CÁC YẾU T LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA TRẺ 1 Các yếu tố liên quan từ đứa trẻ

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế năm 2009 (Trang 46 - 50)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. CÁC YẾU T LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƢỠNG CỦA TRẺ 1 Các yếu tố liên quan từ đứa trẻ

4.2.1. Các yếu tố liên quan từ đứa trẻ

4.2.1.1. Cân nặng lúc sinh

Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy nhóm trẻ cân nặng lúc sinh <2500g tỷ lệ thiếu dinh dưỡng protein năng lượng là 33,81% cao hơn nhóm trẻ cân nặng ≥ 2500g tỷ lệ TDD Pr-NL là 17,05%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Điều này cho thấy có mối liên quan chặt chẻ giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với cân nặng lúc sinh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu tác giả khác [13], [20], [23].

Cân nặng lúc sinh là một chỉ số rất quan trọng, phản ánh tình trạng dinh dưỡng của thai nhi nó vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ ở hiện tại và trong tương lai vừa phản ánh tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai, điều đó phụ thuộc vào tình trạng ăn uống của mẹ.

Như vậy, để giảm tỷ lệ TDD Pr-NL bào thai cũng như TDD Pr-NL trẻ em thì việc phòng chống TDD Pr-NL bào thai tại địa phương đang nhiên cứu cần được quan tâm hơn và nên thực hiện thường xuyên. Việc thay đổi kiến thức, hành vi của các bà mẹ ở cộng đồng về việc nuôi con trong bụng mẹ là thật sự quan trọng cho thế hệ tương lai. Sự hiểu biết đúng sẽ giúp các bà mẹ có được chế độ ăn hợp lý hơn, theo dõi cân nặng trong quá trình mang thai tốt hơn.

4.2.1.2. Thời điểm bú mẹ sau sinh

Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy trẻ bú muộn ≥ 1 giờ tỷ lệ TDD Pr-NL là 47,06%, trẻ bú sớm < 1 giờ tỷ lệ TDD Pr-NL là 29,08%, không có mối liên quan thời điểm bú mẹ sau sinh với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với tác giả Trương Đức Tú [38], Hoàng Thị Liên [29]. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, đa số các bà mẹ người dân tộc thiểu số ở huyện Nam Đông, đều có tập quán cho trẻ bú sau sinh rất sớm, đây là điểm tốt cần phát huy.

4.2.1.3. Bú mẹ trong 6 tháng đầu

Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy nhóm bà mẹ cho trẻ bú không hoàn toàn trong 6 tháng đầu tỷ lệ TDD Pr-NL là 29,93%, nhóm bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tỷ lệ 28,91%. Không có mối liên quan giữa vấn đề bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả này phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Hải Anh [1], Hoàng Thị Liên [29].

Theo khuyến cáo của Unicef, trẻ cần được bú mẹ ngay sau sinh, bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời và bú kéo dài 18 -24 tháng. Trẻ bú sớm sẽ tận dụng được nguồn sữa non rất cần thiết đối với cơ thể non yếu của trẻ, để chống lại những yếu tố bất lợi của môi truờng bên ngoài. Bú mẹ có thể cung cấp thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ trong những tháng đầu tiên của cuộc đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là hành vi thể hiện đầy đủ nhất về chăm sóc cả về dinh dưỡng, y tế, tình cảm. Nuôi con bằng sữa mẹ và làm thế nào để mẹ có đủ sữa nuôi con là nội dung hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất của chương trình phòng chống TDD Pr-NL trẻ em [12], [15], [25], [32].

4.2.1.4. Thời điểm ăn dặm

Việc cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn và nuôi con bằng các loại thức ăn có những hạn chế về giá trị dinh dưỡng phản ánh các tồn tại trong thực hành nuôi dưỡng trẻ. Ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không tốt đối

với sự phát triển của trẻ, vì bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh, nên cho ăn dặm sớm đặc biệt khi sử dụng các loại thức ăn có đậm độ năng lượng và các chất dinh dưỡng thấp, dễ dẫn đến thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng, nhưng ăn dặm quá muộn nguy cơ TDD Pr-NL cũng rất cao, bởi lẽ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất lớn, trong lúc đó sữa mẹ không đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường, vì vậy thời gian cho trẻ ăn dặm tốt nhất từ sau tháng 6 trở đi [16], [38].

Kết quả ở bảng 3.16 thấy rằng có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa hai thời điểm ăn dặm sớm hay muộn với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Đinh Thanh Huề [19], Trương Đức Tú [38].

4.2.1.5. Thời điểm cai sữa

Kết quả bảng 3.17 chúng tôi nhận thấy rằng các bà mẹ ở huyện Nam Đông đều cho con bú kéo dài trên 12 tháng, một số ít bà mẹ vì thiếu sữa mới cho trẻ ăn các loại sữa và thức ăn khác, vì vậy ở nhóm cai sữa sớm < 12 tháng tuổi có tỷ lệ TDD Pr-NL rất cao 46,67%, nhóm cai sữa ≥ 12 tháng tỷ lệ TDD Pr-NL là 34,25%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05.

Cai sữa sớm thì nguy cơ bị thiếu dinh dưỡng càng cao. Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng nên cho trẻ bú tối thiểu 12 tháng và không quá 24 tháng. Như vậy, việc nuôi con bằng sữa mẹ ở huyện Nam Đông nên được tiếp tục động viên và khuyến khích như là một phương pháp nuôi con tốt nhất vì điều đó hạn chế được nguy cơ TDD Pr-NL và nhiễm trùng, mà chính đang là mối đe dọa thực tế đối với trẻ em dưới 5 tuổi tại địa phương [3], [12], [16].

4.2.1.6. Tình trạng tiêu chảy trong 2 tuần qua

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy nhóm trẻ có tình trạng tiêu chảy trong 2 tuần qua tỷ lệ TDD Pr-NL là 68,18%, nhóm trẻ không có tình trạng tiêu chảy trong 2 tuần qua tỷ lệ TDD Pr-NL là 25,05%. Như vậy có mối liên quan giữa

TDD Pr-NL của trẻ với tình trạng tiêu chảy tại thời điểm nghiên cứu. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Mai Văn Ngọc [31], Trương Đức Tú [38], và các tác giả khác [1], [14] [25], [29].

Chúng ta biết khi trẻ bị tiêu chảy là hạn chế thức ăn đưa vào, giảm khả năng hấp thu, chất dinh dưỡng mất qua phân nhiều. Đó chính là yếu tố làm cho trẻ dễ bị TDD Pr-NL. TDD Pr-NL và tiêu chảy thường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ TDD Pr-NL thường bị ỉa chảy và khi trẻ bị ỉa chảy sẽ làm tăng thêm TDD Pr-NL, đó là vòng xoắn bệnh lý.

4.2.1.7. Tình trạng trẻ có ho, sốt trong 2 tuần qua

Cũng như tiêu chảy, trẻ có tình trạng ho, sốt làm cho trẻ dễ bị TDD Pr- NL hơn. Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, nhu cầu dinh dưỡng tăng nhưng khi ốm trẻ lại chán ăn và tình trạng chán ăn kéo dài sẽ dẫn đến TDD Pr-NL.

Kết quả ở bảng 3.19 nhóm trẻ có tình trạng ho, sốt tỷ lệ TDD Pr-NL là 44,68%, cao hơn nhiều so với nhóm trẻ không có tình trạng ho, sốt tỷ lệ là 20,16%. Có mối liên quan giữa tình trạng ho, sốt trong 2 tuần qua với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả Đinh Thanh Huề [19], Hoàng Thị Liên [29].

Qua kết quả trên, chúng tôi nhận thấy trong thực tế trẻ rất dể mắc các bệnh nhiễm khuẫn nói chung cho nên cần phải quan tâm chăm sóc tốt hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi để phòng bệnh, đặc biệt khi trẻ có tình trạng ho, sốt.

Ngoài ra, trước và trong giai đoạn nghiên cứu trẻ em ở đây có mắc bệnh ghẻ từ 60-70%, cũng là yếu tố làm tăng tỷ lệ TDD Pr-NL tại địa phương.

4.2.2. Các yếu tố liên quan từ mẹ

4.2.2.1. Tuổi mẹ

Kết quả bảng 3.20 cho thấy mẹ có lứa tuổi < 18 và > 35 tuổi có con bị TDD Pr-NL là 37,66%, cao hơn nhóm mẹ có tuổi 18 – 35 có con bị TDD Pr-

NL là 28,41%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Người mẹ sinh con khi chưa đến tuổi trưởng thành sẽ không đủ khả năng chín chắn cũng như kinh nghiệm và cả sức khoẻ để nuôi dưỡng và chăm sóc con của mình. Ngược lại, người mẹ quá lớn tuổi vẫn còn sinh con sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh cũng như các dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ [38].

4.2.2.2. Mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ

Kết quả ở bảng 3.21 cho thấy ở nhóm bà mẹ tăng cân trong thai kỳ < 10 kg tỷ lệ trẻ TDD Pr-NL là 34,67%, nhóm bà mẹ tăng cân trong thai kỳ ≥ 10kg có tỷ lệ TDD Pr-NL trẻ là 17,22%; có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ với mức tăng cân của mẹ trong thai kỳ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với Trương Thanh Hiền [14], Trương Đức Tú [38].

Trong thời kỳ mang thai, người phụ nữ phải tăng trung bình được 10 – 12 kg, không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén, sẽ tăng nguy cơ làm mẹ suy kiệt, cân nặng lúc sinh thấp và tỷ lệ tử vong cao. Sự tăng cân của bà mẹ trong thời kỳ mang thai liên quan chặt chẽ đến cân nặng sau sinh.

Thời gian nằm trong bụng mẹ và 3 năm đầu tiên của cuộc đời có ý nghĩa quyết định đối với thể chất và trí tuệ của đứa trẻ sau này, như vậy bảo vệ sức khoẻ của mẹ gắn liền với bảo vệ sức khoẻ trẻ em [23], [28], [37].

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu dinh dưỡng protein năng lượng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi huyện nam đông, tỉnh thừa thiên huế năm 2009 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)