Tình hình bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình tại xã Trường Khánh và Tân Hưng

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 84 - 86)

- Muỗi Aedes Aegypti:

4.3.1.Tình hình bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình tại xã Trường Khánh và Tân Hưng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3.1.Tình hình bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước của các hộ gia đình tại xã Trường Khánh và Tân Hưng

tại xã Trường Khánh và Tân Hưng

Qua bảng 3.13 và biểu đồ 3.9 cho thấy trước khi can thiệp có 23,5% dụng cụ lu khạp có bọ gậy Aedes và sau can thiệp chỉ còn 13,2% dụng cụ có bọ gậy (p < 0,01). Phuy, vật chứa bằng kim loại trước khi can thiệp 14,3% bể

có bọ gậy, sau can thiệp còn 5,8% (p > 0,05). Chân chén, bình bông.v.v., trước can thiệp 10,3% dụng cụ có bọ gậy Aedes, sau can thiệp giảm còn 3,9%. Hồ giếng trước can thiệp 7% và sau can thiệp thì không còn hồ giếng chứa bọ gậy.

Tóm lại, trong 593 DCCN xã Trường Khánh (trước can thiệp) có 108 DCCN có bọ gậy chiếm 18,2%. Sau can thiệp tỷ lệ bọ gậy chỉ còn 8,2% giảm gần 10%.

Tương tự các tỷ lệ DCCN ở xã Trường Khánh (có can thiệp) 8,2% và xã Tân Hưng có tỷ lệ DCCN là 18,9%.

Qua bảng 3.15 và bảng 3.16. cho thấy mật độ bọ gậy ở DCCN tại xã Trường Khánh và Tân Hưng thay đổi theo chiều hướng tích cực. Xã Trường Khánh trước can thiệp có 30,9 con/ DCCN sau khi can thiệp giảm còn 22,73 con/ DCCN. Sự khác biệt về mật độ trung bình của bọ gậy trong DCCN trước và sau can thiệp tại xã Trường Khánh có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

DCCN là lu khạp có mật độ trung bình của bọ gậy là 41 con/1DCCN giảm xuống còn 29,9 con/ 1DCCN. Phuy, vật chứa bằng kim loại trước can thiệp có 15,3 con/ DCCN xuống 8,6 con/ DCCN sau can thiệp; chén, bình bông.v..trước can thiệp có 10,8% con/ DCCN xuống 6,5% sau can thiệp. Những vật chứa khác (lốp xe, mảnh sứ vỡ, thau chậu hỏng.v.v.) có từ 26,1 con/ 1DCCN xuống còn 10,5 con/ 1DCCN. Kết quả của chúng tôi có mật độ trung bình của bọ gậy cao hơn các kết quả nghiên cứu của các tỉnh miền trung của các tác giả Nguyễn Thái Hòa (2004) nghiên cứu tại Thừa Thiên Huế [23], Võ Thị Hương (2004) nghiên cứu tại Tây Nguyên [27], [28]. Điều này có thể lý giải rằng các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chưa là "điểm nóng" của dịch bệnh SXH của những năm trước 2009 là điều dễ hiểu.

Tương tự với sự thay đổi về số bọ gậy trung bình/ DCCN, số DCCN chứa bọ gậy sau ở các hộ gia đình xã Trường Khánh so sánh với xã Tân Hưng năm như sau (bảng 3.16):

Mật độ bọ gậy lớn nhất chứa trong các lu, khạp là 29 con/ DCCN ở xã Trường Khánh trong khi xã Tân Hưng 37,7 con/ DCCN

Trong khi phuy, vật chứa bằng kim loại xã Trường Khánh có 8,6 con/ DCCN trong khi xã Tân Hưng là 11,0 con/ DCCN; tương tự ở chân chén, bình bông xã Trường Khánh là 6,5 con/ DCCN và Tân Hưng 13,3 con/ DCCN. Ở các vật chứa linh tinh ở xã Tân Hưng là 17,7con/ DCCN cao hơn xã Trường Khánh 10,5 con/ DCCN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kết quả phòng chống sốt xuất huyết dengue dựa vào cộng đồng tại xã trường khánh huyện long phú tỉnh sóc trăng năm 2009 (Trang 84 - 86)