ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM CHỨNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 72 - 82)

- Muỗi Aedes Aegypti:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU VÀ NHÓM CHỨNG

Qua bảng 3.1 cho thấy các đối tượng nữ được phỏng vấn nhiều hơn nam ở cả 2 nhóm xã can thiệp và xã chứng. Tỷ lệ nữ ở xã chứng chiếm 72%, xã can thiệp chiếm 73,8%, tuy nhiên sự khác biệt về tỷ lệ ở xã can thiệp và xã chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Sở dĩ đối tượng nữ tham gia nhiều hơn nam là do nhóm thực hiện phỏng vấn điều tra xảy ra ban ngày nên đối tượng nam bận lo toan công việc đồng áng, cũng như lao động sản xuất trong khi chị em phụ nữ thường là nội trợ và buôn bán nhỏ tại gia đình nên có điều kiện tiếp cận với người điều tra, hơn nữa thói quen của gia đình Việt Nam thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái cũng như liên quan bệnh tật thì thường giao khoán cho người phụ nữ trong gia đình, do đó khi có cuộc phỏng vấn hay điều tra về tình hình bệnh tật thì người phụ nữ có vai trò trả lời hay tiếp xúc với cơ quan chức năng. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Lý Lệ Lan khi nghiên cứu KAP phòng chống sốt xuất huyết tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 có tỷ lệ nữ chiếm 76,7% và nam 23,3% [30].

Số người được phỏng vấn ở lứa 31-50 tuổi chiếm tỷ lệ 67%, nhóm xã chứng chiếm 60,6%, xã can thiệp 54,3 % (p > 0,05). Tuổi trung bình của xã can thiệp 44,20 ± 11,96 tuổi và nhóm xã chứng là 42,14 ± 11,64 tuổi và sự khác biệt hai giá trị trung bình không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Trong nhóm tuổi này tỷ lệ có đối tượng được phỏng vấn cao nhất ở nhóm 31 - 40 tuổi (30,8%). Sở dĩ như vậy là tùy thuộc vào tháp tuổi của dân số, đây là nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao, làm chủ hộ khẩu, thuận lợi cho việc tiếp nhận kiến thức về phòng chống bệnh tật nói chung và SXH nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hai, Lê Thành Tài về KAP SXH ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình có 68,3% đối tượng ở nhóm >35 tuổi [20].

Qua bảng và biểu đồ 3.3, cho thấy các đối tượng được phỏng vấn đa số là nông dân, trong đó xã can thiệp (33,7%), xã chứng chiếm 39,0%; tiếp đến buôn bán chiếm 20,0% ở xã can thiệp và 14,3% xã chứng; lao động chân tay 15,7% ở xã can thiệp và 14,3% ở xã chứng, tỷ lệ CBCC chỉ chiếm 1,3% ở xã can thiệp và 3,7% xã chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt về các tỷ lệ nhóm nghề nghiệp giữa nhóm xã can thiệp và nhóm xã chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này phản ảnh các xã Trường Khánh, Tân Hưng thuộc huyện Long Phú là một đơn vị sinh sống bằng nghề nông. Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Hai, Lê Thành Tài về KAP SXH ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình có 76,8% đối tượng là nghề nông [20].

Trình độ học vấn tương đối là một trong những yếu tố thuận lợi để tiếp cận thông tin, góp phần hiểu biết về các bệnh tật SXH và cách phòng chống chúng. Qua bảng và biểu đồ 3.4, cho thấy ở 2 xã can thiệp và chứng đối tượng có trình độ học vấn ≤ tiểu học chiếm tỷ lệ 54% và 54,3%, và tỷ lệ trình độ tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ đa số: 81% ở xã can thiệp và

78,3% ở xã chứng. So sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Thành Tài, Nguyễn Thị Kim Yến khi nghiên cứu về KAP của SXH ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ thì người dân tham gia nghiên cứu có trình độ ≤ tiểu học chiếm tỷ lệ 50,9% và ≥ PTCS chiếm 49,1% [37]. Kết quả này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi và phản ảnh trình độ học vấn chung của người dân vùng đồng bằng nam bộ nói riêng và người dân trong cả nước. Tỷ lệ trình độ học vấn THPT và sau THPT chiếm tỷ lệ thấp. Tuy nhiên sự khác biệt về các tỷ lệ nhóm trình độ học vấn giữa hai nhóm xã can thiệp và chứng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNHSỐT XUẤT HUYẾT DENGUE SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

4.2.1. Kiến thức của người dân về bệnh sốt xuất huyết Dengue

+Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi ở xã Trường Khánh trước và sau can thiệp.

Đánh giá sự hiểu biết của người dân về bệnh SXH bao gồm: nguyên nhân của SXHD (do muỗi đốt), loại muỗi vằn (Aedes aegypti), nhiễm vi rút sau đó đốt người lành và gây bệnh, triệu chứng bệnh SXH, thời điểm truyền bệnh (ban ngày, đêm). Hiểu biết về tập tính loài muỗi này sống bên trong và bên ngoài nhà, sinh sản tại các dụng cụ chứa nước sạch, biết bọ gậy sinh sống...

Qua bảng và biểu đồ 3.5 cho thấy hiểu biết của người dân về bệnh SXH do muỗi đốt thì sự khác biệt về tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê trước và sau can thiệp tại xã Trường Khánh (p > 0,05). Kết quả này có tỷ lệ hiểu biết cao hơn nghiên cứu của Trương Đình Định khi nghiên cứu phòng chống SXH tại xã Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình [19], điều này cũng dễ

hiểu là vì Trương Đình Định nghiên cứu ở địa bàn miền Trung, nơi không phải là "điểm nóng" của bệnh SXH nên nhận thức và hiểu biết của người dân sẽ không cao hơn đồng bằng Nam bộ. Kết quả trên tương đương với Huỳnh Văn Quyên nghiên cứu phòng chống SXH ở Cần Giuộc, Long An (2009) [38] thì sự hiểu biết mắc do SXH với tỷ lệ 100% sau tập huấn, hơn nữa đây là câu hỏi khá thông thường về đường lây bệnh SXH là do muỗi là "thủ phạm chính" của bệnh SXH cho đa số các đối tượng miền đồng bằng Nam bộ. Kết quả này tương đương với các tác giả khác khi nghiên cứu SXH ở đồng bằng Nam bộ [20], [34], [39].

Người dân biết muỗi vằn truyền bệnh ở xã Trường Khánh trước can thiệp là 84,7%, sau can thiệp là 90%, tăng 6% với sự khác biệt có nghĩa thống kê (p<0,05). Hiểu biết về triệu chứng của bệnh cũng tăng, trước can thiệp là 90,3%, sau can thiệp là 95,3%, (p < 0,05). So sánh với kết quả của tác giả Lê Thành Tài có phần cao hơn (74,4%) [39]

Biết muỗi truyền bệnh vào ban ngày trước khi can thiệp chỉ 43,5%, sau can thiệp 83,3%, tăng 43,3% với sự khác biệt về tỷ lệ rất có nghĩa thống kê (p<0,01). Kết quả này tương đương với Trần Kim Long, nghiên cứu SXH tại huyện Long Mỹ, Hậu Giang [58].

Biết được muỗi đậu trong chổ tối ở áo quần, chăn màn trước can thiệp 71,0%, sau can thiệp 88,3%, tăng 17,3% (sự khác biệt có nghĩa thống kê với p < 0,05). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Đắc Phu với 80% người dân biết nơi đậu, nghỉ của muỗi sau tác động của chương trình phòng chống SXH [36].

Hiểu biết của người dân về sự nguy hiểm của bệnh SXH trước can thiệp là 86,3%, sau can thiệp là 96,7% tăng 9,5% (p<0,05). Kết quả tương

đương với Trương Đình Định tăng 10% [19]. Điều này cho thấy nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về mức nguy hiểm của bệnh SXH thì nhận thức về bệnh SXH càng tăng, ý thức thực hiện phòng chống ngày càng cao và có trách nhiệm với gia đình và cộng đồng.

Hiểu biết về nơi thường đậu của muỗi là chỗ tối, quần áo chăn màn ở xã trước can thiệp là 71,0%, sau can thiệp 88,3% tăng 17,3%. Biết rõ vị trí thường trí đậu của muỗi thì công tác diệt muỗi sẽ được thuận lợi, bằng cách tăng cường ánh sáng thông thoáng và xịt muỗi, đốt hương trừ muỗi một cách chính xác hơn.

Hiểu biết về bọ gậy của muỗi sống ở trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt và các vật phế thải trước can thiệp 65,7%, sau can thiệp 100%, tăng 34,3% (p<0,01). Kết quả tương đương với Huỳnh Văn Quyên nghiên cứu SXH ở Cần Giuộc cho thấy sau can thiệp nhận thức tăng 31,4% [38].

Đây là sự thành công của biện pháp can thiệp, thông qua các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về cách phòng bệnh của người dân. Để cộng đồng tự tham gia các hoạt động phòng chống SXH.

+ Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi xã Trường Khánh và Tân Hưng.

Qua kết quả điều tra ở bảng và biểu đồ 3.6 cho thấy sau can thiệp, kiến thức của người dân ở xã Trường Khánh (xã can thiệp) và xã Tân Hưng (xã chứng) về bệnh SXH có sự khác biệt cụ thể:

- Tỷ lệ người dân xã Trường Khánh nhận thức được mắc bệnh SXH là do muỗi đốt 100%, cao hơn so với sự nhận thức của người dân xã Tân Hưng 92,6% (p<0,05).

- Trong lúc người dân xã Tân Hưng biết muỗi vằn truyền bệnh SXH chỉ chiếm 43,2%, thì tỷ lệ này ở người dân xã Trường Khánh là 90% (p<0,01).

- Biết triệu chứng SXH của người dân xã Trường Khánh sau can thiệp 95,3%, xã Tân Hưng 76,8%. Sự khác biệt này có y nghĩa thống kê với p < 0,01

- Từ trước đến nay, quan niệm của cộng đồng dân cư thường nghĩ muỗi SXH truyền bệnh vào ban đêm, đây là một trong những nhận thức sai lệch và điều dó dẫn đến sự chủ quan trong sinh hoạt như không ngủ màn vào buổi trưa. Qua tuyền truyền và giáo dục, tập huấn về kiến thức SXH với các kênh thông tin khác nhau, người dân xã Trường Khánh đã thay đổi nhận thức và biết được SXH do muỗi truyền bệnh vào ban ngày (từ 43,5% đến 83,3%). Trong khi đó nhận thức của người dân xã Tân Hưng hiểu biết về tập tính của muỗi là truyền bệnh vào ban ngày chỉ đạt được 40% (p<0,01). Kết quả của chúng tôi tương tự với kết quả nghiên cứu Trần Kim Long nghiên cứu tình hình SXH huyện Long Mỹ tỉnh Hậu Giang về muỗi truyền bệnh vào ban ngày là trước can thiệp 45,5% và 97% sau can thiệp [31]

- Sự nguy hiểm của bệnh SXH cũng được người dân xã Trường Khánh nhận thức được với tỷ lệ 96,7%, so với xã Tân Hưng 87,6% (p < 0,01)

- Biết muỗi truyền bệnh ở chổ tối, quần áo, chăn màn của xã Trường Khánh 88,3%, xã Tân Hưng 60,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01).

- Biết bọ gậy của muỗi vằn sống ở DCCN sinh hoạt và các vật phế thải…, nước đọng quanh nhà của xã Trường Khánh 100% , so với xã Tân Hưng 89,6% (p < 0,05).

Những kiến thức cơ bản của người dân thu nhận được thông qua tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức qua các kênh truyền thông khác nhau về sức khỏe nói chung và SXH nói riêng là cở sở quan trọng để giúp cho họ biết cách phòng chống bệnh. Nếu người dân không biết nơi muỗi đẻ hoặc phương pháp phòng ngừa muỗi đốt, khi đó họ sẽ không tiêu hủy được nơi sinh sống của muỗi, không nằm màn…. Tuy rằng việc đánh giá này ít nhiều mang tính chủ quan và chỉ mỗi kiến thức thì chưa đủ để phòng bệnh, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng và tính chiến lược của nó trong giáo dục cộng đồng. Bên cạnh kiến thức, người dân phải có niềm tin, thái độ và hành vi đúng đắn mới đạt được hiệu quả trong phòng chống bệnh SXH.

+ Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi đốt ở xã

Trường Khánh trước và sau can thiệp.

Kiến thức cơ bản và phổ cập rất quan trọng và là nền tảng để nâng cao hiểu biết cho cộng đồng. Mỗi khi người dân thay đổi được nhận thức thì mới hy vọng thay đổi được thái độ và hành vi. Chính vì vậy, cung cấp kiến thức cho người dân là điều cần thiết và đầu tiên trong giáo dục sức khỏe. Trong phòng chống muỗi đốt, các biện pháp như: nằm màn chống muỗi, phun hóa chất, dùng hương xua muỗi, dùng DCCN có nắp đậy và súc rửa định kỳ, loại bỏ các phế thải.

Qua kết quả ở bảng biểu đồ 3.7 cho thấy: những kiến thức về phòng chống muỗi đốt như ngăn cản không cho muỗi đốt, xua và diệt muỗi cũng như loại bỏ các điều kiện phát triển và sinh đẻ của muỗi đều có tỷ lệ tăng sau khi người dân được can thiệp

- Biết nằm màn có tỷ lệ 81,7% ở xã trước can thiệp và sau can thiệp 95% tăng 13,4% (p < 0,01), nằm mùng là biện pháp đơn giản để đề phòng muỗi đốt nhưng nếu biết nằm mùng kể cả ngủ ban ngày là tăng hiệu quả phòng chống SXH lây lan.

- Biết phun hóa chất phòng chống muỗi SXH với tỷ lệ 62,7% ở xã trước can thiệp và 35,7% ở xã sau can thiệp tỷ lệ giảm 27%. Phun hóa chất chưa phải là giải pháp tối ưu và chỉ sử dụng khi dịch SXH bùng nổ và phải kết hợp với các biện pháp diệt bọ gậy mới có thể khống chế và dập tắt dịch. Để giải thích kết quả này cần phân biệt giữa phun hóa chất và sử dụng hóa chất từ bình xịt muỗi. Người dân được tuyên truyền vận động giáo dục phòng chống muỗi bởi các biện pháp đơn giản, ít tốn kém và triệt để. Hơn nữa, phòng chống chỉ hiệu quả khi mỗi người dân đều có ý thức bảo vệ mình, nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng trong việc tiêu diệt nguồn gốc sinh sản của muỗi.

- Dùng nhang muỗi là biện pháp tương đối kinh tế và dễ sử dụng với 51,3% ở xã trước can thiệp và 60,3% sau can thiệp (p < 0,05).

- Biết sử dụng DCCN có nắp đậy và súc rửa định kỳ 71,3% trước can thiệp và 81,7% sau can thiệp tăng 10,4% (p < 0,05).

- Đồ bắt muỗi bằng diện 28% trước can thiệp và 37% sau can thiệp đây là phương pháp tương đối mới so với các nghiên cứu trước đây [19], [21], [30] có lẽ do dụng cụ diệt muỗi bằng điện của Trung Quốc sản xuất cách 1-3 năm nay nên không có kết quả so sánh được.

Các kết quả điều tra nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu của Trương Đình Định (2005) tại Xuân Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình [19].

+ Kiến thức của người dân về cách phòng chống muỗi xã Trường Khánh và Tân Hưng

Qua bảng và biểu đồ 3.8, sự hiểu biết của người dân xã Trường Khánh cao hơn so với xã Tân Hưng về cách phòng chống ở các nội dung. Phun hóa chất ở xã chứng Tân Hưng tỷ lệ 56,3% so với 32,0% xã Trường Khánh, như đã phân tích ở xã Trường Khánh trước can thiệp, tỷ lệ người dân cho rằng tiêu diệt muỗi bằng phun hóa chất chiếm tỷ lệ cao thì so sánh với kết quả ở xã Tân Hưng có tỷ lệ người dân cho rằng có thể dùng phun hóa chất để tiêu diệt muỗi vẫn chiếm tỷ lệ cao. Trên thực tế, nhất là ở các thành phố, thị xã.v.v. việc dùng hóa chất từ các bình xịt muỗi (Raid, Mosquito.v.v) vẫn được sử dụng phổ biến trong việc tiêu diệt muỗi, mặc dầu trong những năm gần đây người dân ít ưa chuộng do sử dụng chất gây độc. Ở những vùng kinh tế khó khăn, việc sử dụng hóa chất trông chờ vào Trung tâm Y tế Dự phòng, do đó thường thụ động và chậm trễ, vì hoạt động phun hóa chất chủ yếu dập tắt các ổ dịch, thường không sử dụng để phòng ngừa, tiêu diệt muỗi định kỳ vì ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Tỷ lệ dùng nhang muỗi ở xã Tân Hưng (60,4%), tương đương với xã Trường Khánh 60,3%. Đây là phương pháp thông dụng và rẽ tiền nên 2 xã đều có hiểu biết như nhau, sự khác biệt về tỷ lệ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Theo nghiên cứu Lê Thành Tài [20], tỷ lệ dùng hóa chất để xử lý ổ dịch nhỏ khoảng 24,2%.

Điều đó nói lên rằng khi chưa có một tác động đúng thì nhận thức của người dân về phòng chống muỗi đốt trong cộng đồng gần như nhau, do đó chưa có sự thay đổi hành vi đúng. Khi có sự can thiệp bằng cách tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân về cách phòng chống muỗi đốt thì hành vi có lợi sẽ chiếm ưu thế. Vấn đề này được thể hiện bằng nhận thức đúng sử

dụng biện pháp có lợi khác như xử lý phế thải của người dân xã Trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w