Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 82 - 84)

- Muỗi Aedes Aegypti:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

+ Hành vi của người dân về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy ở xã

Trường Khánh trước và sau can thiệp.

Chúng ta biết các vụ dịch SXH là do muỗi truyền. Với đặc điểm khí hậu của nước ta, muỗi phân bố rộng rãi từ Bắc tới Nam, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến trung du và đang có xu hướng phát triển tới các miền núi cao. Muỗi phát triển quanh năm, nhiều nhất vào mùa mưa. Muỗi có thói quen đẻ trứng ở các vật dụng chứa nước trong nhà và xung quanh nhà như bể, phuy, chum, vại, chai lọ vỡ, lốp xe hư hỏng, máng nước đọng.

Phôi phát triển hoàn thiện trong vòng 48 giờ trong môi trường ẩm và ấm. Khi phôi đã phát triển hoàn thiện thì trứng có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn trong thời gian dài. Trứng muỗi nở ngay khi ngập nước trở lại. Khả năng chịu đựng khô hạn của trứng giúp cho muỗi Aedes aegypti có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt [16], [47].

Bọ gậy phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ của nước, mật độ bọ gậy và thức ăn. Trong điều kiện thuận lợi, thời gian cần để trứng phát triển thành muỗi khoảng 7 ngày.

Như vậy, diệt muỗi truyền bệnh vẫn là biện pháp chủ đạo trong phòng và chống bệnh SD/SXHD. Quan niệm phòng chống ngày nay là nhằm vào các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ vòng đời của muỗi với mục đích làm

giảm mật độ quần thể muỗi và làm giảm khả năng tiếp xúc người - muỗi, từ đó giảm tỷ lệ mắc SXH trong quần thể cộng đồng dân cư [2], [17].

Các biện pháp diệt muỗi và bọ gậy được áp dụng chủ yếu là thả cá ăn bọ gậy, phun hóa chất, thu nhặt, hủy bỏ DC phế thải, sử dụng DCCN có nắp đậy và súc rửa thường xuyên.

Qua kết quả bảng 3.11 cho thấy:

Sau khi can thiệp, người dẫn xã Trường Khánh có hành vi diệt muỗi, loại trừ bọ gậy để phòng chống bệnh SXH theo chiều hướng thuận lợi như sau:

Thả cá ăn bọ gậy từ 72% tăng lên 81,7%; phun hóa chất từ 53,0% giảm xuống 32%; loại bỏ dụng cụ phế thải chứa nước đọng từ 38,3% tăng 51,7%; súc rửa DCCN từ 71,3% tăng lên 81,7%: tỷ lệ người dân chấp nhận phun hóa chất diệt muỗi thấp hơn trước khi can thiệp (53%), sau can thiệp chỉ 32% giảm 21% do hiểu biết về các biện pháp diệt muỗi khác gia tăng. Tỷ lệ người dân có hành vi về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy ở xã Trường Khánh có xu thế giống nghiên cứu của Trương Đình Định [19].

Đối với hành vi của người dân xã Trường Khánh về các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy so sánh với xã Tân Hưng cụ thể: Thả cá ăn bọ gậy: xã Trường Khánh 81,7%; xã Tân Hưng chỉ 35,2%; phun hóa chất thì xã Trường Khánh là 32% trong khi xã Tân Hưng là 56,3%; loại bỏ DCCN phế thải thì xã Trường Khánh 51,7%; trong khi xã Tân Hưng 37,3%; sử dụng DCCN có nắp đậy và súc rửa thường xuyên thì xã Trường Khánh 81,7%, xã Tân Hưng chỉ 68,5%. Sự khác biệt các tỷ lệ trên giữa hai xã đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Với biện pháp phun hóa chất, tỷ lệ người dân xã Trường Khánh vẫn còn chấp nhận sử dụng sau can thiệp là 32%; thấp hơn so với trước can thiệp 53%; và tỷ lệ này ở xã Tân Hưng 56,3% (p < 0,05). Như vậy ở xã Tân Hưng (xã chứng) tỷ lệ người dân nhận thức về hành vi không đúng (phun hóa chất xử lý dịch), vẫn còn cao so với xã Trường Khánh (32%). Đánh giá gần đây hoạt động phun xịt diệt muỗi trưởng thành Aedes aegypti cho thấy rằng hoạt

động phun xịt không hiệu quả trong việc ngăn chặn lây truyền dịch, có tính chất hỗ trợ dập dịch khi dịch xảy ra, chứ không tiêu diệt triệt để và chủ động, diệt tận gốc nhằm ngăn cản sự sinh sản của muỗi. Vào năm 2008, số lượng hóa chất đã được sử dụng cao gấp 1,4 lần năm 2007 và gấp 4,6 lần năm 2006. Tuy nhiên số ca SXH vẫn gia tăng, điều này phản ảnh hiệu quả hạn chế của chương trình. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu ở các nước khác chỉ ra hình thức can thiệp bằng phun thuốc diệt muỗi kém hiệu quả hơn giáo dục thay đổi hành vi. Lý do không loại trừ một yếu tố tăng nguy cơ xảy ra dịch SXH là sự thay đổi khí hậu toàn cầu và tính kháng thuốc của vi rút gây bệnh nếu việc phun thuốc diệt muỗi không tính toán, vi rút sẽ quen thuốc, năm sau phun thuốc sẽ không còn tác dụng có thể ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng [12], [13].

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w