1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tham luận về việc Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới công tác sinh hoạt Tổ chuyên môn ở trường tiểu học

6 2,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 62,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD&ĐT GIÁ RAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH BÌNH A Độc lập-Tự do -Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I/ Đặt vấn đề: Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thực tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy của GV, chất lượng học tập của học sinh?”. Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh của nhà trường. Vì vậy, BGH chúng tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi thực hiện việc đổi mới nhưng được sự đồng tình của số đông tập thể GV đã tổ chức chỉ đạo đạt hiệu quả nâng dần chất lượng dạy học của nhà trường. Hôm nay tôi xin trình bày để hội nghị tham khảo II/Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Thạnh Bình A: Năm học 2010-2011, trường có 5 tổ chuyên môn, mỗi tổ bình quân có 5 giáo viên.Các tổ trưởng được chọn có trình độ chuyên môn 12+3 là 3 gv và 2 có trình độ Đại học, tất cả đều có thời gian công tác thấp nhất là năm và cao nhất là 30 năm, là giáo viên dạy giỏi, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm trong công tác Về đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau: /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 1 - - Các năm trước đây tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn. - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Để chỉ đạo tốt hoạt động dạy - học phát huy đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường , chúng tôi đã thực hiện các biện pháp sau: 1. Biện pháp thứ nhất: a) Nhà trường phải lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các qui chế chuyên môn. Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đến cán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời - Đối với các văn bản về qui chế chuyên môn do ngành quy định: giao cho hiệu phó chuyên môn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường. - Ngoài ra văn phòng nhà trường còn niêm yết các văn bản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ, giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện. b) Chỉ đạo Phó HT chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt động chuyên môn chung toàn trường trong từng tháng, học kỳ và cả năm học, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt. Đây là công việc rất quan trọng nhằm thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn mà Sở giáo dục đào tạo, Phòng GD - ĐT và Hội nghị cán bộ, công chức đầu năm học đề ra. Ngoài công việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm là: lập kế hoạch cho phần việc được phụ trách trong cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, thì một phần việc rất quan trọng là lập được kế hoạch cụ thể trong việc sử dụng thời gian của ngày thứ bảy trong tuần. Ở trường chúng tôi, trong những năm trở lại đây đã bố trí thời gian ngày thứ bảy hàng tuần như sau: + Tuần thứ nhất trong tháng dành cho các hoạt động: Họp hội đồng giáo viên triển khai kế hoạch tháng của nhà trường cùng các bộ phận Công đoàn, Đoàn Đội + Tuần thứ hai và thứ ba trong tháng: Dành hẳn cho các tổ chuyên môn sinh hoạt, bao gồm : Thao giảng, dự giờ; triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy – học. Vì vậy các tổ chuyên môn luôn có quỹ thời gian cố định, chủ động trong việc bồi chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên. Trong tuần thứ 2 và thứ 3 : P.Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trách nhiệm lên kế hoạch cụ thể từng buổi ngay từ đầu mỗi học kỳ; chúng tôi tạm gọi đây là: "Kế hoạch họp và kiểm tra chung toàn khối" trong từng học kỳ của năm học. Trong kế hoạch này ghi rõ từng buổi sáng thứ bảy làm những việc gì: Thứ bảy (tuần /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 2 - thứ 2): Dành cho việc thao giảng chuyên đề; họp tổ chuyên môn … Thứ bảy(tuần thứ 3): Dành cho việc kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, các tổ xây dựng chuyên đề hoặc tiếp tục thao giảng chuyên đề … +Tuần thứ tư : Dành riêng cho Công đoàn họp đánh giá xếp loại CBNVGV Tuỳ theo nhiệm vụ và tình hình thực tế kế hoạch này có sự thay đổi điều chỉnh cho phù hợp. Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trong việc lập kế hoạch hoạt động của tổ. Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đề giảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề, Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quả khá tốt. 2. Biện pháp thứ hai: Tổ chức tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh a) Tổ chức kiểm tra , ra đề đánh giá học sinh thường xuyên, định kỳ : Kiểm tra và đánh giá kiến thức học sinh là một công việc rất quan trọng của người thầy, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên và các tổ chuyên môn phải làm tốt công tác này và phải đạt được các mục đích và yêu cầu sau: - Nội dung kiểm tra phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa hiện hành. - Đề kiểm tra không quá tải, phù hợp với các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Đề kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, tính bảo mật. - Chấm bài phải chính xác, đúng theo đáp án, biểu điểm. Chống hiện tượng chấm bài cảm tính, qua loa hay quá khắt khe. - Tổ chức kiểm tra phải đảm bảo qui chế chuyên môn, nhưng phù hợp với tâm lý của học sinh, tránh căng thẳng, nặng nề. Có như vậy kết quả kiểm tra mới phản ánh đúng trình độ thực tế của học sinh theo đúng yêu cầu, mục đích giáo dục. - Trả bài kịp thời, để học sinh thấy được kết quả học tập của mình. Giáo viên, tổ chuyên môn và nhà trường nắm bắt được kịp thời chất lượng học tập của học sinh. Từ đó có các biện pháp chỉ đạo thích hợp nâng cao chất lượng dạy - học. b) Tổ chức chấm, trả bài: - PHTCM tổ chức phân công giáo viên chấm bài độc lập 2 vòng: mỗi bài đảm bảo có 2 giáo viên chấm. - Giáo viên chấm đúng biểu điểm đã thống nhất, mỗi bài chấm đều ghi điểm con từng phần, ghi điểm trên bài bằng số, bằng chữ. - Giáo viên chủ nhiệm xem lại bài làm của học sinh lớp mình dạy để nắm bắt được chất lượng của học sinh mình, đồng thời kiểm tra lại tính chính xác trong việc chấm bài của đồng nghiệp. Nếu phát hiện chấm sai, chấm sót theo biểu điểm thì báo cáo Hiệu trưởng đề nghị giáo viên chấm lại theo đúng biểu điểm. c)Giai đoạn rút kinh nghiệm: - Sau mỗi lần kiểm tra chúng tôi in bảng thống kê kết quả từng khối lớp, giao các bảng thống kê này cho tổ và nhóm chuyên môn lưu trữ, phục vụ cho việc sinh hoạt chuyên môn, tổng kết bộ môn. /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 3 - - Trong họp tổ chuyên môn phải rút kinh nghiệm qua từng bài kiểm tra: từ khâu ra đề kiểm tra, coi và chấm bài, kết quả bài làm của học sinh, cùng nhau trao đổi thống nhất: nội dung, phương pháp, yêu cầu trong việc dạy các bài tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy - học. 3. Biện pháp thứ ba: Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội học. Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. - Về phía nhà trường: phân công, theo dõi, động viên giáo viên thực hiện tốt công tác học tập bồi dưỡng thường xuyên trong hè và trong cả năm học. - Nhà trường lập kế hoạch và dành thời gian họp để tổ chuyên môn triển khai học tập chuyên đề. Sau đó có thao giảng minh họa. Kế hoạch học tập chuyên đề, thao giảng được Hiệu phó chuyên môn thể hiện rõ ngay từ đầu học kỳ trong : "Kế hoạch từng tháng" .Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo kế hoạch của tổ chuyên môn chỉ đạo". Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờ đồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng. Chúng tôi chỉ đạo mỗi môn/ khối lớp ít nhất 1 tuần phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạo của tổ chuyên môn. Để tiện việc chỉ đạo theo dõi hoạt động này, từng tháng tổ trưởng thống kê báo cáo kết quả dự giờ của từng gv và để làm cơ sở đánh giá xếp loại thi đua. 4.Biện pháp thứ tư: Bồi dưỡng cho tổ trưởng Bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của Hiệu trưởng nhà trường. Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học, kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn , kỹ năng điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, 5.Biện pháp thứ 5 : Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sơ kết học kỳ, tổng kết năm một cách khoa học kịp thời. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động dạy và học, người cán bộ quản lý phải luôn chú ý đến việc phát huy dân chủ, phát huy trí tuệ của tập thể, phải luôn chú ý lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng của cán bộ, giáo viên. Đồng thời xếp thời gian một cách khoa học hợp lý để mỗi thầy cô giáo tự đánh giá công tác đã làm được trong từng học kỳ, từ đó đề ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong học kỳ tiếp theo. Sau đó mỗi tổ chuyên môn họp sơ kết học kỳ và đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng dạy học. Trên cơ sở kế hoạch của giáo viên, của tổ chuyên /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 4 - môn, ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và các biện pháp chính nhằm nâng cao chất lượng dạy học cho học kỳ tiếp theo. Đối với học kỳ I công việc này thường hoàn thành trong tuần 18 và nửa đầu của tuần 19. Với cách làm này chúng tôi không áp đặt chỉ tiêu cho từng giáo viên nhưng vẫn phát huy tốt phong trào thi đua dạy và học đi vào thực chất, không chạy theo hình thức. 6.Biện pháp thứ sáu : Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn và đánh giá sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tháng, hàng kì Mỗi tháng tôi tham gia sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn một lần. Khi tham gia sinh hoạt BGH chúng tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính, hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc. Từ những thông tin thu thập được sau mỗi lần dự sinh hoạt cùng các tổ, tôi chỉ đạo, góp ý cho tổ trưởng cần bổ sung những nội dung nào giáo viên còn yếu, phát huy thế mạnh, năng lực sở trường của giáo viên khá giỏi . Chỉ đạo Hội đồng thi đua khen thưởng đưa nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua tổ, thi đua cá nhân. Khen thưởng đối với những cá nhân có nhiều đóng góp trong sinh hoạt tổ. IV. Kết luận: Từ khi thực hiện các biện pháp như vừa trình bày ở trên, hoạt động của tổ chuyên môn và kết quả dạy học có nhiều sự chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: - Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu vào đặc trưng của từng môn học để nâng cao chất lượng dạy - học. - Nội dung công việc của tổ chuyên môn nhiều, xong nhờ có các loại sổ sách , biểu mẫu in sẵn, phát cho từng tổ do đó, khá thuận tiện, đơn giản trong việc lưu trữ các nội dung chuyên môn quan trọng liên quan đến dạy học, giúp cho lãnh đạo nhà trường dễ theo dõi, nắm bắt kịp thời chất lượng dạy- học, từ đó có kế hoạch chỉ đạo cho phù hợp. - Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn chung toàn trường song vẫn tạo được tính chủ động phát huy sáng tạo trong hoạt động của từng tổ chuyên môn. Trên đây là một số kinh nghiệm bước đầu mà chúng tôi đã đúc rút, thực hiện trong quá trình chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn. Chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót và chưa đầy đủ, mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý. Trân trọng kính chào! HIỆU TRƯỞNG TRẦN THỊ NGỌC QUÝ /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 5 - /storage1/vhost/convert.123doc.vn/data_temp/document/afm1429831176-1768428-14298311765849/afm1429831176.doc - 6 - . VIỆT NAM TRƯỜNG TH THẠNH BÌNH A Độc lập-Tự do -Hạnh phúc BÁO CÁO THAM LUẬN HIỆU TRƯỞNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI CÔNG TÁC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC I/ Đặt vấn đề: Sinh hoạt chuyên môn là. viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học Thạnh Bình A: Năm học 2010-2011, trường có 5 tổ chuyên môn, mỗi tổ bình quân có 5 giáo viên.Các tổ trưởng được chọn có trình độ chuyên môn 12+3. hoạch từng tháng" .Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt kế hoạch "Dự giờ theo kế hoạch của tổ chuyên môn chỉ đạo& quot;. Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo

Ngày đăng: 24/04/2015, 06:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w