1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy - học lịch sử địa phương ninh thuận

11 2,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 803,95 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ: Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê h

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THAM QUAN THỰC TẾ CÁC DI TÍCH VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY- HỌC LỊCH

SỬ ĐỊA PHƯƠNG NINH THUẬN

Lê Thị Thoa – GV Trường THPT Nguyễn Trãi

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Lịch sử địa phương giảng dạy ở trường phổ thông là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương mình, giáo dục cho các em lòng yêu quê hương , hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với quê hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc

Giảng dạy lịch sử địa phương góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh Điều này có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa Học sinh tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lòng tự hào về những chiến công của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân yêu khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược Học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương từ trước đến nay, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội Học sinh không những tự hào về truyền thống anh hùng, bất khuất trong đấu tranh xã hội mà cũng tự hào về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong xây dựng, sản xuất, tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng Giới thiệu cho học sinh những nghề truyền thống, gây cho các em ý thức bảo vệ và phát triển nghề truyền thống thủ công địa phương là một trong những nội dung hướng nghiệp của bộ môn lịch sử

Việc giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông là thể hiện mối quan

hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, “cái riêng không tồn tại ngoài mối liên hệ với cái chung” Việc giảng dạy lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử dân tộc làm cho học sinh hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng, nhận thức những hình thái kinh tế, xã hội trong các giai đoạn phát triển của lịch sử Điều này rất quan trọng để phát triển tư duy lịch sử của học sinh

Dạy học lịch sử địa phương làm cho học sinh thấy rõ ý nghĩa lịch sử tiến

bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa đang xây dựng khắp mọi nơi trên đất nước ta, bước đầu đem lại những thành quả to lớn, cụ thể trong việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân lao động ở mỗi địa phương

Dạy học lịch sử địa phương cũng góp phần giáo dục lòng tự hào về quê hương cho học sinh Thành tựu về chiến đấu và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa

Trang 3

phương có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước Sự hy sinh anh dũng của các con em địa phương trong sự nghiệp giữ nước đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ông cho thế hệ trẻ

Lịch sử địa phương giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, từ đó xác định nghĩa vụ bảo vệ , giữ gìn và phát triển truyền thống tốt đẹp đó của địa phương

Việc giảng dạy lịch sử địa phương có thể làm cho học sinh nắm vững hơn khái niệm khoa học hiện đại của hệ thống “ tự nhiên- con người- xã hội”, thấy được vai trò của con người tác động đến việc cải tạo và chinh phục tự nhiên một cách hợp quy luật, bắt thiên nhiên phục vụ nhiều nhất cho con người… Học sinh hiểu rõ rằng: chỉ có chế độ xã chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, khi nhân dân thực sự “ làm chủ thiên nhiên- làm chủ con người - làm chủ xã hội”, thì việc cải tạo và chinh phục thiên nhiên mới góp phần tích cực vào việc phát triển lịch

sử, đem lại no ấm, hạnh phúc cho con người

Qua đó, chúng ta thấy sự cần thiết phải tăng cường, cải tiến về nội dung và phương pháp, đẩy mạnh việc dạy học lịch sử địa phương trong nhà trường phổ thông hiện nay

Thực tế việc giảng dạy lịch sử địa phương trong trường phổ thông tại Ninh Thuận hiện nay còn rất nhiều khó khăn, như : sách, tài liệu đã được biên soạn ít,

nội dung mới chỉ tập chung vào vấn đề lịch sử cách mạng (cuốn Lịch sử địa

phương của tác giả Võ Minh Khai) Trong khi đó, các vấn đề về lịch sử kinh tế,

văn hóa của địa phương lại không có tài liệu biên soạn; kinh phí và phương tiện chưa đáp ứng được yêu cầu chung của bộ môn…

Vì vậy khi giảng dạy , giáo viên phải tự tìm hiểu, thu thập và sưu tầm tài liệu

Cũng vì những khó khăn trên mà dẫn đến trong quan niệm của một số giáo viên và học sinh coi việc dạy và học lịch sử địa phương là một nhiệm vụ thứ yếu Cho nên giáo viên chưa thực sự chú trọng đầu tư cho những tiết dạy phần này, còn học sinh thì chỉ học cho qua quýt Việc dạy và học chỉ gói gọn trong 2-

3 tiết tại lớp học- giáo viên thuyết trình, học sinh ghi chép…, vì vậy, hiệu quả chưa cao

Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng và thực trạng của việc dạy và học lịch sử địa phương ở trường phổ thông trong tỉnh hiện nay, qua 2 năm học 2008-2009 và 2009-2010 , tôi đã mạnh dạn áp dụng một cách làm nhằm nâng

Trang 4

cao hiệu quả của việc dạy và học lịch sử địa phương để việc “học” phải thực sự gắn liền với việc “hành” Đó là tổ chức tham quan thực tế ngoài giờ cho học sinh Từ thực tế áp dụng hình thức dạy học này, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm

và đúc kết thành đề tài “Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích

văn hóa và làng nghề để nâng cao hiệu quả dạy- học lịch sử địa phương Ninh Thuận”

II CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

Theo phân phối chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, trong một năm học phần lịch sử địa phương lớp 12 được bố trí 2 tiết (chương trình chuẩn) và 4 tiết (chương trình nâng cao) Khi phân tiết, giáo viên chia một nửa số tiết để dạy phần lịch sử cách mạng và nửa còn lại để dạy phần lịch sử kinh tế, văn hóa của địa phương

Ở phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành dạy học phần lịch sử kinh tế - văn hóa của địa phương

1 Giáo viên chuẩn bị:

a Xác định mục tiêu của bài học:

- Làm phong phú tri thức và khắc sâu những hiểu biết của học sinh về quê hương Ninh Thuận

- Giáo dục cho các em lòng yêu quê hương , lòng yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động qua nhiều thế hệ, niềm tự hào về những nghề thủ công truyền thống, về sự tài giỏi, khéo léo của những nghệ nhân ở địa phương đã tạo nên những sản phẩm nổi tiếng; biết trân trọng và gìn giữ những di sản văn hóa của quê hương

Hình thành những khái niệm về nghĩa vụ bảo vệ , giữ gìn các di tích văn hóa và phát triển nghề truyền thống của địa phương, tạo cho học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc

- Học sinh thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương, được rèn luyện kỹ năng tìm hiểu thực tế, thu thập thông tin, tài liệu, hình ảnh, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày về một vấn đề lịch sử; được tập dượt nghiên cứu khoa học

Trang 5

b Tìm hiểu, sưu tầm và thu thập tài liệu, thông tin về lịch sử hình thành địa phương, tiềm năng kinh tế và truyền thống văn hóa của địa phương Ninh Thuận

Đây là những kiến thức cơ bản mà giáo viên cần có để định hướng cho học sinh đi thực tế phần làng nghề và các di tích văn hóa:

“ Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc Nam Trung Bộ Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam

Với diện tích 3360km2 và bờ biển dài 105km, Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km² Nơi đây có tới 28 dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm, RăkLai

Vì thế Ninh Thuận có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh về kinh tế biển ( đánh bắt và chế biến hải sản : sản xuất nước mắm, muối, cá…và cũng là địa phương hội tụ nhiều yếu tố văn hóa phong phú, đa dạng

Ninh Thuận là tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai thích hợp cho cây nho sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao và là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh mang lại hiệu quả kinh tế cao Như được kết tinh bù đắp cho cái nắng, cái gió của Ninh Thuận, những giống nho trồng nơi đây lại đặc biệt ngon ngọt,

sông hài hòa với nhiều di tích đền đài lịch sử và cuộc sống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Chăm, Ra Glai đó là các di tích lịch sử quí giá : Tháp Chàm:

Ninh Thuận có tỉ lệ đồng bào Chăm sinh sống lớn nhất, nơi đây đang còn nhiều làng nghề và các công trình kiến trúc cổ Chăm pa như Tháp Hòa Lai được xây dựng từ thế kỷ IX, tháp Pô Klong Grai xây dựng từ thế kỷ XIII và tháp

Pô Rô Mê xây dựng thế kỷ XVI Trong đó tháp Pô Klong Grai được Nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê- lễ hội lớn nhất của đồng bào Chăm được tổ chức hàng năm

Trung tâm văn hóa Chăm đang lưu giữ nhiều hiện vật ChămPa cổ có giá trị văn hóa cao về lịch sử dân tộc Chăm

Trang 6

Tháp Poklongarai: Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm

được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu, (Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chăm

Tháp Pôrômê : Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện

Ninh Phước, tỉnh NinhThuận Đặc điểm: Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông Garai Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ Hoàng Hậu

Tháp Hòa Lai : Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải,

huyện NinhHải, tỉnhNinhThuận Đặc điểm: Tháp được xây dựng vào những

năm đầu thế kỷ 9, trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam

Làng Bầu Trúc là một trong hai làng gốm cổ xưa nhất ở Đông Nam Á nằm cách thị xã Phan Rang -Tháp Chàm 10km về hướng Nam (Thị trấn Phước Dân – Ninh Phước) Đây là một làng nhỏ có hơn 400 hộ trong đó 85% hộ làm nghề gốm truyền thống Người dân ở Bầu Trúc đã dùng đôi bàn tay khéo léo của mình, những vòng tre và những vỏ sò để tạo ra những tác phẩm vô giá Thật đáng ngạc nhiên trong khi những làng nghề gốm khác đã đổi sang dùng bàn xoay như một công cụ thiết yếu, thì trái lại các nghệ nhân Chăm vẫn dựa vào đôi bàn tay tài năng của mình và những công cụ thô sơ Để tạo ra một sản phẩm gốm, một nghệ nhân Chăm chỉ cần dùng một cái đe ( không phải vòng xoay ) và các công cụ thô sơ khác cùng với đất tơi; sau đó dùng tay để nặn những mẫu đất sét thành những tác phẩm mà họ muốn Bằng những thao tác khéo léo và các tuyệt phẩm đã được hình thành Các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm:Chuẩn bị đất làm gốm; Kỹ thuật tạo dáng gốm Nặn hình; Chà láng gốm ; Trang trí hoa văn ; Tu sửa gốm ; Nung gốm

Làng Mỹ Nghiệp ( huyện Ninh Phước ) là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở Ninh Thuận Hiện nay Mỹ Nghiệp là làng đứng đầu cả nước về dệt thổ cẩm Không chỉ cuốn hút khách bằng sản phẩm, sức hấp dẫn của Mỹ Nghiệp còn được tạo bởi giá trị truyền thống mà cộng đồng người Chăm ở đây hết sức giữ gìn”

c Giáo viên liên hệ với địa phương – nơi có các làng nghề (làng Cà Ná-

Phước Diêm, làng gốm Bàu Trúc, Làng dệt Mỹ Nghiêp) và nơi có các di tích (Tháp Chàm) Nhờ chủ của các cơ sở sản xuất nước mắm, nho, gốm, dệt thổ

Trang 7

cẩm, người quản lý Tháp Chàm giúp đỡ để họ sắp xếp, chuẩn bị thời gian đón đoàn học sinh (Khâu này giáo viên phải chuẩn bị trước nhiều ngày)

d Giáo viên phổ biến, hướng dẫn cách thức đi tham quan, thực tế:

- Chia lớp thành các nhóm theo các nội dung cần cho học sinh tham quan thực tế và cử mỗi nhóm 1 trưởng và 1phó nhóm chịu trách nhiệm quản lý nhóm

Ví dụ tôi chia lớp thành 3 nhóm theo 3 chủ đề:

+ Nhóm tìm hiểu về các làng nghề của người Chăm ( gốm Bàu Trúc và dệt

Mỹ Nghiệp)

+ Nhóm tìm hiểu về nghề làm nước mắm ( Cà Ná) và nghề sản xuất nho (trên địa bàn Phan Rang hoặc ở huyện Ninh Phước)

+ Nhóm tìm hiểu về Tháp Chàm (công trình kiến trúc cổ và nổi tiếng của đồng bào Chăm)

- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho chuyến thực tế: mỗi cá nhân tự lo thức ăn nhẹ, vé xe buýt, sổ, bút ghi chép Mỗi nhóm một máy ảnh

- Giáo viên quán triệt tinh thần để các em ý thức được đây là chuyến thực

tế để học tập chứ không phải là đi chơi, làm sao khi trở về mỗi em phải có cho mình một vốn tư liệu phong phú Mỗi cá nhân phải ý thức kỷ luật tốt để chuyến

đi an toàn và trở về thu được kết quả tốt nhất

- Thời gian đi là 1 buổi của ngày chủ nhật Mỗi nhóm thống nhất tập trung tại 1 địa điểm chờ xe buýt, để cùng xuất hành và cùng đến thực địa, không được gây ảnh hưởng hay cản trở chuyến đi của nhóm

- Khi đến nơi phải chú ý lắng nghe và ghi chép tỉ mỉ những điều cần tìm hiểu Ví dụ: Là làng nghề thì phải tìm hiểu xem nghề ấy có từ bao giờ, quá trình tồn tại và phát triển của nghề ấy ra sao; công đoạn cho ra sản phẩm như thế nào; giá trị của sản phẩm ấy đối với địa phương… Hoặc công trình kiến trúc Tháp Poklongarai có từ khi nào, lối kiến trúc và chất liệu xây dựng tháp có gì đặc biệt, giá trị của nó…

- Sau khi kết thúc chuyến thực tế, học sinh về viết bài thu hoạch (mỗi nhóm 1 bài theo chủ đề mà giáo viên đã giao) Bài thu hoạch phải đảm bảo đầy

đủ nội dung cần tìm hiểu về chủ đề (có miêu tả, có tường thuật, diễn giải và minh họa bằng hình ảnh chụp được qua chuyến đi) Sau chuyến đi 1tuần hoặc

Trang 8

10 ngày, tiết cuối cùng của phần lịch sử địa phương, các nhóm của lớp sẽ mang bài thu hoạch đã hoàn chỉnh đến lớp để trình bày cho giáo viên và các bạn nhóm khác nghe và học tập (học sinh có thể trình bày bằng chính bài thu hoạch được

in kèm hình ảnh hoặc trình bày trên MS PowerPoint)

2 Giáo viên tổ chức cho học sinh đi thực tế:

- Giáo viên có thể tổ chức cho 2-3 lớp có nhóm cùng chủ đề đi cùng một chuyến Các nhóm này tự quản dưới sự điều khiển của các nhóm trưởng Giáo viên chỉ có thể đi cùng với một nhóm nào đó

(Qua thực tế tôi thấy ý thức tự quản của các em rất tốt Có nhóm tôi không

đi cùng được nhưng khi về các em vẫn có bài thu hoạch chất lượng)

3 Giáo viên tập hợp bài thu hoạch và tổ chức cho học sinh trình bày báo cáo về kết quả chuyến đi thực tế:

- Trước khi đến tiết cuối của bài dạy lịch sử địa phương, giáo viên tập hợp các bài thu hoạch của học sinh để kiểm tra xem các em đã tiếp thu và trình bày như thế nào

- Đến tiết dạy, giáo viên gọi từng nhóm lên trình bày báo cáo Trình bày xong, các nhóm khác nhận xét cho nhóm bạn

- Cuối cùng giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm (về cách diễn đạt , trình bày trong bài viết thu hoạch; nội dung trình bày so với yêu cầu;

sự tỉ mỉ và khoa học về kiến thức của các nhóm qua quá trình thu thập tài liệu…)

- Động viên khích lệ các em bằng nhiều cách (Hiện nay vì Bộ GD & ĐT không có quy định về cách cho điểm phần lịch sử địa phương và cũng không có cột điểm dành cho phần lịch sử địa phương nên tôi chỉ khích lệ cộng thêm điểm vào cột hệ số 1 cho các em)

III KẾT QUẢ:

Với cách thức tổ chức cho các em học tập phần lịch sử địa phương như trên, mặc dù các em không có con điểm cụ thể nào nhưng cái được cho các em theo tôi nghĩ nó còn hơn con điểm 10 Bởi vì qua chuyến đi thực tế , các em học sinh đã:

Trang 9

- Tìm hiểu về một phần của lịch sử địa phương, các em trực tiếp được chứng kiến quá trình ra đời của một sản phẩm ( gốm, thổ cẩm) ; tự tay làm thử sản phẩm gốm, thổ cẩm hoặc chứng kiến , tìm hiểu về quy trình làm mắm, trồng

và chế biến nho , sự ra đời một sản phẩm nho, nước mắm; được tận mắt thấy cả một tòa tháp Chăm đồ sộ với những lối trang trí và điêu khắc tỉ mỉ trên tháp Từ

đó các em được củng cố, khắc sâu những kiến thức về lịch sử Ninh Thuận, thấy được nét đẹp của quê hương mình

- Các em càng thấy tự hào hơn về đất nước Việt Nam, về quê hương Ninh Thuận: không chỉ giàu truyền thống anh hùng, bất khuất góp phần chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; mà Ninh Thuận còn là quê hương giàu đẹp với những nghề truyền thống, sự tài giỏi, khéo léo, sáng tạo của người dân địa phương đã làm ra những sản phẩm nổi tiếng

Từ đó các em càng thêm yêu lao động, kính trọng nhân dân lao động và biết quý trọng thành quả lao động; Càng thấy trân trọng và ý thức cao, thấy mình càng phải có nghĩa vụ bảo vệ , giữ gìn và phát triển những giá trị tốt đẹp của địa phương

- Qua công tác thực tế, các em được bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi Đây là công việc nghiên cứu khoa học, cần phải

có ý thức nghiêm túc, sự say mê, sáng tạo, có kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá khái quát, tổng hợp Góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh Các em thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương mình , song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc

và lịch sử nhân loại

Chúng ta bảo các em là phải biết yêu quê hương và phải có ý thức bảo vệ

và xây dựng quê hương Nhưng chỉ nói với các em như vậy thì không biết các

em ghi nhớ và thực hiện được bao nhiêu…

Mặc dù khả năng tiếp thu và trình bày của các em vẫn còn hạn chế, nhưng tôi thấy hiệu quả của việc dạy và học lịch sử địa phương còn hơn cả những gì

mà chúng ta cố nhồi nhét vào đầu óc các em trong 2 tiết dạy trên lớp và bắt các

em phải “ nhớ đi”

Trang 10

KẾT LUẬN

Qua thực tiến dạy học phần Lịch sử địa phương bằng hình thức này, tôi nhận thấy kết quả dạy – học rất hiệu quả: học sinh hoàn toàn chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức về lịch sử địa phương, gắn lý thuyết với thực tế, rèn luyện được nhiều kỹ năng trong học tập và cuộc sống (kỹ năng làm việc nhóm,

kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, kỹ năng thuyết trình …), bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học cho học sinh…

Để thực hiện tốt việc dạy học lịch sử địa phương (phần lịch sử kinh tế - văn hóa), theo tôi cần làm tốt những việc sau:

- GV phải tìm hiểu trước những kiến thức về lịch sử địa phương

- GV xây dựng kế hoạch, liên hệ trước với địa phương cần đến tham quan

để được giúp đỡ

- Phổ biến kế hoạch tham quan thực tế cho học sinh (mục đích, yêu cầu, cách thức …)

- Tổ chức cho học sinh đi thực tế

- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả chuyến đi, học tập, rút kinh nghiệm

- GV đánh giá kết quả thực hiện của học sinh

Hình thức dạy học này tôi đã áp dụng hiệu quả khi dạy lịch sử địa phương, phần lịch sử kinh tế - văn hóa Tuy nhiên, theo tôi có thể tiến hành để dạy học tất cả các phần của lịch sử địa phương (lịch sử cách mạng, lịch sử kinh tế, lịch

sử văn hóa…) nếu có sự đầu tư về thời gian và kinh phí

*

* *

Mặc dù tôi đã rất cố gắng, song, do khả năng còn hạn chế nên chắc chắn bài viết này không tránh khỏi thiếu sót Tác giả mong các đồng nghiệp góp ý để hoàn thiện hơn Xin cảm ơn !

Ngày đăng: 25/07/2014, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w