1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội

177 767 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN MỸ LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN MỸ LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI Chuyên ngành : Nội tim mạch Mã số : 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến HÀ NỘI - 2013 Lời cảm ơn * Nhân dịp hoàn thành bản luận án này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội. - Các thầy, các cô của Bộ môn Nội - Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội. - Cán bộ và nhân viên Viện Tim mạch Việt Nam. - Phòng Đào tạo sau đại học và Phòng Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Y Hà Nội. - Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên khoa I và phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội. * Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô: - PGS.TS. Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn luận án của tôi. * Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu của thầy: - GS.TS. Nguyễn Lân Việt, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, chủ nhiệm Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội. * Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ, chồng và con trai yêu quý, những người luôn dành cho tôi tình yêu thương và sự động viên trong cuộc sống cũng như trong công tác. * Tôi xin cảm ơn bạn bè và anh chị em của tôi, những người đã luôn sát cánh bên cạnh tôi và mong muốn chân thành tôi đạt được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc. Hà nội, Ngày 20 tháng 11 năm 2013. Trần Mỹ Linh 4 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng các số liệu, kết quả nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực và đề tài này không trùng với bất cứ đề tài nào đã công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Ký tên Trần Mỹ Linh 5 6 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Chỉ số khối cơ thể BMV : Bệnh mạch vành CĐ : Chế độ CRP : C-Reactive Protein DODALAB : Đơn vị Nghiên cứu Hệ thống Y tế trường Đại học Y Hà Nội ĐTĐ : Đái tháo đường F : Female (nữ) FRS : Nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thàng điểm Framingham HA : Huyết áp HDL : Lipoprotein trọng lượng phân tử cao HDL-C : HDL-Cholesterol LDL : Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp LDL-C : LDL-Cholesterol M : Male (nam) NĐTN : Nhiễm độc thai nghén RLLP : Rối loạn lipid TB : Trung bình TC : Cholesterol TG : Triglycerid THA : Tăng huyết áp WC : Vòng eo WHO : Tổ chức Y tế thế giới YTNC : Yếu tố nguy cơ 7 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Các thống kê dịch tễ học ngày nay cho thấy bệnh tim mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch, bao gồm mạch não, mạch vành, mạch máu ngoại vi đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tàn tật và tử vong ở phụ nữ. Ước tính cứ 100.000 người thì có 298 phụ nữ tử vong vì bệnh tim mạch và tiểu đường [1]. Năm 2008, bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong của 6,5 triệu phụ nữ trên 60 tuổi trên toàn thế giới [2]. Theo báo cáo của Bộ Y Tế, năm 2012, bệnh tim mạch đứng thứ hai về gánh nặng bệnh tật ở phụ nữ Việt Nam (18%) [3]. Theo Wilkins JT và cộng sự, nguy cơ trải qua một biến cố tim mạch trong phần đời còn lại ở phụ nữ trên 45 tuổi là 55%. Trên 50 tuổi, ước tính nguy cơ xơ vữa động mạch ở phụ nữ là 39% [4]. Trên 40 tuổi, nguy cơ suy tim ở phụ nữ là 20,3% [5]. Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả nặng mắc bệnh tim mạch. Ở phụ nữ, các yếu tố nguy cơ tim mạch hay gặp nhất là: rối loạn lipid máu (RLLP máu), mãn kinh, tăng huyết áp (THA), sử dụng thuốc tránh thai, đái tháo đường (ĐTĐ) và hút thuốc lá [6]. Tác giả Salehi R nghiên cứu trên 250 phụ nữ được chẩn đoán ban đầu là nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực không ổn định, kết quả cho thấy tất cả đối tượng nghiên cứu đều có yếu tố nguy cơ. Trong đó, RLLP máu gặp ở 98% bệnh nhân, THA chiếm 78%, 38,5% số phụ nữ nghiên cứu bị ĐTĐ, 66,7% đã mãn kinh, tỷ lệ phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai là 57% và hút thuốc lá là 27% [6]. Ở những phụ nữ có từ 3 yếu tố nguy cơ trở lên, nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao gấp 5 lần, và số năm sống trung bình ngắn hơn 7 năm so với những phụ nữ không có yếu tố nguy cơ [7]. Trong số các yếu tố nguy cơ tim mạch, rất nhiều yếu tố có thể thay đổi và kiểm soát nhờ những biện pháp dự phòng đặc biệt. Nghiên cứu yếu 9 tố nguy cơ tim mạch giúp kiểm soát được các yếu tố nguy cơ, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân tại cộng đồng về cách phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và bệnh tim mạch [4], [7]. Điều này đặc biệt quan trọng ở nữ giới, vì đến nay tại cộng đồng vẫn tồn tại quan niệm bệnh tim mạch là bệnh của nam giới, trong khi trên thực tế, phụ nữ thường có nhiều áp lực trong gia đình và công việc hơn so với đàn ông, làm tăng gánh nặng của các yếu tố nguy cơ tim mạch. Bên cạnh đó, phụ nữ khi nhận thức tốt về các yếu nguy cơ tim mạch sẽ là người bảo vệ phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất không chỉ cho bản thân mà cho mọi người trong gia đình. Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, tuy nhiên ở Việt Nam, những nghiên cứu này chưa nhiều. Đặc biệt các yếu tố nguy cơ và bệnh tim mạch ở nữ giới mới chỉ được quan tâm gần đây. Xuất phát từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng Quận Đống Đa - Hà Nội” với hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng tại quận Đống Đa – Hà Nội. 2. Ước tính nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thang điểm Framingham cho quần thể nghiên cứu. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới 10 1.1.1. Khái niệm chung Trong những thập niên gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, trong khi các bệnh nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tâm thần, ung thư… đặc biệt là các bệnh tim mạch ngày càng tăng [3]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2008 có 57 triệu người tử vong vì nguyên nhân do các bệnh không lây mà hàng đầu là nhóm bệnh tim mạch (48%) [1]. Yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch là yếu tố liên quan với sự gia tăng khả nặng mắc bệnh tim mạch. Sự liên quan này dường như luôn mang tính chất thống kê. Tuy nhiên, một người mang một yếu tố nguy cơ nào đó chỉ có nghĩa là có sự gia tăng khả năng mắc bệnh chứ không phải chắc chắn sẽ mắc bệnh. Ngược lại, một người không mang bất kì yếu tố nguy cơ nào cũng không thể chắc chắn sẽ không mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ tim mạch bao gồm: - Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được: Tuổi, giới, di truyền, mãn kinh ở nữ giới. - Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được: THA, tăng cholesterol máu, lipoprotien (a), hút thuốc lá, béo phì, béo bụng, giảm dung nạp đường, ĐTĐ, yếu tố tâm lý xã hội, mức tiêu thụ rau, hoa quả hàng ngày, mức tiêu thụ rượu hàng ngày, mức độ vận động thể lực hàng ngày, sử dụng thuốc tránh thai, C-Reactive Protein (CRP), dầy thất trái. - Yếu tố bảo vệ: HDL – Cholesterol, tập thể dục, Estrogen ở nữ giới và uống rượu vừa phải. Các yếu tố nguy cơ có khuynh hướng xuất hiện cùng nhau và có tác động cộng hưởng. Những người có nhiều yếu tố nguy cơ thì [...]... vnh Trong nghiên cứu NHANTES III nhóm ngời có nguy cơ mạch vành trong 10 năm trên 10% chiếm khoảng 38% ở nam và 5% ở nữ, chủ yếu ở nam giới trên 45 tuổi có t 2 yếu tố nguy cơ hoặc ở nữ trên 55 tuổi có t 3 yếu tố nguy cơ [8] Nguy cơ tăng khi có mặt nhiều yếu tố nguy cơ đã đợc ghi nhận ở nhiều nghiên cứu khác trên quần thể, cho thấy ngời có trờn 2 yếu tố nguy cơ chính (bao gồm Cholesterol 5,2 mmol/L (200mg/dL),... thuốc lá) thì nguy cơ đã tăng lên đáng kể ở cả hai giới: nguy cơ tơng đối mắc bệnh mạch vành tăng 5,5 và 5,7 lần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch gấp 4,1 và 4,5 lần còn nguy cơ tử vong chung cũng tăng gấp 3,2 và 2,3 lần tơng ứng ở nam và nữ [4] Nghiên cứu Framingham Heart Study đánh giá nguy cơ tim mạch ở những ngời trên 50 tuổi không có bệnh tim mạch ban đầu trên cơ sở các yếu tố nguy cơ tim mạch chính bao... quả cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong đời tăng lên nhanh chóng tùy theo số lợng và mức độ trầm trọng của các yếu tố nguy cơ So với những ngời có trên 2 yếu tố nguy cơ chính, những ngời không có yếu tố nguy cơ nào (cholesterol . tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng Quận Đống Đa - Hà Nội với hai mục tiêu: 1. Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng. TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN MỸ LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI Chuyên ngành : Nội tim mạch Mã số : 60.72.20 LUẬN VĂN. TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI TRẦN MỸ LINH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TIM MẠCH Ở NỮ GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN ĐỐNG ĐA – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Ngày đăng: 08/09/2014, 20:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Điểm Framingham theo tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 1.1. Điểm Framingham theo tuổi (Trang 27)
Bảng 1.2. Điểm Framingham theo TC toàn phần và tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 1.2. Điểm Framingham theo TC toàn phần và tuổi (Trang 28)
Bảng 1.7. Phân loại nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thang - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 1.7. Phân loại nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm theo thang (Trang 29)
Bảng 1.8. Thang điểm SCORE lượng giá nguy cơ tử vong do bệnh tim - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 1.8. Thang điểm SCORE lượng giá nguy cơ tử vong do bệnh tim (Trang 32)
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.3. Đặc điểm về nghề nghiệp (Trang 44)
Bảng 3.4. Tình hình mắc chung của một số yếu tố nguy cơ thường gặp - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.4. Tình hình mắc chung của một số yếu tố nguy cơ thường gặp (Trang 45)
Bảng 3.6. Tình hình THA theo nhóm tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.6. Tình hình THA theo nhóm tuổi (Trang 47)
Bảng 3.8. Phân loại đường máu và HbA1C lúc đói của bệnh nhân - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.8. Phân loại đường máu và HbA1C lúc đói của bệnh nhân (Trang 50)
Bảng 3.9. Tình hình ĐTĐ theo nhóm tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.9. Tình hình ĐTĐ theo nhóm tuổi (Trang 51)
Bảng 3.13. Tình hình tăng Cholesterol theo tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.13. Tình hình tăng Cholesterol theo tuổi (Trang 57)
Bảng 3.15. Tình hình tăng LDL-C theo tuổi Nhóm tuổi Nữ (n = 632) Nam (n = 361) - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.15. Tình hình tăng LDL-C theo tuổi Nhóm tuổi Nữ (n = 632) Nam (n = 361) (Trang 58)
Bảng 3.16. Tình hình giảm HDL-C theo tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.16. Tình hình giảm HDL-C theo tuổi (Trang 59)
Bảng 3.18. Phân loại BMI và WC của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.18. Phân loại BMI và WC của đối tượng nghiên cứu (Trang 63)
Bảng 3.19. Phân loại BMI theo nhóm tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.19. Phân loại BMI theo nhóm tuổi (Trang 63)
Bảng 3.20. Phân loại WC theo nhóm tuổi - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.20. Phân loại WC theo nhóm tuổi (Trang 64)
Bảng 3.21. Tình trạng hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.21. Tình trạng hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu (Trang 64)
Bảng 3.26. Liên quan giữa tình trạng mãn kinh với một số yếu tố nguy - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.26. Liên quan giữa tình trạng mãn kinh với một số yếu tố nguy (Trang 69)
Bảng 3.27. Ước tính và phân loại nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.27. Ước tính và phân loại nguy cơ bệnh mạch vành trong 10 năm (Trang 71)
Bảng 3.33. Liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.33. Liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm (Trang 76)
Bảng 3.41. Liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm - nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch ở nữ giới trong cộng đồng quận đống đa, hà nội
Bảng 3.41. Liên quan giữa nguy cơ bệnh mạch vành theo thang điểm (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w