Huyện Long Phú

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 26 - 29)

Huyện Long Phú là một huyện tập trung sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp (trồng lúa) tổng sản lượng lúa 268.453 tấn/năm, nuôi trồng thuỷ sản 5.150 ha, khai thác biển 27.000 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế 12,59%. Năm 2009, GDP bình quân đầu người 747 USD, dân số huyện Long Phú: 189.800 người, số hộ 40.125, người Kinh chiếm 63,81%, Khmer: 33,14%, Hoa: 3,05%, diện tích 453,5 km2, mật độ dân số (người/km2), nữ: 99.524, nam: 91.138, có 15 xã/thị trấn.

Huyện Long Phú tiếp giáp với tỉnh Trà Vinh, huyện Cù Lao Dung, TP. Sóc Trăng, huyện Kế Sách, sự giao lưu và thông thương qua đường thuỷ và đường bộ, cũng như cơ cấu kinh tế từ trồng lúa chuyển sang nuôi trồng thủy sản làm thay đổi môi trường sinh thái đã phát sinh môi trường thuận tiện cho việc sinh sản của muỗi gây ra bệnh SD/SXHD.

Năm 2004 số mắc 1323 ca, tử vong 04 ca, đã xảy ra dịch qui mô các xã, năm 2008 số ca mắc 648, tử vong 0, đứng hàng thứ 3/9 huyện/TP, các xã xảy ra dịch: xã Trường Khánh, thị trấn Long Phú, chỉ số Breteaur (BI): 54 vào

tháng 03 và tháng 10/2008, chỉ số mật độ muỗi DI: 0,8 (tháng 08/2008), 0,6 (tháng 2 & 5/2008), nguồn lực năm 2008 phòng chống sốt xuất huyết do ngân sách địa phương, không có kinh phí Trung ương hỗ trợ vì vậy cũng gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, hoá chất, kinh phí hỗ trợ cho chiến dịch diệt lăng quăng xử lý ổ dịch nhỏ, cũng như sự tham gia của các cộng tác viên (CTV) được hỗ trợ thật hạn hẹp, do đó công tác phòng chống dịch SXHD chưa đạt hiệu quả cao, từ tình hình thực tế năm 2008 cho ta thấy bệnh SXHD xảy ra các tháng trong năm từ đó huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng đã được sự chỉ đạo của cấp uỷ - Ủy ban nhân dân huyện, Sở Y tế và Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Sóc Trăng đã chủ động phòng chống dịch sốt xuất huyết từ đầu năm 2009 [43], [44].

Xã Trường Khánh và xã Tân Hưng tập trung sinh sống bằng nghề nông nghiệp (trồng lúa) và một số buôn bán nhỏ. Dân số của xã Trường Khánh 17.837, số hộ 3.600; xã Tân Hưng dân số 12.953, số hộ 2.885. Dân tộc Kinh 69%, Khmer 30%, và một số dân tộc khác. Tình hình vệ sinh môi trường chưa được cải thiện (phân, nước, rác), trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo trên 25%. Do đó tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên trong năm, chủ yếu là dịch SXHD.

Bảng 1.7. Tình hình SXHD huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng từ 2004 - 6/2010 [43], [44] STT Năm Số mắc Mắc/100.000 dân Số chết Tỷ lệ chết/mắc 1 2004 1323 716,10 4 0,30 2 2005 885 474,30 1 0,11 3 2006 549 291,30 0 0 4 2007 615 321,50 0 0 5 2008 648 332,90 0 0 6 2009 501 263,96 1 0,20 7 6/201 0 102 53,74 0 0

(Nguồn Báo cáo của Dự án phòng chống SXHD tỉnh Sóc Trăng 2004 - 6/2010)

Mục tiêu của chương trình [9]

Dự án phòng chống SXHD được thực hiện với các mục tiêu: giảm tỷ lệ chết, giảm tỷ lệ mắc, khống chế không để dịch lớn xảy ra, xã hội hoá các hoạt động phòng chống SXHD tại cộng đồng.

Chương 2

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 26 - 29)