Nghề nghiệp mẹ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế năm 2009 (Trang 52 - 56)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2.7. Nghề nghiệp mẹ

Kết quả bảng 3.26 cho thấy nghề nghiệp của mẹ làm ruộng và nương rẫy tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ là 35,21%, nghề nghiệp mẹ là cán bộ công chức trẻ TDD Pr-NL là 14,71%, nghề nghiệp mẹ là buôn bán, nghề khác trẻ TDD Pr-NL là 9,88%. Sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,01). Điều này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Trương Thanh Hiền [14], Đinh Thanh Huề [19], Hoàng Thị Liên [29]. Theo chúng tôi tại huyện Nam Đông nghề nghiệp chủ yếu của đồng bào dân tộc Cơtu là làm ruộng và nương rẫy. Do bận với công việc nương rẫy, mùa vụ, vì vậy những đứa trẻ không được chăm sóc trực

tiếp, việc ăn uống không được chú trọng, thiếu các chất dinh dưỡng, trẻ dễ bị nhiễm bệnh do đó dẫn đến TDD Pr-NL.

Tuy vậy, điều này không phải ai cũng thực hiện được, có những bà mẹ mặc dù mức học vấn cao, nghề nghiệp ổn định, gia đình có cuộc sống đầy đủ vật chất nhưng con của họ vẫn bị TDD Pr-NL, ngược lại con của những người nông dân có cuộc sống tạm đủ vẫn phát triển bình thường và khỏe mạnh. Như vậy, nghề nghiệp của mẹ chưa phải là yếu tố quyết định ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

4.2.2.8. Số con trong gia đình

Kết quả bảng 3.27 cho thấy những gia đình có ≥ 3 con, tỷ lệ TDD Pr-NL là 35,17% cao hơn so với những gia đình có ≤ 2 con tỷ lệ TDD Pr-NL là 27,84%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không phù hợp với nghiên cứu của Mai Văn Ngọc [31], Trương Đức Tú [38].

Nhưng gia đình đông con là một trong những yếu tố gây nên TDD Pr-NL của trẻ bởi vì người mẹ không còn đủ thời gian, sức khoẻ, tiền bạc để chăm sóc chu đáo, sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng TDD Pr-NL trẻ em.

Ngoài ra đông con, kinh tế gia đình sẽ bị ảnh hưởng, việc chú trọng dinh dưỡng ưu tiên cho trẻ kém đi, đông con thì nhu cầu ăn uống phải tăng lên theo số người trong gia đình, đó là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, cộng đồng phải nhận thức được sinh nhiều con sẽ không đảm bảo điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ tốt hơn cho con của họ và như vậy sẽ góp phần làm tăng tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ em.

4.2.2.9. Người chăm sóc trẻ

Kết quả bảng 3.28 cho thấy nhóm người khác chăm sóc trẻ có tỷ lệ TDD Pr-NL là 35,14%, nhóm bố mẹ chăm sóc là 31,99%. Không có mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với người trực tiếp chăm sóc trẻ là bố mẹ hay người khác. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu [31], [38].

4.2.3. Các yếu tố liên quan từ gia đình trẻ

4.2.3.1. Mức kinh tế gia đình

Mức kinh tế hộ gia đình là yếu tố quan trọng có tác động đến tình trạng dinh dưỡng, ở bảng 3.29 nhóm trẻ sống trong các hộ gia đình có mức kinh tế trên mức trung bình có tỷ lệ TDD Pr-NL là 23,66%, ngược lại nhóm trẻ sống trong gia đình có mức kinh tế ≤ trung bình tỷ lệ TDD Pr-NL là 40,18%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Mai Văn Ngọc [31], Trương Đức Tú [38].

Thật vậy, mức thu nhập kinh tế là yếu tố quyết định việc mua sắm chi tiêu đến đời sống và sinh hoạt hàng ngày của gia đình, khi thu nhập kinh tế tăng thì tăng chi tiêu và ngược lại. Gia đình có mức kinh tế thấp thì khó tiếp cận được các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao một cách thường xuyên. Do vậy, việc giáo dục dinh dưỡng cho các hộ gia đình tại cộng đồng thông qua trình diễn bữa ăn mẫu, nhằm để tận dụng các thực phẩm sẵn có tại địa phương, vừa rẻ tiền nhưng vẫn có giá trị dinh dưỡng cao, công tác này đã thực hiện nhiều năm nay nhưng cần được phát huy và duy trì tính bền vững của chương trình.

Thiếu ăn dẫn tới TDD Pr-NL điều đó đúng, nhưng không phải tất cả các trường hợp TDD Pr-NL đều là do thiếu thức ăn, ở các gia đình đầy đủ các mặt, tỷ lệ trẻ TDD Pr-NL vẫn còn tồn tại, bởi yếu tố kinh tế không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Tuy nhiên kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chế độ ăn uống cho các bà mẹ lúc có thai, cho con bú và cho trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, muốn giảm tỷ lệ TDD Pr-NL ở bà mẹ và trẻ em thì điều trước tiên là phải có một nền kinh tế vững vàng.

4.2.3.2. Anh chị em ruột bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng

Kết quả bảng 3.30 ở nhóm trẻ trong gia đình có anh chị em ruột bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ là 47,78%, ở nhóm trẻ trong gia đình không có anh chị em ruột bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng, tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ là 25,50%. Sự khác biệt này cho thấy có mối liên quan giữa gia đình có anh chị em ruột bị thiếu dinh dưỡng protein năng lượng với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Đinh Thanh Huề [19], Trương Đức Tú [38].

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng của trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế năm 2009 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)