Thiết kế bố trí chung toàn tàu phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, kỹ thuật và kinh tế.c Bản vẽ kết cấu cơ bản : thể hiện kết cấu của toàn bộ con tàu, các sống chính đáy, sống phụ đáy,
Trang 1ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH THIẾT KẾ & ĐÓNG THÂN TÀU
NỘI DUNG THỰC TẬP:
1 Tìm hiểu các bản vẽ kỹ thuật ( hoặc các loại bản vẽ: bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thi công )
2 Lập qui trình thi công cho một sản phẩm, qui trình thi công một tổng đoạn ( phân đoạn ) trong công trình thiết kế
3 Khảo sát phương tiện cần sửa chữa, lên kế hoạch sửa chữa, nghiệm thu sản phẩm
4 Lập dự toán đóng mới hoặc dự toán sửa chữa cho một con tàu cụ thể
5 Tìm hiểu cách tổ chức một phòng kĩ thuật, một cơ quan thiết kế, một cơ quan nghiên cứu, hoặc một bộ phận kiểm tra
6 Tìm hiểu cách lập hồ sơ công trình thiết kế
7 Tập xây dựng phương án thiết kế và phân tích để chọn phương án nếu điều kiện nơi thực tập cho phép
8 Tìm hiểu các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc thiết kế một con tàu
Trang 2CHƯƠNG I TÌM HIỂU CÁC BẢN VẼ
Trang 3Hồ sơ của một con tàu bao gồm rất nhiều bản vẽ và được phân làm 2 loại bản vẽ: bảnvẽ kỹ thuật và bản vẽ thi công.
Ví dụ các bản vẽ của một tàu hàng bao gồm:
A Các bản vẽ kỹû thuật:
Phần này được thực hiện ngay trong bước thiết kế, nó còn là hồ sơ thiết kếcho con tàu
1) Bản vẽ phần vỏ:
- Bản vẽ tuyến hình
- Bản vẽ bố trí chung
- Bản vẽ bố trí thiết bị
- Bản vẽ bố trí lan can, cầu thang, mạn chắn sóng
- Bản vẽ đường mớn nước
- Bản vẽ Bonjean
- Bản vẽ đường cong thủy lực
- Bản vẽ đường Pantokaren
- Bản vẽ bố trí thiết bị tín hiệu
- Bản vẽ bố trí thiết bị cứu sinh, cứu hỏa
- Bản vẽ kết cấu cơ bản
- Bản vẽ mặt cắt ngang
- Bản vẽ tôn vỏ - tôn boong
- Bản vẽ nút kết cấu
- Bản vẽ kết cấu vùng lái
- Bản vẽ kế cấu vùng mũi
- Bản vẽ bánh lái – trục lái
- Bản vẽ bố trí lái
- Bản vẽ bệ máy
- Bản vẽ chân vịt
Trong số các bản vẽ nêu trên thì bản vẽ tuyến hình là quan trọng nhất, nó quyếtđịnh bước thiết kế ban đầu, về kích thước con tàu để đảm bảo trọng tải thiết kế đưa
ra theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo về vận tốc ban đầu đưa ra trong bước thiếtkế sơ bộ và ổn định khi thiết kế
2) Ý nghĩa của từng bản vẽ:
a) Bản vẽ tuyến hình : dùng để tính toán các tính năng của tàu, để lập hồ sơ bố
trí chung, triển khai bản vẽ rải tôn … Trên bản vẽ tuyến hình biểu diễn hình dáng vỏ bao trong ba hình dạng chiếu : hình chiếu đứng, hình chiếu bằng vàhình chiếu cạnh như các đường sườn lý thuyết, các đường cắt dọc, các đường nước Ngoài ra trên bản vẽ tuyến hình còn biểu diễn các đường mép boong, mạn giả, sống mũi, sống lái, sống chính
b) Bản vẽ bố trí chung : bản vẽ bố trí chung toàn tàu thường có mặt chiếu cạnh
toàn tàu, mặt chiếu bằng các boong, tầng và đáy Bản vẽ bố trí chung toàn
Trang 4tàu thể hiện sự phân bố các khoang, buồng, vị trí lối đi lại, cửa ra vào, cầu thang và vị trí lắp đặt các thiết bị trên tàu Thiết kế bố trí chung toàn tàu phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mỹ, kỹ thuật và kinh tế.
c) Bản vẽ kết cấu cơ bản : thể hiện kết cấu của toàn bộ con tàu, các sống chính
đáy, sống phụ đáy, đà ngang đáy, sống chính boong, sống dọc boong, các xàngang boong, sườn thường, sườn khỏe, dầm dọc mạn … kết cấu phải đảm bảo dưới tác dụng của ngoại lực, tàu có một sức bền nhất định, tính ổn định và độ cứng cần thiết, kết cầu phải phù hợp với tính năng sử dụng của tàu, tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh dảm bảo sự hoạt động bình thường của các bộ phận trên tàu, phải đảm bảo thi công dễ dàng, giảm nhẹ cường độ lao động và nâng cao năng suất lao động
d) Bản vẽ mặt cắt ngang - nút kết cấu : Trên bản vẽ mặt cắt ngang tại một sườn
thể hiện đường sườn, đà ngang, xà ngang các tầng boong, thượng tầng, thể hiện các mã liên kết giữa các cơ cấu, thể hiện vị trí tại các đường nối tôn,
thể hiện các cơ cấu dọc mạn, boong, đáy, các tầng boong, thượng tầng (nếu
có ) Nút kết cấu được tách ra từ bản vẽ mặt cắt ngang thể hiện những kết cấu mà trong bản vẽ mặt cắt ngang chưa thể hiện rõ
e) Bản vẽ rãi tôn : Bản vẽ rải tôn thể hiện vị trí lắp đặt các tấm tôn và thể
hiện đường hàn giữa các tấm tôn đó, các đường sườn lý thuyết, các đường cắt dọc, các đường nước, đường mép boong, đường mạn chắn sóng,
f) Bản vẽ bệ máy chính : được dùng để thi công các đà máy và lắp đặt máy
chính
g) Bản vẽ bố trí lái : thể hiện vị trí lắp đặt hệ thống lái.
h) Bản vẽ bánh lái : bánh lái là một thiết bị dùng để điều chỉnh hướng đi của
tàu thông qua sự điều khiển của người lái Bản vẽ bánh lái thể hiện các kết cấu bên trong của bánh lái để dễ gia công chế tạo
i) Bản vẽ chân vịt : chân vịt là một thiết bị đẩy dùng để đẩy tàu đi trong nước,
bản vẽ chân vịt dùng để gia công và chế tạo ra chân vịt cho từng loại tàu thiết kế
j) Thước nước và dấu mạn khô: đường mớn nước là mức chìm tối đa cho phép
của tàu về phương diện an toàn Thước nước và dấu mạn khô được dùng để xác định mực nước trong luồng lạch tàu đang hoạt động Bản vẽ thước nước và dấu mạn khô dùng để gia công thước nước và dấu vòng tròn Đăng Kiểm
Trang 5CHƯƠNG II QUI TRÌNH THI CÔNG
ĐÓNG MỚI
Phương tiện:
Phà máy 200T (NF–0203 TP)
Trang 6A GIỚI THIỆU CHUNG:
Phà máy 200T (ký hiệu NF – 0203 TP) vỏ thép kết cấu hàn, hệ thống kết cấu ngang, có các kích thước cơ bản như sau:
- Chiều dài lớn nhất Lmax = 56.8 m
- Chiều dài thiết kế Ltk = 48 m
- Chiều rộng mép boong Bmb = 12.8 m
- Chiều rộng thiết kế Btk = 11.8 m
Đặc điểm kết cấu của phà:
a) Hệ thống kết cấu:
Phà được kết cấu theo hệ thống kết cấu ngang, đáy đơn, mạn đơn, khoảng cách
cơ cấu 500 mm
b) Vật liệu đóng tàu phà:
Vật liệu đóng phà là loại thép có mác thép tương đương với tiêu chuẩn Việt Nam CT38 có δch = 240 Mpa
c) Hình thức liên kết:
Liên kết bằng phương thức hàn điện hồ quang
d) Những qui cách chủ yếu:
Tôn vỏ bao:
Đà ngang khỏe T350100xx86
Sống đáy T350100xx86
o Dàn mạn:
Trang 7Sườn thường L 75x75x6
Sườn khỏe T300100xx86
Sống mạn L300100xx86
o Dàn boong:
Xà ngang boong vùng đậu xe C 180x68x7
Xà ngang boong ngoài vùng đậu xe C 100x48x5.3
o Cơ cấu sàn khách:
B QUI TRÌNH THI CÔNG:
1) Lựa chọn phương án:
a) Phương án thi công, công nghệ :
- Căn cứ vào kích thước và kết cấu của Phà, chọn phương pháp đóng theophương pháp lắp ráp thân tàu: từ các chi tiết, cụm chi tiết và từ các phân đoạn
b) Các Bước Kiểm Tra :
- Dựa theo quy trình kiểm tra kỹ thuật
Trang 8A PHẦN VỎ TÀU
1 Kẻ ô mạng, phóng dạng các đường hình dáng thân tàu như: đường nước,đường cắt dọc, đường sườn theo qui định
2 Chế tạo bệ khuôn
3 Kiểm tra vật liệu đóng phà
4 Gia công, lắp ráp khung xương
5 Gia công, lắp ráp mạn thượng tầng
6 Gia công, lắp ráp boong thượng tầng
7 Gia công, lắp ráp sàn bộ hành
8 Gia công, lắp ráp trụ mỏ bàn
9 Gia công, lắp ráp mỏ hàn
10 Gia công, lắp ráp tôn vỏ
11 Gia công các phụ kiện: Giá chữ nhân, bánh lái, thiết bị boong …
12 Lắp ráp hộp van thông sông + thử áp lực hộp van
13 Đường hàn
14 Chân vịt
15 Thử kín, sơn, hạ thủy
16 Thử nghiêng lệch
B PHẦN MÁY TÀU
1 Đường tâm hệ trục, bệ máy
2 Lắp ráp trục trung gian
3 Lắp ráp hệ trục chân vịt và chân vịt
4 Lắp đặt máy
5 Thử tại bến: kiểm tra máy chính, máy đèn, các hệ thống và thiết bị trêntàu, VTĐ, các hệ thống khác
6 Thử đường dài: kiểm tra máy chính, máy đèn, các hệ thống và thiết bị trêntàu, thiết bị điện và tính năng phà
C CÁC HỆ THỐNG: (Kiểm tra lắp đặt)
1 Hệ thống lái, hệ thống điện: ánh sáng, thông gió…
2 Hệ thống làm mát, cứu hỏa, sinh hoạt, dầu đốt, hút khô
3 Trang bị hàng hải: phao các loại, dụng cụ, dây chằng buộc, tời neo, neo …
c) Tiêu Chuẩn Kiểm Tra:
Phần vỏ tàu:
Trang 9Qui trình
sản xuất
Công đoạn Chỉ tiêu CL
cần kiểm tra
Thiết bị dùng kiểm tra
Mức yêu cầu Tần số
kiểm tra
Phóng
dạng
KT Sànphóng Bằng phẳng,nhẵn, sơn
màu sáng
Mắt,thướckéo, ốngthủy bình,thước Nivô
1.5mm/1m2, chung
5mm, Độ nhẵn: 5mm Màu xám sáng
Khi kếtthúccôngđoạn
KT Ô mạn Thẳng
đường cơbảnĐộ thẳnggóc, songsong
Thướckéo, dây
Đường cơ bản: 0.5mmThẳng góc, song song:
1mm/5m dài
Khi kếtthúccôngđoạn
KT trị sốtuyến hình
Phù hợpgiữa lýthuyết vàthực tế
Thước kéo Dưới ĐNTK: 3mm
Mép boong, độ cấtmũi lái: 5mm
Khi kếtthúccôngđoạn
Vật liệu
KT quicách vàchất lượngvật liệu
Theo thiếtkế Thước kéo loại VL gửi đi thử tạiCắt phôi từng chủng
trung tâm 3
Trướckhi sửdụngthicông
Bệ
khuôn
lắp ráp
KT cânbằng bệ lắp
ráp
Độ vát vàcân bằng bệ,đúng vị trívà số lượngtheo bản vẽbệ lắp ráp
Thướckéo, ốngthủy bình,dây dọi
Độ vát: 1.0mmĐộ cân bằng: 1.5mm
Khi kếtthúccôngđoạn
Gia công
lắp ráp
kết cấu
KT giacông chitiết
Theo sốsườn, theothiết kế, mốihàn, độ biếndạng
Thướckéo, thướckẹp, thướclát, dưỡng
Độ dịch chuyển bảncánh của KCT:
3mmĐộ cong hoặc thẳngtheo mặt phẳng bảnthành: 2mm/1mdài
Trongsuốt
QT thicông
KT lắp rápkhungxương
Đúng trị sốtuyến hìnhvà theokhoảng cách
Sn thiết kế
Thước kéo Vạch dấu vị trí chi tiết
so với lý thuyết:
1mmKhung xương và váchdấu: 2mm
Khi kếtthúccôngđoạn
Lắp ráp KT lắp ráp Theo bản vẽ Thước Khe hở: 2 – 3mm Khi kết
Trang 10tôn vỏ,boong,thượngtầng, cabin
rải tôn vỏ,boong,thượng tầng,
ca bin
kéo, thướclá Độ vát mép: 60 5
o
Chênh mép tôn:1-2
mm
thúccôngđoạn
Đường
hàn
KT quicách vàchất lượngđường hàn
Theo TK vàQui trìnhhàn củaP.KTCN
Bằng mắt,dưỡng,thước kéo
Theo qui cách hàn,không khuyết tật Trongsuốt
QT thicông
Khi kếtthúccôngđoạn
Theo tiêuchuẩn TK
Đồng hồ
đo áp lực,m10/10/2003áy nénkhí
Thử áp lực hơi trongvòng 15 phút, đảmbảo chỉ số áp lực 0.3kg/cm2 không giảmĐảm bảo kín nước
Khi kếtthúccôngđoạn
Làm
sạch bề
mặt
KT làmsạch, vệsinh cáckhoang,két, tônbao đểchuẩn bịsơn
Làm sạch bềmặt trơn,láng
Mắtthường
Tẩy sạch các ba via,gõ rỉ đường hàn
Khi kếtthúccôngđoạn
Sơn
KT quitrình sơn chủng loại,Sơn đúng
đủ lớp theoqui trình
Bằng mắt Theo qui trình sơn của
hãng sơn Khi kếtthúc
côngđoạn
Kiểm tra
trước khi
hạ thủy
Kiểm tratrước khihạ thủy
Đảm bảo đủđiều kiện đểhạ thủy
Thước đo Kín nước, sơn đủ lớp,
kích thước cơ bản củatàu, gắn thước nướcvòng tròn ĐK, đã lắpđặt hệ thiết bị đẩy, hệtrục bánh lái, bánhlái, các thiết bị khác
Khi kếtthúccôngđoạn
Trang 11nghiêng
lệch
Lập bảngthông sốkết quả thửnghiêng
Theo quitrình thửnghiêng
Dây dọi,thước đo,thiết bịphục vụkhác
Thực hiện theo biênbản thử nghiêng hạ thủySau khi
vàhoànthiện
Thử tại
bến
Lập bảngthông sốkết quả thửtại bến
Theo quitrình thử tạibến
Đồng hồ
đo, cácthiết bịphục vụkhác
Thực hiện theo biênbản thử tại bến
Sau khilắp đặtthiết bịmáy vàhệthống
Thử
đường
dài
Lập bảngthông sốkết quả thửđường dài
Theo quitrình thửđường dài
Đồng hồ
đo, cácthiết bịphục vụkhác
Thực hiện theo biênbản thử đường dài khi bànTrước
giao
d) Vị Trí Thi Công:
Tại bãi đóng mới
2) CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
a) Chuẩn bị vật tư, vật liệu :
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế và bản kiểm tu để chuẩn bị các loại vật tư, vật liệutheo đúng quy cách, chủng loại (yêu cầu có chứng chỉ của nơi sản xuất được Đăngkiểm chấp thuận hoặc có chứng chỉ kiểm nghiệm của các trung tâm kiểm nghiệmđược Đăng kiểm chấp thuận)
b) Chuẩn bị mặt bằng thi công :
Căn cứ vào các thông số kỹ thuật của tàu, chọn mặt bằng phù hợp để thi công.Kiểm tra độ bằng phẳng của mặt bằng, độ cứng của mặt nền sao cho đảm bảo côngviệc thi công an toàn, thuận tiện và không gây biến dạng tàu trong quá trĩnh thi công
c) Chuẩn bị bệ khuôn lắp ráp :
Bệ khuôn lắp ráp có vai trò rất quan trọng trong suốt thời gian thi công tàu.Công tác chuẩn bị khuôn được tiến hành như sau:
- Chọn vị trí dọc tâm trên mặt bằng dựng hai cột chuẩn là mút mũi và mút láicủa phà Cột chuẩn bằng sắt hình L75x75x6 được chôn giữ và hàn chắc chắn.Giữa hai cột chuẩn căng một sợi thép đường kính 1mm để làm cơ sở xác định
Trang 12mặt phẳng dọc tâm phà và kiểm tra trong quá trình thi công Dùng các trọngvật phù hợp hoặc tăng đơ ở hai đầu để làm căng dây thép.
- Đặt một thanh thép hình U200 nằm gối trên các đế kê (đế kê bằng khung sắthàn) tại vị trí dọc tâm theo chiều dài tàu Trên mặt thanh thép hình U200 ghidấu đường dọc tâm phà, vị trí các vách, sườn thực Điều chỉnh vị trí của đườngtâm phà trên thép hình U200 trùng với đường tâm dọi của cột mốc Điều chỉnhmặt trên của thép hình cùng nằm trong một mặt phẳng, đảm bảo độ thăngbằng dọc và thăng bằng ngang Dụng cụ để kiểm tra là Nivô, dây dọi và cáctấm nêm côn bằng gỗ Chiều cao từ mặt trên của thép hình cách mặt nền tốithiểu là 0,9m để thuận tiện trong thi công Các đế kê được tăng cường vùnggiữa tàu và vùng phía lái nếu có nền đất yếu
- Căn cứ vào đường hình mặt cắt ngang vùng giữa phà, vùng đuôi, vùng mũi đểlàm khung bệ khuôn lắp ráp cho phù hợp Bệ khuôn lắp ráp được bố trí đốixứng qua mặt phẳng dọc tâm tàu Bệ khuôn lắp ráp được làm cơ cấu ngang tại
vị trí mỗi sườn và có các thanh dọc liên kết chắc chắn giữa các khung với nhauvà các khung với mặt nền
d) Trải tôn đáy :
- Tất cả tôn và cơ cấu đều được phun cát và sơn 1 lớp trước khi sử dụng ( nếu cóyêu cầu)
- Chiều dày tôn từ 8 mm trở lên phải vát mép
- Tôn sống nằm được chuẩn bị đảm bảo quy cách kích thước theo thiết kế vàđược đưa lên bệ lắp ráp
- Điều chỉnh dải tôn sống nằm sao cho đường tâm phà trên tôn trùng với đườngtâm phà được dọi từ dây giữa hai cột mốc
- Dùng mã răng lược và hàn đính giữa các tấm tôn sống nằm với nhau và hànđính giữa tôn sống với khung bệ lắp ráp
- Trải các dãy tôn đáy tiếp theo, theo bản vẽ rải tôn
- Lấy dấu vị trí cơ cấu, vách trên tôn đáy bằng đột dấu
3) GIA CÔNG VÀ LẮP RÁP KẾT CẤU :
a) Phóng dạng :
Do đặc điểm hình dáng của phà, phà được phóng dạng ra kích thước thực bằngmáy vi tính (phần mềm ACAD) hoặc trên sàn phóng dạng (tỉ lệ 1:1) Dựa vào các sốliệu đó ta tiến hành hạ liệu cơ cấu
Trang 13b) Gia công các chi tiết, cụm chi tiết và các phân đoạn :
Gia công khung sườn :
Trên sàn lắp ráp với kích thước sườn thực, tiến hành gia công các khung sườngồm có : các khung sườn thường, khung sườn khỏe theo quy cách bản vẽ thiết kế.Khung sườn được lắp ráp hoàn chỉnh và được liên kết với nhau giữa đà ngang, sườn,xà ngang boong Trên mỗi khung sườn được ghi số thứ tự, dấu của mặt phẳng dọc tâmtrên xà ngang boong và đà ngang đáy, dấu của đường nước thiết kế trên hai nhánhsườn để thuận tiện việc kiểm tra và lắp ráp Các đà chữ T được gia công, hàn trướckhi lắp ráp
Gia công các tấm vách phẳng :
Các vách ngang được gia công hoàn chỉnh trên sàn lắp ráp theo kích thướcthực Vách ngang được hàn kín nước, lắp và hàn các nẹp vách, sống vách theo bản vẽthiết kế trước khi đưa lên bệ Trên vách ngang kẻ đường dọc tâm phà và đường nướcthiết kế để kiểm tra trong quá trình lắp ráp
Gia công các cơ cấu khác :
Căn cứ vào số liệu trên bản vẽ thiết kế, tiến hành lấy dấu gia công lắp ráp,hàn các cơ cấu như sống mũi, sống lái, sống chính, các sống phụ đáy, sống boong, bệmáy, mã các loại để chuẩn bị cho công việc lắp ráp trên bệ
Gia công mạn thượng tầng:
Các chi tiết được thi công theo hồ sơ công nghệ
Gia công boong thượng tầng:
Các chi tiết được thi công theo hồ sơ công nghệ
Gia công sàn bộ hành:
Các chi tiết được thi công theo hồ sơ công nghệ
Gia công trụ mỏ bàn:
Các chi tiết được thi công theo bản vẽ thiết kế (đã được phòng KTCN kiểm ra,hiệu chỉnh (nếu có)
Gia công mỏ bàn:
Các chi tiết được thi công theo bản vẽ thiết kế (đã được phòng KTCN kiểm tra,hiệu chỉnh (nếu có)
- Các chi tiết như đà chữ T, khung đơn của phà được lắp ráp trên sàn và hàntrước khi lắp ráp lên phà
- Các nẹp vách, sống vách được lắp ráp và hàn (chống biến dạng) trước khi lắpráp lên phà
- Các phân đoạn được hàn hoàn chỉnh trước khi lắp ráp lên phà
c) Lắp ráp các chi tiết, cụm chi tiết và các phân đoạn :
Dựng các vách ngang :
- Đưa các vách ngang vào các vị trí lắp ráp trên tôn sống nằm
Trang 14- Điều chỉnh các vách ngang không nghiêng qua mạn trái hay mạn phải, khôngnghiêng về phía mũi hay phía lái phà Dùng dây dọi và ống thủy bình để kiểmtra, điều chỉnh.
- Vách ngang sau khi được điều chỉnh và kiểm tra thấy mặt phẳng đứng củavách đã vuông góc với đường chuẩn, đường tâm vách nằm trong mặt phẳngdọc tâm phà (đường tâm vách, đường tâm tôn sống nằm và đường tâm giữa haicột mốc cùng nằm trong một mặt phẳng) Tiến hành hàn đính giữa vách và tônsống nằm, dùng cột chống cả hai phía để cố định vách chắc chắn
Lắp ráp sống chính đáy :
- Đưa sống chính đáy vào vị trí lắp ráp trên tôn sống nằm
- Điều chỉnh sống chính đáy không nghiêng qua mạn trái hay mạn phải phà
- Dùng dây dọi và ống thủy bình để kiểm tra điều chỉnh
- Sống chính đáy sau khi được điều chỉnh và kiểm tra thấy mặt phẳng đứng củasống đã vuông góc với đường chuẩn, nằm trong mặt phẳng dọc tâm phà(đường tâm vách, đường tâm tôn sống nằm và đường tâm giữa hai cột mốccùng nằm trong một mặt phẳng) Tiến hành hàn đính giữa sống chính đáy vàtôn sống nằm để cố định sống chắc chắn
- Sống chính đáy được lắp ráp kéo dài từ mũi đến lái, gián đoạn tại các váchngang
- Sau khi kiểm tra đảm bảo các yêu cầu trên, tiến hành cố định chắc chắn cáckhung sườn Dùng các thanh thép hàn gá lên mặt khung sườn theo chiều dàiphà để giữ khoảng cách các sườn Dùng mã và cột chống để giữ sườn với tônsống nằm với bệ lắp ráp Hàn đính giữa đầu đà ngang với sống chính, đàngang với tôn đáy
- Sau khi các khung sườn khỏe đã được lắp ráp và định vị chắc chắn, tiến hànhlắp ráp các khung sườn thường và thực hiện các bước điều chỉnh, kiểm tra vàhàn đính hoàn chỉnh tương tự như lắp ráp các khung sườn khỏe
Lắp ráp sống phụ đáy :
- Sống phụ đáy gián đoạn tại các đà ngang được lắp ráp từ giữa về hai đầu vàcùng lắp đồng thời đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm
- Kiểm tra khoảng cách sống phụ với tâm phà và giữa các sống phụ với nhau.Kiểm tra độ vuông góc của bản thành sống phụ với mặt phẳng chuẩn
Trang 15- Hàn liên kết hai đầu sống phụ với đà ngang đáy.
Lắp ráp sống boong, sống phụ boong, xà ngang boong :
- Sống boong được lắp ráp kéo dài từ mũi đến lái, gián đoạn tại các váchngang
- Sống phụ boong kết hợp với nẹp đứng vách ngang tạo thành khung cứng
- Quá trình lấy dấu xà ngang boong phải điều chỉnh sao cho đảm bảo khoảngcách giữa các xà ngang boong, sống boong Xà ngang boong phải nằm trongmặt phẳng khung sườn vuông góc với mặt phẳng chuẩn đối xứng qua mặtphẳng dọc tâm
- Hàn các mã liên kết giữa các sống boong với sống đứng vách, tấm thành củaxà ngang boong với tấm thành của sống boong, sườn khỏe để chống biếndạng
Lắp ráp các chi tiết :
- Sau khi lắp ráp các cơ cấu chính như trên các chi tiết còn lại của cơ cấu nhưmã liên kết sống boong, sống đáy, mã liên kết sườn mạn, vách ngang … cũngđược lắp ráp hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu thiết kế và khai thác
Lắp ráp tôn mạn, tôn boong :
o Nguyên tắc chung :
- Trước khi đưa tôn vào lắp ráp , phải vát mép (đối với tôn có chiều dày 8 mmtrở lên), khe hở lắp ráp 2mm
- Tôn vỏ được lắp từ dưới lên, theo chiều dài phà từ giữa ra 2 đầu
- Tôn boong được lắp dãy giữa trước, sau đó lắp dần ra 2 bên
Qui trình lắp ráp cũng tiến hành đồng thời, đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm phàđể chống biến dạng, đảm bảo khe hở lắp ráp, đảm bảo khoảng cách giữa đườnghàn ghép tôn với đường hàn cơ cấu
o Công tác lắp ráp :
- Trong quá trình lắp ráp tôn vỏ và tôn boong, các kết cấu phải đảm bảo kỹ thuật
vì vỏ phà có liên quan trực tiếp tới các tính năng và chất lượng của phà
- Dùng cẩu để cẩu các tấm tôn vào vị trí lắp ráp, hàn đính để giữ tôn với cơ cấu.Dùng các mã răng lược đặt nghiêng góc 45O để giữ mép các tấm tôn với nhau
Lắp ráp phân đoạn mạn thượng tầng, boong thượng tầng, sàn bộ hành:
- Dùng cẩu để cẩu các phân đoạn vào vị trí lắp ráp , hàn đính để giữ tôn với cơcấu Dùng các thanh chống giữ các phân đoạn cố định, mã răng lược đặtnghiêng góc 45O để giữ mép các tấm tôn với nhau
Lắp ráp mỏ bàn, trụ mỏ bàn:
- Lắp ráp các phân đoạn đúng theo bản vẽ thiết kế
4) KIỂM TRA
Trang 16a) Kiểm tra lắp ráp khung xương, vách - Nghiệm Thu – Chuyển bước công nghệ:
Sau khi lắp ráp toàn bộ khung xương, vách của phà, tiến hành kiểm tra toàn bộcông việc lắp ráp này Dùng dây dọi, ống thủy bình, thước … để kiểm tra Nội dungkiểm tra bao gồm :
- Kiểm tra chiều dài đường nước thiết kế
- Kiểm tra chiều rộng đường nước thiết kế, chiều rộng boong tại vị trí sườn giữa
- Kiểm tra liên kết các kết cấu
- Kiểm tra mặt phẳng đối xứng, mặt phẳng chuẩn
- Kiểm tra cân bằng ngang, dọc của phà
Trong quá trình kiểm tra theo nội dung trên, nếu có sai sót phải được tiến hànhđiều chỉnh sửa chữa Sau khi điều chỉnh sửa chữa các sai sót đảm bảo yêu cầu, mờiĐăng kiểm kiểm tra bước lắp ráp cơ cấu để chuyển bước công nghệ
b) Kiểm tra lắp ráp tôn mạn, tôn boong- Nghiệm Thu – Chuyển bước côngnghệ
- Kiểm tra khe hở lắp ráp theo thiết kế
- Kiểm tra độ chuẩn xác mặt tôn với thành cơ cấu
- Kiểm tra độ bằng phẳng của tôn boong tôn vỏ
- Sửa chữa các sai sót (nếu có)
- Mời chủ phà và Đăng Kiểm kiểm tra trước khi chuyển bước công nghệ
c) Kiểm tra lắp ráp các phân đoạn mạn thượng tầng, boong thượng tầng:
- Kiểm tra độ chuẩn xác mặt tôn với thành cơ cấu
- Kiểm tra độ bằng phẳng của tôn mạn, tôn boong
- Sửa chữa các sai sót (nếu có)
d) Kiểm tra lắp ráp trụ mỏ bàn, mỏ bàn:
- Kiểm tra vị trí lắp ráp, quy cách có đúng theo thiết kế không ?
Các bước kiểm tra được thực hiện:
- Dựa theo quy trình kiểm tra kỹ thuật
- Dựa theo tiêu chuẩn Quy phạm phân cấp và đóng tàu sông 2001
5) HÀN:
a) Vật liệu hàn :
Que hàn sử dụng để hàn thân phà là loại đã được Đăng Kiểm Việt Nam vàHiệp Hội Hàn Quốc tế công nhận
Trang 17b) Thiết bị hàn :
Dùng máy hàn xoay chiều 220 – 380 vôn
c) Các yêu cầu chung:
- Việc tuân theo qui định hàn nhằm đạt được một sản phẩm thỏa mãn các yêucầu của thiết kế và thỏa mãn quy phạm về hàn
- Các qui cách hàn phải tuân thủ theo thiết kế và qui cách hàn hồ sơ công nghệ
- Năng lực thợ hàn được qui định theo số: HD 04/KTCN/03
- Việc tuân theo qui định ở bước trước là cơ sở về chống biến dạng để thi côngcác bước công nghệ sau
- Việc tuân theo qui trình ở tất cả các bước công nghệ tạo ra một sản phẩm cóchất lượng cao
d) Quá trình hàn :
Công tác chuẩn bị trước khi hàn:
- Chất lượng của đường hàn phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị trước khihàn
- Người thợ hàn phải tự tạo cho mình một môi trường hàn tốt nhất có thể cóđược
- Xưởng tạo điều kiện cung cấp cho công nhân đầy đủ các trang bị bảo hộ laođộng, quạt thông gió, giàn giáo
- Phải kiểm tra thiết bị hàn, nguồn điện, vật liệu hàn trước khi hàn
- Mối lắp ghép phải được kiểm tra nghiệm thu trước khi hàn
- Trường hợp mối hàn phải thực hiện theo nhiều lớp, thì lớp hàn trước phải đượckiểm tra nghiệm thu trước khi hàn lớp sau
- Quy trình hàn cụ thể của các cơ cấu thân tàu, các phân đoạn được tiến hànhtheo thứ tự: hàn cơ cấu với cơ cấu trước, hàn tôn với cơ cấu, sau đó hàn tôn vớitôn
Hàn vách ngang:
- Tôn vách ngang được lắp ráp, hàn ngang theo yêu cầu
- Khe hở lắp ráp theo yêu cầu của thiết kế
Hàn dàn đáy:
Dàn đáy có các kết cấu cơ bản như sau:
Tôn đáy ( tôn 8 mm trở lên phải vát mép, khe hở theo yêu cầu trong thiết kế),gắn các mã răng lược để chống biến dạng Sau khi hàn mặt trong, dùng đèn thổihết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong(đối với tôn có vát mép),dùng máy mài mài sạch sau đó mới tiến hành hàn
Kết cấu đáy bao gồm: thép hình L, đà chữ T ……các cơ cấu chữ T được hàn theoquy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào phà
Trang 18Các lỗ thoát nước , lỗ khoét công nghệ được khoét và mài nhẵn trước khi hàn.Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự: hàn cơ cấu với cơ cấu trước, hàn tônvới cơ cấu, sau đó hàn tôn với tôn.
Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn, vệ sinh sạch mối hàn để dễ dàng kiểm tra
Tôn vỏ, cơ cấu đáy được hàn bằng máy hàn hồ quang tay
Hàn dàn mạn:
Dàn mạn có các kết cấu cơ bản như sau:
Tôn mạn (tôn 8 mm trở lên phải vát mép, khe hở theo yêu cầu trong thiết kế),gắn các mã răng lược để chống biến dạng Sau khi hàn mặt trong, dùng đèn thổihết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong (đối với tôn có vát mép),dùng máy mài mài sạch sau đó mới tiến hành hàn
Kết cấu mạn bao gồm: sườn khỏe, sườn thường, sống dọc mạn ……các cơ cấuchữ T được hàn theo quy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào phà
Các lỗ thoát nước , lỗ khoét công nghệ được khoét và mài nhẵn trước khi hàn.Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự: hàn cơ cấu với cơ cấu trước , hàn tônvới cơ cấu, sau đó hàn tôn với tôn
Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn, vệ sinh sạch mối hàn để dễ dàng kiểm tra
Tôn mạn, cơ cấu mạn được hàn bằng máy hàn hồ quang tay
Hàn dàn boong:
Dàn boong có các kết cấu cơ bản như sau:
Tôn boong (tôn 8 mm trở lên phải vát mép, khe hở theo yêu cầu trong thiếtkế), gắn các mã răng lược để chống biến dạng Sau khi hàn mặt trong , dùng đènthổi hết xỉ hàn mặt ngoài cho đến khi tới con hàn bên trong (đối với tôn có vátmép), dùng máy mài mài sạch sau đó mới tiến hành hàn
Kết cấu boong bao gồm: Sống boong, xà ngang boong ……các cơ cấu chữ Tđược hàn theo quy trình gia công chi tiết trước khi lắp ráp vào phà
Các lỗ thoát nước, lỗ khoét công nghệ được khoét và mài nhẵn trước khi hàn.Quá trình hàn được tiến hành theo thứ tự: hàn cơ cấu với cơ cấu trước, hàn tônvới cơ cấu, sau đó hàn tôn với tôn
Sau khi hàn đánh sạch xỉ hàn, vệ sinh sạch mối hàn để dễ dàng kiểm tra
Tôn boong, cơ cấu boong được hàn bằng máy hàn hồ quang tay
Hàn thượng tầng và các phần còn lại:
Làm sạch bề mặt vật hàn trước khi hàn
Làm sạch xỉ hàn, vệ sinh sạch mối hàn để dễ dàng kiểm tra
e) Kiểm tra hàn:
Kiểm tra hàn theo quy phạm đường hàn của cục Đăng Kiểm Việt Nam Cácquá trình hàn đều phải có sự giám sát của cán bộ kỹ thuật xưởng
Kiểm tra trước khi hàn:
Trang 19- Kiểm tra thiết bị hàn, môi trường hàn, vật liệu hàn.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị mối hàn: khe hở lắp ráp, góc vát mép, vệ sinh bềmặt
Kiểm tra sau khi hàn:
- Kiểm tra bằng mắt: bề mặt mối hàn đều, đồng dạng, không có khuyết tật nứt,cháy chân rỗ khí, rỗ xỉ, biến dạng
- Kiểm tra kín nước bằng thẩm thấu vôi – dầu, thử áp lực khí các két , đườngống
- Kiểm tra bên trong (không phá hủy) bằng siêu âm đường hàn tôn vỏ (theoĐăng kiểm qui định) Kiểm tra các ngã 3,4 và 12% tổng chiều dài đường hàn
6) QUI TRÌNH SƠN:
- Phần vỏ ngoài được làm sạch bề mặt bằng cách phun cát, gõ rỉ hoặc chảisủi(theo yêu cầu của chủ tàu và theo qui định của nhà máy) Sau đó sơn theoqui trình của hãng sơn đưa ra
- Các bề mặt tôn vỏ, tôn boong còn lại, tôn vách, thượng tầng, cơ cấu được làmsạch chải sủi hoặc mài dặm sau khi hàn Sau đó tiến hành sơn theo qui trìnhcủa hãng sơn
- Chiều dày của từng lớp sơn, thời gian giữa 2 lần sơn và các yêu cầu kỹ thuậtkhác về sơn phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhà cung cấp sơn
7) LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC:
a) Chế tạo hệ trục:
Hệ trục – chân vịt được chế tạo và kiểm tra trước khi đưa vào lắp ráp
- Kiểm tra chế tạo chân vịt (các thông số kỹ thuật)
Khi kiểm tra ghi nhận các số liệu xong trình chủ tàu và Đăng Kiểm
b) Lắp ráp hệ trục – chân vịt:
- Lắp ráp trục
- Lắp ráp chân vịt
- Kiểm tra sự chính tâm của trục và chân vịt
c) Lắp ráp máy chính:
Sau khi kiểm tra hoàn tất phần thân phà và sơn ở vị trí bệ máy, có thể tiếnhành lắp đặt máy chính xuống phà
- Cẩu máy chính xuống phà
- Cân chỉnh đồng tâm máy – trục
- Lập số liệu căn chân máy
- Gia công các căn chân máy tại xưởng (cơ khí)theo số liệu đã cho
Trang 20- Lắp căn và cố định chân máy với bệ; máy với trục.
- Lắp ráp các hệ thống liên quan vào máy
d) Lắp ráp các trang thiết bị khác:
Các trang thiết bị trên boong: hệ neo, hệ thống truyền động lái, hệ neo buộc …và các hệ thống trong khoang máy, thượng tầng được lắp ráp theo bản vẽ bố tríthiết bị
Sau khi lắp ráp, kiểm tra lập bảng số liệu kiểm tra trình chủ phà và ĐăngKiểm
e) Lắp ráp hệ thống điện:
- Chuẩn bị đầy đủ vật tư hệ điện đúng số lượng và chất lượng theo thiết kế
- Tiến hành rải dây và cố định dây được chắc chắn, đảm bảo an toàn trong sửdụng theo đúng qui định lắp ráp hệ thống điện trên phà
- Lắp ráp các phụ tải theo yêu cầu
- Kiểm tra ghi nhận các số liệu trình chủ phà và Đăng Kiểm
8) HẠ THỦY:
- Phà được đóng trên hệ thống triền của nhà máy Sau khi kiểm tra hoàn tấtphần kín nước, phần sơn, các cửa thông sông, các cột thước nước, vòng trònĐăng kiểm, tính đúng đắn của thiết bị máy … thì tiến hành hạ thủy
- Kiểm tra mớn nước hạ thủy theo yêu cầu của phà (thông số mớn nước thiết kế)
- Chọn thời gian hạ thủy theo lịch thủy triều
- Hạ phà xuống xe triền, chuyển tàu ra vị trí đường triền chính
- Phát lệnh hạ thủy khởi động tời kéo phà hạ thủy
- Cho người trực trên tàu trong suốt quá trình hạ thủy
- Khi phà nổi hẳn, kiểm tra độ kín nước của vỏ, kiểm tra toàn bộ phà ghi lại cácthông số sau khi hạ thủy: mớn nước mạn phải, mớn nước mạn trái, mớn nướcmũi, mớn nước lái
- Kéo phà vào bến (cảng) neo buộc chắc chắn và an toàn
9) QUI TRÌNH THỬ TẠI BẾN, ĐƯỜNG DÀI
a) Mục đích :
- Thử tàu tại bến là kiểm tra mức độ chính xác của công việc gia công, lắp rápđộ an toàn làm việc và mối quan hệ tương hỗ giữa máy móc, thiết bị trên tàu,chuẩn bị tốt cho bước thử đường dài và đưa tàu vào hoạt động
- Thử tại bến nhằm mục đích kiểm tra sự hoạt động của hệ động lực và tất cảcác trang thiết bị và các hệ thống khác trên tàu Để khẳng định rằng các trang
Trang 21thiết bị, hệ động lực và các hệ thống khác trên phà làm việc tốt, sẵn sàng choviệc chạy thử đường dài.
- Thử tại bến phải có chủ tàu và Đăng Kiểm cùng tham gia và lập biên bản thử
- Tiến hành thử nghiêng sau khi thử tại bến, phải có chủ tàu và Đăng Kiểm cùngtham gia và lập biên bản thử
- Thử đường dài nhằm mục đích kiểm tra các tính năng của phà, kiểm tra sự làmviệc ăn khớp giữa các trang thiết bị trên phà
b) Công tác chuẩn bị :
- Bố trí đủ người tham gia trong bộ phận thử
- Chuẩn bị nguyên liệu, nhiên liệu, các trang thiết bị an toàn phù hợp với luậthàng giang, hàng hải Chuẩn bị các phương tiện phục vụ sinh hoạt, y tế
- Thử phà được tiến hành tại Nhà Máy Đóng Tàu 76 hoặc tại các vị trí phù hợp
c) Nội dung thử :
Thử nghiệm trang thiết bị:
o Hệ thống neo:
- Kiểm tra quy cách, trọng lượng, dây xích và chất lượng neo
- Kiểm tra sự hoạt động của máy neo, sự ăn khớp của xích vào tang neo
- Thử hoạt động của máy kéo neo
Xác định tốc độ kéo neo
- Kiểm tra sự hoạt động của khóa hãm xích neo
- Kiểm tra việc kéo neo bằng tay
o Hệ thống lái:
- Kiểm tra sự chính xác kim chỉ góc lái bẻ hết lái về bên phải và bên trái, xácđịnh góc lớn nhất Xem xét bộ dừng góc lái, kiểm tra hệ thống lái dự phòng.Kiểm tra đường kính lượn vòng của tàu
- Thời gian quay thử từ 1.5 2 giờ (10 15 lần quay trở nhanh từ mạn này sangmạn kia)
o Kiểm tra phương tiện cứu sinh:
Kiểm tra số lượng, chất lượng các loại phao, giấy phép do Đăng kiểm cấp
Thử nghiệm các hệ thống đường ống:
Các đường ống trước khi lắp xuống tàu đã được thử trên xưởng theo tiêu chuẩnĐăng kiểm Việt Nam
Trang 22o Hệ thống hút khô:
- Thử hoạt động, kiểm tra trạng thái kỹ thuật của hệ thống và các đường ống,các van, hộp van và các phụ kiện của hệ thống
- Kiểm tra các mối ghép ống các ống qua vách, thử bơm nước vào các khoangrồi mới bơm ra Kiểm tra sự hoạt động của các bơm hút khô và mức độ hút khô ởcác khoang
o Hệ thống nước sinh hoạt:
Kiểm tra hoạt động của các bơm, hệ thống ống, van & tình hình cấp nước trên tàu
o Hệ thống thông gió:
- Kiểm tra sự hoạt động của quạt gió, cửa thông gió
- Xem xét trạng thái đóng mở của các cửa miệng thông gió trên boong hở, thiết bịngăn lửa cho các ống thông gió cho các buồng ắc quy, buồng bơm dầu hàng
o Hệ thống nhiên liệu:
- Kiểm tra các két chứa, phin lọc
- Thử hoạt động của bơm chính và bơm dự phòng
o Hệ thống dầu bôi trơn:
Kiểm tra sự hoạt động của bơm chính, bơm dự phòng, hệ thống ống, van, sinh hàndầu, van an toàn, thước báo dầu
o Hệ thống làm mát:
- Kiểm tra sự hoạt động của bơm chính, bơm dự phòng, hệ thống ống, các bầusinh hàn
- Kiểm tra các hộp van ở đáy phà, các phin lọc, các thiết bị điều chỉnh nhiệt độvà điều chỉnh dòng nước ra, các nhiệt kế
o Hệ thống khí xả:
Kiểm tra thiết bị dập lửa, bầu giảm âm, các lớp bọc cách nhiệt
Thử nghiệm hệ trục:
- Kiểm tra các ổ đỡ, các bulông, các bích giữa các trục, xem xét độ rung, độ đảocủa đường trục và mức độ nóng của gối trục (không được vượt quá 65oC)
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn bằng dầu, nước, sự kín nước củađầu trục chân vịt
Thử nghiệm máy phụ:
- Kiểm tra sự hoạt động của máy phụ và các thiết bị có liên quan, xem xét hiệntượng phát nhiệt và tiếng gõ không bình thường trong máy
- Kiểm tra sự hoạt động của bộ điều tốc
Trang 23 Thử nghiệm máy chính tại bến :
Chế độ tải và thời gian thử máy chính:
Thời gian thực hiện liên tục (giờ)
7 Chạy ở vòng quay ổn định thấp nhất - 1/4
o Kiểm tra động cơ chính tiến hành đồng thời với kiểm tra khớp nối hộp số, hệ thống khởi động, các bơm, các máy nén khí, các hệ thống ống và các trang thiết bị phụ thuộc khác Đo và kiểm tra các thông số: Công suất, Số vòng quay, nhiệt độ, áp suất ở mỗi chế độ tải
o Ở chế độ chạy lùi cao nhất chỉ thử ở 85% tải định mức
Thử nghiệm máy chính đường dài:
ST
T
Chế độ tải theo tỷ lệ% số vòng quay
định mức của động cơ v/ph
Thời gian thử, giờ (Công suất định mức của động cơ cv)
7 Chạy ở vòng quay ổn định nhỏ nhất 0.5
- Kiểm tra chất lượng bắt chặt của động cơ trên bệ máy
- Kiểm tra chế độ chạy máy
Trang 24
Ngoài thử động cơ chính, thường còn có các nội dung thử sau đây:
- Thử lượn vòng nhỏ nhất của phà ở chế độ 100% vòng quay định mức của động cơ
Ta đánh vô lăng lái để vị trí bánh lái ở góc tối đa 350 ở về một mạn phà, và đo đườngkính lượn vòng này Thông thường đường kính lượn vòng này khoảng 3 lần chiều dàiphà Đây cũng là nội dung thử hệ thống lái và bánh lái, và tính quay trở của phà
- Thử trớn tàu: Cho phà chạy toàn tốc 100% số vòng quay định mức của động cơ Sauđó cắt truyền động ra chân vịt, và phà lúc này chỉ chạy tiến theo quán tính, đó là trớnphà Đo khoảng cách kể từ khi cắt truyền động ra chân vịt đến vị trí phà hết trớn vàdừng lại
- Thử kiểm tra tốc độ phà
10) CÁC PHƯƠNG ÁN:
a) Phương án phòng ngừa các nguyên nhân ảnh hưởng tới tiến độ thi côngvà chất lượng đóng phà, thời gian bàn giao phà:
- Để phòng ngừa các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thời gian bàngiao phà do khách quan như cúp điện, mưa bão…Nhà Máy sẽ tổ chức tăng ca thi côngkể cả ngày nghỉ
- Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình thi công: trước khi tiếnhành thi công Phòng kỹ thuật công nghệ đọc toàn bộ bản vẽ thiết kế do bên A cungcấp sau đó triển khai thành bản vẽ thi công trước khi chuyển đến tổ thi công Trongquá trình thi công luôn có giám sát kỹ thuật xưởng, KCS giám sát tại hiện trường vàmời Đăng kiểm chuyển bước công nghệ theo qui định Ngoài ra công nhân thi côngtại phương tiện là những công nhân có tay nghề cao và tham gia lâu năm trong lĩnhvực đóng mới tàu sông
b) Phương án đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chốngcháy nổ thiên tai … cho con người, cho công trình và cho môi trường:
Phương án đảm bảo an toàn lao động:
-Công nhân thi công trên sản phẩm phải được huấn luyện nội quy an toàn lao độngcho từng ngành nghề
-Phải thực hiện lập giấy phép làm việc tại vị trí thi công cho từng ngành nghề trướckhi thi công
-Sử dụng đầy đủ và liên tục phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc.-Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng cho ngành nghề đặc biệt nhưsơn hầm, phun cát
Trang 25-Trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác an toàn lao động như: bộ lọckhí sạch + máy nén khí, biến áp 220V/24V, đèn chống cháy nổ 24V, dàn giáo vữngchắc, quạt thông gió
-Cử cán bộ an toàn thường xuyên giám sát xử lý những vi phạm nội quy an toàn laođộng tại vị trí thi công
-Bố trí các phương tiện và cơ sở thuốc để kịp thời sơ cấp cứu người khi có sự cốxảy ra
Vệ sinh môi trường:
-Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân
-Cung cấp các dụng cụ vệ sinh công nghệ, các thùng chứa rác thải phải đặt tại các
vị trí tiện lợi
-Thuê nhân viên vệ sinh thu gom và vận chuyển rác thải từ vị trí thi công đến đổtại bãi rác của Thành Phố
-Trang bị tấm che hoặc bạt để che chắn bụi khi phun cát làm sạch vỏ tàu
-Vệ sinh thu gom rác, giẻ lau tại các vị trí thi công trước khi nghỉ giữa ca và cuốibuổi làm việc
Phòng chống cháy nổ:
-Tập hợp bố trí tự vệ trực PCCN tại vị trí thi công
-Trang bị và bố trí các dụng cụ chữa cháy tại nhiều vị trí và tiện lợi cho công tácchữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra
-Đo nồng độ cháy nổ tại các vị trí có nguy cơ cháy nổ cao như hầm chứa nhiênliệu, hóa chất (đối với các phương tiện sửa chữa) trước khi thi công
-Đặt các thông báo nguy hiểm, thông báo cấm lửa tại các vị trí có nguy cơ gâycháy nổ cao như: hầm dầu, hầm đang hoặc mới sơn, kho vật tư
Thiên tai:
-Tuyên truyền ý thức phòng chống thiên tai cho công nhân
-Kê kích, cột neo tàu bè vững chắc
-Có biện pháp gia cố đảm bảo vững chắc cho nhà xưởng, văn phòng, và các máiche di động
-Kê kích máy móc, thiết bị vững chắc và cao ráo tránh ngập nước và nắng mưa-Gia cường chống sụt lở đất tại các vị trí tiếp giáp với sông suối nơi có nguồn nướcchảy mạnh
Trang 26c) Phương án bàn giao tàu:
- Sau khi hoàn tất các bước kiểm tra, thử tải hoàn tất cùng với Đăng Kiểm và bên
A Nhà thầu sẽ gởi giấy mời hội đồng bàn giao của bên A sang tiến hành làm thủ tụcbàn giao phà và toàn bộ trang thiết bị trên phà
Trang 27CHƯƠNG III KHẢO SÁT PHƯƠNG TIỆN
CẦN SỬA CHỮA
Trang 28Tất cả mọi phương tiện vận tải đều có thể hư hỏng sau một thời gian sử dụngchứ không riêng gì tàu thủy Do đó ta cần phải sửa chữa, phục hồi lại khả năng làmviệc của chúng Thời gian từ lúc xuất xưởng đến khi cần sửa chữa phụ thuộc vàotrạng thái kích thước của cơ cấu, của con tàu, để xác định chu kỳ sửa chữa và khốilượng công việc cần sửa chữa và khối lượng công việc cần sửa chữa Muốn sữa chữamột con tàu trước tiên cần phải khảo sát toàn bộ con tàu để xem những bộ phận nào
hư hỏng cần thay thế
A KHẢO SÁT CÁC HẠNG MỤC SỬA CHỮA
1) Khảo sát kiểm tra tàu ở trạng thái nổi
- Kiểm tra đánh giá hoạt động của máy chính, máy phụ, các cơ cấu thiết bị trên tàu,thống nhất về hạng mục và mức độ hư hỏngvà yêu cầu sửa chữa
- Đo độ co bóp trục cơ trước và sau khi tách trục chân vịt và máy
- Tháo tuốc tô đo độ lệch tâm, gãy khúc các đường trục lập biên bản xác nhận thôngsố
2) Khảo sát kiểm tra trên triền, dock
- Đo chiều dày tôn vỏ, tôn boong, cơ cấu (tùy theo đK tàu), đánh gia độ hao mòn, hưhỏng, xác định các khu vực phải thay thế Lập hồ sơ kiểm tra, ghi kết qủa đo vàđánh dấu khu vực thay thế Trình Đăng kiểm
- Kiểm tra các cơ cấu thiết bị gắn trên vỏ tàu, kẽm chống ăn mòn các hộp van thôngbiển, các lỗ thoát nước, khí, các hệ thống nối liền vỏ, các két
- Kiểm tra khảo sát hệ thống lái (bánh lái bulông, trục lái, ky lái) Kiểm tra khảo sátcác thiết bị nâng hàng, cẩu, thiết bị neo… Xem xét quyết định trạng thái cần sửachữa
- Kiểm tra khảo sát hệ trục chân vịt, khe hở trục và bạc các gối đỡ Đánh giá trêntiêu chuẩn cho phép xác định sự cần thiết phải tháo trục sửa chữa
- Kiểm tra khảo sát thiết bị điện Trạng thái nguồn điện, các thiết bị phụ tải, bảngđiện, thiết bị bảo vệ Lập hạng mục sửa chữa
- Kiểm tra khảo sát hệ thống VTĐ, rada, các thiết bị hàng hải
B CÔNG VIỆC SỬA CHỮA.
1) Vỏ tàu.
- Kiểm tra xác nhận vật liệu, phụ tùng trong thay thế và sửa chữa
- Kiểm tra lắp ráp tôn vỏ và kết cấu
- Kiểm tra đường hàn
- Thử áp lực hộp van thông biển
- Lắp kẽm chống ăn mòn (có thể ủy quyền cho hãng sơn nếu được sơn theo đúng quitrình của hãng)
Trang 29- Kiểm tra nghiệm thu sửa chữa các thiết bị.
- Kiểm tra trước khi hạ thủy
2) Máy chính, máy máy đèn, máy nén gió.
- Bệ máy, bulông, bệ đỡ các gối đỡ
- Kiểm tra độ khe hở, bạc biên, bạc trục
- Kiểm tra các chi tiết máy quan trọng như: block, nắp qui lát piston, ắc sơ mi, xylanh,soupape…, bơm tăng áp và các bơm
- Kiểm tra Đăng kiểm phụ tùng ban đầu
- Kiểm tra Đăng kiểm phụ tùng thay thế máy diezen
- Kiểm tra lắp ráp máy chính, máy phụ
3) Hê trục chân vịt.
- Kiểm tra trục chân vịt, gối đỡ và chân vịt
+ Kiểm tra trục trên băng
+ Kiểm tra đăng kiểm chân vịt
+ Kiểm tra rà côn chân vịt và trục chân vịt
- Kiểm tra trục trung gian, trục chịu lực đẩy, hộp giảm tốc và khớp nối
+ Độ đồng tâm, ôvan, côn trục cổ
+ Tuốc tô, boulon, định vị
- Lắp đặt hệ trục chân vịt và hệ trục lái dưới tàu
- Thử kín ống bao trục chân vịt, ống bao trục lái
- Độ lệch tâm và gãy khúc của tâm trục trước và sau khi hạ thủy
4) Các hệ thống và thiết bị: kiểm tra trước và sau khi sửa chữa
- Các thiết bị trao đổi nhiệt, bình áp lực
- Hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa, máy làm lạnh thực phẩm
- Hệ thống hút khô, hệ thống cứu hỏa
- Hệ thống cung cấp nhiên liệu
- Các thiết bị làm hàng: cần cẩu, bơm dầu hàng
- Thử áp lực hệ thống van ống, két chứa dầu, nước
5) Thiếât bị điện
- Kiểm tra các nguồn cấp điện chính
+ Các máy phát, thiết bị bảo vệ
+ Các động cơ lai chân vịt – khớp nối điện từ nếu có
- Kiểm tra các máy biến đổi điện, bảng phân phối điện chính dự phòng Bảng phânphối điện nhánh và thiết bị bảo vệ
Trang 30- Kiểm tra các thiết bị điện, phụ tải
+ Cáp dẫn thiết bị điện chiếu sáng
+ Cáp dẫn, thiết bị động cơ truyền động điện
+ Thiết bị bảo vệ chống cháy nổ
- Kiểm tra hệ thống điện điều khiển
+ Tự động điều khiển hoạt động thiết bị, hệ thống buồng máy
+ Hệ thống điều khiển lái tàu
+ Hệ thống báo hiệu sự cố …
6) Hệ thống ra đa và thông tin
Kiểm tra các tính năng kỹ thuật của hệ thống ra đa và thông tin Tần số phát, tần sốthu, công suất phát, độ nhạy máy thu
7) Thử tại bến
- Thử hoạt động máy chính
- Thử hoạt động máy phụ
- Thử hoạt động các thiết bị, hệ thống trong buồng máy, các máy trên boong
- Tính năng tốc độ tàu
- Kiểm tra hoạt động máy chính, máy phụ (có bản thông số)
- Thử làm việc của neo, lái, thiết bị điện, thiết bị VTĐ, ra đa, nghi khí hàng hải
8) Nghiệm thu xuất xưởng
- Khắc phục các khuyết nghị sau khi thử đường dài (nếu có)
- Nghiệm thu xuất xưởng
- Hoàn chỉnh các văn bản hồ sơ Đăng Kiểm cấp chứng nhận cho tàu