Điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi Các biện pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 33 - 36)

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.2.2.1. Điều tra về kiến thức, thái độ, hành vi Các biện pháp thu thập thông tin

- Các biện pháp thu thập thông tin

+ Điều tra phỏng vấn hộ gia đình (người nắm vững thông tin nhất trong HGĐ có thể nam hoặc nữ trên 18 tuổi) về các kiến thức, thái độ, hành vi trong phòng chống sốt xuất huyết vào các thời điểm trước và sau khi triển khai hoạt động phòng chống SXH trong cộng đồng theo bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn phỏng vấn trực tiếp dựa theo bộ câu hỏi điều tra HGĐ về SXH của Dự án quốc gia phòng chống SXH có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung và yêu cầu nghiên cứu [3], [4].

+ Điều tra các chỉ số côn trùng trong phòng chống SXH theo các yêu cầu kỹ thuật thường quy đã được Dự án quốc gia phòng chống SXH quy định.

Điều tra viên tham gia nghiên cứu là các cán bộ trong khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm - Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, cán bộ dịch tễ - Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Long Phú đã có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động phòng chống SXH.

Tất cả điều tra viên đều được tập huấn kỹ về các nội dung yêu cầu, chuyên môn kỹ thuật trước khi triển khai điều tra nghiên cứu.

* Các biện pháp can thiệp để triển khai hoạt động phòng chống SXH của xã Trường Khánh

+ Tiến hành bàn bạc với ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của huyện Long Phú, xã Trường Khánh để thực hiện các biện pháp can thiệp nhằm triển khai hoạt động phòng chống SXH.

+ Thành lập Ban chỉ đạo gồm nhiều thành phần nhằm huy động cộng đồng để thực hiện và xã hội hóa công tác y tế. Qua kinh nghiệm hoạt động tại nhiều địa phương đã đạt hiệu quả cao trong tổ chức hoạt động và huy động cộng đồng tham gia; chúng tôi thành lập Ban chỉ đạo gồm 3 thành phần

chính là Chính quyền, Y tế và các đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…) [5].

+ Xây dựng mạng lưới Cộng tác viên (CTV): Tiêu chuẩn lựa chọn CTV:

* Có thời gian tham gia hoạt động

* Nhiệt tình, uy tín, trách nhiệm với công việc được giao

* Có kiến thức về y tế, có khả năng tuyên truyền vận động người dân thực hiện phòng chống SXH

Mỗi cộng tác viên được phân công phụ trách khoảng 50 - 100 hộ gia đình, có nhiệm vụ tuyên truyền, cấp tờ rơi trực tiếp tại từng hộ gia đình, hướng dẫn cách diệt bọ gậy và thả cá ăn lăng quăng, sử dụng các loài cá nhỏ (cá bảy màu, cá lia thia …) để thả trong các dụng cụ chứa nước lớn trong và xung quanh nhà, thu gom dụng cụ phế thải hoặc các phương pháp phối hợp. Giám sát thường xuyên hàng tháng tất cả các HGĐ mình phụ trách và báo cáo hoạt động trong các buổi giao ban định kỳ; CTV sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và dụng cụ cần thiết để hoạt động tại cộng đồng.

+ Điều tra giám sát véc tơ và bệnh nhân SXH hàng tháng.

+ Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòng chống SXH trước và sau triển khai hoạt động phòng chống SXH trong cộng đồng [3], [4], [5].

+ Những việc làm của người lãnh đạo chính quyền và cộng đồng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết [13].

. Tổ chức những buổi họp dân về bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng. Những người tham dự sẽ tự quyết định biện pháp phù hợp để phòng bệnh sốt xuất huyết.

. Mời những người lãnh đạo chính quyền tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.

. Tổ chức các khóa đào tạo cho người tình nguyện: chiếu phim, triển lãm và thảo luận trong nhóm nhân viên y tế cộng đồng.

. Hướng dẫn giám sát thường xuyên mật độ muỗi và lăng quăng (bọ gậy).

. Cho học sinh thực hiện các cuộc điều tra, dạy cho học sinh biết muỗi sống ở đâu và phòng chống muỗi chích (đốt) như thế nào.

. Tổ chức những cuộc điều tra "nhà liền nhà" và tuyên truyền cho từng người dân hiểu biết về bệnh và muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết.

. Mời lãnh đạo chính quyền tham gia và động viện phong trào phòng chống dịch chủ động " Vì sức khỏe mọi nhà".

. Tổ chức họp cộng đồng để mọi người hiểu rõ mục đích và tập trung tham gia ngày tổng vệ sinh và chiến dịch diệt lăng quăng 1 năm/ 2 lần.

. Thông tin tuyên truyền về tổng vệ sinh trên đài và loa truyền thanh. . Động viên cộng đồng tham gia xây dựng mô hình nuôi cá (nuôi cá bảy màu, cá lia thia) để bỏ vào dụng cụ chứa nước nhằm tiêu diệt lăng quăng.

. Vận động các nhóm thành viên khác của cộng đồng cùng tham gia. . Tập huấn cho các ban ngành đoàn thể (hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, phụ nữ, đoàn thành niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ huynh học sinh, công an, xã đội…).

. Hàng tuần tổng vệ sinh thu gom các dụng cụ phế thải.

. Khen thưởng kịp thời cho cán bộ các ban ngành đoàn thể cộng tác viên và nhân dân thực hiện tốt phòng chống SXH đồng thời xử phạt hành chính đối với những người không thực hiện phòng chống dịch SXH.

. Các hoạt động phòng chống SXH có kế hoạch từ đầu năm 2009 - 2010 một cách chủ động. Kinh phí từ dự án của Trung ương, của tỉnh, huyện, xã, của cộng đồng nhân dân.

+ Thực hiện các hoạt động phong trào phòng chống SXH xã Tân Hưng, khi có dịch SXHD xảy ra mới lập kế hoạch.

+ Điều tra giám sát véc tơ và bệnh nhân SXH hàng tháng

+ Khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi của người dân về phòng chống SXH.

+ Diệt lăng quăng kinh phí thường từ nguồn ngân sách địa phương của xã, trạm y tế.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w