Tiếp cận với các kênh truyền thông

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 86 - 90)

- Muỗi Aedes Aegypti:

4.3.3.Tiếp cận với các kênh truyền thông

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.3.Tiếp cận với các kênh truyền thông

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; cán bộ Hội, Đoàn thể; mạng lưới cán bộ y tế, Cộng tác viên tuyên truyền, tờ rơi, áp phích về sự nguy hiểm cũng như cách phòng chống bệnh SXH là việc làm cần thiết và lâu dài. Biện pháp tuyên truyền,

giáo dục trực tiếp cần được nâng lên hàng đầu nhằm nâng cao hiểu biết sâu hơn của người dân về nguyên nhân, biểu hiện của bệnh, loại muỗi truyền bệnh SXH, nơi trú đậu và sinh sản của muỗi; các biện pháp phòng, diệt muỗi, bọ gậy để người dân tự nguyện thay đổi cách thực hành có lợi, ít tốn kém và hiệu quả trong phòng chống SXH tại cộng đồng dân cư.

Qua bảng bảng 3.18 và 3.19 cho thấy người dân xã Trường Khánh đã hiểu biết về kiến thức phòng chống bệnh SXH thông qua các kênh truyền thông từ cán bộ y tế và CTV ở xã Trường Khánh trước can thiệp là 60,67% tăng lên 74,67% sau can thiệp (p < 0,05), các Hội đoàn thể từ 7,33% trước và sau can thiệp 17,67%; các phương tiện truyền thông như Tivi, Đài phát thanh là 55,67% trước can thiệp và sau can thiệp 79,33% tăng 23,66%. Từ áp phích tờ rơi từ 2,67% xã trước can thiệp lên 19,0% sau can thiệp. Kênh thông tin có tỷ lệ cao nhất là Tivi, đài phát thanh (79,33%), tiếp đến qua CB y tế và mạng lưới CTV chiếm 74,9%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến qua kênh tivi chiếm 62,4%, cán bộ y tế 24,2% [40], Một nghiên cứu của Chaikoolvatana (2008) khi so sánh hiệu quả của các biện pháp can thiệp phòng chống SXH ở vùng Đông Bắc Thái Lan cho thấy phần lớn người dân tiếp thu kiến thức từ phương tiện nghe nhìn và thông tin cộng đồng [55].

Như vậy, truyền thông giáo dục là một trong những biện pháp hữu hiệu làm tăng nhận thức của người dân để từ đó có hành vi đúng về bệnh SXH cũng như nguyên nhân của bệnh.

4.4. TÌNH HÌNH MUỖI, BỌ GẬY VÀ CÁC CHỈ SỐ DỊCH TỄ HỌC4.4.1. Tình hình muỗi, bọ gậy tại các xã Trường Khánh và Tân Hưng 4.4.1. Tình hình muỗi, bọ gậy tại các xã Trường Khánh và Tân Hưng

Qua bảng 3.20 và 3.21 cho thấy chỉ số nhà có muỗi ở xã Trường Khánh trước can thiệp từ 41,2% giảm xuống còn 19,5% (p< 0,05). Kết quả

của chúng tôi có phần cao hơn với nghiên cứu của Huỳnh Văn Quyên ở Long An có chỉ số HI (nhà có muỗi) từ 32,5% của xã chưa tập huấn PC SXH và giảm xuống 23% ở xã có tập huấn PC SXH [38]. Tương tự với kết quả nghiên cứu của Trần Kim Long ở xã Vĩnh Thuận Đồng, Long Mỹ Hậu Giang có chỉ số HI giảm dần qua các tháng ở những xã được triển hoạt động phòng chống SXH [31].

Ở xã Trường Khánh trước can thiệp có chỉ số mật độ muỗi là 0,53 con/nhà và giảm xuống 0,28 con/nhà ở xã sau can thiệp. Theo Báo cáo tổng kết hoạt động 2007 và kế hoạch 2008 phòng chống SXH khu vực phía nam của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết mật độ muỗi của tỉnh Sóc Trăng thấp nhất vào tháng 12 là 0,20 con/ nhà và cao nhất 0,70con/ nhà vào tháng 5 [10]. So sánh với kết quả của Trần Kim Long, sau khi triển khai hoạt động phòng chống SXH chỉ số mật độ muỗi từ 0,4 xuống còn 0,06 [31].

Chỉ số nhà có bọ gậy từ 57,33% xã trước can thiệp xuống còn 33,67% sau can thiệp, kết quả cũng tương tự với Trần Kim Long có CSNCBG có xu thế giảm xuống ở xã được triển khai PC SXH [31].

Chỉ số DCCN có bọ bậy ở xã trước can thiệp là 18,21% giảm xuống còn 8,22% ở xã sau can thiệp. Theo kết quả của Huỳnh Văn Quyên cho biết xã đã triển khai CTPCSXH chỉ số DCCN có bọ gậy là 12,5% và chỉ giảm xuống 10,09% ở xã chưa triển khai CTPCSXH, chênh lệch không đáng kể. Chỉ số DCCN có bọ gậy cung cấp thông tin tỷ lệ % DCCN có bọ gậy trên tổng số DCCN điều tra. Điều này cho thấy quần xã nào có nhiều lu, khạp, hồ chứa nước sinh hoạt hoặc nhiều dụng cụ phế thải quanh vườn thì càng tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, sinh sôi nẩy nở làm chỉ số DCCN có bọ gậy không giảm đáng kể. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thái Hòa tại xã

Hương Chữ, tỉnh Thừa Thiên Huế xã được can thiệp trung bình là 13,6% , sau can thiệp là 2,5% [23].

Chỉ số Breteaux của xã trước can thiệp là 94,7%, ở xã sau can thiệp là 48% giảm gần bằng nửa (46,7%). Kết quả Trần Kim Long cho kết quả tương tự giảm hơn 60% sau 1 năm triển khai PCSXH [31], Theo báo cáo tổng kết hoạt động 2007 và kế hoạch 2008 phòng chống SXH khu vực phía nam của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh cho biết chỉ số BI của tỉnh Sóc Trăng thấp nhất là 14 vào tháng 02 năm 2007 và cao nhất là 100 vào tháng 8/2007 [10]. Theo Trần Văn Hiền (2008) nghiên cứu tình hình vật chứa nhiễm bọ gậy và mối liên quan gữa các chỉ số giám sát bọ gậy cho thấy chỉ số BI trung bình của huyện Cần Giuộc khoảng 40 [22]. Theo lý thuyết cũng như thực tiễn chỉ số BI còn phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ và ý thức hành động của cộng đồng, nếu điều tra vào thời điểm mới mưa cách khoảng 1 tuần đến 10 ngày thì chỉ số BI dễ tăng cao.

Mặc khác tập tục chứa nước để sinh hoạt trong nhân dân còn nhiều và đời sống kinh tế ở một số hộ cao lên, lọ hóa bình bông chứa nước ngày càng nhiều góp phần cho chỉ số BI tồn tại.

Chỉ số mật độ bọ gậy ở xã trước can thiệp 33,4 con/nhà, sau can thiệp 8,4con/nhà giảm thấp gần 4 lần. So sánh với kết quả Trương Đình Định (2005) ở xã Xuân Ninh, Quảng Bình chỉ số mật độ bọ gậy giảm 4,4 lần ở xã trước can thiệp (8,5 con/nhà) so với xã sau can thiệp (1,9 con/nhà).

Kết quả trên có được là nhờ sự kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền giáo dục của cán bộ y tế cùng với nhận thức của người dân. Đó là điểm then chốt làm thay đổi hành vi nhằm loại bỏ và diệt trừ nguồn, ổ của côn trùng

gây bệnh. Thường xuyên lau vét các DCCN, kết hợp thu gom các vật liệu phế thải là một trong những biện pháp tích cực và dễ thực hiện.

So sánh với xã Trường Khánh và Tân Hưng, có tỷ lệ các chỉ số bọ gậy tương tự như 2 xã trước thiệp và sau can thiệp. Trong đó xã Tân Hưng đều có các chỉ số cao hơn xã Trường Khánh sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p <0,05).

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 86 - 90)