sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn âm nhạc cho hs lớp 5

30 1K 0
sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn âm nhạc cho hs lớp 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5” A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Hoạt động Âm nhạc đã trở thành một nhu cầu, một quyền lợi và một nhiệm vụ của mọi người trong xã hội. Giáo dục Âm nhạc trong nhà trường có mục đích thực hiện quyền công bằng của trẻ em mọi dân tộc, mọi vùng miền là được học Âm nhạc và trực tiếp hoạt động Âm nhạc. Giáo dục Âm nhạc cũng như các nội dung giáo dục khác, ngày càng được các cấp, các ngành quan tâm hoàn thiện và từng bước đổi mới cho phù hợp với sự phát triển chung của đất nước và thế giới. Đặc biệt đổi mới phương pháp dạy và học để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh đang được thực hiện ở tất cả các cấp học và môn học. Đối với giáo dục Âm nhạc, đổi mới phương pháp dạy học là: Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh khám phá những điều chưa biết. Dạy học Âm nhạc phải chú trọng phương pháp rèn luyện: “Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy- học”; phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết. Giờ học Âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm: “Học GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 1 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 vui – vui học”. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy. Phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về Âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ Âm nhạc, đồng thời phải tăng cường các hoạt động Âm nhạc cho học sinh: xem; nghe; tự thể hiện và bình luận đánh giá. Từ đó giúp học sinh phát triển toàn diện: Đức –Trí – Thể – Mĩ và các kĩ năng cơ bản để hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiêt, đáp ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại. Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình nói riêng.Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không thể thiếu được. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật.Trong đó Âm nhạc có vị trí rất quan trọng.Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ.Trong nhà trường phổ GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 2 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Là giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trong nhiều năm qua tôi nhận thấy đại đa số học sinh nói chung, học sinh trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nói riêng chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn Âm nhạc, chưa hiểu được nó là bộ môn nhằm góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho các em, góp phần làm cho đời sống các em thêm phong phú. Do vậy nên việc học tập môn Âm nhạc các em rất lơ là, không chú ý, ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của bộ môn. Trước những khó khăn trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5” và áp dụng tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai – Xã Chưkbô – Krông Buk – Đăk Lăk II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài này tôi không đi sâu từng chi tiết hay việc làm cụ thể của học sinh và giáo viên. Mục đích chủ yếu là tìm ra phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả giờ học Âm nhạc bởi vì các em đã bị hụt hẩng kiến thức từ các lớp dưới. Đồng thời khơi dậy các em sự ham thích để nhận thức đúng đắn hơn về GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 3 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 tầm quan trọng của môn học. Từ đó các em có cơ hội và điều kiện để phát triển năng khiếu vốn có của mình. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Học sinh khối lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai - Xã Chưkbô - Krông Buk - Đăk Lăk. - Các tài liệu giảng dạy bộ môn Âm nhạc và các tạp chí có liên quan. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Qua thực tế giảng dạy tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 1) Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu, tổng hợp các kiến thức và tìm hiểu cơ sở của việc dạy học Âm nhạc ở cấp Tiểu học. 2) Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Thường xuyên trao đổi với từng giáo viên chủ nhiệm khối lớp 5, thầy Tổng phụ trách đội, gần gũi trò chuyện với học sinh nhằm tìm hiểu khả năng và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp hơn đối với các em. 3) Phương pháp quan sát: Thông qua các tiết dự giờ tại trường cũng như các tiết dạy, tôi tìm hiểu về đối tượng học sinh cũng như thực trạng của địa phương. Từ đó đánh giá khả năng và ý thức học tập của học sinh để có phương pháp dạy học hiệu quả. 4) Phương pháp kiểm tra: GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 4 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Điều tra thực tế việc học Âm nhạc của học sinh tại trường TH Nguyễn Thị Minh Khai nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng. Qua đó tôi nắm bắt được chất lượng học tập của các em và nguyên nhân dẫn đến chất lượng học tập của bộ môn đạt thấp. V. Ý NGHĨA THỰC TIỄN: Đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy môn Âm nhạc ở trường tiểu học nói chung, học sinh khối lớp 5 nói riêng. Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, cảm thụ đúng đắn về nghệ thuật nói chung với Âm nhạc nói riêng. Từ đó học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của bộ môn và mở rộng, sâu thêm kiến thức Âm nhạc và nghệ thuật thể hiện tình cảm khi trình bày bài hát, bài tập đọc nhạc. - Thông qua đó giúp học sinh rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động, bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu. - Tạo nên mối quan hệ hai chiều giữa học sinh và giáo viên ngày càng gắn bó. - Với cách thức thực hiện của đề tài này: Giúp học sinh tham gia tích cực trong quá trình học tập, hứng thú khi tìm tòi và sáng tạo vấn đề; hào hứng khi trình bày sáng tạo của mình. - Đề tài này là động lực giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá văn nghệ do trường lớp, Đoàn, Đội và các đơn vị văn hoá trong địa bàn tổ chức, tham gia có kết quả ngày một tốt hơn, góp phần phát triển khả GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 5 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 năng ca hát của chính mình. Giúp các em hoà mình vào tập thể, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện toàn diện nhân cách đồng thời đảm bảo nguyên tắc “Lấy thực hành làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình học tập của học sinh”. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. MỤC TIÊU CHUNG: Trước sự phát triển và đổi mới của xã hội, của ngành, môn Âm nhạc được đặt một vị trí quan trọng trong nhà trường phổ thông. Luôn được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện cho giáo viên dạy Âm nhạc kể cả về vật chất lẫn tinh thần. Trang thiết bị dạy học ngày càng được đầu tư đầy đủ hơn, đặc biệt là có cái nhìn đúng đắn hơn đối với môn Âm nhạc. - Tăng cường và phát huy năng lực cảm thụ Âm nhạc cho học sinh nói chung, tạo cho các em có năng khiếu có cơ hội khẳng định mình trước tập thể bạn học trong trường và ngoài xã hội. Từ đó góp phần phát triển về đức - trí - thể - mĩ cho học sinh. - Tạo điều kiện cho học sinh phát triển tư duy và năng lực cảm thụ bằng nhiều hình thức như: Biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức Hội thi giọng hát hay (cấp tiểu học). Qua đó Âm nhạc có tác dụng mạnh mẽ GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 6 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 đến từng học sinh, bổ sung vốn hiểu biết nhằm hướng tới “chân - thiện - mĩ” và làm cho đời sống tinh thần của các em tươi đẹp hơn. - Học Âm nhạc cần có kĩ năng khi hát, khi đọc các bài tập đọc nhạc và hiểu biết thêm về một số bài dân ca chọn lọc, truyện kể hay, góp phần vào trí tưởng tượng phong phú và làm cho con người các em thoải mái hơn trong mọi giờ học. II. ĐẶC THÙ CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC LỚP 5: (1 tiết/tuần x 35 tuần = 35 tiết) Việc học Âm nhạc ở các lớp dưới (lớp 1, 2, 3) chủ yếu là học hát và một số động tác vận động phụ họa. Nhờ đó học sinh được rèn về cảm tính, trí nhớ và rèn về tính chính xác cao độ - tiết tấu trong học hát. Từ đó các em có được kĩ năng để hỗ trợ cho những lớp cuối cấp và bước vào cấp 2. Bước vào lớp 4 Âm nhạc tách riêng thành một môn độc lập, có thể nói đến lớp 5 là “giai đoạn 2” học sinh được học Âm nhạc không gắn liền với môn nghệ thuật. Cụ thể về chương trình lớp 5 gồm: Học hát, khả năng phát triển Âm nhạc, Tập đọc nhạc. * Về học hát: - Củng cố, ôn tập một số bài hát đã học ở lớp 4. - Đựơc học 12 bài hát, trong đó có 02 bài dân ca (1 bài dân ca Khơ me Nam Bộ, 1 bài dân ca dân tộc H’rê Tây Nguyên) và một bài hát nhạc nước GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 7 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 ngoài (Trung Quốc). Hiểu được nội dung của mỗi bài hát khi đã được học giai điệu. - Hát đúng những ký hiệu trong bài như: dấu luyến hoa mĩ, luyến 2 - 3 âm, biết lấy hơi và giữ hơi khi hát. - Biết thể hiện sắc thái tình cảm của tác phẩm khi trình bày bài hát trước tập thể. Đặc biệt là tạo được sự tự tin khi hát trước đông người từ đó các em mạnh dạn và tự hào hơn. * Về khả năng phát triển Âm nhạc: - Nhận biết một số loại nhạc cụ Việt Nam và một số nhạc cụ nước ngoài. Hiểu biết các ký hiệu như: Dấu nhắc lại, khung thay đổi. - Đọc và tìm hiểu hai truyện kể Âm nhạc: trong đó có một truyện kể về nhạc sĩ thiên tài người Đức đó là nhạc sĩ Bét tô ven; các em được nghe các bài hát dân ca chọn lọc, được làm quen với cách đánh nhịp 2/4. - Hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đen, dấu lặng đơn. - Biết viết một số nốt nhạc trên khuông. * Về tập đọc nhạc: - Học 8 bài tập đọc nhạc, làm quen với thang 5 âm: Đô Rê Mi Son La. Cảm nhận được cao độ của các nốt nhạc và nhận biết được vị trí của các nốt nhạc trên khuông nhạc. GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 8 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 - Được hát lời ca của 8 bài tập đọc nhạc khi đã đọc chuẩn về cao độ và tiết tấu. CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN I. THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG. Trường TH Nguyễn Thị Minh Khai có 04 điểm trường, điểm trường chính đóng tại nông trường Cưkpô - Huyện Krông Buk - Đăk Lăk. Trường có tổng số 25 lớp với tổng số học sinh là 630 em. Về đội ngũ cán bộ giáo viên gồm: 39 người. + CB_ GV đạt trình độ chuẩn: 100% + CB_GV đạt trình độ trên chuẩn: 64,1% - Những năm trước đây, do nền kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn dân chủ yếu là làm nông, công nhân cạo mủ cao su, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế sự quan tâm của chính quyền địa phương chưa đúng mực và khó khăn hơn là sự quan tâm của phụ huynh học sinh đối với bộ môn Âm nhạc chưa có. - Cơ sở vật chất chưa có, việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế. Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thậm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các bài hát chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần tuý, ít phát GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 9 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 triển khả năng tư duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. II. NGUYÊN NHÂN: * Chủ quan: - Mức độ nhận thức của học sinh vẫn còn rất hạn chế (nhất là ở các điểm trường phân hiệu) đa số chưa hiểu tầm quan trọng của bộ môn. Mặt khác phụ huynh chưa có ý thức quan tâm việc học của con em mình. * Khách quan: - Trường có nhiều cụm lẻ lại cách xa trung tâm nên học sinh ít được giao lưu học hỏi. - Những năm học trước đây việc giảng dạy bộ môn Âm nhạc được giao cho giáo viên đứng lớp giảng dạy, không có giáo viên chuyên biệt. Bên cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học, đặc biệt là nhạc cụ, cùng với những phương pháp giảng dạy cũ kỹ, giáo viên lại chưa gần gũi với học sinh. Việc dạy hát và dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng khô cứng. Do đó kết quả đạt được là chưa cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức của bộ môn. III. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT KHỐI LỚP 5: * Điều tra động cơ học tập: Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tạỉ trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, tôi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ môn Âm GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 10 [...]... 27 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 3 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên môn Âm nhạc bậc tiẻu học và một số tài liệu có liên quan khác GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 28 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Mục lục  Trang A - Phần mở đầu I Lý do chọn đề tài II Mục đích nghiên cứu III Đối tượng nghiên cứu IV Phương pháp. .. biện pháp tối ưu nhằm đem đến cho học sinh một cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của môn Âm nhạc trong nhà trường và trong cuộc sống Từ đó các em mạnh dạn hơn, hiểu biết hơn, nhận thức đúng hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với môn Âm nhạc CHƯƠNG III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 5 GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 12 Một số. .. Quan tâm hơn nữa về việc tổ chức các hoạt động phong trào cho học sinh GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 20 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 5 trong giờ học Âm nhạc ở trường tiểu học Tuy nhiên chưa hẳn các giải pháp tôi đưa ra là tối ưu Rất mong được sự góp ý, chia... trình môn Âm nhạc lớp 5 4 4 Chương II: Cơ sở thực tiễn 5 I Thực trạng nhà trường và địa phương II Nguyên nhân III Điều tra khảo sát học sinh khối lớp 5 5 6 6 Chương III: Nội dung đề tài: Một số biện pháp nhằm 8 nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5 I Giải pháp thứ nhất II Giải pháp thứ hai III Giải pháp thứ ba GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 8 8 9 29 Một số biện pháp nhằm nâng cao. . .Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 nhạc của học sinh khối lớp 5 tại trường chính có 4 lớp với tổng số: 110 học sinh Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo... về thể và chất của các em - Đặc biệt hơn là nâng cao được ý thức học tập và chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh trong toàn khối 5 Từ đó giáo viên có được sự hứng khởi hơn khi bước chân lên bục giảng GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 17 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 2 Đối với học sinh: Sau khi thực hiện đề tài kết quả đạt được đối với học sinh là:... cuối học kì I đạt được như sau: Tổng số học Xếp loại học lực học kì I - Môn âm nhạc khối lớp 5 Học sinh Học sinh Học sinh hoàn thành tốt hoàn thành chưa hoàn thành (Loại A+) SL TL sinh (Loại A) SL TL Ghi chú (Loại B) SL TL Tính đến 110 36 HS 32,8% 74 HS 67,2% 0 HS 0% cuối học em kì I II BÀI HỌC KINH NGHIỆM GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 18 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc. .. số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Trước những khó khăn trên, là giáo viên công tác tại một trường cách xa trung tâm phải nói rằng gặp nhiều khó khăn Tuy nhiên, bằng lòng yêu nghề mến trẻ tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu môn Âm nhạc trong nhà trường Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập. .. môn và có biện pháp nhắc nhở giáo dục con em cố gắng trong học tập Đồng thời tôi hướng dẫn cho các em tạo một góc học tập ở nhà Từ đó không những nâng cao chất lượng môn Âm nhạc mà các môn học khác cũng tiến bộ hơn nhiều Ngoài ra, tôi còn liên hệ với chính quyền địa phương, Hội trưởng hội PHHS của các lớp nhắc GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang 16 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn. .. chất lượng học tập đầu năm 2009 – 2010 của học sinh qua việc trình bày một bài hát hoặc đọc một bài tập đọc nhạc mà em đã học ở lớp 4 b) Kết quả: Tổng Học sinh hát và đọc 1 bài tập đọc nhạc (TĐN) số học Hát đúng, đọc đúng Biết hát và đọc sinh bài TĐN và trình TĐN nhưng GVTH: Nguyễn Thị phương Thảo Trang Ghi chú Không biết hát, không 11 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho . Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 Đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 5 A. PHẦN MỞ. thức đúng hơn nhằm nâng cao chất lượng học tập đối với môn Âm nhạc. CHƯƠNG III: NỘI DUNG ĐỀ TÀI MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC CHO HỌC SINH LỚP 5 GVTH: Nguyễn. Trang 11 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Âm nhạc cho hs lớp 5 bày diễn cảm. chưa chính xác biết đọc TĐN SL TL SL TL SL TL 110 25 22,7% 50 45, 5 % 35 31,8% Qua khảo sát chất lượng

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan