PHÒNG GD-ĐT GIÁ RAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH GIÁ RAI B Độc lập – Tự do – hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG HỌC Chủ đề năm học 2011-2012 là “ Tiếp tục tập trung đổi mới quản lý, đổi mới tổ chức hoạt động và thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ở cấp đơn vị trường học, để không ngừng củng cố và hoàn thiện thành quả giáo dục đại trà, tạo lập nền tảng phát triển, mở rộng và nâng cao chất lượng mũi nhọn, góp phần nâng cao dân trí, đảo tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài ở địa phương”. Trên nền tảng chất lượng hoạt động của các tổ chức trong nhà trường năm qua, để thực thực hiện đạt hiệu quả chủ đề năm học 2011-2012, trường chúng tôi tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ, bằng những giải pháp phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Nhiệm vụ củng cố, kiện toàn các tổ chức trong nhà trường là một trong các nhiệm vụ then chốt, để mọi hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. Nếu ta xây dựng được guồng máy, đi vào hoạt động có nền nếp thì hiệu quả tất yếu phải nâng lên. Ta hiểu rằng, chức năng tổ chức bộ máy nhà trường là xây dựng tập thể sư phạm để hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ cao nhất có thể được, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà trường thành một hệ thống vận động một cách đồng bộ. Để làm tốt trước hết phải nắm chắc lực lượng giáo viên, cán bộ về hoàn cảnh, năng lực, thấy rõ những mặt thuận lợi, khó khăn, mạnh, yếu của họ để bố trí công tác hợp lý, cơ cấu làm người đứng đầu các tổ chức trong nhà trường. Trong những nhiệm vụ để thực hiện tốt chủ đề năm học, sau đây đơn vị chúng tồi xin chia sẻ về việc “ Chỉ đạo công tác củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong nhà trường” như sau: I. Những căn cứ pháp lý. - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt đề án “ Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”. - Tiếp tục thực hiện Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV, ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ nội vụ ban hành qui chế đánh giá, sắp xếp giáo viên mầm non, giáo viên phổ thong công lập; Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT –BNV, ngày 23 tháng 8 năm 2008; Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BGD&ĐT-BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT và Bộ nội vụ về việc hướng dẫn định mức D/văn bản/tham luan hoi thao Trang 1 biên chế, viên chức ở các trường phổ thong và mầm non. Căn cứ Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 41/2011, ngày . Tiếp tực thực hiện Nghị quyết 03/NQ-TU, ngày 12 tháng 02 năm 2008 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu ( khóa XIII) về việc chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Giáo dục-Đào tạo và Kế hoạch 07/KH-UBND, ngày 15 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện Nghị quyết 03- NQ-TU. Thực hiện đề án “Sắp xếp, củng cố, kiện toàn để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 09 huyện Giá Rai. Cùng với các văn bản của Ngành, đơn vị đã tổ chức triển khai để tập thể sư phạm nhà trường quán triệt và thực hiện. II. Những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. 1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý . - Cơ cấu tổ chức trong nhà trường gồm tổng thể các bộ phận và mối quan hệ công việc giữa các bộ phận. - Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý là làm sao cho bộ máy gọn nhẹ, có sự phân công cụ thể rõ ràng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ giữa các bộ phận nhằm thúc đẩy bộ máy hoạt động nhịp nhàng, không trùng lập chồng chéo. - Để xây dựng một cơ cấu tổ chức hợp lý theo chúng tôi cần làm như sau: + Xuất phát từ những chức năng, nhiệm vụ của nhà trường được giao mà xác định quy mô các bộ phận thực hiện. + Phải xây dựng quy chế làm việc, trong đó quy định chi tiết mối quan hệ phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận, đoàn thể. + Bầu chọn người vào các chức danh chủ chốt của từng bộ phận đoàn thể phải là người có năng lực, am hiểu và tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Biết tổ chức, quản lí điều hành hoạt động trong lĩnh vực được giao. Biết phối kết hợp với các bộ phận khác. + Nhiệm vụ nào cũng bố trí người đảm nhiệm, quy định họ trực thuộc ai? Phối hợp với ai trong công tác. + Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn tương xứng trách nhiệm cho mỗi cá nhân. Tránh tình trạng muốn có nhiều quyền hạn mà không chịu trách nhiệm cá nhân. 2. Xây dựng định mức và phân công công tác trong nhà trường . - Căn cứ Điều lệ trường tiểu học, Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT, Thông tư liên tịch số 71/TTLT, đơn vị xác định định mức lao động theo quy định. - Việc phân công công tác cho CB, GV, NV trong đơn vị dựa trên các nguyên tắc sau: Dựa theo quy định của Điều lệ trường tiểu học, dựa trên cơ sở biên chế. Nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc phân cồng là: Chuyên môn hóa công tác; Tính phụ thuộc lẫn nhau; phù hợp khả năng, điều kiện; Mỗi thành viên đều biết số lượng và chất lượng công việc của mình; Hướng vào việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; Chú ý đến tính tình, sức khỏe, hoàn cảnh gia đình. D/văn bản/tham luan hoi thao Trang 2 3. Củng cố, kiện toàn các tổ chức trong nhà trường. 3.1. Kế thừa, phát huy thành tích của từng bộ phận, đoàn thể ở năm học qua. Chủ động cho bộ máy năm học mới, chúng tôi tiến hành rà soát, đánh giá năng lực hoạt động của từng cá nhân, tập thể trong năm qua. Từ cơ sở đó chúng tôi dựa trên các nguyên tắc để bầu chọn những người có năng lực, tâm huyết vào các chức danh chủ chốt. Tất cả trên nguyên tắc dân chủ tập trung, sự đồng thuận của tập thể. 3.2. Sau khi củng cố các tổ chức bộ máy, để từng tổ chức trong bộ máy đi vào hoạt động có hiệu quả, chúng tôi xây dựng các cơ chế điều hành, phối hợp như sau: - Điều hành hoạt động một cách khoa học: Điều hành bằng kế hoạch; Điều hành bằng pháp luật, quy chế, quy định của cấp trên và quy định của nhà trường; củng cố kỷ luật lao động, phát huy tinh thần tự chủ của mỗi CB, GV, NV. Trên cơ sở này xây dựng nền nếp quản lý, nền nếp giảng dạy, học tập, phục vụ,… - Tổ chức các cuộc họp: Về yêu cầu, tiết kiệm thời gian, tập trung giải quyết vấn đề nhanh chóng, không tổ chức họp khi nội dung có thể thông báo được. + Thông qua hội họp các thông tin được trao đổi, dân chủ hóa nhà trường được thực hiện, mọi người có cơ hội tham gia ý kiến đóng góp xây dựng kế hoạch, những quyết định của Hiệu trưởng, của cán bộ chủ chốt. + Những cuộc họp đều xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường. Tránh hình thức, phải đúng tính chất, điều khiển đúng trọng tâm, đúng mục đích, tiết kiệm thời gian. + Kết thúc họp có biên bản, kết luận rõ rang. + Chế độ hội họp theo chế độ quy định về số lần, thời gian họp,… + Chuẩn bị họp cần chuẩn bị tốt: Nội dung, thành phần, địa điểm, thời gian. - Về biện pháp chỉ đạo hoạt động trong một số tổ chức như. + Các bộ phận chính quyền và đoàn thể đều có kế hoạch năm, tháng, tuần với nội dung và biện pháp cụ thể và thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện. + Từng tổ chức thường xuyên củng cố, xây dựng mối quan hệ quản lý giữa các bộ phận, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò của tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. + Chỉ đạo thực hiện tốt chế độ sinh hoạt định kỳ của tổ chuyên môn 2 lần/tháng về công tác chuyên môn và chủ nhiệm. Cải tiến hoạt động chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra hoạt động của các bộ phận. + Triển khai học tập đầy đủ các văn bản về quy chế chuyên môn. Thực hiện tốt việc đổi mới qui định đánh giá, xếp loại học sinh theo TT 32/2009 của Bộ GD- ĐT. Thường xuyên thực hiện các chuyên đề về chuyên môn dạy và học của bộ môn Tiếng Việt, Toán, để giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. Có kế hoạch dự giờ thăm lớp để bồi dưỡng tay nghề cho giáo viên, kết hợp uốn nắn nề nếp soạn giảng, tác phong sư phạm. + Chỉ đạo các tổ bồi dưỡng công tác mũi nhọn có hiệu quả. + Quản lý, sử dụng và lưu trữ các loại hồ sơ khoa học. D/văn bản/tham luan hoi thao Trang 3 + Thực hiện đúng chế độ báo cáo, đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời, chính xác. + Quản lý tài chính đúng quy định, đảm bảo công bằng, hợp lý, công khai. + Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của CB-GV-NV. + Sử dụng có hiệu quả nguồn đóng góp của Phụ huynh học sinh. + Tham mưu xây dựng, sửa chữa CSVC nhà trường từ nguồn ngân sách. + Chỉ đạo tốt công tác kiểm tra nội bộ: Xây kế hoạch kiểm tra có chỉ tiêu, biện pháp cụ thể. Kiểm tra với nhiều hình thức thường xuyên, đột xuất. III. Kết quả đạt được: - Kiện toàn 100% các tổ chức trong nhà trường. - Bố trí CB-GV-NV đúng định mức theo Điều lệ, Thông tư của Bộ. - Hiệu quả hoạt động của các tổ chức. + 100% tổ chức hoạt động đạt kết quả tốt. + 95 % CB-GV- NV thực hiện tốt quy định nền nếp chuyên môn. + Chất lượng đại trà đạt và vượt chỉ tiêu, đặc biệt là chất lượng mũi nhọn như: Giáo viên giỏi, học sinh giỏi, phong trào “ Vở sạch-chữ đẹp” vòng huyện. Trên đây là tham luận của chúng tôi thể hiện việc chỉ đạo thực hiện chủ đề năm học 2011-2012. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp xây dựng chân tình của quý đại biểu. Hết D/văn bản/tham luan hoi thao Trang 4 . NAM TRƯỜNG TH GIÁ RAI B Độc lập – Tự do – hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRONG TRƯỜNG HỌC Chủ đề năm học. các tổ chức trong nhà trường. Trong những nhiệm vụ để thực hiện tốt chủ đề năm học, sau đây đơn vị chúng tồi xin chia sẻ về việc “ Chỉ đạo công tác củng cố, kiện toàn để nâng cao hiệu quả hoạt. được: - Kiện toàn 100% các tổ chức trong nhà trường. - Bố trí CB-GV-NV đúng định mức theo Điều lệ, Thông tư của Bộ. - Hiệu quả hoạt động của các tổ chức. + 100% tổ chức hoạt động đạt kết quả tốt. +