Có một mối liên quan giữa kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp

cấp tính của bà mẹ với tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%)

Một vấn đề được xếp vào yếu tố nguy cơ đó là sự hạn chế kiến thức của các bà

mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ lành, chăm sóc trẻ bị ốm đau, sự hiểu biết của bà mẹ trong việc nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là sự hiểu biết đối với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em của họ, có vai trò đáng kể trong tỷ lệ nhiễm và chết của trẻ em do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính hay ARI (Acute Respiratory Infection) là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính có tỷ lệ mắc bệnh cao, và tái diễn nhiều lần trong năm

Trang 2

Tại Việt Nam, chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính Quốc gia bắt đầu thực hiện năm 1984, Việt Nam chính là quốc gia thứ nhì trên thế giới và đầu tiên ở châu Á có chương trình này Nhằm mục tiêu chủ yếu là giảm tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi trong đó đặc biệt là viêm phổi

Châu Thành là một trong những huyện được triển khai chương trình chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, cả huyện có 10.615 trẻ em dưới 5 tuổi Tại đây chưa có nghiên cứu nào về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ngoài cộng đồng Để biết thêm về tình hình mắc bệnh này ở Châu Thành nói riêng và trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói chung, chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu:

1 Xác định tỷ lệ mắc bệnh NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã, huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.

2 Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến NKHHCT của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Châu Thành, Tỉnh Trà Vinh.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con tương ứng của 3 xã: Hòa Thuận, Hòa Lợi, Đa Lộc (Những trẻ sinh từ tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2011)

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu ngang trên mẫu ngẫu nhiên

Cỡ mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu: Trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con được tính theo công thức:

k c

p p

Z

2

) 2 / 1

Trong đó :

- n = Cỡ mẫu tối thiểu cần để nghiên cứu

- Ứng với độ tin cậy 95% có z = 1,96 (tra từ bảng z)

- p: dự đoán tỷ lệ hiện mắc (theo nghiên cứu của tác giả Võ Minh Tâm (38%) [29]

p = 0,38

- c: sai số lựa chọn Độ chính xác mong muốn là 0,055 ( 5,5%)

- Ứng với mẫu 2 giai đoạn nên chọn hệ số k = 2 Ta có cỡ mẫu tính được n =

300 x 2 = 600

Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 600 trẻ em dưới 5 tuổi

Trang 3

Phương pháp chọn mẫu [16].

٭Chọn mẫu ngẫu nhiên, lập danh sách tất cả 13 xã và 1 thị trấn, của huyện Châu

Thành, Tỉnh Trà Vinh, bốc thăm ngẫu nhiên 3 xã trong huyện

- Lập danh sách các trẻ dưới 5 tuổi trong 3 xã và các bà mẹ có các trẻ tương ứng

- Tính khoảng cách k = 2845/600 ≈ 5

- Bốc thăm ngẫu nhiên chọn trẻ đầu tiên (x), có số thứ tự từ 1 đến 5

- Trẻ thứ 2 có số thứ tự trong danh sách là x + k, x + 2k x + (n-1)k, chọn tiếp theo cho đến đủ cỡ mẫu là 600

٭Các biến cần nghiên cứu :

- Có nhiễm hô hấp cấp tính

- không có nhiễm hô hấp cấp tính

Gọi là nhiểm khuẩn hô hấp cấp tính: Nếu có ho hoặc chảy mũi, có thể kèm theo một trong các triệu chứng như: sốt, thở nhanh, khò khè, rút lõm lồng ngực Nếu không có các dấu hiệu trên thì không gọi là NKHHCT

- Các yếu tố có thể là nguyên nhân của NKHHCT, (chi tiết về cung cấp các biến được thể hiện trong bộ thu thập thông tin)

Phương pháp thu thập số liệu

- Điều tra cộng đồng những gia đình có con < 5tuổi trong cùng một thời điểm (khoảng 2 tuần) của 3 xã: Hoà Thuận, Hòa Lợi, Đa Lộc

- Dùng bảng câu hỏi (phỏng vấn) để thu thập các biến số

- Đối với biến số có bệnh hoặc không có bệnh được thu thập bằng cách nhớ lại của bà mẹ trong vòng 2 tuần, mốc tính tại ngày điều tra

- Danh sách điều tra được xác định trước khi xuống thực địa

Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS [30]

Các tỷ lệ được coi là khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1 TỶ LỆ MẮC BỆNH NKHHCT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH

Bảng 3.1 Tỷ lệ hiện mắc NKHHCT của trẻ em < 5 tuổi trong 2 tuần qua

Giới tính

Trang 4

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT trong 2 tuần là 36.5%, trong đó nam chiếm tỷ lệ

16,7% và nữ chiếm 19,8%

Bảng 3.2 Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT theo tuổi

Tuổi

Nhận xét: Tỷ lệ mắc NKHHCT ở trẻ dưới 1 tuổi thấp chiếm 1,2%, trẻ 1- 3 tuổi chiếm

tỷ lệ cao hơn 19,5% và trẻ 4- 5 tuổi chiếm tỷ lệ 15,8%

2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NKHHCT Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, TẠI 3 XÃ CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH.

Bảng 3.3 Tỷ lệ trẻ NKHHCT theo giới

Giới tính

Nhận xét: Tỷ lệ mắc NKHHCT ở nam là 45,7%, ở nữ chiếm tỷ lệ 54,3% Nhưng sự

khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p >0,05%

Bảng 3.4 Tỷ lệ trẻ NKHHCT phân bố theo nhóm tuổi

Nhận xét: Nhóm trẻ từ 1- 5 tuổi mắc NKHHCT chiếm tỷ lệ 37,5%, cao hơn Nhóm trẻ

< 1 tuổi chiếm 2o% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với P<0,05

Tuổi

Trang 5

Bảng 3.5 Tỷ lệ mắc NKHHCT theo cân nặng lúc sinh của trẻ

Cân nặng

≥ 3000 gr 105(34,8%) 197(65,2%) 302

Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT có cân nặng < 3000 gr chiếm tỷ lệ 38,3%, cao hơn so

với trẻ có cân nặng ≥ 3000 gr chiếm tỷ lệ 34,8% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p> 0,05

Bảng 3.6 Tỷ lệ NKHHCT với tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Dinh dưỡng

Nhận xét: Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ bị suy dinh dưỡng là 50%, cao hơn so với trẻ không

suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ là 35,3% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê P<0,05

Bảng 3.7 Tỷ lệ NKHHCT với kiến thức của bà mẹ về NKHHCT

Kiến thức

Không đầy đủ 184(47,9%) 304(52,1%) 488

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở các bà mẹ có kiến thức tốt là 31,2%, thấp hơn so

với trẻ mắc NKHHCT ở các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ về NKHHCT là 47,9%

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p< 0,05

Bảng 3.8 Tỷ lệ NKHHCT ở trẻ em vói dân tộc

Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở người dân tộc Khmer có tỷ lệ 40,5% cao hơn so với

trẻ mắc NKHHCT ở người kinh chiếm tỷ lệ 29,8% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống

kê P< 0,05

Trang 6

Bảng 3.9 Tỷ lệ NKHHCT với điều kiện kinh tế gia đình

Kinh tế gia đình NKHHCT

Không

Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở hộ gia đình nghèo có tỷ lệ 36%, so với trẻ mắc

NKHHCT ở hộ gia đình khá, giàu chiếm tỷ lệ 36,8% Nhưng sự khác biệt này không

có ý nghĩa thống kê P> 0,05

Bảng 3.10 Tỷ lệ NKHHCT với số con trong gia đình

Số con trong

Nhận xét: Trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có 1 con chiếm tỷ lệ 33,4% thấp hơn so với

trẻ ở gia đình có 2 con trở lên chiếm tỷ lệ 39,4% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05

Bảng 3.11 Tỷ lệ NKHHCT với gia đình sử dụng bếp củi

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có sử dụng bếp củi là 38,7%, so với trẻ

mắc NKHHCT ở gia đình không sử dụng bếp củi chiếm tỷ lệ là 29,3% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p> 0,05

Bảng 3.12 Tỷ lệ NKHHCT của trẻ với gia đình có người hút thuốc lá

Nhận xét: Tỷ lệ trẻ mắc NKHHCT ở gia đình có người hút thuốc lá là 39,2%, cao hơn

so với trẻ mắc NKHHCT ở gia đình không có người hút thuốc lá chiếm tỷ lệ 32,0% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05

Trang 7

Bảng 3.13 Kiến thức của bà mẹ về NKHHCT theo nghề nghiệp

Đúng

Kiến thức

Làm thuê

Buôn bán

Nội trợ

Làm ruộng

Nhận xét: Các bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT ở trẻ em chiếm tỷ lệ thấp Nhất

là các bà mẹ làm thuê và buôn bán chiếm 15,3%, bà mẹ làm ruộng và nội trợ chiếm tỷ

lệ 19%, so với bà mẹ là công nhân viên chức (CNVC) chiếm tỷ lệ 34,4% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p< 0,05

Bảng 3.14 Phân bố kiến thức của bà mẹ theo nhóm tuổi

đúng

Kiến thức Không đầy đủ

Tổng cộng

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT ở nhóm tuổi <30 chiếm 17,2%, thấp hơn so với nhóm tuổi ≥30 chiếm tỷ lệ 20,2%% Sự khác biệt này không có ý nghĩa

thống kê p> 0,05

Bảng 3.15 Phân bố kiến thức của bà mẹ theo dân tộc

Dân tộc

Nhận xét: Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đúng về NKHHCT của người dân tộc

Khmer chiếm 16% thấp hơn so với người kinh chiếm tỷ lệ là 23,1% Sự

khác biệt này có ý nghĩa thống kê P<0,05

Bảng 3.16 Kiến thức về NKHHCT theo trình độ văn hóa

Trình độ

Nhận xét: Kiến thức đúng về NKHHCT ở bà mẹ còn rất thấp Tỷ lệ kiến thức đúng

của bà mẹ mù chữ chiếm 15,1%, so với bà mẹ có học từ cấp I trở lên chiếm tỷ lệ 19,3% Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê P> 0,05

Trang 8

Bảng 3.17 Hiểu biết về NKHHCT của bà mẹ có con < 5 tuổỉ

1 Xin chị cho biết trẻ có các dấu hiệu dưới đây trong

2 tuần qua đến nay không?

2 Chị có biết thở nhanh, thở khò khè do ngực?

Nhận xét:

- Tỷ lệ trẻ bị sốt, ho (27%) NKHHCT ở đường hô hấp trên là chủ yếu với các biểu hiện nghẹt mũi (16,2%), chảy nước mũi (33,2%) Tình trạng NKHHCT ( viêm phổi): Thở nhanh (5,2%), thở khò khè (5,2%) Rất ít bà mẹ biết được dấu hiệu thở nhanh, thở khò khè là do ngực (18%)

Bảng 3.18 Hiểu biết của bà mẹ về phòng bệnh NKHHCT

1.Chị có nghĩ rằng khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá,

khói bếp, bụi, lông súc vật có hại đến sức khỏe trẻ

không?

2 khi trời lạnh cần giữ ấm cho trẻ không?

3 Chị có cần cho trẻ tránh những người khác bị ho

không?

4 Khi trẻ bị NKHHCT chị có biết cách vệ sinh răng,

mũi, họng cho trẻ không?

5 Chị có nghĩ cho trẻ bú hoàn toàn trong 4 tháng đầu

cũng như việc nuôi dưỡng trẻ tốt không bị suy dinh

dưỡng là cách tốt nhất, để trẻ lớn lên khỏe mạnh

không bị mắc bệnh kể cả NKHHCT

Trang 9

Nhận xét:

Các bà mẹ có con < 5 tuổi có kiến thức phòng bệnh khá tốt Bên cạnh đó vẫn còn một

số bà mẹ chưa biết cách phòng bệnh cho trẻ

KẾT LUẬN

1 Tỷ lệ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 3 xã của huyện Châu Thành

Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ < 5 tuổi trong 2 tuần là 36,5%

2 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em dưới 5 tuổi tại

3 xã của huyện Châu Thành

2.1 Các yếu tố từ trẻ

- Độ tuổi

+ < 1 tuổi Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 20%

+ > 1 tuổi Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: 37,5%

-Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

+ Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ suy dinh dưỡng: 50%

+ Tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở nhóm trẻ không suy dinh dưỡng: 35,5%

2.2 Các yếu tố từ gia đình

-Yếu tố dân tộc của bà mẹ:

+Người kinh có kiến thức đúng: 23,1%

+ Người Khmer có kiến thức đúng: 16%

- Yếu tố nghề nghiệp của mẹ

Các bà mẹ làm thuê, buôn bán có kiến thức đúng (15,3%), các bà mẹ làm ruộng, nội trợ (19%), các bà mẹ là công nhân viên chức có kiến thức đúng khá hơn (34,4%)

- Kiến thức của các bà mẹ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Các bà mẹ có kiến thức đúng về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính thì con của họ mắc bệnh (31,2%), thấp hơn con của các bà mẹ có kiến thức không đầy đủ (47,9%)

KIẾN NGHỊ

Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu này, chúng tôi kiến nghị sau:

1 Kiện toàn mạng lưới hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại tuyến cơ sở Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo, cập nhật hóa kiến thức cho nhân viên y tế làm công tác phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Nâng cao kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú ý đến kỹ năng hướng dẩn thực hành Khi tiếp cận với người dân, đặc biệt là người dân tộc Khmer, nên dùng từ phổ thông dễ hiểu

2 Bổ sung tài liệu tuyên truyền, chú ý đến dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tập trung vào kiến thức phòng ngừa cho bà mẹ như tác hại của khói thuốc

lá, khói bếp đối với trẻ em, cách nuôi dưỡng, làm sạch mũi cho trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi An Bình (2005), “ Cập nhật thông tin điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em, bệnh đường hô hấp”, Thông tin Nhi Khoa, Tập 1, số 3,tr 65.

2 Bộ y tế (1994), “Chương trình NKHHCT trẻ em”, Tài liệu hướng dẫn cán bộ y

tế thực hiện tại tuyến xã, phường, Hà Nội, tr.3-6.

3 Bộ y tế (2007), “Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ em”, Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến tỉnh – huyện.Tr6, tr7,tr33,tr29,tr38.

4 Nguyễn Đức Chính, Hoàng Hiệp và ban thư ký (1995), “Kết quả điều tra tại nhà về NKHHCT trẻ em”, Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.97-98.

5 Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đức Chính và cộng sự " Tình hình tử vong trong bệnh

viện và nhập viện do NKHHCT ở 8 bệnh viện tỉnh và 8 bệnh viện huyện trong toàn

quốc" Hội nghị tổng kết hoạt động ARI, Hà Nội, tr.32.

6 Bùi Đức Dương, Nguyễn Đức Chính (2001), “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế cơ

sở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT”, Hội nghị khoa học về bệnh Lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.103-104.

7 Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán (2001), " Điều tra về mắc bệnh và tử vong

NKHHCT trẻ em tại tại huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây và huyện Quảng Xương tỉnh

Thanh Hóa", Hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.101-102.

8 Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan (2000)."Nghiên cứu dịch

tể học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi

bệnh viện Bạch Mai", Hội nghị khoa học Pháp - Việt lần 2, Bộ y tế, Huế, tr.194-197.

9 Nguyễn Ngọc Duyên (1995), "Viêm phế quản phổi sơ sinh trong 5 năm

1989-1993 tại khoa nhi bệnh viện Thái Bình", Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ

y tế, Hà Nội, tr64.

10 Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương (2000), “Tìm hiểu tần suất mắc bệnh

NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng”, Hội nghị khoa học về lao bệnh phổi, Bộ

y tế, tr.113-114.

11 Nguyễn Thanh Hà (2002), “Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHCT ở trẻ em

dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

12 Nguyễn Minh Hiệp (1995), “Hoạt động chương trình ARI tại khoa nhi bệnh

viện Bắc Ninh”, Hội nghị tổng kết ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.69.

13 Tạ Thị Ánh Hoa (1997), “Chương trình quốc gia phòng chống NKHHCT trẻ

em”, Bài giảng nhi khoa tập 1, Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tr 484-486.

14 Tạ Thị Ánh Hoa " Viêm phế quản phổi ở trẻ em" Bài giảng nhi khoa tập 2.Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn nhi -1992 Tr9-15.

15 K' Ngoc Hung (2006), "Tìm hiểu nguyên nhân và một số yếu tố có thể liên quan đến tình hình bệnh NKHHCT ở trẻ em < 5 tuổi ở phường Phước Hòa, thị xã Tam Kỳ,

tỉnh Quãng Nam” Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I y tế công cộng, Trường Đại học

y khoa Huế.

Ngày đăng: 18/03/2016, 05:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi An Bình (2005), “ Cập nhật thông tin điều trị viêm phổi mắc phải tại cộng đồng ở trẻ em, bệnh đường hô hấp”, Thông tin Nhi Khoa, Tập 1, số 3,tr 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi An Bình (2005), “ Cập nhật thông tin điều trị viêm phổi mắc phải tại cộngđồng ở trẻ em, bệnh đường hô hấp”
Tác giả: Bùi An Bình
Năm: 2005
2. Bộ y tế (1994), “Chương trình NKHHCT trẻ em”, Tài liệu hướng dẫn cán bộ y tế thực hiện tại tuyến xã, phường, Hà Nội, tr.3-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ y tế (1994), “Chương trình NKHHCT trẻ em”
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 1994
3. Bộ y tế (2007), “Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ em”, Tài liệu huấn luyện dành cho cán bộ tuyến tỉnh – huyện.Tr6, tr7,tr33,tr29,tr38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ y tế (2007), “Chương trình phòng chống NKHHCT trẻ em”
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2007
4. Nguyễn Đức Chính, Hoàng Hiệp và ban thư ký (1995), “Kết quả điều tra tại nhà về NKHHCT trẻ em”, Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.97-98 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đức Chính, Hoàng Hiệp và ban thư ký (1995), “Kết quả điều tra tại nhà vềNKHHCT trẻ em”
Tác giả: Nguyễn Đức Chính, Hoàng Hiệp và ban thư ký
Năm: 1995
5. Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Đức Chính và cộng sự " Tình hình tử vong trong bệnh viện và nhập viện do NKHHCT ở 8 bệnh viện tỉnh và 8 bệnh viện huyện trong toàn quốc". Hội nghị tổng kết hoạt động ARI, Hà Nội, tr.32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tử vong trong bệnhviện và nhập viện do NKHHCT ở 8 bệnh viện tỉnh và 8 bệnh viện huyện trong toànquốc
6. Bùi Đức Dương, Nguyễn Đức Chính (2001), “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế cơ sở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT”, Hội nghị khoa học về bệnh Lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.103-104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Đức Dương, Nguyễn Đức Chính (2001), “Tình hình sử dụng dịch vụ y tế cơsở và khả năng tiếp cận của trẻ em với chương trình NKHHCT”
Tác giả: Bùi Đức Dương, Nguyễn Đức Chính
Năm: 2001
7. Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán (2001), " Điều tra về mắc bệnh và tử vong NKHHCT trẻ em tại tại huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây và huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa", Hội nghị khoa học về lao và bệnh phổi, Bộ y tế, tr.101-102 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra về mắc bệnh và tử vongNKHHCT trẻ em tại tại huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây và huyện Quảng Xương tỉnhThanh Hóa
Tác giả: Bùi Đức Dương, Tô Anh Toán
Năm: 2001
8. Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan (2000)."Nghiên cứu dịch tể học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai", Hội nghị khoa học Pháp - Việt lần 2, Bộ y tế, Huế, tr.194-197 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu dịchtể học và sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa nhibệnh viện Bạch Mai
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Hoàng Kim Huyền, Phan Quỳnh Lan
Năm: 2000
9. Nguyễn Ngọc Duyên (1995), "Viêm phế quản phổi sơ sinh trong 5 năm 1989- 1993 tại khoa nhi bệnh viện Thái Bình", Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viêm phế quản phổi sơ sinh trong 5 năm 1989-1993 tại khoa nhi bệnh viện Thái Bình
Tác giả: Nguyễn Ngọc Duyên
Năm: 1995
10. Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương (2000), “Tìm hiểu tần suất mắc bệnh NKHHCT ở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng”, Hội nghị khoa học về lao bệnh phổi, Bộ y tế, tr.113-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tần suất mắc bệnhNKHHCTở trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng”
Tác giả: Hàn Trung Điền, Bùi Đức Dương
Năm: 2000
11. Nguyễn Thanh Hà (2002), “Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHCT ở trẻ em dưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ dinh dưỡng liên quan đến NKHHCT ở trẻ emdưới 1 tuổi và một số giải pháp can thiệp”
Tác giả: Nguyễn Thanh Hà
Năm: 2002
12. Nguyễn Minh Hiệp (1995), “Hoạt động chương trình ARI tại khoa nhi bệnh viện Bắc Ninh”, Hội nghị tổng kết ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động chương trình ARI tại khoa nhi bệnhviện Bắc Ninh”
Tác giả: Nguyễn Minh Hiệp
Năm: 1995
13. Tạ Thị Ánh Hoa (1997), “Chương trình quốc gia phòng chống NKHHCT trẻ em”, Bài giảng nhi khoa tập 1, Trường đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, tr. 484-486 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình quốc gia phòng chống NKHHCT trẻem”
Tác giả: Tạ Thị Ánh Hoa
Năm: 1997
14. Tạ Thị Ánh Hoa " Viêm phế quản phổi ở trẻ em". Bài giảng nhi khoa tập 2.Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh - Bộ môn nhi -1992. Tr9-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viêm phế quản phổi ở trẻ em
15. K' Ngoc Hung (2006), "Tìm hiểu nguyên nhân và một số yếu tố có thể liên quan đến tình hình bệnh NKHHCT ở trẻ em &lt; 5 tuổi ở phường Phước Hòa, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quãng Nam”. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I y tế công cộng, Trường Đại học y khoa Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nguyên nhân và một số yếu tố có thể liên quanđến tình hình bệnh NKHHCT ở trẻ em < 5 tuổi ở phường Phước Hòa, thị xã Tam Kỳ,tỉnh Quãng Nam
Tác giả: K' Ngoc Hung
Năm: 2006
16. Đinh Thanh Huề (1992), “Một số khái niệm về nguy cơ”, Tập san nghiên cứu và thông tin y học Trường Đại học y khoa Huế, tr.103-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về nguy cơ”
Tác giả: Đinh Thanh Huề
Năm: 1992
17. Nguyễn Thị Thùy Hương (2012) "Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống NKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận năm 2012". Nghiên cứu y học TP Hồ Chí Minh *Tập 16* phụ bản của số 3* 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ thực hành về phòng chốngNKHHCT của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Ninh Phước, NinhThuận năm 2012
18. Nguyễn Đình Hường, Đỗ Hứa, Hoàng Hiệp (1990), “Tình hình các bệnh NKHHCT ở trẻ em và chương trình chống viêm phổi ở Việt Nam” Kỷ yếu công trình vệ sinh dịch tễ học, Hà Nội, tr.112-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình các bệnhNKHHCT ở trẻ em và chương trình chống viêm phổi ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Đình Hường, Đỗ Hứa, Hoàng Hiệp
Năm: 1990
19. Lê Văn Kế, Nguyễn Hồng Bàng (1995), “Tình hình NKHHCT ở trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Thanh Hóa”, Hội nghị tổng kết sinh hoạt khoa học ARI, Bộ y tế, Hà Nội, tr.68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình NKHHCT ở trẻ em tại khoa nhibệnh viện Thanh Hóa
Tác giả: Lê Văn Kế, Nguyễn Hồng Bàng
Năm: 1995
20. Nguyễn Thanh Long (1994), "Đánh giá kiến thức về phòng NKHHCT của các bà mẹ tại xã Hương Hồ 3 năm sau khi được hướng dẩn tại nhà".Kỷ yếu tóm tắt các công trình nghiên cứu khoa học kỷ niệm 45 năm thành lập trường Đại học Y khoa Huế, Đại học Huế, Trường Đại học Y khoa Huế, Huế 4/2002. Tr143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kiến thức về phòng NKHHCT của cácbà mẹ tại xã Hương Hồ 3 năm sau khi được hướng dẩn tại nhà
Tác giả: Nguyễn Thanh Long
Năm: 1994

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w