1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học

29 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 210,5 KB

Nội dung

Trong các năm trước đây hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất đểnâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về hình thức giảiquyết các sự việc chưa liên qua

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) của Đảng đã khẳng định đội ngũ nhà giáo

là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước hếtphải nâng cao chất lượng đội ngũ Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lýgiáo dục là “chìa khóa vàng” và là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng và đổimới giáo dục toàn diện GD&ĐT

Đúng vậy, đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục Nhà

giáo không chỉ đơn thuần là người chia sẻ kiến thức và kỹ năng mà còn là người gópphần nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ Để đáp ứngnhu cầu đổi mới của xã hội, để thực hiện thắng lợi các nghị quyết của Đảng về giáodục, việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là một yêu cầu cấp thiết đặt ra chonhững nhà quản lý cũng như mỗi người giáo viên trong các nhà trường nói chung vàtrường Tiểu học nói riêng

Đổi mới chất lượng giáo dục ở các nhà trường, trọng tâm là đổi mới chất lượngchuyên môn và nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo Để làm tốt công tác này, cần làm rõtrách nhiệm đổi mới ở hai khâu chi phối trực tiếp đến chất lượng đội ngũ nhà giáo làkhâu đào tạo của các trường sư phạm và khâu bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục phổthông Là người quản lý một trường tiểu học, tôi luôn suy nghĩ, quan tâm tìm các giảipháp để nâng cao chất lượng đội ngũ

Trong những năm gần đây, cùng với đổi mới sách giáo khoa, giáo dục nước nhàkhông ngừng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động, khuyến khích điềuchỉnh chương trình và nội dung sao cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địaphương Các cấp quản lý hàng năm đều có chương trình tập huấn cho giáo viên, tuynhiên kết quả đạt được chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của phụ huynh học sinh vàtoàn xã hội Vậy vấn đề còn nằm ở đâu ? Phải chăng là ở khâu tổ chức và quản lý ?

Có thể khẳng định: Hoạt động của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm

vụ như Điều lệ Trường Tiểu học đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớnđến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu củaquá trình đổi mới giáo dục

Trang 2

Trong các năm trước đây hoạt động của tổ chuyên môn chưa đi vào thực chất đểnâng cao chất lượng dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về hình thức giảiquyết các sự việc chưa liên quan đến công tác chỉ đạo chuyên môn, thi đua Họp tổchuyên môn chưa đều, còn mang nặng thủ tục hành chính đảm bảo về số lượng sinhhoạt trong tuần, tháng mà chưa đầu tư về chất lượng sinh hoạt

Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn đạt hiệuquả như mong muốn? Tìm câu trả lời cho vấn đề này, qua thực tế quản lí chỉ đạo ởtrường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy việc việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng độingũ giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn là một yếu cầu cấp bách mà bất kỳ nhàquản lí giáo dục nào cũng phải băn khoăn, trăn trở Trong kinh nghiệm nhỏ này, tôi

mạnh dạn đề xuất "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ

chuyên môn ở Trường Tiểu học"

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Hoạt động của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

- Biện pháp, cách thức, phương pháp tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểuhọc

- Các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của nhà trường nơi tôi công tác

III MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

- Mục tiêu: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục toàn diện học sinh

- Nhiệm vụ: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môncủa nhà trường đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao chất lượng sinh hoạt

tổ chuyên môn

IV GIẢ THIẾT KHOA HỌC:

Nếu tổ chức thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sẽ góp phần nângcao chất lượng giảng dạy và giáo dục ở trường Tiểu học

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu văn bản để hiểu

được cơ sở lý luận tổ chuyên môn ở trường tiểu học

- Phương pháp quan sát: Thông qua việc kiểm tra nội dung, cách thức sinh hoạt tổchuyên môn để có những số liệu về thực trạng giúp cho việc nghiên cứu

Trang 3

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi, chia sẻ với các cán bộ quản lý và giáo viên tiểuhọc để thu thập thông tin phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tập hợp lại những kinh nghiệm nghiên cứu vàthực tiễn về đánh giá đề xuất các biện pháp

VI ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Một vài đề xuất cải tiến giúp CBQL ở trường

Tiểu học tổ chức chỉ đạo tốt việc thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn góp phần nângcao chất lượng dạy học, giáo dục trong các nhà trường

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ KHOA HỌC

1 Cơ sở lý luận:

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại

và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thinhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằngchính nội lực của mình Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính làmối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươnlên của mỗi cá nhân

Mục 2 Điều 18 Điều lệ Trường Tiểu học quy định nhiệm vụ của tổ chuyênmôn như sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thựchiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục;

- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệuquả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổtheo kế hoạch của nhà trường;

- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viêntiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó

Trang 4

Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong việctriển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Có thể khẳng định: Hoạtđộng của tổ chuyên môn tốt, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ như Điều lệ Trường Tiểuhọc đã qui định sẽ góp phần tích cực, quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục.

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp

vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quátrình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là nhữngvấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bảnchỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang rathảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biệnpháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ của giáo viên Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viêntheo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt đượcmục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ

và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáoviên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường

2 Cơ sở thực tiễn:

2.1 Thực trạng chung

Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyênmôn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bámsát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụnăm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảngdạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinhtừng bước được nâng lên Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học,buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì chất lượng giảng dạy của nhàtrường đó đạt hiệu quả thấp

Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên văn hoá làm công tác chủ nhiệm và dạycác môn của một lớp rất bận Mỗi tuần dạy 8 - 10 buổi, soạn bài, chấm bài, chuẩn bịphương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác chiếm

Trang 5

rất nhiều thời gian Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyênmôn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhàtrường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung Nội dungsinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáoviên thấy cần phải tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyênmôn.

Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần nhưng thực tế cónhững nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫnđến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp

đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiệnkhông tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệtthòi chính là học sinh

2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường nơi tôi công tác.

- Trường có 3 tổ chuyên môn ( Tổ 1, Tổ 2+3, Tổ 4+5 ) Mỗi tổ chuyên môn có từ 6 đến 12 giáo viên, đều có trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ 90% trở lên ;

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chấtđạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc

và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoạt động chuyên môn của nhà trường trongnhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học Tuyvậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộmột số tồn tại sau:

- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng nhưgiáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụcho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kếhoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạtchuyên môn

- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó,chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ nhữngkhó khăn cho giáo viên trong tổ Trong các buổi sinh hoạt, sự chuẩn bị của từng giáo

Trang 6

viên trước khi tham gia sinh hoạt hầu như không có; ý thức tham gia xây dựng chưacao, trong buổi họp thảo luận ít.

- Hồ sơ, sổ sách cập nhật hàng ngày, hàng tuần, tháng còn sai sót và tẩy xóa nhiều; hồ

sơ có khả năng đáp ứng việc thu thập thông tin thấp; nội dung thông tin tuy được cậpnhật khá đầy đủ tuy nhiên chưa có sự logic;

II MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.

1 Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, đổi mới nhận thức cho cán bộ, giáo viên về việc thực hiện các văn bản chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học.

1.1.Tổ chức quán triệt trong toàn trường quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục đào tạo.

Đây là giải pháp đầu tiên và quan trọng mà ngành chỉ đạo các trường tập trungtriển khai thực hiện ngay từ đầu mỗi năm học Việc nắm vững quan điểm chỉ đạo vànhững đường lối, chủ trương phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo sẽ giúp các cán bộquản lý và giáo viên có định hướng đúng đắn trong việc xác định vai trò, trách nhiệmcủa mình đối với công việc được giao

Hình thức quán triệt quan điểm, đường lối và các chủ trương về phát triển giáo dụcđào tạo không chỉ dừng lại ở một vài buổi báo cáo nghị quyết mà phải được thực hiện mộtcách đa dạng hơn thông qua các đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn, các diễn đàn trao đổi, cácbuổi sinh hoạt chi bộ, trong cuộc họp của các tổ chức đoàn thể và các hội nghị, các cuộcsinh hoạt tổ chuyên môn

1.2 Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên ở các nhà trường quán triệt, học tập và nắm chắc các quy định, quy chế và triển khai các văn bản về chỉ đạo chuyên môn một cách kịp thời.

a Nhà trường lưu trữ đầy đủ các văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học và các quychế chuyên môn Phân công rõ trách nhiệm trong việc triển khai các văn bản này đếncán bộ, giáo viên một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác;

- Đối với các văn bản về quy chế chuyên môn do Phó hiệu trưởng phụ trách chuyênmôn triển khai cho tất cả giáo viên trong phiên họp chuyên môn chung toàn trường;

Trang 7

- Ngoài ra trong phòng họp của giáo viên, chọn một chỗ thuận lợi để niêm yết các vănbản chuyên môn quan trọng hay sử dụng; các văn bản chuyên môn mới để cán bộ,giáo viên tiện theo dõi học tập và thực hiện.

b Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn lập kế hoạch kịp thời cho các hoạt độngchuyên môn chung toàn trường trong từng tuần, từng tháng, từng học kỳ và cả nămhọc, dành thời gian hợp lý cho các tổ chuyên môn sinh hoạt;

Dựa vào kế hoạch trên các bộ phận và đặc biệt là các tổ chuyên môn chủ động trongviệc lập kế hoạch hoạt động của tổ Trong đó có kế hoạch tổ chức học tập các chuyên đềgiảng dạy, phân công giáo viên thao giảng minh hoạ chuyên đề,

Do có kế hoạch sớm, cụ thể nên việc thực hiện được chuẩn bị chu đáo, đạt kết quảkhá tốt

1.3 Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực quản lí, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn cho các tổ trưởng chuyên môn.

Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt,

có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được Ban giám hiệu tin tưởng, giáo viên tincậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phóhiệu trưởng Vì vậy tôi quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyênmôn trong tổ

- Bồi dưỡng các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theonăm học, tháng, tuần;

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiệnchương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ;

- Bồi dưỡng kĩ năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác của các thành viên trong tổ;kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ;

- Kĩ năng tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của hiệu trưởngnhà trường

- Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáoviên Tiểu học

- Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cảnăm học, cho từng buổi cụ thể

Trang 8

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức mộtchuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong cácđợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người,đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.

Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nghiên cứu, nắm vững các văn bản chỉ đạo, năm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của cáclớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách Những vấn đề nào chưa hiểu thì tôi giải thích

bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu

2 Đổi mới nội dung, cách thức sinh hoạt của tổ chuyên môn ở trường Tiểu học.

2.1 Tổ chức chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn một cách khoa học, có tính khả thi, phù hợp với thực tế của đơn vị.

2.1.1 Chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ mình dựa vào các căn cứ: Các kế hoạch của nhà trường (kế hoạch năm học, kế hoạch

dạy học), điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về

cơ sở vật chất phục vụ dạy học và thực tiễn về tình hình của học sinh các lớp trong tổ

2.1.2 Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn đúng quy trình:

Bước 1: Tổ trưởng chuyên môn xây dựng dự thảo kế hoạch hoạt động của tổ;

Bước 2: Tổ chức cho các thành viên trong tổ góp ý dự thảo (bổ sung, điều chỉnh); Bước 3: Trình Hiệu trưởng (góp ý, bổ sung);

Bước 4: Hoàn chỉnh kế hoạch;

Bước 5: Triển khai thực hiện.

2.1.3 Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường:

- Về nề nếp dạy và học

- Về các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học

- Về tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, dạy học tăng buổi

- Về BD HS giỏi, phụ đạo HS yếu, GD HS khuyết tật

- Về các hoạt động GD kĩ năng sống, các hoạt động NGLL

- Về công tác VS,CĐ

- Về tổ chức các đợt thao giảng, chuyên đề, hội thảo

Trang 9

- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Viết SKKN và nghiên cứu KHSPƯD

2.1.4 Kế hoạch tổ chuyên môn cần đề ra các chỉ tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện cho các mặt hoạt động.

- Về giáo viên: Xếp loại về hồ sơ, xếp loại về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học,danh hiệu thi đua,

- Về học sinh: Chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn, chất lượng Vở sạch - chữđẹp,

- Về xếp loại tổ chuyên môn cuối năm

2.2 Chỉ đạo các tổ chuyên môn chuẩn bị nội dung sinh hoạt chuyên môn đảm bảo tính thiết thực, phù hợp với yêu cầu của hoạt động chuyên môn của tổ.

Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là mộtphần quan trọng Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cảnăm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hoặc nảy sinh như tăng cườngbiện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì;dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viênchưa nắm vững hoặc gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đếnnhững giáo viên mới ra trường hoặc năng lực chuyên môn còn hạn chế

Năm học 2013- 2014, chúng tôi chỉ đạo và tư vấn cho tổ trưởng sinh hoạtchuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạyhọc theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy học theohướng vận dung linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp vớitừng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện

kĩ năng của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chứcchuyên đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn viết đúng chính tả, rèn viết chữ đẹp;thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực”, nội dung giáo dục địa phương Học tập, bồi dưỡngchuyên môn bằng các hình thức khác như xem băng hình giáo khoa, băng hình bồidưỡng giáo viên, đọc sách trong thư viện nhằm tăng vốn hiểu biết của giáo viên,nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí

Trang 10

Giáo dục, Giáo dục tiểu học, Thế giới trong ta, các kinh nghiệm sáng kiến do Sở pháthành, khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong vàngoài trường Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương bổ trợ kiến thức cho giáo viên…

Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chíchuyên ngành Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ của giáo viên Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phươngpháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huyđược khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân

Tôi chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hoặc 3 phần.Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới (phần này chỉ thực hiện 4lần vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học) Phần chính làsinh hoạt chuyên môn Phần thứ ba là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên

Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung, duyệt với lãnh đạo nhà trường trước mộttuần Khi đó, tôi mới tư vấn cho tổ trưởng về nội dung để đảm bảo tính kế hoạch củanhà trường Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứkhông áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì

Trong quá trình chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt Ban giám hiệu nhàtrường phải định hình cho các tổ trưởng quy trình tổ chức sinh hoạt, có thể phác hoạnhư sau:

Bước 1: Chọn nội dung sinh hoạt:

- Tập hợp các ý kiến đề xuất của các thành viên trong tổ

- Thống nhất nội dung sẽ trao đổi trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần tới

(Bước này được thực hiện trong buổi sinh hoạt tổ tuần kề trước)

Bước 2: Các thành viên nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến thảo luận của mình bằng văn

bản (Bước này giáo viên thực hiện cá nhân trong một tuần)

Bước 3: Tổ trưởng báo cáo nội dung sinh hoạt của tổ trong tuần tới lên Ban giám hiệu

vào ngày thứ sáu hàng tuần

Bước 4: Tổ chức buổi sinh hoạt theo nội dung đã chuẩn bị.

Để tạo được động hình, nề nếp sinh hoạt của các tổ một cách tự giác và trởthành thói quen, những buổi sinh hoạt đầu năm của các tổ Ban giám hiệu nhà trường

Trang 11

phải hướng dẫn, cùng tham dự sinh hoạt, cùng tham gia tìm hiểu với giáo viên trong

tổ để giúp giáo viên làm quen, tiến tới trở thành động hình

Với quy trình tổ chức sinh hoạt tổ như trên qua áp dụng thực tế tại đơn vị tôithấy rằng nó có tác dụng rất thiết thực đối với mỗi giáo viên Tạo ra động lực bắtbuộc mỗi giáo viên phải tự giác tìm hiểu, nghiên cứu những vấn chuyên môn cụ thểcủa của khối lớp mình phụ trách, qua sinh hoạt tổ mỗi giáo viên phải trình bày ý kiếncủa mình nên rèn được kĩ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề trước đông người Nộidung sinh hoạt thực sự có tác dụng thiết thực trong công tác chuyên môn của mỗigiáo viên

2.3 Ban giám hiệu nhà trường chủ động lựa chọn các chuyên đề về chuyên môn, giao nhiệm vụ tìm hiểu và xây dựng nội dung cho các tổ chuyên môn thực hiện theo tháng.

Những chuyên đề mà Ban giám hiệu lựa chọn là những vấn đề nảy sinh quathực tiễn hoạt động chuyên môn ở đơn vị qua kiểm tra, theo dõi, qua tiếp nhận kếhoạch thực hiện nhiệm vụ năm học ở cấp trên Ban giám hiệu thấy cần thiết phải tổchức cho các thành viên trong các tổ chuyên môn nghiên cứu tìm hiểu, trao đổi, thốngnhất phương pháp thực hiện cho có hiệu quả

Năm học 2013 - 2014, trên cơ sở kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học của đơn

vị, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các tổ chuyên môn lựa chọn các nội dung phù cầnthiết đối với tổ ở từng giai đoạn để triển khai, định hướng các tổ các chuyên đề sinhhoạt, chẳng hạn:

- Chuyên đề về cách tổ chức sinh hoạt chuyên môn, đổi mới cách đánh giá tiết dạy

- Chuyên đề về cách viết, cấu trúc một bản SKKN, phổ biến rộng rãi trong toàntrường sáng kiến kinh nghiệm đã được công nhận bậc 4/4 ở cấp Tỉnh

- Chuyên đề về công tác chủ nhiệm

- Chuyên đề về giáo dục đạo đức, rèn kĩ năng sống cho học sinh theo từng khối lớp

- Chuyên đề về công tác phụ đạo học sinh yếu kém

- Chuyên đề về nâng cao chất lượng: Văn hay - chữ đẹp trong nhà trường

Lưu ý khi tổ chức triển khai các chuyên đề: Chuyên đề là vấn đề chuyên môn

được nghiên cứu sâu cả về lí luận và thực tiễn, được xem xét toàn diện và thực hiệntrong một thời gian tương đối dài, các biện pháp đưa ra phải được kiểm chứng trước

Trang 12

khi báo cáo và áp dụng Chuyên đề phải có báo cáo bằng văn bản, có thể được dạyminh hoạ tùy theo nội dung Các chuyên đề dự định làm trong năm học phải được xâydựng, dự kiến từ đầu năm học, phân công người thực hiện Báo cáo chuyên đề phảiđược phô-tô-cop-py gửi đến các thành viên tham gia trước 3- 5 ngày để nghiên cứutrước.

Cách tiến hành buổi sinh hoạt chuyên đề:

- Tổ trưởng tập trung các thành viên tham dự, nêu mục đích, nội dung buổisinh hoạt

- Báo cáo viên trình bày nội dung chuyên đề bằng văn bản

- Dự giờ dạy minh họa

- Rút kinh nghiệm cho báo cáo và giờ dạy minh họa Thống nhất những nộidung áp dụng vào công tác giảng dạy

2.4 Tổ chức học tập chuyên đề dạy - học, hội giảng, hội họp.

Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ýnghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay: Thực hiện đổi mới nội dung,chương trình, và phương pháp dạy - học; theo hướng lấy học sinh làm trung tâm

+ Về phía Tổ chuyên môn:

- Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch và phân công nhóm giáo viên dự giờđồng nghiệp theo thời khoá biểu chính khoá, nhằm tăng cường trao đổi, rút kinhnghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là các bài khó dạy, các dạng bài quan trọng

- Thống nhất chỉ đạo 1 tuần 2 tiết trong đó phải thực hiện 1 tiết dự giờ theo chỉ đạocủa tổ chuyên môn

+ Về phía Giáo viên:

Trang 13

- Tham gia thao giảng theo kế hoạch của tổ và dành thời gian dự giờ đúng kế hoạchcủa tổ chuyên môn đồng thời chủ động dự thêm ít nhất 1 tiết/tuần;

- Cùng trao đổi ngay sau tiết dạy để cùng đúc rút kinh nghiệp dạy – học;

- Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn; có vở tự học, ghi chép đầy đủ nội dung các buổitập huấn và thể hiện nội dung bài tự học ít nhất 1 bài/ tháng

2.5 Chỉ đạo tốt hoạt động dự giờ thường xuyên của các giáo viên:

a Sắp xếp thời khóa biểu, lên lịch dự giờ cho mỗi giáo viên

Trong thực tế việc tổ chức rút kinh nghiệm cho mỗi tiết dạy sau các tiết dự giờcòn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít tham gia khi rút kinhnghiệm Cũng chính vì lí do trên mà công tác dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáoviên chưa thực sự ý thức tự giác trong trao đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất

cơ hội tham gia góp ý bài dạy cho đồng nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ tậptrung vào các cán bộ chỉ đạo như Tổ trưởng hay Hiệu trưởng, Hiệu phó Xuất phát từnhững thực tế đó, mấy năm gần đây chúng tôi đã chú ý khắc phục để đưa ra nhữngcách làm khác nhau giúp giáo viên tích cực chủ động hơn trong việc dự giờ thăm lớp.Căn cứ vào thời khoá biểu trên lớp của mỗi giáo viên, chúng tôi đã cùng với các tổtrưởng chuyên môn lên lịch dự giờ cụ thể cho mỗi giáo viên Trước đây các giờ trống,mọi người thường không biết làm gì thì nay đã có lịch cụ thể để giáo viên đến dự giờcác đồng nghiệp Việc làm này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực hơn rất nhiều tronghoạt động dự giờ Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp

vì làm họ mất tự nhiên thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể Đây là mộthoạt động theo chúng tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đóchất lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờmột tuần 1 tiết theo quy định mà có khi được dự cả 2-3 tiết Sau mỗi tiết dạy, cảngười dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho các bài sau

b Tổ chức tốt hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên:

Đây có thể nói là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự giờ, thăm lớp.

Nắm được vai trò và ý nghĩ của hoạt động đó, chúng tôi đã chủ động giúp giáo viênthực hiện tốt nhất quyền tự chủ của mình Khác với cách làm trước đây, giáo viên ítkhi được góp ý bài dạy của đồng nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạnthì nay chúng tôi đã tạo điều kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách

Trang 14

cho giáo viên ghi lại những ý kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, khi sinh hoạtchuyên môn, mỗi giáo viên dựa vào phiếu đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy.Nếu trong tiết dạy có nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì Tổ trưởng, BGH sẽtrực tiếp thống nhất ý kiến với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáoviên dạy lại tiết dạy đó để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiếtdạy.Một điểm cũng rất quan trọng là chúng tôi đã chủ động đưa các giáo viên đến dựcác tiết dạy cùng nhau của các giáo viên khác nhau, trên cơ sở đó giáo viên dự giờ sẽrút kinh nghiệm qua mỗi tiết dạy và sẽ học được ở mỗi người dạy cách chủ động sángtạo khi xử lí tình huống.Cụ thể, chúng tôi đã triển khai và thực hiện có hiệu quả cáchoạt động sau:

* Triển khai chuyên đề về đổi mới cách nhận xét, đánh giá tiết dạy thao giảng

Năm học 2013 - 2014, chúng tôi đã áp dụng có hiệu quả chuyên đề về đổi mớicách nhận xét, đánh giá tiết dạy thao giảng mà ngành đã triển khai đầu năm học;100% giáo viên nhà trường nắm vững các nội dung của chuyên đề, cụ thể:

Quy trình của một tiết dạy thao giảng

Bước 1 (Chuẩn bị bài dạy minh họa) bồi dưỡng cho giáo viên năng lực gì ? Bước 2 (Tiến hành dạy và dự giờ) bồi dưỡng cho người dự giờ năng lực gì ?

Bước 3 (Suy ngẫm và chia sẻ về bài dạy) bồi dưỡng cho giáo viên năng lực gì Bước 4 (Áp dụng thực tế) bồi dưỡng cho giáo viên năng lực gì ?

Cách quan sát, ghi chép

- Thái độ của HS (cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,…)

- Nhận thức của HS (sản phẩm học, lời nói, )

- Mối quan hệ GV-HS, HS-HS,…

- Sự tham gia của HS vào bài học

Quan sát và ghi chép: việc học của HS

- Kết hợp nhìn bao quát lớp và tìm chọn HS điển hình nhất để tập trung chú ý, thuthập thông tin

- Lắng nghe câu trả lời, các ý kiến của HS

- Tìm hiểu, xem kết quả bài làm của HS

Phân tích bài học, việc học như thế nào ?

Suy ngẫm - chia sẻ (4 vấn đề cơ bản):

Ngày đăng: 17/10/2018, 13:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w