1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 20122013

233 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 233
Dung lượng 5,78 MB

Nội dung

71 3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue và các chỉ số véc tơ tại nhóm can thiệp..... Trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh sốt xuất hu

Trang 1

-* - NGUYỄN LÂM

HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CÁI BÈ

Trang 2

-* -

NGUYỄN LÂM

HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT VÉC TƠ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN CÁI BÈ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trình bày trong Luận án của tôi là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Lâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn và kính trọng đến PGS TS Trần Ngọc Hữu và PGS TS Nguyễn Anh Dũng là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài

và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Trung tâm Đào tạo, Phòng Hành chính Quản trị, Khoa Kiểm soát Phòng ngừa Dịch bệnh, Khoa Côn trùng Động vật Y học và Dự án phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue - Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, Phòng Đào tạo Sau đại học và các anh chị đồng nghiệp công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã rất tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Y tế Công cộng của Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám đốc và anh chị đồng nghiệp của Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Cái Bè và tỉnh Tiền Giang, Ban giám đốc và anh chị đồng nghiệp của Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo kiều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè đồng nghiệp, người thân và gia đình luôn động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục i

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng ix

Danh mục các hình xii

MỞ ĐẦU 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue 4

1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue 6

1.2.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới 6

1.2.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam 7

1.2.3 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam 9

1.2.4 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang 15

1.3 Đặc điểm, sinh lý, sinh thái của véc tơ sốt xuất huyết Dengue 16

Trang 6

1.3.1 Muỗi Aedes albopictus 16

1.3.2 Muỗi Aedes aegypti 18

1.4 Giám sát và điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue 24

1.4.1 Giám sát muỗi trưởng thành 25

1.4.2 Giám sát bọ gậy Aedes 25

1.5 Các biện pháp và mô hình phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue 27

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1 Đối tượng 37

2.2 Địa điểm và thời gian 38

2.3 Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng 38

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 40

2.4.1 Nghiên cứu định lượng 40

2.4.2 Nghiên cứu định tính 41

2.5 Biến số và chỉ số đánh giá 42

2.5.1 Các biến số trong nghiên cứu 42

2.5.2 Chỉ số đánh giá trong nghiên cứu 46

2.6 Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 47

2.6.1 Công cụ thu thập thông tin 47

2.6.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 48

Trang 7

2.6.3 Chương trình can thiệp 50

2.6.4 Một số quy ước trong nghiên cứu 54

2.7 Hạn chế sai số nghiên cứu 54

2.8 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 55

2.9 Đạo đức nghiên cứu 55

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

3.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ số véc tơ 57

3.1.1 Thông tin chung của đối tượng 57

3.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin 59

3.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 60

3.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 63

3.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 66

3.1.6 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 68

3.2 Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 70

3.2.1 Kết quả giám sát véc tơ sốt xuất huyết Dengue sau can thiệp 70

3.2.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 72

3.2.3 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 73

3.2.4 Hiệu quả thay đổi thái độ trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 78

Trang 8

3.2.5 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 81

3.2.6 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 84

Chương 4: BÀN LUẬN 87

4.1 Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và các chỉ số véc tơ trước can thiệp 88

4.1.1 Thông tin chung của đối tượng 88

4.1.2 Độ bao phủ nguồn cung cấp thông tin và khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 98

4.1.3 Kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 90

4.1.4 Thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 92

4.1.5 Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 93

4.1.6 Thực trạng hoạt động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 94

4.1.7 Thực trạng về các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 98

4.2 Hiệu quả tăng cường biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 99

4.2.1 Hiệu quả cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 99

4.2.2 Hiệu quả cải thiện kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 101

4.2.3 Hiệu quả thay đổi thái độ phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 107

4.2.4 Hiệu quả thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 110

4.2.5 Hiệu quả đối với các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 112

4.2.6 Hiệu quả hoạt động của chương trình can thiệp 116

Trang 9

Phụ lục 2: Quy ước và đánh kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống bệnh sốt

xuất huyết Dengue

Phụ lục 3: Bảng kiểm điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue

Phụ lục 4: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo, chuyên trách sốt xuất huyết Dengue của Trung tâm Y tế Dự phòng

Phụ lục 5: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phụ trách khối Trung học Cơ sở

Phụ lục 6: Nội dung phỏng vấn sâu lãnh đạo Ủy ban Nhân dân

Phụ lục 7: Nội dung phỏng vấn sâu Trưởng Trạm Y tế

Phụ lục 8: Nội dung phỏng vấn sâu hiệu trưởng trường Trung học Cơ sở

Phụ lục 9: Hướng dẫn thảo luận nhóm giáo viên

Phụ lục 10: Hướng dẫn thảo luận nhóm tổ tự quản

Phụ lục 11: Hướng dẫn thảo luận nhóm học sinh

Trang 10

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Viết đầy đủ

BI Breateau Index (Chỉ số dụng cụ chứa

nước có bọ gậy trong 100 nhà điều tra)

BNĐT Ban ngành đoàn thể CSDCBG Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy CSHQ Chỉ số hiệu quả

CSMĐ Chỉ số mật độ CSMĐBG Chỉ số mật độ bọ gậy CSNBG Chỉ số nhà có bọ gậy CSNCM Chỉ số nhà có muỗi CTV Cộng tác viên

DE Design effect (Hệ số thiết kế)

DCCN Dụng cụ chứa nuớc DCLT Dụng cụ linh tinh DCPT Dụng cụ phế thải DDT Dichloro Diphenyl Trichlorothane DEN Dengue

DI Density Index (Chỉ số mật độ muỗi)

GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo HQCT Hiệu quả can thiệp

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

1.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam, 2000-2011 9

1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực phía Nam, 2006-2014 10

3.1 Đặc tính về giới, nhóm tuổi và trình độ học vấn 57

3.2 Nghề nghiệp của đối tuợng nghiên cứu 58

3.3 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 59

3.4 Khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 59

3.5 Nhận biết dấu hiệu bệnh và tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue 60

3.6 Nhận biết trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue 60

3.7 Hiểu biết vắc xin phòng bệnh, thuốc đặc trị và cách xử trí 61

3.8 Kiến thức về phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 61

3.9 Hiểu biết về các biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 62

3.10 Kiến thức về các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 62

3.11 Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 63

3.12 Thái độ đối với trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 63

3.13 Thái độ đối với biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 64

3.14 Thái độ đối với biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 64

3.15 Thái độ đối với các biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 65

3.16 Thái độ đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 65

3.17 Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 66

3.18 Thực hành kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 66

3.19 Thực hành kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 67

Trang 13

3.20 Thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 67

3.21 Tổng hợp kiến thức, thái độ và thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 68

3.22 Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 68

3.23 Dụng cụ chứa nước được bảo vệ trước can thiệp 69

3.24 Kết quả giám sát ổ bọ gậy nguồn Aedes tại nhóm can thiệp 70

3.25 Nguồn cung cấp thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 72

3.26 Khả năng tiếp nhận thông tin về bệnh sốt xuất huyết Dengue 73

3.27 Kiến thức về dấu hiệu bệnh và tác nhân gây bệnh 73

3.28 Kiến thức về trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue 74

3.29 Kiến thức về vắc xin, thuốc đặc trị và cách xử trí khi mắc bệnh 74

3.30 Kiến thức phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue 75

3.31 Kiến thức về các biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 75

3.32 Kiến thức về biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 76

3.33 Kiến thức đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 77

3.34 Thay đổi điểm trung bình kiến thức đúng sau can thiệp 77

3.35 Thái độ về trách nhiệm kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue 78

3.36 Thái độ về biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 78

3.37 Thái độ về biện pháp kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 79

3.38 Thái độ về biện pháp kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 79

3.39 Thái độ đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 80

3.40 Điểm trung bình thái độ đúng sau can thiệp 80

3.41 Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 81

Trang 14

3.42 Thực hành kiểm soát bọ gậy sốt xuất huyết Dengue 81

3.43 Thực hành kiểm soát muỗi sốt xuất huyết Dengue 82

3.44 Thực hành đúng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue 82

3.45 Điểm trung bình thực hành đúng sau can thiệp 83

3.46 Các chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue 84

3.47 Dụng cụ chứa nước được bảo vệ sau can thiệp 84

3.48 Chỉ số nhà có bọ gậy và chỉ số nhà có muỗi Aedes 85

3.49 Chỉ số véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại hộ gia đình học sinh ở nhóm can thiệp 86

Trang 15

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tên hình Trang

1.1 Bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2012 6

1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam trung bình 2008-2012 8

1.3 Phân bố số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue theo tháng năm 2014 so với các năm 2005, 2013 và đường cong chuẩn 2005-2010 11

1.4 Tỉ lệ phát hiện vi rút so với số mắc bệnh giai đoạn 1996-2014 12

1.5 Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam, năm 2014 so với năm 2013 và đường cong chuẩn 2008-2012 13

1.6 Chỉ số Breateau trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam năm 2014 so với năm 2013 và trung bình 5 năm 2008-2012 14

1.7 Muỗi vằn Châu Á trưởng thành, Aedes albopictus (Skuse) 17

1.8 Bọ gậy và nhộng của Aedes albopictus (Skuse) 17

1.9 Muỗi Aedes cái hút máu và Toxorhynchites 19

1.10 Cấu tạo cơ thể muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus 20

1.11 Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti 21

1.12 Các ổ bọ gậy của muỗi Aedes aegypti thường gặp trong và ngoài nhà 22

1.13 Các bước muỗi Aedes truyền vi rút Dengue 23

1.14 Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes 24

2.1 Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng 39

3.1 Chỉ số Breateau (BI) và nhà có muỗi Aedes (DI) từ 9/2012 đến 12/2013 71

3.2 Kiến thức, thái độ, thực hành đúng trong phòng chống sốt xuất huyết Dengue và các chỉ số véc tơ tại nhóm can thiệp 83

Trang 16

MỞ ĐẦU

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do muỗi truyền và có thể gây dịch lớn Vi rút Dengue gây bệnh thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviviridae với bốn týp huyết thanh, vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi

đốt Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu [143] Bệnh sốt xuất

huyết Dengue có mặt ở các vùng nhiệt đới, trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương Khoảng 40% dân số thế giới hiện đang sống trong vùng nguy cơ, ước tính có khoảng 390 triệu ca nhiễm Dengue mỗi năm, trong đó khoảng 500 ngàn ca sốt xuất huyết Dengue nhập viện [142], [104]

Tại Việt Nam, sốt xuất huyết Dengue là bệnh lưu hành địa phương, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam, bệnh thường xảy ra vào các tháng mùa mưa [44], [25], [56] Bệnh sốt xuất huyết Dengue có tỉ lệ mắc trên 100 ngàn dân đứng hàng thứ 5 và tỉ lệ chết trên 100 ngàn dân cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo qui định của Bộ Y tế Việt Nam Những năm gần đây mỗi năm Việt Nam có hàng trăm ngàn người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và hàng trăm trường hợp tử vong [2], [8]

Hiện nay, vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết Dengue Trong khi chờ đợi một phương pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue hữu hiệu nhất là vắc xin, thì biện pháp kiểm soát véc tơ vẫn là chiến lược được đặt lên hàng đầu Do đó, phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue chủ yếu bằng phun hóa chất diệt muỗi và kiểm soát bọ gậy Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng vẫn đang tìm kiếm những biện pháp kiểm soát véc tơ hiệu quả nhất để khống chế bệnh sốt xuất huyết Dengue Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy sự hợp tác và tham gia của cộng đồng là yếu tố sống còn trong công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue [60]

Trang 17

Việc sử dụng hóa chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue chỉ là biện pháp tạm thời để đối phó với các vụ dịch và nhằm trấn an cộng đồng Trong khi đó, biện pháp cấp thiết nhất hiện nay là kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue bằng cách huy động sự tham gia của cộng đồng [37]

Tiền Giang là tỉnh trong nhiều năm gần đây có số mắc và tử vong do sốt xuất huyết Dengue cao nhất trong khu vực phía Nam Các điểm nóng sốt xuất huyết Dengue chủ yếu tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và thành phố Mỹ Tho và nguy cơ bùng phát thành dịch lớn nếu như không có các biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue phù hợp và mang lại hiệu quả Trong những năm qua, công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang đã được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể [70], [69], [68], [78], nhưng tại sao các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue chưa mang lại hiệu quả cao ? Các hướng dẫn kiểm soát véc tơ chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue

đã đáp ứng với điều kiện thực tế tại địa phương hay không ? Làm thế nào và bằng phương thức nào để công tác truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể huy động cộng đồng cùng tham gia thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue một cách chủ động và hiệu quả lâu dài ?

Trong khi chờ đợi giải pháp hữu hiệu là vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng như các biện pháp sinh học khác đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm, để giải quyết vấn đề cấp thiết hiện nay đối với công tác phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue tại huyện Cái Bè và có thể làm cơ sở để nhân rộng cho các huyện khác của tỉnh Tiền Giang, được sự hỗ trợ của Dự án phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013”

Trang 18

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và kiểm soát các chỉ số véc tơ truyền bệnh tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013

2 Đánh giá hiệu quả biện pháp kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue dựa vào cộng đồng tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, 2012 - 2013

Trang 19

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1 Khái niệm chung về bệnh sốt xuất huyết Dengue

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính do muỗi truyền

và có thể gây dịch lớn Vi rút gây bệnh thuộc nhóm Flavivirus họ Flaviviridae với bốn týp huyết thanh, vi rút Dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi

đốt Muỗi Aedes aegypti là trung gian truyền bệnh chủ yếu [106], [140], [139] Sốt

xuất huyết Dengue có mặt ở các vùng nhiệt đới trên thế giới Bệnh xảy ra trên 100 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á

và Tây Thái Bình Dương Khoảng 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó, dân số có nguy cơ cao là 1,8 tỷ người (khoảng 70 %) sống ở các nước ở châu Á và Thái Bình Dương Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 50 - 100 triệu trường hợp sốt xuất huyết và 500 ngàn trường hợp sốt xuất huyết nặng, dẫn đến hàng trăm ngàn trường hợp phải nhập viện và hơn 20 ngàn ca tử vong Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ở trẻ em và người lớn trẻ tuổi [109], [141], [137]

Lâm sàng sốt Dengue đã được biết cách đây trên 200 năm, nhưng đến năm

1944 vi rút Dengue mới được Albert Bruce Sabin tìm ra đầu tiên trong thế chiến thứ hai Vi rút Dengue phân lập được trên những binh lính ở Calcutta, New Guinea và Hawaii [128] Các vi rút Dengue phân lập được tại Ấn Độ, Hawaii và một chủng ở New Guinea có kháng nguyên giống nhau được gọi là týp vi rút DEN-1, ba týp vi rút Dengue khác còn lại ở New Guinea có kháng nguyên khác các týp vi rút trên được gọi là týp vi rút DEN-2 và được xem là týp mẫu DEN-1 Hawaii, DEN-2 New Guinea Sau đó hai týp huyết thanh khác là DEN-3 và DEN-4 đã lần lượt được Hammon W McD tìm ra từ những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue ở Manila 1956 [133] Những năm sau đó dịch bệnh lan ra các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mã Lai, Myanmar, Singapore, Việt Nam và các đảo

ở ven Thái Bình Dương [138]

Trang 20

Vi rút DEN-2 đã gây dịch lớn vào năm 1987 và cùng nhóm genotýp với các

vi rút phân lập ở Jamaica năm 1983 và Thái Lan năm 1964 Từ năm 1990 đến 1995

vi rút DEN-1 chiếm ưu thế và thuộc genotýp với các vi rút phân lập từ Đài Loan năm 1987 đến 1988 Vi rút DEN-3 có tỉ lệ lưu hành thấp nhất trong giai đoạn 1987 đến 1994, nhưng lại là týp chiếm ưu thế gây dịch vào năm 1998 và thuộc cùng genotýp với vi rút phân lập ở Thái Lan năm 1987 Vi rút DEN-4 đã được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực phía Nam Việt Nam năm 1987 với tỉ lệ mới mắc thấp 3,8%

và kéo dài từ 1990 đến 1992 [102] Đến nay, vi rút Dengue được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên tất cả đều nằm trong 4 týp huyết thanh đã phân loại Sự lây truyền của tất cả các týp vi rút Dengue được duy trì bởi chu kỳ “Người - Muỗi

Aedes” [127], [130]

Vi rút Dengue tồn tại trong máu trước khi sốt, có thể kéo dài đến 5 ngày và dần giảm xuống với việc mất khả năng phát hiện vi rút trong máu [116] Sau khi muỗi hút máu người có chứa vi rút Dengue thời kỳ ủ bệnh ở muỗi khoảng 8 đến 10 ngày, vi rút tiếp tục sinh sản trong tuyến nước bọt của muỗi Sau đó muỗi nhiễm vi rút Dengue có thể truyền bệnh Khi muỗi hút máu người, vi rút Dengue được truyền theo nước bọt và làm lây truyền bệnh Thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 6 ngày Sau giai đoạn này, vi rút xuất hiện ở máu ngoại vi của bệnh nhân và có thể lây nhiễm cho muỗi khác khi chúng hút máu Những người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể

bị nhiễm vi rút Dengue Sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút khác

Số người mang vi rút Dengue trong cộng đồng càng nhiều thì nguy cơ lây truyền

của bệnh càng lớn [2], [80] Muỗi Aedes aegypti có thể hoạt động trong bán kính

100 mét, khoảng bay của muỗi thường không vượt quá 300 mét kể từ ổ bọ gậy Chúng có thể di chuyển đến các nơi khác cùng với những phương tiện di chuyển

của con người [94] Do đặc tính của hệ sinh thái và hành vi hút máu mà Aedes

aegypti là véc tơ quan trọng của bệnh sốt xuất huyết Dengue Lây truyền vi rút

Dengue có thể xảy ra ngay cả khi mật độ Aedes aegypti thấp, giúp chúng nhanh

chóng lây lan dịch bệnh [130], [143], [11], [119]

Trang 21

1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue

1.2.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới

Hình 1.1 Bệnh sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2012

Dịch Dengue đã xảy ra ở các vùng bán nhiệt đới và ôn đới, dịch thường bùng phát vào những tháng nóng Tại Mỹ vụ dịch Dengue lớn đã xảy ra vào năm 1922 và một vụ dịch nhỏ xảy ra ở Louisiana vào năm 1945 Cả 4 týp vi rút Dengue đã từng lưu hành tại Mỹ Tuy nhiên, dịch lớn đã không xảy ra gần đây, do véc tơ truyền bệnh không thường xuyên có mặt [21] Trong các khu vực chịu ảnh hưởng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, vùng có mức độ ảnh hưởng nặng nề nhất là Đông Nam Châu Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó phải kể đến các nước có tỉ lệ chết và mắc cao trong những năm gần đây như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Lào và Campuchia Từ năm 1960 đến 1988, chỉ tính riêng 8 quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, đã ghi nhận trên 2 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và số ca mắc gia tăng hàng năm

Tại khu vực Đông Nam Á, năm 2003 có 8 quốc gia trong khu vực xảy ra dịch sốt xuất huyết Dengue là Bangladesh, Ấn độ, Indonesia, Maldives, Myanmar,

Lưu hành thấp

Lưu hành cao

Trang 22

Sri Lanka, Thái Lan và Timor-Leste Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết Dengue đã lan

ra toàn khu vực Đông Nam Á [131] Kế hoạch của Tổ chức Y tế Thế giới giai đoạn 2008-2015, ước tính có khoảng 1,8 tỉ người (>70% dân số) khu vực Châu Á Thái Bình Dương sống trong vùng nguy cơ Chiến lược giai đoạn 2008-2015 của Tổ chức Y tế Thế giới tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương nhằm chuẩn

bị đối phó với nguy cơ dịch lan rộng đến các khu vực địa lý mới bằng cách tăng cường phát hiện sớm các khu vực xảy ra dịch mới để phòng ngừa sự lây lan dịch đến khu vực lân cận khác [94], [20], [129], [144], [143]

Mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới đến năm 2020, là giảm tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue xuống dưới 50% và tỉ lệ tử vong dưới 25% tính từ năm 2010

Để đạt được mục tiêu này, kết quả huy động cộng đồng được xem là một chỉ số đánh giá dựa trên nhiều nghiên cứu về sự thay đổi hành vi của người dân [146]

1.2.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam

Sốt xuất huyết Dengue là dịch bệnh lưu hành địa phương tại Việt Nam Do đặc điểm địa lý, khí hậu khác nhau, ở miền Nam và miền Trung bệnh xuất hiện quanh năm, ở miền Bắc và Tây Nguyên bệnh thường xảy ra từ tháng 4 đến tháng

11 Bệnh đạt đỉnh vào các tháng 8 đến tháng 11 [23], [64], [14]

Trước năm 1990, bệnh sốt xuất huyết Dengue mang tính chất chu kỳ tương đối rõ nét, với khoảng cách trung bình 3 - 4 năm Sau năm 1990, bệnh xảy ra liên tục với cường độ và quy mô ngày một gia tăng Trong vụ dịch năm 1987, cả nước

có 378.517 trường hợp mắc và 904 trường hợp tử vong [96] Vụ dịch lớn thứ hai vào năm 1998, cả nước ghi nhận 234.920 trường hợp mắc và 377 trường hợp tử vong, tỉ lệ mắc/100.000 dân là 306 và tỉ lệ chết/mắc là 0,19% Giai đoạn từ 1999-

2003, số mắc và chết trung bình hàng năm đã giảm chỉ còn 36.826 ca mắc và 66 và

tử vong [4]

Trang 23

Hình 1.2 Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam trung bình 2008-2012

“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, 2013”

Trang 24

Bảng 1.1 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam, 2000-2011

Hiện nay, tại Việt Nam bệnh sốt xuất huyết Dengue là một trong 10 bệnh truyền nhiễm theo quy định phải khai báo, có tỉ lệ mắc và tử vong cao nhất Dân số trong vùng bệnh sốt xuất huyết Dengue lưu hành có nguy cơ mắc bệnh khoảng 70 triệu người [10], [63], [82], [83]

1.2.3 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại khu vực phía Nam

Tại khu vực phía Nam, những trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở đồng bằng sông Cửu Long, sau đó lan nhanh thành nhiều vụ dịch, với chu kỳ gây dịch

Trang 25

trung bình từ 3 đến 5 năm Vụ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue lớn năm 1998 ở khu vực phía Nam số mắc là 123.997 ca và tử vong 347 trường hợp Năm 2005, số ca mắc đứng hàng thứ hai sau tiêu chảy trong danh sách 24 bệnh truyền nhiễm phải báo cáo theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam [84], [85]

Bảng 1.2 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue khu vực phía Nam, 2006-2014

so với trung bình 1996-2005 Năm 2008, tỉ lệ chết/mắc bắt đầu tăng trở lại (0,109%) [85], [86], [82], [53]

Vụ dịch năm 2010, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cao hơn so với năm 2009, tỉ lệ mắc/100.000 dân toàn khu vực tăng 13,9% so với trung bình 2003-

2007 (189 ca mắc/100.000 dân), tỉ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn

Trang 26

chiếm 37,5% tăng cao nhất so với giai đoạn 2003-2009 Năm 2011 đến 2013, tỉ lệ mắc và chết giảm theo qui luật chung do miễn dịch cộng đồng sau vụ dịch năm

2010 [84], [87], [82], [83]

Năm 2014, tỉ lệ mắc/100.000 dân là 72 ca/100.000 dân, giảm 26,53% so với năm 2013 (98 ca mắc/100.000 dân) và giảm 68,5% so với trung bình giai đoạn 2006-2010 (228 ca mắc/100.000 dân) [81]

Ghi chú:TB: đường trung bình giai đoạn 2005-2010 - ĐCC: đường cong

chuẩn 2005-2010

Hình 1.3 Phân bố số ca mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue theo tháng năm 2014

so với các năm 2005, 2013 và đường cong chuẩn 2005-2010

Giám sát huyết thanh vi rút Dengue được tiến hành thường xuyên tại khu vực phía Nam và tìm thấy bốn týp vi rút Dengue đồng lưu hành Vụ dịch năm 1998, vi rút DEN-3 chiếm ưu thế so với các týp khác, giai đoạn 2000-2002 vi rút DEN-4 chiếm ưu thế và từ năm 2002 đến 2006 vi rút DEN-2 chiếm ưu thế [88] Giai đoạn 2006-2011, vi rút DEN-1 chiếm ưu thế rõ so với các týp khác [21], [89], [90]

Trang 27

Hình 1.4 Tỉ lệ phát hiện vi rút so với số mắc bệnh giai đoạn 1996-2014

Năm 2013, các mẫu giám sát huyết thanh và vi rút học được lấy chủ yếu ở ca chẩn đoán lâm sàng là bệnh sốt xuất huyết Dengue và bệnh sốt xuất huyết Dengue

có dấu hiệu cảnh báo Mặc dù, chẩn đoán lâm sàng bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng cho kết quả chẩn đoán chính xác nhưng khả năng phân lập vi rút thấp vì đa số bệnh phẩm đều được lấy từ ngày thứ 4 trở đi (chiếm đến 85% trường hợp) Tỉ lệ Mac-Elisa dương tính cao nhất được tìm thấy ở những ca bệnh sốt xuất huyết Dengue nặng (66,35%), tiếp đến là những ca bệnh sốt xuất huyết Dengue và bệnh sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (57,93%) và ca nhiễm siêu vi (36,05%) Giai đoạn 2006-2013, týp vi rút DEN-1 chiếm ưu thế, tuy nhiên sự lưu hành của DEN-1 đang có xu hướng giảm Mặc dù chưa phải là týp vi rút lưu hành

ưu thế nhưng sự lưu hành của DEN-4 đang có xu hướng gia tăng từ vị trí thứ 4 giai đoạn 2010-2012, DEN-4 đã chiếm vị trí thứ 2 và có tỉ lệ lưu hành tiệm cận với tỉ lệ lưu hành ưu thế của vi rút DEN-1 [82]

Năm 2014, khu vực phía Nam có sự lưu hành của cả 4 týp vi rút Dengue Týp vi rút DEN-1 tăng so với năm 2013 và tiếp tục là týp vi rút lưu hành ưu thế trong suốt 8 năm qua Kết quả cũng cho thấy tỉ lệ DEN-2 và DEN-4 giảm so với

Trang 28

năm 2013 Năm 2014 cũng ghi nhận sự gia tăng tỉ lệ lưu hành của týp DEN-3 Tỉ lệ phân lập vi rút dương tính năm 2014 là 16,96% cao hơn so với năm 2013 (11,59%)

Cả 4 týp vi rút Dengue đồng lưu hành tại khu vực miền Nam, trong số các ca phân lập vi rút dương tính, tỉ lệ týp vi rút DEN-1 chiếm cao nhất (10,66%), kế đến là DEN-4 (4,44%), DEN-2 (1,05%) và DEN-3 (0,81%) Tỉ lệ mẫu phân lập được vi rút Dengue gia tăng trong những tháng cuối năm và đạt đỉnh vào tháng 12 [81]

Hình 1.5 Chỉ số mật độ muỗi cái Aedes aegypti trung bình theo tháng tại khu

vực phía Nam, năm 2014 so với năm 2013 và đường cong chuẩn 2008-2012

Năm 2010, chỉ số bọ gậy tăng cao từ tháng 5, tiếp theo đó chỉ số muỗi tăng mạnh từ tháng 6, thấp hơn so với trung bình 5 năm 2004-2008 Mùa mưa năm

2010 kéo dài nên chỉ số côn trùng tháng 11 vẫn còn cao so với 2009 và trung bình

5 năm 2004-2008 [86] Đường biến thiên của mật độ muỗi năm 2012, dao động trong khoảng 0,3-0,7 (con/nhà), hầu hết các tháng trong năm 2012 (trừ tháng 3) chỉ số mật độ muỗi cao hơn so với năm 2011, tuy nhiên thấp hơn so với trung bình giai đoạn 2007-2011 Đỉnh mật độ muỗi năm 2012 tăng cao và sớm hơn so với năm 2011 vào tháng 5 (DI=0,7 con/nhà) ngang bằng so với cùng kỳ trung bình

5 năm 2007-2011 và giảm dần trong các tháng còn lại của mùa mưa [82], [90]

Trang 29

Chỉ số mật độ muỗi năm 2013 dao động trong khoảng từ 0,26-0,58 con/nhà Chỉ

số mật độ muỗi tăng cao vào các tháng đầu mùa mưa và tăng cùng xu hướng với năm 2012 và trung bình 5 năm 2007-2011, từ tháng 8 đến tháng 12, chỉ số mật độ muỗi biến đổi tăng giảm liên tục không theo quy luật [82], [83] Chỉ số mật độ muỗi năm 2014 toàn khu vực phía Nam diễn biến thấp hơn 2013 và dao động trong khoảng từ 0,22-0,41 con/nhà [81] Chỉ số muỗi phân chia rõ rệt vào mùa mưa và mùa khô, thường thấp vào mùa khô và tăng dần từ tháng 5 (bắt đầu mùa mưa), điều này không đi trái lại qui luật của những năm trước

Hình 1.6 Chỉ số Breateau trung bình theo tháng tại khu vực phía Nam năm 2014

so với năm 2013 và trung bình 5 năm 2008-2012

Năm 2012, đường biến thiên chỉ số Breateau (BI) dao động trong khoảng từ 31-60 có tăng so với cùng kỳ năm 2011 Chỉ số BI bắt đầu tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 4, đỉnh là tháng 7 (BI>60), giảm dần vào các tháng cuối mùa mưa, chỉ số

BI biến đổi tăng giảm liên tục không theo quy luật Năm 2012, có 8/20 tỉnh, thành phố có chỉ số BI cao (BI>50) tăng thêm 1 tỉnh so với năm 2011 bao gồm các tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Đồng Tháp

và Bạc Liêu [82]

Trang 30

Năm 2013, chỉ số BI dao động trong khoảng từ 28 đến 50, giảm so với cùng

kỳ năm 2012 Chỉ số BI bắt đầu tăng liên tục từ tháng 03, đạt đỉnh vào tháng 06 (BI=50) rồi giảm dần vào các tháng cuối mùa mưa Từ tháng 09 đến tháng 12, chỉ

số BI biến đổi tăng giảm liên tục không theo quy luật Năm 2014, chỉ số BI dao động trong khoảng từ 28 đến 50 không thay đổi so với cùng kỳ năm 2013 [81]

1.2.4 Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang, liên tiếp nhiều năm gần đây có số mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue cao trong khu vực phía Nam Vụ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue năm

2007 toàn tỉnh có 13.408 ca mắc và 12 trường hợp tử vong là năm cao nhất trong giai đoạn 2003-2012 Tình hình giám sát huyết thanh vi rút Dengue tại Tiền Giang, kết quả cho thấy lưu hành của 4 týp vi rút Dengue, tỉ lệ dương tính Mac-Elisa tương đối cao trong khu vực phía Nam Trung bình tỉ lệ phân lập vi rút Dengue dương tính

là 22,2% và tỉ lệ Mac-Elisa dương tính là 50,4% Tình hình giám sát các chỉ số véc

tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue biến đổi đa dạng không theo qui luật nhất

định, chỉ số BI và chỉ số mật độ muỗi Aedes aegypti trung bình luôn ở mức cao so

với các tỉnh, thành trong khu vực phía Nam [88], [89], [90], [91]

Hiện nay, chi phí cho các hoạt động phòng dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue tại Tiền Giang ngay từ đầu năm do địa phương tự đảm nhiệm, tuy nhiên hầu như không có hoặc rất ít Do đó, chính quyền địa phương cũng đã xác định người dân là lực lượng chính trong hoạt động kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue Tuy nhiên, công tác truyền thông vẫn còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu truyền thông thay đổi hành

vi, chưa tạo được thói quen thật sự tạo thành phong trào tự giác để người dân thực hành kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue rộng khắp trong từng hộ gia đình Người dân cho rằng kiểm soát véc tơ sốt xuất huyết Dengue là trách nhiệm của ngành y tế địa phương Nhiều người dân vẫn còn chủ quan khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue không đến cơ sở y tế để điều trị, từ đó nguy cơ xảy ra dịch, bệnh và lan rộng trong cộng đồng

Trang 31

1.3 Đặc điểm, sinh lý, sinh thái của véc tơ sốt xuất huyết Dengue

Năm 1902-1903, Graham là người đầu tiên đưa ra những dẫn chứng cụ thể

về véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue là do muỗi Đến năm 1906, Bancroft

T.L đã chứng minh bệnh sốt xuất huyết Dengue là do muỗi Aedes aegypti truyền

Sau đó, những nghiên cứu ở Philippines, Indonesia, Tây Thái Bình Dương đã chứng

minh Aedes albopictus, Aedes polynesiensis cũng là những véc tơ truyền bệnh sốt

xuất huyết Dengue [105], [114], [113]

Tại các đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương, muỗi Aedes polynesiensis trong

họ Aedes scutellaris cũng như một số loài muỗi ít phổ biến khác cũng được xem là véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue Muỗi Aedes albopictus là loài muỗi địa

phương và được cho là có liên quan đến lây truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Tây Thái Bình Dương từ đầu thế kỷ thứ 19, trong số các loài muỗi của thế

giới du nhập vào khu vực này, thì muỗi Aedes aegypti được xem là véc tơ truyền

bệnh quan trọng nhất [11], [134]

Trên thế giới hiện có tổng cộng khoảng 3500 loài muỗi Tại Việt Nam, hiện

nay có khoảng 27 loài muỗi Aedes [26], [80] Aedes là một loài muỗi (Insecta,

Diptera, Culicidae) đã được Linnaeus mô tả từ năm 1762 Lịch sử về sự phát tán

của muỗi Aedes, giả thuyết đã được nhiều người đồng tình là dạng nguyên thủy của

Aedes có nguồn gốc từ Châu Phi, từ đây lan tỏa đến Châu Mỹ và Châu Á bằng con

đường hàng hải Đến thế kỷ 19, tiếp tục lan truyền vào Đông Nam Châu Á và cuối cùng đến khu vực Tây Thái Bình Dương [94]

Tại Việt Nam, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue xâm nhập vào cảng Sài Gòn và Hải Phòng vào những năm đầu thế kỷ 20 [94], cho đến nay véc tơ chủ

yếu truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó quan trọng nhất là Aedes aegypti [11], [134]

1.3.1 Muỗi Aedes albopictus

Muỗi Aedes albopictus trưởng thành tương đối nhỏ (khoảng 3/16 inch) về hình thể rất giống muỗi Aedes aegypti chỉ khác trên mặt lưng có 1 vạch trắng chạy

Trang 32

dọc lưng Sinh lý sinh thái của muỗi Aedes albopictus tương tự như của muỗi Aedes

aegypti, nhưng muỗi Aedes albopictus phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn [117]

Hình 1.7 Muỗi vằn Châu Á trưởng thành, Aedes albopictus (Skuse)

“Nguồn J.L Castner”

Trong phòng thí nghiệm cho thấy Aedes albopictus có thể tồn tại trong thời

gian dài trong nhà bằng cách ăn đường, thời gian sống đủ dài để hoàn thành một chu kỳ và cho phép phát triển các Arbovirus lây truyền [125]

Hình 1.8 Bọ gậy và nhộng của Aedes albopictus (Skuse)

“Nguồn Michele M Cutwa, Đại học Florida”

Muỗi Aedes albopictus đực thu được năng lượng bằng cách ăn mật hoa của

cây, muỗi cái đốt lấy máu để sống và sinh sản Muỗi cái đẻ trứng trên bề mặt của

Trang 33

các dụng cụ chứa nước (DCCN) như chậu hoa trong nghĩa trang, hốc tre, DCCN dành cho gia cầm, lon nước ngọt và vật dụng bị bỏ rơi có chứa nước, lốp xe cũ hoặc

các DCCN khác Aedes albopictus cũng có thể xâm nhập và tồn tại khắp khu vực đô

thị hoá với bất kỳ DCCN nhân tạo, nâng cao mối quan tâm sức khỏe cộng đồng cho các khu vực nông thôn [122] Khả năng sinh sản trong DCCN nhân tạo đã tạo điều

kiện lây lan thụ động của Aedes albopictus thông qua các tuyến đường giao thông

chính [121] Nước mưa sẽ làm nâng cao mực nước trong các DCCN và làm ngập trứng muỗi, mỗi đợt sinh sản muỗi cái khoảng 150-250 trứng, có 1-4 đợt sinh sản trong cuộc đời của muỗi cái [117]

Aedes albopictus hoạt động trên một phạm vi rộng với những tiềm năng để

trở thành một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng như một véc tơ trung gian của các

mầm bệnh từ động vật sang người [107] Dự báo biến đổi khí hậu cho thấy Aedes

albopictus sẽ tiếp tục là một loài xâm nhập phát triển nhất và sẽ lan rộng ra ngoài

ranh giới địa lý hiện tại [112] Muỗi Aedes albopictus đã có dấu hiệu của sự thích

nghi với khí hậu lạnh hơn [123] trong đó có thể dẫn đến sự lây truyền bệnh ở các

khu vực mới

Tại khu vực phía Nam (Việt Nam), nghiên cứu gần đây tại Bình Dương và

Hậu Giang đều có sự xuất hiện của hai loại véc tơ Aedes aegypti và Aedes

albopictus, tại Hậu Giang việc có mặt của muỗi Aedes albopictus là một điều ngạc

nhiên, vì sinh cảnh đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long thì ít khi nào có mặt của loại véc tơ này [50]

1.3.2 Muỗi Aedes aegypti

1.3.2.1 Hình thái của muỗi Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti có kích thước trung bình, được xác định bởi quá trình

phát triển của ấu trùng và nguồn thức ăn Thân có màu đen bóng và có nhiều vẩy trắng bạc tập trung từng cụm hay thành từng đường trên mình muỗi Ở tấm ngực thứ nhất và thứ hai có hai đường vẩy trắng bạc phình ra, trông như hai nữa vòng cung ôm hai bên lưng tạo thành hình như một mặt đàn, đầu muỗi có vảy trắng bạc

Trang 34

đính ở gốc râu, đỉnh pan trắng ngang từng đốt Trên mặt lưng ở gốc các đốt bàn chân sau thứ hai đến thứ tám có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ năm trắng hoàn toàn, do đó còn có tên là “muỗi vằn hay muỗi sọc rằn”, tại Việt Nam

người dân còn gọi là muỗi vằn Muỗi Aedes aegypti khi đậu thân hình muỗi nằm ngang với bề mặt mà nó đậu nghỉ Muỗi Aedes aegypti đậu ở trong nhà nhiều hơn ngoài nhà ngược lại Aedes albopictus chủ yếu tìm thấy ở ngoài nhà dưới lùm và bụi cây Muỗi Aedes aegypti thích đậu ở những chỗ mát và tối như các hốc kẹt trong

nhà, sàn giường, sàn tủ, gầm bàn, quần áo treo trên sào hoặc móc trên vách Chúng

thích các bề mặt nhám hơn là những vật có bề mặt trơn láng Muỗi Aedes aegypti

cái hút máu người và đẻ trứng, muỗi đực chỉ hút nhựa cây để sống, chúng hoạt động nhiều vào ban ngày, cao điểm vào lúc sáng sớm và chiều tối Sau khi đã hút máu người bệnh có chứa vi rút Dengue thì sau 3 ngày muỗi đã có thể truyền vi rút Dengue đến suốt đời [94], [72], [134]

Aedes aegypti Aedes albopictus Toxorhynchites

Hình 1.9 Muỗi Aedes cái hút máu và Toxorhynchites

“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh” Toxorhynchites không tham gia vào việc truyền vi rút Dengue ở người và

động vật Tuy nhiên, ấu trùng của một số loài muỗi này đã được sử dụng thành công

để kiểm soát một số bọ gậy của Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue [46],

[110], [132]

Trang 35

Aedes aegypti Aedes albopictus

Hình 1.10 Cấu tạo cơ thể muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus

“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh”

1.3.2.2 Sinh lý của Aedes aegypti

Tuổi thọ của muỗi Aedes aegypti bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường,

Aedes aegypti cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12

ngày Tuổi thọ trung bình của muỗi đực là 20 ngày, muỗi cái là 30 ngày Sau khi nở

khoảng 48 giờ Aedes aegypti cái tiến hành bữa ăn máu đầu tiên, trong một chu kỳ sinh thực muỗi hút máu nhiều lần Muỗi Aedes aegypti cái hút máu vào ban ngày,

cao điểm nhất vào sáng sớm và chiều tối Muỗi cái rất bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi người, khi đánh hơi phát hiện người, chúng sà vào hút máu ngay Từ khi hút máu

đến khi đẻ trứng khoảng 2 đến 5 ngày, muỗi Aedes aegypti cái sinh sản 4 lần trong

đời, có thể đậu trên các thành DCCN hoặc đậu ngay mặt nước đẻ và một lần đẻ

trung bình 58 đến 78 trứng nhiều nhất là 163 và ít nhất 16 trứng Trứng Aedes

aegypti có khả năng chịu đựng khô hạn cao và nở khi bị ngập nước do mưa hoặc do

con người đổ nước vào Trứng Aedes aegypti có màu đen, sắp xếp riêng rẽ từng quả

một và dính vào thành chum vại hoặc chìm xuống đáy nước, trong điều kiện thuận lợi trứng có thể tồn tại đến 6 tháng Tỉ lệ sống sót từ trứng đến muỗi trưởng thành trung bình là 59,7% [94], [46], [80]

Trang 36

Hình 1.11 Vòng đời và trứng của muỗi Aedes aegypti

“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh”

Vòng đời của muỗi Aedes aegypti qua 4 giai đoạn kéo dài khoảng 10 đến 15

ngày, giai đoạn trứng từ 2 đến 3 ngày, bọ gậy từ 6 đến 8 ngày, nhộng từ 2 đến 3 ngày, muỗi trưởng thành từ 2 đến 3 ngày Nếu nhiệt độ khoảng 200C và độ ẩm là 80% thì từ lúc trứng cho đến khi thành muỗi trưởng thành mất từ 12 đến 17 ngày [94], [80]

1.3.2.3 Sinh thái của muỗi Aedes aegypti

Muỗi Aedes aegypti phân bố trong vùng nhiệt đới và ôn đới của các châu lục

(giữa 450 vĩ tuyến Bắc và 350 vĩ tuyến Nam) giới hạn bằng đường đẳng nhiệt 100C,

về độ cao có mặt từ 0 đến 1200 mét, một ít quần thể có mặt đến độ cao 1800 mét (ở

Ấn Độ) Ở Việt Nam, phân bố hình da báo trong 3 sinh cảnh chủ yếu tập trung ở thành phố, rồi đến các đồng bằng ven biển và các làng mạc gần đường giao thông

Đó là những nơi có dân cư đông đúc, có nhiều DCCN và các phương tiện giao thông thường xuyên qua lại Hiện nay, kinh tế phát triển (nhiều rác thải, đồ hộp….)

và việc đô thị hóa nhanh chóng nhưng không đồng bộ (cấp thoát nước chưa đầy đủ,

vệ sinh môi trường kém), sự thờ ơ của một số người dân với giáo dục sức khỏe cho

cộng đồng, làm cho vùng phân bố của Aedes aegypti ngày càng mở rộng Sự phát tán của Aedes aegypti được thuận lợi do sự chuyên chở trứng (trứng chịu đựng được

mùa khô) và bọ gậy trong các thùng chứa nước, tàu bè sự chuyên chở muỗi trưởng

Trang 37

thành bằng các phương tiện như xe ô tô, tàu hỏa, máy bay và tàu thủy Ngược lại, sự

phát triển của Aedes aegypti cũng có chiều hướng bị hạn chế bởi một số yếu tố như

hóa chất diệt côn trùng thường xuyên theo quy định quốc tế ở các cảng tàu bè, sân bay và tăng mức đời sống như sử dụng nước máy (không còn dùng DCCN), giáo dục sức khỏe cộng đồng… [94]

Tại Việt Nam, muỗi Aedes aegypti phân bố ở khắp nơi, tập trung nhiều nhất

là những nơi đông dân cư, nơi có điều kiện cho sự sinh sản và phát triển của chúng như ở thành thị hay vùng nông thôn có nhiều chum, vại, dụng cụ để dự trữ Muỗi

Aedes aegypti thường sống quanh quẩn trong nhà, thích đậu ở những chỗ mát và tối

như các hốc kẹt trong nhà, sàn giường, sàn tủ, gầm bàn, quần áo treo trên sào hoặc móc trên vách Chúng thích các bề mặt nhám hơn là những vật có bề mặt trơn láng

Các ổ bọ gậy của Aedes aegypti thường gặp trong nhà như chum, vại, khạp, bồn

nước, phuy chứa nước, chén nước chống kiến ở tủ thức ăn, bình bông hoặc đĩa hứng nước bên dưới chậu kiểng, khay hứng nước ở tủ lạnh, dụng cụ linh tinh (DCLT) Các ổ bọ gậy thường gặp ngoài nhà như chum, vại, khạp, bồn nước, phuy chứa nước để ngoài nhà, hốc cây, gốc tre có đọng nước, chai lọ, vỏ đồ hộp, lốp xe cũ đọng nước, gáo dừa, mảnh lu khạp bị bể, máng xối có đọng lá cây ẩm …[46], [80]

Hình 1.12 Các ổ bọ gậy của muỗi Aedes aegypti thường gặp trong và ngoài nhà

“Nguồn: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh”

Trang 38

1.3.3 Khả năng truyền virút Dengue của muỗi Aedes

Khả năng truyền mầm bệnh của Aedes ảnh hưởng bởi nồng độ CO2 do con

người thở ra, mùi mồ hôi, màu sắc (màu tối) và nhiệt độ cơ thể

Sau khi hút máu người có chứa vi rút Dengue, thời kỳ ủ bệnh ở muỗi khoảng

8 đến 10 ngày, vi rút tiếp tục sinh sản trong tuyến nước bọt của muỗi Sau giai đoạn này vi rút xuất hiện ở máu ngoại vi của bệnh nhân và có thể truyền bệnh, khi hút máu một người muỗi dùng kim đâm qua da vi rút Dengue theo nước bọt ra và làm lây truyền vi rút Dengue Thời kỳ ủ bệnh ở người bị nhiễm vi rút Dengue khoảng từ

4 đến 6 ngày Những người chưa có miễn dịch đặc hiệu đều có thể bị nhiễm vi rút Dengue, sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với týp vi rút Dengue gây bệnh nhưng không được miễn dịch bảo vệ chéo với các týp vi rút Dengue khác Số người mang vi rút Dengue trong cộng đồng càng nhiều thì nguy cơ lan truyền của bệnh càng lớn [2], [80]

Hình 1.13 Các bước muỗi Aedes truyền vi rút Dengue

Aedes hút máu người có chứa

Trang 39

Muỗi Aedes có thể truyền vi rút Dengue cho trứng nên trứng nhiễm vi rút

nếu được nhập khẩu có thể dẫn đến việc lây lan dịch bệnh này [108] Vi rút Dengue cũng có thể lây truyền qua đường sinh dục ở muỗi [115]

Hình 1.14 Khả năng lan truyền vi rút Dengue của muỗi Aedes

Muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, có thể bay

trong bán kính 100 mét, khoảng bay của muỗi thường không vượt quá 300 mét từ ổ

bọ gậy [94] Muỗi trưởng thành có thể di chuyển đến các nơi khác cùng với những phương tiện di chuyển của con người Do đó, giúp chúng có thể nhanh chóng lây lan dịch [143], [11], [73] Nguy cơ lây truyền cho con người được coi là cao hơn ở

những nơi có sự hiện diện của Aedes aegypti trong khu vực của Aedes albopictus

Điểm này được minh chứng cho sự bùng nổ của bệnh sốt xuất huyết Dengue khi kết

hợp Aedes albopictus với Aedes aegypti

1.4 Giám sát và điều tra véc tơ sốt xuất huyết Dengue

Giám sát để có những thông tin sử dụng trong phòng chống véc tơ, các hoạt động giám sát bao gồm việc xác định ổ bọ gậy nguồn ở địa phương để thông qua giáo dục sức khỏe có thể làm giảm nguồn sinh sản của véc tơ bằng sự tham gia của cộng đồng Xác định các vùng nguy cơ cao, đặc biệt ở những nơi có mật độ véc tơ cao bằng cách sơ đồ hóa sự phân bố của véc tơ và các ca bệnh trên bản đồ Các khu vực này phải được ưu tiên triển khai công tác phòng chống cả khi chưa có dịch Xác định sự biến động theo mùa để cảnh giác và chú trọng phòng chống véc tơ, đặc biệt

Trang 40

trong thời kỳ véc tơ phát triển mạnh Dự báo dịch dựa vào chỉ số véc tơ và các thông tin dịch tễ khác, trên cơ sở đó triển khai các hoạt động phòng chống véc tơ đúng lúc để phòng dịch Nhận thức được sự thay đổi rõ rệt về mật độ, phân bố, độ nhạy cảm của véc tơ với hóa chất và khả năng truyền bệnh để xây dựng chiến lược phòng chống véc tơ sốt xuất huyết Dengue phù hợp [62], [15], [4], [46]

1.4.1 Giám sát muỗi trưởng thành

Chỉ số mật độ (CSMĐ) muỗi Aedes là số muỗi cái Aedes trung bình trong

một hộ gia đình điều tra:

Số muỗi cái Aedes bắt được

1.4.2 Giám sát bọ gậy Aedes

Phương pháp giám sát ổ bọ gậy nguồn dựa vào kết quả đếm toàn bộ số lượng

bọ gậy Aedes trong các chủng loại DCCN khác nhau để xác định nguồn cung cấp muỗi Aedes chủ yếu của từng địa phương theo mùa trong năm hoặc theo từng giai

đoạn để điều chỉnh, bổ sung các biện pháp tuyên truyền và phòng chống véc tơ thích hợp Giám sát thường xuyên 1 tháng 1 lần cùng với giám sát muỗi trưởng

thành Có 4 chỉ số thường sử dụng để theo dõi bọ gậy của muỗi Aedes aegypti và

Ngày đăng: 10/12/2015, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w