Thực trạng buôn lậu qua đường bưu chín hở Việt Nam thời gian

Một phần của tài liệu Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính.DOC (Trang 27 - 32)

Cục điều tra Chống buôn lậu (thuộc Tổng cục Hải quan) ước tính trong tổng trị giá 10000 tỷ đồng gồm hàng hóa buôn lậu và gian lận thương mại vào

Việt Nam mỗi năm thì buôn lậu qua đường Bưu điện chiếm trị giá khoảng 1,5%, tức là 150 tỷ đồng/1 năm. Thế nhưng con số vụ buôn lậu qua đường bưu điện bị bắt trong cả nước mỗi năm giao động từ 1500-2500 vụ và trị giá hàng bị bắt chỉ khoảng 9-13 tỷ đồng 1 năm, tức là chỉ tương 6-9% trị giá hàng đã xâm nhập trot lọt vào thị trường trong nước. Như vậy có thể nói hoạt động Hải quan bưu điện trong cả nước thời gian qua còn chưa đạt kết quả mong muốn.

Theo báo cáo của Văn phòng tình báo Hải quan khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thì trong các phương thức vận chuyển bao gồm: Đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường bưu điện, các đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại thuốc tân dược, ma túy coi phương thức vận chuyển qua đường Bưu điện như là một phương thức ít rủi ro nhất, do đó đã triệt để sử dụng phương thức này.

Không giống như đường hàng không hay cảng biển, buôn lậu qua đường bưu điện chủ yếu tập trung vào những mặt hàng gọn nhẹ, nhưng thường lại có giá trị cao.

Trong thời gian qua, bọn buôn lậu đã lợi dụng những sơ hở trong chính sách quản lý chuyên ngành của Nhà nước để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua đường bưu điện, trong đó phổ biến là việc lợi dụng chính sách về quà biếu, hàng có trị giá cao, hàng chuyên ngành do nhà nước quản lý để chia nhỏ lô hàng, chuyển cho nhiều người nhận ở Việt Nam. Theo báo cáo của các Chi cục Hải quan Bưu điện trên cả nước, những hình thức vi phạm chủ yếu là nhập khẩu thuốc chữa bệnh vượt quá tiêu chuẩn định mức và nhập khẩu văn hóa phẩm ngoài luồng. Đối với việc nhập khẩu thuốc chữa bệnh theo đường quà biếu, quà tặng theo quy định của Bộ y tế (7/2002) chủ hàng không được nhận quá 3 lần/năm, trị giá hàng mỗi lần không quá 30 USD và

chỉ được dùng để chữa bệnh, không được bán; nếu việc điều trị đòi hỏi các loại thuốc chuyên khoa đặc trị có giá trị cao hơn mức quy định hay nhập khẩu nhiều lần hơn mức quy định thì phải có ý kiến của Sở Y tế nơi làm thủ tục nhập khẩu... Quy định này đã hạn chế được phần nào tình trạng nhập lậu thuốc tân dược qua đường quà biếu. Tuy nhiên trên thực tế, để đối phó với quy định này, các đối tượng buôn lậu đã chia nhỏ lô hàng và gửi cho nhiều người nhận, sau đó gom lại cho một chủ, rồi đưa ra thị trường tiêu thụ. Tinh vi hơn, bọn buôn lậu còn tự kê bệnh giả và “chạy” đơn thuốc giả để qua mặt Sở y tế đồng thời đánh lừa lực lượng Hải quan. Chẳng hạn, năm 2005, để nhận được số thuốc gồm 1.850 viên canxi, 360 viên glucosamin, 180 viên đa sinh tố và 240 viên vitamin, bà Võ Thị Bích (thành phố Hồ Chí Minh) làm hồ sơ khai cả gia đình bị mắc bệnh hạ canxi máu trầm trọng, kèm theo 6 đơn thuốc của 6 người do 2 bác sĩ khám, qua điều tra xác nhận tất cả các đơn thuốc đều là giả.

Ngoài vận chuyển lậu thuốc tân dược dưới hình thức phi mậu dịch hòng trốn thuế, các đối tượng buôn lậu còn tập trung vào mặt hàng chất gây nghiện, hướng thần. Qua nghiên cứu và đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06/CT-TW của Bộ chính trị về “tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy” thì đối tượng các chất ma túy được vận chuyển qua đường bưu điện chủ yếu là Heroin, ma túy tổng hợp và các chất gây nghiện, hướng thần, trong đó loại ma túy xuất đi từ Việt Nam là Heroin với đích đến của nó là các nước Australia, Hà Lan, Anh và một số quốc gia khác thuộc khu vực châu Âu (trong đó đáng chú ý CHLB Đức là quốc gia đóng vai trò trung chuyển các chất ma túy qua đường bưu điện). Ma túy nhập về Việt Nam là ma túy tổng hợp dạng ATS, thuốc gây nghiện và thuốc hướng thần với điểm xuất phát từ các nước như: Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Bỉ, Anh, Canada, Mỹ, Pháp (trong đó

CHLB Đức vẫn là quốc gia đóng vai trò trung chuyển). Thủ đoạn che dấu ma túy qua đường Bưu điện thường được các đối tượng buôn lậu áp dụng đã bị lực lượng Hải quan phát hiện bao gồm:

+ Dấu trong bì hồ sơ.

+ Dấu trong lớp giữa của thùng các tông. + Dấu trong bình keo xịt tóc.

+ Dấu trong lọ hóa chất khử mùi. + Dấu trong lớp giữa của đế giày, dép. + Dấu trong khung tranh.

+ Dấu trong quần, áo (cạp quần, gấu quần, túi…) + Dấu trong sách (khoét ruột tạo thành khoang rỗng). + Dấu trong hộp đựng bánh, kẹo, trà, chai rượu…

+ Dấu trong bộ đồ chơi của trẻ em, trong ấm đun cà phê.

Núp dưới hình thức che dấu tinh vi, các đối tượng buôn lậu ma túy gây khó khăn rất nhiều trong công tác phòng chống buôn lậu tại các Bưu cục. Hơn thế nữa, các đối tượng này còn khôn khéo chối tội khi bị phát hiện. Trên thực tế nếu là hàng hóa bình thường, người có tên ở địa chỉ nhận sẽ nhận ngay. Nhưng nếu là hàng hóa vi phạm, đặc biệt là hàng cấm, trong trường hợp cảm thấy có dấu hiệu không an toàn, họ sẽ từ chối mối liên hệ của mình với người gửi và đương nhiên không nhận hàng. Địa chỉ của những vụ việc gửi hàng vi phạm cũng thường không cụ thể. Không bao giờ địa điểm giao nhận là ở một địa chỉ nhà riêng hoặc cơ quan mà thường lấy địa chỉ một khách sạn nào đó. Thông thường người nhận sẽ biết thời điểm gửi hàng và tính toán khá sát khoảng thời gian hàng sẽ được chuyển qua đường Bưu điện có thể thể đến tay

mình. Nên mặc dù phía Bưu điện giao hàng tận nơi nhưng cũng khó gặp trực tiếp người nhận hàng mà thường qua lễ tân khách sạn. Nếu vụ việc trót lọt, đối tượng buôn lậu sẽ nhận hàng. Nhưng khi biết đã có “động” sẽ từ chối nhận hàng hoặc “cao chạy xa bay” khỏi khách sạn đó ngay.

Như vậy: hàng có thể bị bắt, bị tiêu hủy nhưng để truy vấn tận gốc đối tượng buôn lậu hàng cấm không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vô hình chung, buôn lậu ma túy qua đường Bưu điện trở thành tuyến đường an toàn cho bọn buôn lậu.

Có thể dẫn chứng: Năm 2005,Chi cụ Hải quan bưu điện TP.Hồ Chí Minh cho biết, khi tiến hành kiểm tra lô hàng quà biếu gồm 4 con gấu bông, phát hiện các đường may trên 4 con gấu rất sơ sài, nắn kỹ thấy toàn thân gấu không đồng nhất nên lãnh đạo đơn vị đã quyết định rạch bụng 4 con gấu để kiểm tra, phát hiện trong bụng mỗi con có 1 bọc nylon bên trong là cành và lá cần sa, có chứa thành phần DELTA 9-Tetrahydrocannabinol. Lô hàng trên được gửi về từ Mỹ, cho người nhận là ông Nguyễn Văn Thành, chủ một khách sạn tại quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Thành cho biết, ông hoàn toàn bất ngờ khi cơ quan hải quan thông báo về lô hàng nêu trên và từ chối hợp tác.

Thêm nữa, theo Chi cục Hải quan bưu điện TP.Hồ Chí Minh, ngoài việc lợi dụng để nhập lậu hàng hóa, đường bưu điện còn được một số đối tượng lợi dụng để vận chuyển văn hóa phẩm ngoài luồng, hàng cấm…, đặc biệt là văn hóa phẩm chứa nội dung phản động. Tiêu biểu năm 2008, ông Nguyễn Vĩnh Thụy, tạm trú tại Bến Chương Dương, quận 1 TP.Hồ Chi Minh đã sử dụng giấy phép do Ban tôn giáo TP.Hồ Chí Minh cấp cho ông Đỗ Phương Nam trú tại quận 3 TP.Hồ Chí Minh để xuất 28 DVD và VCD, nội dung theo khai báo là đĩa thuần túy phật giáo. Qua kiểm tra, Hải quan bưu điện phát hiện không

có đĩa nào mang nội dung đúng như khai báo, mà toàn bộ chứa nội dung ca nhạc hải ngoại và phim hài hải ngoại với tựa đề “Vượt biên”. Điều đáng nói là trong giấy phép nêu trên Ban tôn giáo TP.Hồ Chí Minh chỉ cho phép xuất khẩu 2 băng cassette nội dung là bài giảng tại chùa. Như vậy chủ hàng đã cạo sửa nội dung giấy phép để xuất lậu hàng.

Một phần của tài liệu Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính.DOC (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w