1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009

94 1,2K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Nhằm phát huy triệt để tác dụng của hóa chất được sử dụng, đồng thờihạn chế việc lạm dụng dẫn đến sự xuất hiện tính đề kháng ở côn trùng cũngnhư tránh được sự ô nhiễm môi trường và gây n

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi

rút Dengue gây ra, lây truyền chủ yếu qua muỗi Aedes aegypti, thứ yếu là muỗi Aedes alpopictus Là bệnh lưu hành ở các nước đang phát triển Bệnh

chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh

Hiện nay theo ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 2,5 đến 3 tỷngười có nguy cơ mắc bệnh, trong số đó có hàng trăm ngàn người mắc bệnh

và có khoảng 1/4 phải nhập viện và điều trị, trẻ em chiếm 90%, tỷ lệ tử vongkhá cao Năm 1998, số mắc và tử vong sốt xuất huyết Dengue rất cao với234.920 trường hợp mắc, 377 trường hợp tử vong tại 56/61 tỉnh, thành phố.Tại 20 tỉnh , thành phố khu vực phía nam có 123.997 người mắc và 347người chết Vì vậy, ngày 10 tháng 10 năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã kýquyết định số 196/1998/QĐ-TTg đưa Dự án phòng sốt xuất huyết Denguetrở thành một mục tiêu trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia thanh toánmột số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm [1], [2], [13]

Để khống chế bệnh dịch, chúng ta đã dùng nhiều biện pháp phối hợp,nhưng thực tế kết quả phòng bệnh còn rất hạn chế Nếu chỉ dựa vào việcphun hóa chất diệt côn trùng khi có dịch thôi thì không hiệu quả, tốn kém và

cũng không duy trì được lâu dài Các biện pháp phun thuốc hoá học và sử

dụng hoá chất diệt muỗi đã chiếm ưu thế trong một thời gian dài Tuy nhiên,

đã dẫn đến hậu quả là xuất hiện hiện tượng côn trùng kháng hoá chất, bêncạnh là sự ô nhiễm môi trường do sử dụng hoá chất, đồng thời kinh phí sửdụng hoá chất ngày một tăng do phải tăng nồng độ và số lượng sử dụng.Những nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng các phương pháp trên ít cóhiệu quả diệt quần thể muỗi, do đó ít có hiệu quả ngăn ngừa sự lan truyền sốtxuất huyết Dengue [4], [5], [6]

Trang 2

Phòng và chống sốt xuất huyết Dengue không thể thực hiện được nếukhông có sự tham gia hợp tác của cộng đồng Huy động sự tham gia của toàncộng đồng được coi là phần cơ bản trong hoạt động chống dịch khẩn cấp Đểhiểu biết và nhận thức đúng, cùng nhau hưởng ứng, chủ động thực hiện cácbiện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue thường xuyên mới mong đemlại kết quả tốt

Đối với tỉnh Sóc Trăng, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh tiếp tục cónhững chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên vớichủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc sức khỏe nhândân triển khai thực hiện có hiệu quả bền vững

Tuy nhiên tỉnh Sóc Trăng còn gặp không ít những khó khăn do biếnđộng của khí hậu và thời tiết, cũng như sự chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôitrồng thủy sản Dân số của tỉnh là 1.308.100 người, người Kinh chiếm65,10%, người Hoa chiếm 5,98%, người Khơ me chiếm 28,92% Người dân

có thói quen tích trữ nước và thường xuyên không đậy kín các dụng cụ chứanước, đây là điều kiện thuận lợi dễ phát sinh và phát triển bệnh sốt xuấthuyết Dengue Vì vậy xây dựng một chiến lược phòng chống sốt xuất huyếtDengue hiện nay vẫn là vấn đề thời sự đang được tranh luận, bàn cải và cáclời giải chưa thật sự thống nhất Do vậy cần có phương thức tổ chức và quản

lý thật tốt, đồng thời xác định những vấn đề đang được tiếp tục nghiên cứumột cách hợp lý [42], [43], [44]

Với lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại xã Trường Khánh huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng năm 2009”.

Mục tiêu của đề tài:

1 Mô tả kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòng chống sốt xuất huyết Dengue tại xã Trường Khánh huyện Long Phú

2 Đánh giá kết quả các biện pháp dựa vào cộng đồng của công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue.

Trang 3

Chương 1TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính

do muỗi truyền Bệnh thường có triệu chứng sốt cao đột ngột kéo dài trongvòng 2 - 7 ngày, kèm theo đau đầu, đau cơ, đau xương hoặc khớp và nổi ban.Bệnh diễn biến nặng có biểu hiện xuất huyết ở các mức độ khác nhau: dưới

da, niêm mạc, xuất huyết nội tạng, gan to và có thể tiến triển đến hội chứngsốc Dengue, dẫn đến tử vong [1]

1.1 TÌNH HÌNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, gây dịch do muỗitruyền Bệnh lưu hành trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới

và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương; có khoảng 2,5

tỷ người sống trong vùng nguy cơ; hàng năm có hơn 50 triệu người mắc,500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện và 20.000 - 25.000 trường hợp tửvong, đặc biệt là trẻ em [45]

Đại dịch sốt xuất huyết Dengue bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20với số mắc hàng năm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trườnghợp mắc là trẻ em dưới 15 tuổi Tỷ lệ chết trung bình là 5% với khoảng240.000 trường hợp mỗi năm Trong 40 năm qua, SXHD đã vượt ra khỏiĐông Nam Á, lan sang Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, phía Đông ĐịaTrung Hải và cuối cùng là châu Phi và vùng biển Ca-ri-bê và có mặt trên 100nước và lãnh thổ

Tại Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới tháng 5/1998, bà Tổng Giám

đốc Gro Harlem Brundtland đã tuyên bố: “Thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết” [1].

Trang 4

Ở Việt Nam, bệnh SXHD xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958, sau đó

đã lan rộng và trở thành bệnh lưu hành trong hầu hết các tỉnh, thành trong cảnước Gần đây bệnh có chiều hướng tăng lên, nhất là từ năm 1994 trở lại đây

số mắc và chết do SXHD gia tăng đáng kể; vụ dịch năm 1998 có số mắc và

tử vong do SXHD rất cao với 234.920 trường hợp mắc và 337 trường hợp tửvong tại 56/61 tỉnh/thành phố [1], [17] Bệnh SXHD luôn tồn tại và là vấn đề

y tế nghiêm trọng ở các nước nhiệt đới có khí hậu thuận lợi cho véc tơ pháttriển như Việt Nam

1.2 BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH

TẾ - XÃ HỘI

Bệnh SXHD là mối nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng củangười dân, gây ảnh hưởng đến sức lao động ở người lớn và kinh tế gia đình

bị giảm sút do người lớn phải chăm sóc trẻ ốm Thời gian bị bệnh trung bình

từ 7 - 10 ngày; chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp do bệnh gây ra rất lớn, baogồm chi phí điều trị ở bệnh viện, thuốc men chăm sóc nếu ốm ở nhà, khônglao động được chi phí để chính quyền địa phương tổ chức các hoạt độngphòng chống dịch, giảm nguồn thu qua du lịch

Theo báo cáo của Bệnh viện Nhi đồng I Thành phố Hồ Chí Minh, chiphí trung bình cho 01 cas SXHD có sốc được điều trị tại bệnh viện là 2 triệuđồng, chưa kể gia đình phải chăm sóc tốn kém tiền đi lại, ăn nghỉ và khônglao động sản xuất được [9] Theo báo cáo Von Allmen SD và đồng nghiệp(1979) Dịch sốt xuất huyết ở Puerto Rico, 1977: phân tích chi phí Tạp chí

về y học và vệ sinh vùng nhiệt đới của Mỹ (American Journal of TropicalMedicine and Hygiene) Chi phí cho dịch sốt xuất huyết năm 1977 gồm cảchi phí trực tiếp và gián tiếp được ước tính trong khu vục là từ 6 đến 15,6triệu USD, trong đó các biện pháp phòng chống dịch chiếm 7,8 - 20,2%

Trang 5

Ảnh hưởng của SXHD đến nền kinh tế còn lớn hơn nhiều, điển hình làhàng năm Ngân sách nhà nước phải chi hàng trăm tỷ đồng cho Dự án phòngchống SXHD Quốc gia; ngoài ra Chính phủ còn phải chi thêm hàng tỷ đồngcho công tác dập dịch đột xuất [11].

Kinh phí bổ sung cho kế hoạch khẩn cấp chống dịch sốt xuất huyếtnăm 2004 dự kiến 38.660.550.000 đồng Việt Nam

1.3 VI RÚT GÂY BỆNH VÀ VEC TƠ TRUYỀN BỆNH

1.3.1 Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue

Trong suốt thời gian dài, người ta chỉ biết rằng các vụ dịch SXHD là

do muỗi truyền, mà tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết đến Mãi đếntháng 5/1944, khi Sabin phân lập được vi rút Dengue type 1, 2 và sau đótháng 4/1956, tháng 5/1960 đã lần lượt phân lập được vi rút Dengue 3, 4 thìtác nhân gây ra các vụ dịch SXHD mới được hiểu rõ Vi rút Dengue thuộcnhóm Flavirents vi rút, là nhóm bao gồm các vi rút gây bệnh cho động vậtđược truyền qua côn trùng tiết túc [17] Ở Việt Nam đã phân lập được cả 4type vi rút dengue; type Den 2, Den 1 chiếm ưu thế trong những năm 1991 -1995; type Den 2 chiếm 90,5% trong vụ dịch lớn nhất ở Việt Nam năm1987; type Den 1 chiếm 50% số phân lập được trong các vụ dịch năm 1990

và dao động từ 47,3% đến 62,5% trong thời gian 1991 - 1994 Type Den 3

đã được phân lập ở miền Nam năm 1987 với 3,7% sau đó không thấy xuấthiện trong thời kỳ 1988 - 1990, xuất hiện trở lại ở miền Bắc năm 1991 vàmiền Nam 1994 và trở thành type gây dịch chủ yếu trong thời kỳ 1994 -

1997 với tỷ lệ cao nhất 76,1% năm 1998 Trong khi đó type Den 4 chiếm tỷ

lệ thấp năm 1991, vắng mặt trong thời kỳ 1992 - 1997, nhưng xuất hiện lạicùng với Den 1 và trở thành type gây dịch chủ yếu năm 1998 [17], [32]

Tại Việt Nam, đã phân lập được cả 4 týp vi rút Dengue gây bệnh.Theo kết quả của chương trình giám sát vi rút tại các tỉnh phía Nam Việt

Trang 6

Nam của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, týp DEN-2 có chu kỳ hoạtđộng từ năm 1987, týp DEN-1 có chu kỳ hoạt động từ 1990 và týp DEN-3bắt đầu hoạt động từ 1995, còn týp DEN-4 hoạt động nhiều hơn từ năm 1999[5], [6], [9] Thông thường, vi rút hiện diện trong giai đoạn cấp tính của bệnh

và mất dần trong giai đoạn hồi phục của bệnh

1.3.2 Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue

Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốtngười bệnh rồi truyền virut sang người lành qua vết đốt ở Việt Nam, hai loài

muỗi truyền bệnh SXHD là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti Muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm vi rút, khi

đốt người sẽ truyền vi rút qua vết đốt, do đặc điểm sinh lý của muỗi cái rất ái

tính với người Thông thường muỗi cái Aedes aegypti bị nhiễm vi rút

Dengue, khi hút máu người bệnh thì sau đó muỗi có khả năng truyền vi rútsuốt đời Ngoài ra người ta còn nhận thấy nó có khả năng lây truyền cho thế

hệ sau qua trứng, đây là một cơ chế quan trọng để duy trì vi rút, nhưngkhông đóng vai trò lớn trong những vụ dịch [1], [17]

Nhiều nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh SXHD đã được tiến hànhtrong nhiều năm bởi các tác giả như Vũ Sinh Nam và cộng sự (2004) Các tác

giả đều khẳng định Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chính trong các vụ

dịch SXHD ở Việt Nam [32]

Qua đó chúng ta có sự định loại vectơ giữa Anopheline (họ phụAnophelinae, một số loài là vectơ truyền bệnh sốt rét) và Culicine (họ phụCulicinae bao gồm nhiều giống, trong đó có giống Aedes)

Trứng của muỗi Anopheline và Culicine (ví dụ như các loài muỗithuộc giống Culex) nổi trên mặt nước Tuy nhiên, đối với một số loài muỗithuộc Culicine (ví dụ như muỗi Aedes) đẻ trứng ở giá thể ẩm (như thành các

Trang 7

dụng cụ chứa nước) ngay phía trên mực nước Trứng của muỗi Aedes có khảnăng chịu đựng cao với điều kiện khô hạn trong vùng nhiệt đới MuỗiAnopheline đẻ trứng riêng rẽ Muỗi Culicine đẻ trứng kết hợp với nhau tạothành bè (trứng Culex) hoặc đẻ trứng riêng rẽ (trứng Aedes) Đặc biệt chỉ cótrứng của muỗi Anopheline là có phao.

Bọ gậy của Culicine (Aedes và Culex) có ống thở dài, còn gọi làsiphông Bọ gậy muỗi Anopheline không có siphông Nhờ có siphông, bọgậy Culicine khi lên thở tạo thành một góc nhọn so với mặt nước, trong khi

đó bọ gậy Anopheline nằm song song và ngay dưới mặt nước

Để phân biệt bọ gậy Aedes và Culex dựa vào đặc điểm của siphông.Siphông của bọ gậy Aedes ngắn hơn và chỉ có một túm lông Ngược lạisiphông của bọ gậy Culex dài hơn và có vài túm lông

Giai đoạn quăng, phân biệt Anopheline và Culicine dựa vào phiễu ốngthở Đối với Anopheline phễu ống thở ngắn, có miệng rộng Ngược lại, phiễuống thở của Culicine dài, mảnh có miệng hẹp

Bọ gậy muỗi Aedes nhìn chung sống trong nước sạch, không bị ônhiễm Tuy nhiên ngưởi ta cũng thấy chúng có mặt ở trong các hố phân tựhoại và các nguồn nước ô nhiễm khác, mà những nơi này thường là nơi sinhsản của muỗi Culex quinquefasciatus

Đặc điểm sinh học, sinh thái Aedes aegypti: Muỗi Aedes aegypti có

kích thước trung bình, thân có màu đen bóng và có nhiều vẩy trắng bạc tậptrung thành từng cụm hay thành từng đường trên mình muỗi Ở tấm ngực I

và II có hai đường vẩy trắng bạc phình ra trông như hai nửa vòng cung ômhai bên mặt lưng, tạo thành hình trông như mặt đàn Lya; đầu muỗi có vẩytrắng bạc đính ở phía đỉnh Trên mặt lưng bụng ở gốc các đốt II và VIII đều

có những đường vẩy bạc ngang từng đốt; gốc các đốt bàn chân sau có nhữngkhoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn, vì vậy thường có têngọi là “Muỗi vằn” [4], [5], ]6]

Trang 8

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của muỗi Aedes aegypti: Ở các tỉnh phía Nam, Aedes aegypti phân bố rộng khắp các tỉnh, các vùng; trừ một số nơi thuộc các huyện miền núi cao, tỉnh Lâm Đồng, có thể gặp Aedes aegypti ở

mọi nơi; đặc biệt là những thành phố, thị xã đông dân, các vùng đồng bằngven biển, nơi thiếu nước ngọt người dân phải dùng nhiều vật chứa nước dựtrữ suốt mùa khô Chúng rất thích hút máu người và thường sống ở trong nhàgần người, đậu nghỉ ở những nơi tối, trên quần áo sẫm màu treo trên móc áo.Muỗi đánh hơi người nhanh và sà vào là đốt (hút máu) ngay, muỗi thườnghoạt động đốt người vào ban ngày, hoạt động cao điểm là lúc sáng sớm vàchiều tối, ở ngoài nhà cũng gặp loài muỗi này nhưng ít hơn, muỗi thườngbay xa khoảng 100 - 200 mét và phát tán quanh vùng chúng đẻ trứng; chúng

có thể phát tán thụ động theo các phương tiện giao thông đi khắp nơi và chỉcần 1% số muỗi trong vùng bị nhiễm vi rút là có thể gây dịch, nên việc xử lýcác phương tiện giao thông giữa các vùng đất nước là cần thiết phải làm khi

có thông báo [3]

Ở nhiệt độ 20oC, độ ẩm 85% chu kỳ phát triển của muỗi là 10 - 15ngày, nhiệt độ < 20oC chu kỳ này kéo dài trên 20 ngày Muỗi đẻ trứng ởnhững nơi nước sạch chứa trong lu, khạp, hồ, các mảnh chai lọ, bát vỡ, võ xe

cũ, gáo dừa, máng chứa nước mưa ứ đọng lâu ngày ở trong và chung quanhnhà tại những nơi râm mát Trứng màu đen, được đẻ riêng rẽ bám ở thành

ẩm phía trên mực nước của các dụng cụ chứa nước; trứng nở sau khi bị ngậpnước tự nhiên do mưa hoặc do con người đổ nước vào để dự trữ Lăng quăng

của muỗi Aedes aegypti ưa thích nước có độ pH hơi a-xít, nhất là nước mưa,

rồi đến nước máy, nước giếng [8], [14]

Muỗi cái trưởng thành giao phối và thực hiện hút máu lần đầu vàokhoảng 48 giờ sau khi nở; thời gian từ khi hút máu đến khi đẻ trứng là 2 - 5ngày; số lượng trứng đẻ của mỗi con cái khoảng 60 - 100 trứng/lần Trongđiều kiện nuôi ở phòng thí nghiệm, muỗi đực và cái có thời gian sống trung

Trang 9

bình từ 20 - 30 ngày; như vậy, về mặt lý thuyết muỗi cái có thể đẻ 4 lần vớicác bữa ăn máu liên tiếp Sau khi hút máu người có vi rút Dengue, thời gian

ủ bệnh trong muỗi cái thường từ 8 - 10 ngày, là thời gian cần thiết để vi rútnhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi; sau đó muỗi trở nên bị nhiễm vi rút

và sẽ truyền vi rút sang người khác khi hút máu; muỗi cái cũng có thể truyền

vi rút trực tiếp từ người bệnh sang người lành bằng cách đổi vật chủ khi bữa

ăn máu bị gián đoạn, cách lây truyền này gọi là “lây truyền cơ học” [3]

Những đặc điểm sinh học của loài muỗi này cần chú ý là: Sự tồn tạikhá lâu của trứng, chịu đựng được nhiều tháng trong mùa khô Các ổ chứalăng quăng thông thường là: Ổ chứa tự nhiên như hốc cây, thân tre, vỏ ốc,

kẽ bẹ lá (thơm, chuối, môn ) ít khi gặp trên hốc đá Ổ chứa nhân tạo như

lu, khạp, hồ, phuy, chai lọ, chân chén chống kiến, lọ hoa, những vật dụngphế thải xung quanh nhà có chứa nước Qua nhiều năm nghiên cứu tạicác tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các kết quả thu được cho thấy ổ chứalăng quăng chủ yếu là lu, khạp, hồ, phuy là những vật chứa nước do conngười tạo ra [3], [35]

Tập tính: chỉ có con cái hút máu, muỗi hoạt động hút máu ban ngày,

nhiều nhất là vào sáng sớm và chiều tối, đậu nghỉ ở những nơi tối, kín gió.Muỗi thích ẩm, ít chịu lạnh, bay khoẻ nhưng nhẹ nhàng Độ phát tán chủ

động của muỗi thấp, khoảng 100 - 400 con xung quanh ổ Muỗi Aedes

aegypti thường sống ở các đô thị Muỗi Aedes alpopictus thích sống ở lùm

cây, ngọn cỏ, phần lớn sống ở vùng nông thôn [32], [34]

1.4 PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

1.4.1 Vắc xin dự phòng

Vắc xin dự phòng SXHD đã được khám phá trên 60 năm, nhưng quathử nghiệm chưa công bố hiệu quả chống lại vi rút dengue; một loại vắc xinphòng ngừa nhiễm 4 type vi rút cũng đã được thử nghiệm tại nhiều nước trên

Trang 10

thế giới, cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn chưa cho phép lưu hành vắcxin phòng SXHD trên thị trường [56], [59]

Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế thì đến nay bệnh SXHD chưa có thuốcđiều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh, vì vậy diệt véc tơ đặc biệt làdiệt bọ gậy (lăng quăng) với sự tham gia tích cực của cộng đồng là biện pháphiệu quả nhất trong phòng chống SXHD [2], [3]

1.4.2 Phòng chống véc tơ truyền sốt xuất huyết Dengue

1.4.2.1 Sử dụng hóa chất

Việc giải quyết véc tơ truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ yếu trongphòng chống SXHD hiện nay; ngoài các biện pháp cơ học, sinh học, biệnpháp hóa học cũng đóng một vai trò quan trọng nhất là khi dịch có nguy cơbùng phát Các hóa chất diệt côn trùng được sản xuất dưới nhiều dạng khácnhau như bột mịn, bột hòa nước, hạt, nhũ dầu, dung dịch, dạng để phun khídung ULV từ đó công dụng khác nhau, cách sử dụng khác nhau, nồng độ vàliều lượng hữu hiệu của mỗi loại hóa chất cũng khác nhau

Nhằm phát huy triệt để tác dụng của hóa chất được sử dụng, đồng thờihạn chế việc lạm dụng dẫn đến sự xuất hiện tính đề kháng ở côn trùng cũngnhư tránh được sự ô nhiễm môi trường và gây ngộ độc cho người và gia súc;khi sử dụng hóa chất diệt côn trùng phải đảm bảo các quy định kỹ thuật vàtuỳ theo các đặc điểm sinh lý, sinh thái của từng loài côn trùng mà sử dụngnhững hóa chất thích hợp, biện pháp phun thích hợp [5]

Thời gian gần đây, khi công tác xử lý ổ dịch nhỏ đã trở thành thườngquy, việc nắm vững cách sử dụng hóa chất diệt côn trùng cũng như cáchphun bằng máy phun đeo vai càng đóng vai trò quan trọng trong việc đảmbảo hiệu quả xử lý ổ dịch nhỏ

Muỗi Aedes aegypti có quan hệ gần gũi với con người và là loài muỗi

sống chủ yếu trong nhà, hơn 90% muỗi trưởng thành đậu nghỉ trong nhà trên

Trang 11

những bề mặt không thể phun thuốc được như quần áo, mùng màn Vì thếbiện pháp phun tồn lưu hóa chất không được khuyến khích để diệt loài muỗi

này Để diệt muỗi Aedes aegypti, biện pháp phun không gian hiệu quả nhất

là phun khí dung ULV, với đường kính hạt thuốc phun ra cực nhỏ (< 50µm) Hạt khí dung đảm bảo các yêu cầu sau: thời gian bay lơ lững trongkhông khí phải đủ mức độ di chuyển và xâm nhập vào vùng cần phun để diệtmuỗi trưởng thành; tác dụng của phun khí dung ULV là tiêu diệt trong mộtthời gian ngắn một số lượng lớn muỗi trưởng thành trên diện rộng nhưngkhông gây ô nhiễm môi trường và không có tác dụng tồn lưu, vì các hạtthuốc nhỏ li ti được phun ra sẽ mất hết trong không khí sau một thời gianngắn, khoảng 30 phút [5]

Để đảm bảo hạt thuốc phun ra có tác dụng diệt muỗi đạt hiệu quả cao,cần lưu ý các yếu tố như: nhiệt độ môi trường thích hợp nhất là 16 - 18oC;tuy nhiên ở nước ta khó đạt được điều kiện này, nhất là đối với cáctỉnh/thành phía Nam, nên ta phải chọn thời điểm có nhiệt độ môi trườngthích hợp nhất; vì vậy, chỉ nên phun khí dung ULV bắt đầu từ chiều tối trở đi(khoảng 17 giờ), đó là khoảng thời gian mà nhiệt độ môi trường giảm xuống.Thực tế cho thấy khi phun khí dung ULV vào ban ngày do nhiệt độ môitrường cao làm bốc hơi nhanh chóng các hạt thuốc được phun ra, hiệu quảdiệt muỗi kém Chỉ nên phun khi vận tốc gió < 10 km/giờ, nếu vận tốc gió lớnhơn, các hạt thuốc bị mang đi xa ra ngoài khu vực cần phun; vận tốc gió quáthấp hoặc đứng gió các đường phun phải gần hơn vì các hạt thuốc không pháttán được; tốc độ xe chạy cũng là yếu tố quan trọng cần tính đến khi áp dụngbiện pháp phun khí dung ULV với máy lớn đặt trên xe, vận tốc thông thườngcủa xe phun từ 5 -15 km/giờ sao cho có đủ lượng hóa chất bao phủ một đơn vịdiện tích cần phun [5]

Trang 12

Qua nhiều vụ dịch cho thấy sau 20 - 30 ngày, mật độ muỗi Aedes aegypti trở lại bình thường như trước khi phun khí dung ULV, do lăng quăng

trong các vật chứa nước tiếp tục nở ra Vì thế, chỉ nên áp dụng phun khí

dung ULV để diệt khẩn cấp muỗi trưởng thành Aedes aegypti nhằm ngăn

chặn sự bùng phát của dịch; để nâng cao hiệu quả của biện pháp phun khídung ULV, cần phải đồng thời triển khai các biện pháp phối hợp khác nhưvận động người dân diệt lăng quăng [3]

1.4.2.2 Xua muỗi

Ngoài các loại hoá chất sử dụng phun diệt muỗi trên, còn có biện pháp

sử dụng các chất có tác dụng kích thích để đuổi muỗi đi hoặc ngăn cản sựtiếp xúc của muỗi đối với người Các thuốc xua muỗi chủ yếu ở dưới dạngnước, kem Người ta còn dùng dưới dạng tẩm vào lưới để che mặt, đầu hoặctẩm vào áo quần Ngày nay người ta nghiên cứu dạng bốc hơi hoặc dạngkhói với các chất Prethroide để xua và diệt muỗi khá tốt, có tác dụng bảo vệnhiều người như dùng nhang trừ muỗi

Có nhiều loại hoá chất có tác dụng xua côn trùng, những hoá chất nàyphải đạt những tiêu chuẩn sau: không độc cho người và gia súc, không cómùi khó chịu hoặc không kích thích khi sử dụng, bay hơi chậm, rẻ tiền và dễ

sử dụng Một số loại thuốc thông dụng: DEP, Pomade Sả là loại dễ sử dụngnhất Ngoài ra, có thể sử dụng vợt điện để diệt muỗi

1.4.2.3 Động vật ăn bọ gậy

Ở Việt Nam, nghiên cứu cá ăn bọ gậy muỗi được áp dụng có kết quảtốt trong phòng chống SXHD và Sốt rét nhiều năm nay Nhiều công trìnhnghiên cứu tác giả nhận thấy các loại cá sẵn có ở địa phương như cá sóc,

cá bảy màu, cá lia thia, cá rô phi…đều có thể sử dụng để diệt bọ gậy

Aedes aegypti Nhất là cá rô phi dễ nhân nuôi và khả năng ăn bọ gậy rất

cao (1200 bọ gậy tuổi 1, 2 hoặc 300 bọ gậy tuổi 3, 4 trong vòng 24 giờ);

Trang 13

các nghiên cứu đều ghi nhận là các loại cá trên dùng nuôi để ăn bọ gậy,không gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong các dụng cụ chứa nước(DCCN) sinh hoạt [4].

Tuy nhiên biện pháp này chỉ áp dụng được ở các dụng cụ chứa nước

có thể tích lớn, còn các loại dụng cụ nhỏ và các vật phế thải lại không ápdụng được trong khi số lượng các dụng cụ chứa nước nhỏ và các vật phế thảinhư võ đồ hộp, chân chén, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa là nơi có thể trở

thành ổ chứa bọ gậy Aedes aegypti rất đáng ngại Vì vậy mà chúng ta cần

phải áp dụng song song giữa thả cá ở dụng cụ chứa nước lớn với các biệnpháp vệ sinh môi trường làm giảm nguồn sinh sản của muỗi, thông qua giáodục Y tế và sự tham gia của cộng đồng [3]

Việc thả cá được xem như một biện pháp diệt lăng quăng hữu hiệutrong một số trường hợp nguồn nước của ổ lăng quăng phù hợp hoặc ởnhững nơi chưa được phép dùng hóa chất diệt lăng quăng Dù rằng biện pháp

cá đã được dùng rộng khắp, nhưng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm Một sốthử nghiệm có giá trị khoa học đã chứng minh hiệu quả của biện pháp nàytrong phòng chống sốt rét Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sử dụng cá diệtlăng quăng có hiệu quả chi phí thấp hơn biện pháp dùng hóa chất, tiết kiệm

và tiêu tốn ít tiền của hơn, đặc biệt khi có sự tham gia cộng đồng trong việcduy trì nguồn cá, phân phối cá và bổ sung cá [10], [11]

1.4.2.4 Những biện pháp sinh học

Biện pháp sinh học là biện pháp sử dụng các kẻ thù tự nhiên, các tácnhân gây bệnh, phương pháp triệt sản hay thay đổi cấu trúc di truyền (nhờvào một số hóa chất hay chất phóng xạ) để hạn chế và tiêu diệt các côn trùngtruyền bệnh Biện pháp dùng tác nhân gây bệnh và di truyền đòi hỏi kỹ thuậtcao, hiện chưa được nghiên cứu và phổ biến ở Việt Nam

- Lăng quăng của giống muỗi Toxorhynchites: được nhiều tác giả

nghiên cứu và cho thấy có khả năng ăn lăng quăng các loài muỗi khác rất tốt,

Trang 14

con trưởng thành của giống muỗi này có kích thước lớn (gấp 5 lần muỗiAedes aegypti) nhưng không hút máu người Ở nước ta cũng đã phát hiệnmuỗi Toxorhynchites ở Mỹ Tho, Trà Vinh, Lâm Đồng, Bình Dương Viện

Pasteur Tp HCM đã nuôi thành quần thể loài muỗi Toxorhynchites splendens trong phòng thí nghiệm và xác định khả năng diệt lăng quăng của

loài muỗi này

Bảng 1.1 Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi của lăng quăng Toxorhynchites [4]

Tuổi của LQ

Toxorhynchites

Số lăng quăngToxo theo dõi

Số lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt

trong 24 giờ bởi 1 LQToxorhynchitesTrung bình Tối đa

- Cá ăn lăng quăng: là biện pháp được thế giới sử dụng từ lâu và phổ

biến ở nhiều nơi Năm 1905 ở Hawaii đã dùng cá Gambusia affinis để diệt lăng quăng muỗi Culex quinquefasciatus rất có hiệu quả Năm 1913 được áp

dụng tại Philippines, năm 1920 tại Tây ban Nha, Ý, Bắc Phi và nhiều nước ở

Châu Âu Loài cá Poecilia reticulata (còn gọi là cá 7 màu) cũng được sử dụng có hiệu quả ở Đài Loan, Thái Lan, Ý, Nga để diệt lăng quăng Culex quinquefasciatus Đây là loài cá nhỏ có rất nhiều ở các tỉnh phía nam Việt

Nam, cá đực có màu sắc khá đẹp, dễ sử dụng Viện Pasteur Tp HCM đã thử

nghiệm và cho thấy cá 7 màu có thể dùng để diệt lăng quăng Aedes aegypti

rất tốt bởi loài cá này có những ưu điểm sau:

Trang 15

+ Cá nhỏ (dưới 4 cm) nên có thể sống dễ dàng trong những dụng

cụ chứa nước sinh hoạt như lu, khạp, hồ… mà không làm ảnh hưởng đếnthành phần hóa học của nước

+ Được nuôi rất phổ biến trong dân gian, sinh sản nhanh, dễ dàngcung cấp

+ Khả năng diệt lăng quăng cao, trung bình 1 con cá 3 tháng tuổi

có thể ăn 120 lăng quăng trong vòng 24 giờ

Bảng 1.2 Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi cá

Tuổi cá Tối thiểuSố lăng quăng 1 con cá tiêu thụ trong 24 giờTrung bình Tối đa

+ Phần đuôi (Fuca): chia làm hai nhánh, mỗi nhánh có 4 tơ đuôi

- Phát triển của Mesocyclops:

Trang 16

Mesocyclops có biến thái hoàn toàn, sự phát triển này tương đối đặcbiệt liên quan đến sự hình thành liên tục các đốt và phần phụ sau mỗi lầnlột xác:

+ Giai đoạn Nauplius (N): Trứng nở ra ấu trùng được gọi là Nauplius,

6 giai đoạn (từ N1 - N6), đã xuất hiện ăng ten 1, 2, phần phụ miệng, chân rấtnhỏ kích thước vài micromet

+ Giai đoạn tiếp theo Copepodit (C): gồm 5 giai đoạn (từ C1 - C5); từNauplius đến C1 là thời kỳ biến đổi hình thái mạnh mẽ nhất: phân đốt, tăngkích thước, hoàn thiện các cấu trúc ăng ten, phần phụ miệng và đôi chân thứnhất Hình thể của C1 - C5 hoàn toàn khác nhau, chúng ta có thể dựa vào sốđốt đẻ phân biệt các giai đoạn Giới tính có thể nhận biết từ C3, nhưng chỉsau lần lột xác thứ 6 thì sự thành thục sinh dục mới được xác định rõ ràng

- Sinh sản: Mesocyclops sinh sản hữu tính thông qua giao phối; conđực nhỏ hơn con cái, có bó sinh tinh nằm ở đốt ngực 5 - 6, ăng ten cong vềphía trước; con cái có túi chứa tinh ở đốt sinh dục nên chỉ cần một lần giaophối cũng đủ tinh trùng thụ tinh cho nhiều lứa trứng Khả năng sinh sản củaMesocyclops rất cao; trung bình một con cái có thể đẻ 25 - 50 con mỗi lứa vàlập lại sau 5 ngày; khả năng này tuỳ thuộc vào điều kiện sống như nhiệt độ,thiên địch và đặc biệt là thức ăn; chính vì thế chúng có thể khôi phục quầnthể nhanh chóng trong điều kiện thuận lợi [31], [38]

Chu kỳ phát triển của Mesocyclops rất ngắn; trong điều kiện phòng thínghiệm, thời lượng này là 11,6 ngày; tuỳ theo điều kiện môi trường sống màMesocyclops có thể sống từ 3 - 30 tuần

Thức ăn của Mesocyclops là chất hữu cơ thối rữa, tảo, vi khuẩn, động

vật đơn bào và lăng quăng tuổi 1 của muỗi Aedes Aegypti; đặc biệt khi không

có đủ thức ăn, chúng có thể ăn lẫn nhau; đặc tính này cũng giúpMesocyclops tự điều chỉnh quần thể phù hợp với điều kiện thức ăn để tránhdiệt vong

Trang 17

Hiện tượng “Nghỉ”: Trong điều kiện không thuận lợi, lạnh quá hoặckhô hạn Mesocyclops có thể tồn tại bằng cách chui vào lớp cặn ở đáy khi ởgiai đoạn ấu trùng; đây là một đặc tính giúp cho Mesocyclops thích nghi vàtồn tại bền vững trong các môi trường mới [3].

- Các loài Mesocyclops địa phương và phân bố:

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tiến hành điều tra, thu thậpMesocyclops ở 26 tỉnh/thành phố trong cả nước từ năm 1989 - 1999 Kếtquả định loại cho thấy ở Việt Nam có 10 loài Mesocyclops sống trong cácthủy vực tự nhiên và trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt như bể xây,

chum vại, giếng Tại Kiên Giang có 2 loài là M aspericornis và M thermocyclopoides Tại Long An và Hậu Giang theo kết quả định loại sơ bộ của Viện Vệ sinh dịch tễ đã tìm thấy 04 loài Mesocyclops (M sspericornis,

M thermocyclopoides, M ogunnus, M affinis) [3]

- Khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti: khả năng diệt bọ gậy Aedes aegypti của Mesocyclops là rất cao so với kích thước và trọng lượng cơ thể

chúng; cả 6 loài Mesocyclops đều có khả năng ăn bọ gậy (từ 16 - 41 bọ gậymỗi ngày); khả năng diệt bọ gậy của Mesocyclops là rất lớn vì chúng khôngnhững ăn mà còn cắn chất bọ gậy Aedes tuổi 1 khi đã no [3]

- Thu thập Mesocyclops: Dùng lưới tiêu chuẩn (mắt lưới <200micromet) để thu thập Mesocyclops (cả con trưởng thành và ấu trùng); sau

đó chuyển Mesocyclops vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa dung tích 200ml [3]

- Nhân nuôi và phóng thả: Chọn các bể lớn (dung tích trên 1000 lít),nước tương đối sạch và có ít thủy sinh khác sống trong đó để làm bể nguồnnhân nuôi Mesocyclops Phóng thả Mesocyclops giống vào các bể nguồn,khoảng 15 - 20 ngày sau kiểm tra xem Mesocyclops còn tồn tại và phát triểnbình thường không; sau khoảng 1 tháng có thể thu hoạch để phóng thả chocác dụng cụ chứa nước khác

Trang 18

Kiểm tra sự tồn tại và phát triển của Mesocyclops trong dụng cụ chứanước, do cộng tác viên y tế đảm nhiệm trong công tác thường kỳ hàng tháng;khi phát hiện những dụng cụ chứa nước không có Mesocyclops cần được ghinhận và thả bổ sung ngay Đánh giá hiệu quả của Mesocyclops dựa vào khảnăng sống sót và phát triển của quần thể Mesocyclops trong các dụng cụchứa nước, kết quả giám sát quần thể véc tơ và thái độ của cộng đồng.

Dựa vào các đặc điểm sự phân bố, ăn bọ gậy, sinh sản, sự phát triểnnhanh, dễ dàng và thích ứng trong mọi điều kiện Mesocyclops đã đượctuyển chọn là phương pháp sinh học có hiệu quả trong phòng chống SXHDhiện nay [3]

kể tỷ lệ nhà có muỗi Aedes aegypti từ 8% xuống 4% mà không cần hóa chất

để phun diệt [34]

Trang 19

Tại Việt Nam, biện pháp kết hợp trong phòng chống véc tơ truyềnbệnh SXHD đã áp dụng từ những năm đầu thập kỷ 70 và đã mang lại kết quảcao trong phòng chống dịch bệnh và đang duy trì được kết quả phòng chốngdịch tốt Một nghiên cứu ứng dụng sử dụng một số loại cá ăn bọ gậy củaNguyễn Văn Chí và cộng sự đã đề xuất thả cá ăn bọ gậy ở các dụng cụ chứanước lớn, kết hợp với làm vệ sinh môi trường có sự giám sát của y tế mớiduy trì được hiệu quả diệt muỗi truyền bệnh SD/SXHD Mặc dù vậy, hiệnnay các nghiên cứu đầy đủ về lĩnh vực này còn ít và chưa đầy đủ để đưa racác biện pháp hữu hiệu hoặc các mô hình chuẩn cho công tác phòng chốngvéc tơ truyền bệnh nói chung và SXHD nói riêng.

1.4.3 Quản lý tổ chức mô hình phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

- Các bước triển khai tại tỉnh/ huyện/ xã

Thành lập và tập huấn Ban chỉ đạo tuyến tỉnh, huyện, xã bao gồm:chính quyền, y tế, giáo dục và các đoàn thể

Triển khai tập huấn cho ban chỉ đạo tuyến huyện, xã

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên: Trạm Y tế xã phụ trách kỹ thuậtchuyên môn, tham mưu cho Ban chỉ đạo và hướng dẫn theo dõi các hoạtđộng của cộng tác viên (CTV), đây là những người tình nguyện, có thời gian,

có uy tín và kiến thức Toàn xã có khoảng 20-50 CTV, mỗi CTV phụ trách

50 đến 100 hộ gia đình tại các tổ

Tập huấn cho mạng lưới cộng tác viên, giáo viên, học sinh nhà trường

về bệnh SXHD và các biện pháp phòng chống, loại trừ nơi sinh sản củaVectơ [3]

- Các hoạt động của cộng đồng

Hàng tháng, CTV tiến hành các hoạt động tuyên truyền, tham gia trựctiếp xử lý bọ gậy nếu có tại các gia đình mình phụ trách, công tác này đượcthực hiện cuốn chiếu vào những ngày trong tháng

Trang 20

Điều tra toàn bộ các dụng cụ chứa nước (DCCN) các hộ gia đình đềxuất và đưa ra những biện pháp thích hợp.

Điều tra kiến thức – thái độ - hành vi của cộng đồng trong phòngchống SXH

Tổ chức định kỳ các chiến dịch tổng vệ sinh ở tổ, hộ gia đình, thu gomcác dụng cụ phế thải, súc rửa các dụng cụ chứa nước… từng quý hoặc vàocác thời điểm kết quả giám sát tại cộng đồng cho thấy các chỉ số côn trùngtăng cao Trong thời gian từ tháng 12/2008 đến tháng 12/2009, huyện LongPhú đã tiến hành các đợt tổ chức chiến dịch dọn dẹp vệ sinh, thu gom dụng

cụ phế thải, súc rửa dụng cụ chứa nước để tiêu diệt nơi sinh sản và phát triển

bọ gậy trong phạm vi các xã điểm của huyện với sự tham gia của cán bộTrạm Y tế, cộng tác viên, các ban ngành, đoàn thể, vận động tuyên truyềnnhân dân trong xã cùng thực hiện tại gia đình mình

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về SXHD vàhuy động sự chủ động tham gia của cộng đồng trên hệ thống phương tiệnthông tin đại chúng như loa, đài, ti vi

+ Phát hiện sớm các ca sốt trong cộng đồng

Các y, bác sĩ hành nghề y dược công lập hoặc tư nhân tại xã, các CTVđược tập huấn về các dấu hiệu nghi ngờ và chẩn đoán SXHD, khi CTV pháthiện có bệnh nhân sốt nghi do SXHD trong cộng đồng phải báo cáo ngay choTrạm Y tế để xác minh ca bệnh, thu dung theo dõi điều trị hoặc giới thiệu lêntuyến trên, các bà mẹ cũng được giáo dục để nhận biết sớm con mình bịSXH và đem đến trạm y tế sớm nhất điều trị

+ Giảm nguồn sinh sản của vec tơ

Bọ gậy Aedes có thể phát triển ở các loại nước sạch và nước giàu chấthữu cơ, nên quản lý dụng cụ chứa nước để làm giảm nguồn sinh sản là biệnpháp tốt nhất trong phòng chống véc tơ

Trang 21

+ Quản lý dụng cụ chứa nước

Dụng cụ chứa nước sinh hoạt (lu, khạp, xô, bể nước mưa, lọ hoa…):dùng các biện pháp ngăn ngừa muỗi sinh đẻ (có nắp đậy kín, súc rửa thườngxuyên một đến hai lần trong tuần, thả cá…)

+ Loại trừ ổ bọ gậy

- Thu dọn các rác thải, các DCCN tự nhiên hoặc nhân tạo (chai, lọ, lu

vò bị vỡ, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa…): cho vào túi chuyển tới nơi thugom rác, hoặc tiêu huỷ bằng chôn hoặc đốt

- Úp ngược hoặc súc rửa thường xuyên các DCCN trong gia đình saukhi sử dụng như xô, chậu, máng nước gia cầm

Trang 22

1.5 TÌNH HÌNH DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TRÊN TOÀN CẦU

1.5.1 Tình hình dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

Tổng kết tình hình SXHD trên toàn thế giới hiện bệnh lưu hành trên

100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng ĐôngNam Á và Tây Thái Bình Dương; có khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùngnguy cơ; hàng năm có hơn 50 triệu người mắc, 500.000 trường hợp SXHDphải nhập viện và 20.000 - 25.000 trường hợp tử vong, đặc biệt là trẻ em[45], [84]

Những khu vực có khí hậu nhiệt đới đều là những vùng có nguy cơcao của dịch SXHD với cả 4 type vi rút Trong thông báo của Tổ chức Y tếThế giới, SD và SXHD tăng đáng kể trong 5 năm đầu của thập niên của thế

kỷ này và đã phát hiện 925.896 ca gần gấp 2 lần so với cùng kỳ 1990-1999(479.848 ca) Năm 2003 SXHD là trở thành căn bệnh nghiêm trọng nhất chongười do vi rút Arbo gây nên, với hơn một nửa dân số thế giới sống trongvùng nguy cơ

Đại dịch SXHD bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 20 với số mắc hàngnăm khoảng 10 triệu người, trong đó có hơn 90% trường hợp mắc là trẻ emdưới 15 tuổi Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5% với khoảng 240.000 trườnghợp mỗi năm [1]

Theo Tổ chức Y tế thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tìnhhình sốt xuất huyết năm 2007 ở các nước trên thế giới và trong khu vực diễnbiến phức tạp [13]

Trang 23

Bảng 1.3 Tình hình SXH các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương 9

Inđônêsia 68.636 748 28,40 1,08% Số mắc tăng gấp 3 lầnThái Lan 21.251 14 32,50 0,08% Số mắc tăng 36%

Malaysia 31.279 67 130,60 0,20% Số mắc tăng 48%

Singapore 3.597 3 81,20 0,08% Số mắc tăng 89%

Campuchia 30.431 327 223,60 1,07% Số mắc tăng gấp 3 lầnLào 2.270 4 36,50 0,18% Không có so sánh

Philippines 7.361 73 8,40 0,99% Không có so sánh

Việt Nam 75.233 64 90,05 0,09% Số mắc tăng 51% chết

tăng 45%

(Nguồn: Báo cáo của Dự án phòng chống SXHD Quốc gia 2007) [13]

1.5.2 Tình hình dịch tễ học của bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam

Dịch SXHD bùng nổ lớn được ghi nhận lần đầu tiên ở miền Bắc ViệtNam vào năm 1959; từ đó bệnh đã trở thành dịch lưu hành địa phương trong

cả nước Trong những năm gần đây, số mắc trung bình mỗi năm được thôngbáo là trên 100.000 và chết trên 200 trường hợp; với những thay đổi về xãhội và môi trường sống, ở nhiều nơi tần số mắc bệnh có chiều hướng tănglên nhất là ở miền Trung và miền Nam nước ta [16]

Bệnh SXHD lưu hành rộng rãi ở vùng châu thổ sông Hồng (miềnBắc), sông Cửu Long (miền Nam) và dọc theo bờ biển miền Trung; bệnhkhông chỉ xuất hiện ở đô thị mà cả vùng nông thôn, nơi có muỗi véc tơtruyền bệnh Trong những năm gần đây chỉ số mắc bệnh cao nhất được thôngbáo ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh ven biển miền Trung;

Trang 24

tuy nhiên những số liệu mới đây đã chỉ ra rằng bệnh đã phát triển đến vùngcao nguyên Trung bộ, nơi đang phát triển đô thị mới với điều kiện cung cấpnước sinh hoạt và vệ sinh môi trường kém Dịch SXHD bùng nổ theo chu kỳvới khoảng cách trung bình từ 4 -5 năm và vụ dịch lớn mới xảy ra năm 1998,

(Nguồn: Báo cáo của Dự án phòng chống SXHD Quốc gia) [11].

Trẻ em dễ bị nhiễm hơn người lớn; ở trẻ em nhiễm vi rút Denguethường biểu hiện nhẹ, trong khi ở người lớn thường gây ra nhiều triệu chứng,đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa nặng Từ năm 2000 - 2005 tỷ lệ người lớn (> 15 tuổi) chiếm khoảng 30% tổng số mắc hàng năm [5]

Bảng 1.5 Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD Khu vực phía

Nam

Trang 25

Năm 2004 bệnh SXHD đã lưu hành tản phát ở 9 huyện/thị có dịch nhỏ

và trung bình, trong đó có 72/105 xã, phường có dịch

Năm 2008 có 7 huyện và 01 thành phố có dịch/ 8 huyện và 01 thànhphố trong đó có 28/105 xã, phường có dịch, số liệu toàn tỉnh năm 2008 vềSXHD: số mắc: 4640 ca; tử vong: 02 ca Qua đó bệnh SXHD của năm 2009với số ca mắc 4622; tử vong 07 Hiện tại 6 tháng đầu năm 2010 tỉnh SócTrăng bệnh SXHD với số ca mắc 931; tử vong 0

Trang 26

Huyện Long Phú tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, huyện Cù Lao Dung, TP.Sóc Trăng, huyện Kế Sách, sự giao lưu và thông thương qua đường thuỷ vàđường bộ, cũng như cơ cấu kinh tế từ trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủysản làm thay đổi môi trường sinh thái đã phát sinh môi trường thuận tiện choviệc sinh sản của muỗi gây ra bệnh SD/SXHD.

Năm 2004 số mắc 1323 ca, tử vong 04 ca, đã xảy ra dịch qui mô các xã,năm 2008 số ca mắc 648, tử vong 0, đứng hàng thứ 3/9 huyện/TP, các xã xảy

ra dịch: xã Trường Khánh, thị trấn Long Phú, chỉ số Breteaur (BI): 54 vào

Trang 27

tháng 03 và tháng 10/2008, chỉ số mật độ muỗi DI: 0,8 (tháng 08/2008), 0,6(tháng 2 & 5/2008), nguồn lực năm 2008 phòng chống sốt xuất huyết dongân sách địa phương, không có kinh phí Trung ương hỗ trợ vì vậy cũng gặpnhiều khó khăn về trang thiết bị, hoá chất, kinh phí hỗ trợ cho chiến dịch diệtlăng quăng xử lý ổ dịch nhỏ, cũng như sự tham gia của các cộng tác viên(CTV) được hỗ trợ thật hạn hẹp, do đó công tác phòng chống dịch SXHDchưa đạt hiệu quả cao, từ tình hình thực tế năm 2008 cho ta thấy bệnh SXHDxảy ra các tháng trong năm từ đó huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đã được sựchỉ đạo của cấp uỷ - Ủy ban nhân dân huyện, Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dựphòng tỉnh Sóc Trăng đã chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết từ đầunăm 2009 [43], [44].

Xã Trường Khánh và xã Tân Hưng tập trung sinh sống bằng nghề nôngnghiệp (trồng lúa) và một số buôn bán nhỏ Dân số của xã Trường Khánh17.837, số hộ 3.600; xã Tân Hưng dân số 12.953, số hộ 2.885 Dân tộc Kinh69%, Khmer 30%, và một số dân tộc khác Tình hình vệ sinh môi trườngchưa được cải thiện (phân, nước, rác), trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộnghèo trên 25% Do đó tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên trong năm,chủ yếu là dịch SXHD

Trang 28

Bảng 1.7 Tình hình SXHD huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ 2004

(Nguồn Báo cáo của Dự án phòng chống SXHD tỉnh Sóc Trăng 2004 - 6/2010)

Mục tiêu của chương trình [9]

Dự án phòng chống SXHD được thực hiện với các mục tiêu: giảm tỷ

lệ chết, giảm tỷ lệ mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra, xã hội hoá cáchoạt động phòng chống SXHD tại cộng đồng

Trang 29

Chương 2ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Đại diện hộ gia đình được lựa chọn tại xã Trường Khánh và xã TânHưng (chủ hộ hoặc người lớn tuổi trong gia đình đang có mặt tại thời điểmnghiên cứu)

2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu

Xã Trường Khánh và xã Tân Hưng có cùng điều kiện tự nhiên và y tếtương đương nhau (vệ sinh môi trường, phòng chống các dịch bệnh, phòngchống sốt rét, cung cấp nước sạch nông thôn, xoá đói giảm nghèo…)

2.1.3 Cỡ mẫu

* Cỡ mẫu khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi phòng chống SXH của

xã Trường Khánh – huyện Long Phú – tỉnh Sóc Trăng được tính theo côngthức sau: [27] [31]

Z 2 x P(1-P)

n =

c2 Trong đó Z = 1,96

P = 0,80 (tỷ lệ ước đoán dựa vào nghiên cứu của Trần Văn Hoàn năm

2003 ở nhân dân xã Cẩm Thanh, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam có 80-90%người dân hiểu biết về bệnh và cách phòng chống SD/SXHD)

c = 0,05

Trang 30

Thay vào công thức ta có

1,96 2 x 0,80 x 0,2

n =

0,052

Như vậy n= 246 hộ để dễ dàng nghiên cứu tính toán chúng tôi lấy tròn

cỡ mẫu điều tra là 300 hộ

Vậy số hộ điều tra tại xã Trường Khánh là 600 hộ: 300 hộ điều tra trước canthiệp và 300 hộ điều tra sau can thiệp Số hộ điều tra tại xã Tân Hưng là

300 hộ

* Cỡ mẫu để khảo sát chỉ số muỗi và bọ gậy:

Cỡ mẫu được tính theo thường quy hướng dẫn của Bộ Y tế (1999):

n = 50 hộ gia đình/ xã x 2 xã = 100 hộ gia đình

2.1.4 Kỹ thuật chọn mẫu

- Mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống

- Bước 1: Lập danh sách các hộ gia đình thứ tự từ đầu đến cuối xã vàsau đó lấy tổng số hộ chia cho cỡ mẫu (300) để tìm khoảng cách mẫu

- Bước 2: Chọn mẫu điều tra côn trùng với số mẫu là 50 hộ Khoảngcách mẫu điều tra côn trùng là 300/ 50 = 6 Vậy cứ 6 hộ điều tra phỏng vấnthì có 1 hộ điều tra côn trùng

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tại các xã, phường điểm tiến hành giámsát bọ gậy (lăng quăng) và muỗi trưởng thành một lần / tháng

2.1.5 Địa điểm nghiên cứu

2.1.5.1 Xã can thiệp

Xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2.1 Phân bố dân số, hộ khẩu của xã Trường Khánh

Trang 31

bố

Ấp

Tổngsố

Dân

1783 7

2.1.5.2 Xã chứng (xã không can thiệp)

Xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng

Bảng 2.2 Phân bố dân số, hộ khẩu của xã Tân Hưng

Trang 32

điều tra

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu can thiệp, sosánh sử dụng nhóm đối chứng [29]

Nghiên cứu có so sánh cùng thời điểm trước và sau triển khai hoạtđộng phòng chống SXH trong cộng đồng

Thời gian nghiên cứu: tiến hành trong từ tháng 4 năm 2009 đến tháng

4 năm 2010

Tiến độ thực hiện

- Nghiên cứu kiến thức, hành vi, thái độ (KAP)

- Chỉ số vec tơ điều tra

03/2010 03/2010

Trang 33

2.2.2 Phương pháp điều tra

2.2.2.1 Điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi

- Các biện pháp thu thập thông tin

+ Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (người nắm vững thông tin nhất trongHGĐ có thể nam hoặc nữ trên 18 tuổi) về các kiến thức, thái độ, hành vi trongphòng chống sốt xuất huyết vào các thời điểm trước và sau khi triển khai hoạtđộng phòng chống SXH trong cộng đồng theo bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵnphỏng vấn trực tiếp dựa theo bộ câu hỏi điều tra HGĐ về SXH của Dự án quốcgia phòng chống SXH có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung và yêu cầunghiên cứu [3], [4]

+ Điều tra các chỉ số côn trùng trong phòng chống SXH theo cácyêu cầu kỹ thuật thường quy đã được Dự án quốc gia phòng chống SXHquy định

Điều tra viên tham gia nghiên cứu là các cán bộ trong khoa Kiểm soátbệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh,cán bộ dịch tễ - Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Long Phú đã có nhiều nămkinh nghiệm trong hoạt động phòng chống SXH

Tất cả điều tra viên đều được tập huấn kỹ về các nội dung yêu cầu,chuyên môn kỹ thuật trước khi triển khai điều tra nghiên cứu

* Các biện pháp can thiệp để triển khai hoạt động phòng chống SXH của xã Trường Khánh

+ Tiến hành bàn bạc với ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của huyệnLong Phú, xã Trường Khánh để thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm triểnkhai hoạt động phòng chống SXH

+ Thành lập Ban chỉ đạo gồm nhiều thành phần nhằm huy động cộngđồng để thực hiện và xã hội hóa công tác y tế Qua kinh nghiệm hoạt động

Trang 34

tại nhiều địa phương đã đạt hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động và huyđộng cộng đồng tham gia; chúng tôi thành lập Ban chỉ đạo gồm 3 thành phầnchính là Chính quyền, Y tế và các đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiếnbinh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…) [5].

+ Xây dựng mạng lưới Cộng tác viên (CTV):

Tiêu chuẩn lựa chọn CTV:

* Có thời gian tham gia hoạt động

* Nhiệt tình, uy tín, trách nhiệm với công việc được giao

* Có kiến thức về y tế, có khả năng tuyên truyền vận động người dânthực hiện phòng chống SXH

Mỗi cộng tác viên được phân công phụ trách khoảng 50 - 100 hộ giađình, có nhiệm vụ tuyên truyền, cấp tờ rơi trực tiếp tại từng hộ gia đình,hướng dẫn cách diệt bọ gậy và thả cá ăn lăng quăng, sử dụng các loài cá nhỏ(cá bảy màu, cá lia thia …) để thả trong các dụng cụ chứa nước lớn trong vàxung quanh nhà, thu gom dụng cụ phế thải hoặc các phương pháp phối hợp.Giám sát thường xuyên hàng tháng tất cả các HGĐ mình phụ trách và báocáo hoạt động trong các buổi giao ban định kỳ; CTV sẽ được trang bị đầy đủkiến thức và dụng cụ cần thiết để hoạt động tại cộng đồng

+ Điều tra giám sát véc tơ và bệnh nhân SXH hàng tháng

+ Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòngchống SXH trước và sau triển khai hoạt động phòng chống SXH trong cộngđồng [3], [4], [5]

+ Những việc làm của người lãnh đạo chính quyền và cộng đồng trong

việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết [13].

Tổ chức những buổi họp dân về bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng.Những người tham dự sẽ tự quyết định biện pháp phù hợp để phòng bệnh sốtxuất huyết

Trang 35

Mời những người lãnh đạo chính quyền tham gia vào các hoạt độngcủa cộng đồng.

Tổ chức các khóa đào tạo cho người tình nguyện: chiếu phim, triểnlãm và thảo luận trong nhóm nhân viên y tế cộng đồng

Hướng dẫn giám sát thường xuyên mật độ muỗi và lăng quăng (bọ gậy)

Cho học sinh thực hiện các cuộc điều tra, dạy cho học sinh biết muỗisống ở đâu và phòng chống muỗi chích (đốt) như thế nào

Tổ chức những cuộc điều tra "nhà liền nhà" và tuyên truyền cho từngngười dân hiểu biết về bệnh và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Mời lãnh đạo chính quyền tham gia và động viện phong trào phòngchống dịch chủ động " Vì sức khỏe mọi nhà"

Tổ chức họp cộng đồng để mọi người hiểu rõ mục đích và tập trungtham gia ngày tổng vệ sinh và chiến dịch diệt lăng quăng 1 năm/ 2 lần

Thông tin tuyên truyền về tổng vệ sinh trên đài và loa truyền thanh Động viên cộng đồng tham gia xây dựng mô hình nuôi cá (nuôi

cá bảy màu, cá lia thia) để bỏ vào dụng cụ chứa nước nhằm tiêu diệt lăng quăng

Vận động các nhóm thành viên khác của cộng đồng cùng tham gia Tập huấn cho các ban ngành đoàn thể (hội cựu chiến binh, hội chữthập đỏ, phụ nữ, đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh họcsinh, công an, xã đội…)

Hàng tuần tổng vệ sinh thu gom các dụng cụ phế thải

Khen thưởng kịp thời cho cán bộ các ban ngành đoàn thể cộng tácviên và nhân dân thực hiện tốt phòng chống SXH đồng thời xử phạt hànhchính đối với những người không thực hiện phòng chống dịch SXH

Các hoạt động phòng chống SXH có kế hoạch từ đầu năm 2009

Trang 36

-2010 một cách chủ động Kinh phí từ dự án của Trung ương, của tỉnh, huyện,

xã, của cộng đồng nhân dân

* Đối với xã Tân Hưng:

+ Thực hiện các hoạt động phong trào phòng chống SXH xã TânHưng, khi có dịch SXHD xảy ra mới lập kế hoạch

+ Điều tra giám sát véc tơ và bệnh nhân SXH hàng tháng

+ Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòngchống SXH

+ Diệt lăng quăng kinh phí thường từ nguồn ngân sách địa phương của

xã, trạm y tế

2.2.2.2 Kiến thức, thái độ, hành vi trong phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

- Các thông tin chung về người được phỏng vấn: Tuổi, giới

- Kiến thức của người dân về bệnh SXH: cách thức phát hiện bệnhSXH, cách thức lây truyền bệnh, cách thức diệt bệnh, các biểu hiện nặngcủa bệnh

- Thái độ và hành vi của người dân trong phòng chống SXH: Phát hiệnngười bệnh, dự phòng cá nhân, vệ sinh hoàn cảnh, các biện pháp phòngchống véc tơ, thả cá và một số biện pháp phối hợp phòng chống SXH tạicộng đồng như chống muỗi đốt bằng cách ngủ mùng, dùng nhang diệt muỗi,vợt muỗi, hun khói

2.2.3 Điều tra các chỉ số côn trùng

2.2.3.1 Điều tra chỉ số muỗi

Thu thập muỗi trưởng thành có thể được sử dụng để xác định hiệu quảcủa các biện pháp phòng chống véc tơ đã triển khai, mật độ muỗi được ghinhận trước và sau khi thực hiện các biện pháp phòng chống

Người ta dùng mồi người (người để chân trần để thu hút muỗi) thu

Trang 37

thập muỗi Aedes trưởng thành (cả đực và cái) đậu nghỉ trong nhà để đánh giáquần thể muỗi Phương pháp dùng mồi người ngày nay ít được khuyến cáo

sử dụng vì nguy cơ nhiễm bệnh, khi thu thập muỗi đậu trên người cần phải

cố gắng thu thập muỗi vào ống nghiệm trước khi chúng chuẩn bị đốt Các sốliệu thu thập được tính toán để phản ánh số muỗi Aedes cái đậu hút trên mộtngười trong một giờ (đơn vị số muỗi/người/giờ) Những người làm mồi bắtmuỗi phải đi từ nhà này đến nhà khác và không thu thập muỗi tại một điểmquá 15 - 20 phút [43], [44]

Theo cách chung, thu thập muỗi đậu nghỉ trong nhà cũng thể hiệnbằng số lượng muỗi thu thập/người/nhà Bố trí một người tìm bắt muỗi, bắttrong khoảng 15 phút/nhà

Thời gian bắt muỗi vào buổi sáng là tốt nhất

Bắt ở nơi tối như quần áo treo, trên lọ cắm hoa, trên chăn màn, thànhgiường, trên các đồ vật sẩm màu ở trong nhà như tủ thờ Tay trái cầm đènpin soi tìm từng chỗ, nhẹ nhàng để tránh khua động làm muỗi bay mất; khithấy muỗi, tay phải cầm ống nghiệm nhẹ nhàng úp lên con muỗi đang đậu,miệng ống nghiệm úp thẳng góc áp sát lên mặt đồ vật có muỗi đậu để bắtmuỗi, muỗi tự động bay lên đáy ống, dùng ngón tay trỏ bịt miệng ống rồi lấybông đậy nút miệng ống, dùng que đẩy nút bông và con muỗi vừa bắt vàogần sát đáy ống và tiếp tục bắt những con muỗi khác cho đến khi gần đầyống nghiệm

2.2.3.2 Điều tra bọ gậy

Tiến hành điều tra bọ gậy bằng quan sát tất cả các DCCN trong vàxung quanh nhà để tính các chỉ số Mục đích của điều tra bọ gậy là có đượcnhững thông tin để sử dụng trong phòng chống véc tơ Aedes lây truyền vi rútDengue cho người, các hoạt động điều tra nhằm xác định ổ bọ gậy nguồn ởđịa phương, để thông qua giáo dục sức khỏe có thể làm giảm nguồn sinh sản

Trang 38

của véc tơ bằng sự tham gia của cộng đồng [52].

Trang 39

2.2.4.1 Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Tìm hiểu sự thay đổi về kiến thức của người dân về bệnh SD/SXHD, sựnguy hiểm của bệnh, đường lây và véctơ truyền bệnh; thái độ hưởng ứng củangười dân đối với các biện pháp phòng chống và hành vi của họ trong thực tếvào các thời điểm trước và sau khi triển khai hoạt động phòng chống SXH

+ Người dân có kiến thức đúng khi:

- Biết biểu hiện của bệnh SXH: Sốt cao liên tục 3 - 7 ngày, mệt mỏi,đau cơ…

- Biết mắc bệnh SXH là do muỗi đốt

- Biết muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn

- Biết muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày

- Biết nơi trú đậu của muỗi vằn là nơi treo quần áo, chăn màn và các

đồ dùng trong nhà

- Biết bọ gậy của muỗi vằn thường sống trong các DCCN sinh hoạt, lọhoa, vật dụng phế thải có đọng nước…

- Biết thả cá có tác dụng diệt bọ gậy

Đánh giá sự hiểu biết của hộ gia đình

+ Hiểu biết đúng: khi trả lời được từ 70% số câu hỏi liên quan

+ Hiểu biết chưa đúng: trả lời dưới 70% số câu hỏi liên quan

+ Người dân có thái độ đúng khi đồng ý thả cá vào các DCCN để diệt

bọ gậy.

+ Người dân thực hành phòng chống SXH tốt khi:

- Hành vi phòng chống muỗi đốt bằng biện pháp ít tốn kém, hiệu quả

và không độc, đó là ngủ mùng kể cả ban ngày

- Hành vi diệt bọ gậy bằng cách đậy kín nắp, cọ rửa DCCN, thay nước

lọ hoa mỗi tuần, thả cá ăn bọ gậy

Trang 40

2.2.4.2 Côn trùng

- Muỗi Aedes Aegypti:

Giám sát muỗi trưởng thành tốn nhiều công sức hơn và kết quảgiám sát ít giá trị hơn giám sát bọ gậy; các chỉ số thường dùng trong giámsát muỗi là:

+ Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes aegypti: Là số muỗi cái Aedes aegypti trung bình trong 01 nhà điều tra Chỉ số này cho biết mật độ trung

Chỉ số phổ biến được sử dụng để ghi nhận mật độ của Aedes aegypti là:

+ Chỉ số nhà có bọ gậy (CSNCBG) hay còn gọi là chỉ số Aedes: Là tỷ

lệ phần trăm nhà có bọ gậy Aedes aegypti Chỉ số này biểu diễn sự phân bốcủa bọ gậy, có thể dùng để đánh giá sự biến động theo mùa và sự hiểu biết,tập quán của người dân trong vùng điều tra [1], [4]

Số nhà có bọ gậy Aedes aegypti

CSNCBG (HI) (%) = x 100

Số nhà điều tra

Ngày đăng: 30/07/2014, 02:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi của lăng - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.1. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi của lăng (Trang 14)
Bảng 1.2. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi cá - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.2. Tỷ lệ lăng quăng Ae.aegypti bị tiêu diệt theo tuổi cá (Trang 15)
Bảng 1.3. Tình hình SXH các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.3. Tình hình SXH các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (Trang 23)
Bảng 1.4. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD ở Việt Nam - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.4. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD ở Việt Nam (Trang 24)
Bảng 1.5. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD Khu vực phía Nam Năm Số mắc Tỷ lệ/100.000 Số chết Tỷ lệ chết/mắc - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.5. Tỷ lệ mắc/100.000 dân và tỷ lệ chết/mắc SXHD Khu vực phía Nam Năm Số mắc Tỷ lệ/100.000 Số chết Tỷ lệ chết/mắc (Trang 24)
Bảng 1.7. Tình hình SXHD huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ 2004 - - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 1.7. Tình hình SXHD huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ 2004 - (Trang 28)
Bảng 2.2. Phân bố  dân số, hộ khẩu của xã Tân Hưng - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 2.2. Phân bố dân số, hộ khẩu của xã Tân Hưng (Trang 31)
Bảng 3.1. Phân bố theo giới của 2 nhóm xã can thiệp và chứng - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.1. Phân bố theo giới của 2 nhóm xã can thiệp và chứng (Trang 44)
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi của 2 nhóm xã can thiệp và chứng Nhóm tuổi 18 - 30 31 – 40 41- 50 51- 60 &gt; 60 - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.2. Phân bố theo tuổi của 2 nhóm xã can thiệp và chứng Nhóm tuổi 18 - 30 31 – 40 41- 50 51- 60 &gt; 60 (Trang 45)
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của 2 nhóm xã can thiệp và chứng - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp của 2 nhóm xã can thiệp và chứng (Trang 46)
Bảng 3.4. Phân bố trình độ học vấn của người được phỏng vấn Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.4. Phân bố trình độ học vấn của người được phỏng vấn Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu (Trang 47)
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về bệnh sốt XHD của xã Trường Khánh - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.5. Kiến thức của người dân về bệnh sốt XHD của xã Trường Khánh (Trang 48)
Bảng 3.6. So sánh kiến thức về bệnh SXHD của người dân xã Trường Khánh - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.6. So sánh kiến thức về bệnh SXHD của người dân xã Trường Khánh (Trang 50)
Bảng 3.7. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở xã Trường - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.7. Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở xã Trường (Trang 52)
Bảng 3.8. So sánh kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi giữa - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.8. So sánh kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi giữa (Trang 54)
Bảng 3.9. Thái độ của người dân về biện pháp thả cá để diệt lăng quăng ở - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.9. Thái độ của người dân về biện pháp thả cá để diệt lăng quăng ở (Trang 56)
Bảng 3.10. Thái độ của người dân xã Trường Khánh và Tân Hưng về biện - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.10. Thái độ của người dân xã Trường Khánh và Tân Hưng về biện (Trang 57)
Bảng 3.11. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy trước - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.11. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy trước (Trang 58)
Bảng 3.13. Tỷ lệ các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh trước và sau - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.13. Tỷ lệ các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh trước và sau (Trang 59)
Bảng 3.14. Tỷ lệ các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh với xã Tân Hưng - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.14. Tỷ lệ các DCCN có bọ gậy tại xã Trường Khánh với xã Tân Hưng (Trang 61)
Bảng 3.15.  Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh trước và sau - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.15. Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh trước và sau (Trang 63)
Bảng 3.16. Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh với xã Tân Hưng  Xã - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.16. Mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh với xã Tân Hưng Xã (Trang 64)
Bảng 3.17. Sự thay đổi về hành vi có lợi của người dân xã Trường Khánh - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.17. Sự thay đổi về hành vi có lợi của người dân xã Trường Khánh (Trang 65)
Bảng 3.18. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.18. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông (Trang 66)
Bảng 3.19. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.19. Người dân xã Trường Khánh tiếp cận với các kênh truyền thông (Trang 67)
Bảng 3.21. Các chỉ số muỗi và bọ gậy tại xã Trường Khánh so sánh với xã - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.21. Các chỉ số muỗi và bọ gậy tại xã Trường Khánh so sánh với xã (Trang 69)
Bảng 3.22.  Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại xã - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.22. Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại xã (Trang 70)
Bảng 3.23.  Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại xã - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.23. Sự liên quan các chỉ số bọ gậy và cá trong các DCCN tại xã (Trang 70)
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt XHD tại xã Trường Khánh trước - nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009
Bảng 3.24. Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt XHD tại xã Trường Khánh trước (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w