Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 38 - 39)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.4.1.Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về phòng chống sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Dengue và sốt xuất huyết Dengue

Tìm hiểu sự thay đổi về kiến thức của người dân về bệnh SD/SXHD, sự nguy hiểm của bệnh, đường lây và véctơ truyền bệnh; thái độ hưởng ứng của

người dân đối với các biện pháp phòng chống và hành vi của họ trong thực tế vào các thời điểm trước và sau khi triển khai hoạt động phòng chống SXH.

+ Người dân có kiến thức đúng khi:

- Biết biểu hiện của bệnh SXH: Sốt cao liên tục 3 - 7 ngày, mệt mỏi, đau cơ…

- Biết mắc bệnh SXH là do muỗi đốt - Biết muỗi truyền bệnh SXH là muỗi vằn - Biết muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày

- Biết nơi trú đậu của muỗi vằn là nơi treo quần áo, chăn màn và các đồ dùng trong nhà

- Biết bọ gậy của muỗi vằn thường sống trong các DCCN sinh hoạt, lọ hoa, vật dụng phế thải có đọng nước…

- Biết thả cá có tác dụng diệt bọ gậy

Đánh giá sự hiểu biết của hộ gia đình

+ Hiểu biết đúng: khi trả lời được từ 70% số câu hỏi liên quan + Hiểu biết chưa đúng: trả lời dưới 70% số câu hỏi liên quan

+ Người dân có thái độ đúng khi đồng ý thả cá vào các DCCN để diệt

bọ gậy.

+ Người dân thực hành phòng chống SXH tốt khi:

- Hành vi phòng chống muỗi đốt bằng biện pháp ít tốn kém, hiệu quả và không độc, đó là ngủ mùng kể cả ban ngày

- Hành vi diệt bọ gậy bằng cách đậy kín nắp, cọ rửa DCCN, thay nước lọ hoa mỗi tuần, thả cá ăn bọ gậy.

2.2.4.2. Côn trùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 38 - 39)